[Funland] Lớp 4, chuyển con từ ******* công ổn ko ạ

tunglam2806

Xe điện
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
2,401
Động cơ
749,947 Mã lực
Học tư môn đàn ca sáo nhị k tính nhưng riêng tiếng Anh thì k phải đi học thêm tt nữa vì thời lượng trên lớp quá nhiều rồi ạ. E đang nhắm chuyển con sang tư chính là vì mục đích muốn bỏ học tiếng Anh ở tt để đỡ tốn thời gian đi lại đưa đón đây cụ.
Cụ có thể bật mí cho em cụ định chuyển về trường tư nào ko ạ? Vì em thấy các bạn học tư (ko phải các trường nhóm quốc tế) vẫn đi học trung tâm nhiều.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,919
Động cơ
484,105 Mã lực
Học tư môn đàn ca sáo nhị k tính nhưng riêng tiếng Anh thì k phải đi học thêm tt nữa vì thời lượng trên lớp quá nhiều rồi ạ. E đang nhắm chuyển con sang tư chính là vì mục đích muốn bỏ học tiếng Anh ở tt để đỡ tốn thời gian đi lại đưa đón đây cụ.
Thời lượng nhiều nhưng ko ra gì đâu ạ!
 

Thuem

Xe buýt
Biển số
OF-594506
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
600
Động cơ
144,898 Mã lực
Sự thật đôi khi lại là: nếu gia đình rèn được nếp ăn chơi ngủ học 1 chút từ trước khi vào lớp 1, và tố chất không bị kém, thì học công hay tư cũng ngon!
Và ngược lại, thì học đâu cũng khó giỏi.
Tin em đi
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,919
Động cơ
484,105 Mã lực
Ui vậy ah. Cụ thử kể tên 2-3 trường có mức học phí 100tr/tháng đối với học sinh cấp 1 ở Hà Nội xem ntn ~o)

Đây cụ!
Lưu ý cụ là trường cuốc tế nó ko học 9 tháng như bt đâu. Nó nghỉ đủ các ngày lễ của tây + đủ các ngày lễ của VN. Ngoài nghỉ hè 3 tháng như trường công nó còn nghỉ đông, noel... đủ các loại nghỉ. Học phí nó tính theo năm!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,657
Động cơ
1,036,154 Mã lực
Đến giờ thì em đã hiểu vì sao cái title đơn giản vậy mà lại bị mã hoá ***. :))
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,370
Động cơ
241,126 Mã lực
Cụ đang nhầm, trường tư nó học cả ngày, trường công thì cấp 2 chỉ học 1 buổi chính khoá + mấy buổi chiều nên nếu học chính khoá (buổi sáng) chỉ cơ bản thôi.
Còn nói thật giáo viên có giỏi đến mấy cũng ko thể tạo ra 40 bạn đều giỏi được, nhất là bộ dục lại bỏ trường chuyên lớp chọn cho C1-2… các trường gọi là gom các lớp “chọn” vào đầu cấp phụ thuộc phụ huynh có đồng ý cho con học thêm học nếm “nâng cao” thôi.
Tư nhân thì đổi lớp dễ lắm
Em nhầm gì cụ? cấp 2 bỏ trường chuyên lớp chọn là bỏ cái tên thôi, mỗi quận đều có một trường gọi là CLC nhưng thực chất gần như là chuyên của quận đó rồi ( em ko tính hệ thống trường tư nhé), như: quận Cầu Giấy có trường Cầu Giấy, Từ liêm có Nam Từ Liêm, thanh xuân có trường Thành Xuân....Mấy trường tư như Ngôi sao, ... thì cũng gọi là chuyên vì tuyển đầu vào gắt gao.
 
Chỉnh sửa cuối:

toansong

Xe tải
Biển số
OF-209362
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
440
Động cơ
349,480 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
E đọc thấy vài comment nhiều cụ cho là vc ra trường công sẽ giúp con vào xã hội tốt hơn vì va được nhiều vấn đề của xã hội hơn. Riêng cái này e ko đồng tình, chúng ta đang tư duy đúng theo lối mòn và bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của các cục ngày xưa. Xã hội giờ xu thế sẽ văn minh hơn, không thể cổ súy cho tư duy một cái đầu đầy sự khôn lỏi lại chê bai một cái đầu văn minh là gà được!
Ở đây e không chê công hay tư, cả 2 đều tốt, e nào học tốt, bản lĩnh tốt và thích ứng tốt thì học ở đâu cũng không quan trọng. Tuy vậy, bản thân e thế hệ trung niên, thừa hưởng cách giáo dục cũ. Với cách này thì sẽ có các vấn đề sau:
1. Khiến con người ta bị tự ti vì hay bị chê bai, nói năng rất nặng nề khi có khuyết điểm.
2. Hay so sánh con với các bạn khác, hay nặng về điểm số để tuyên dương dẫn tới hình thành tính cách hay ghen tị, ganh ghét bạn giỏi, coi thường bạn học kém. Sau ra ngoài xã hội rất hay đố kị, gato với người thành công khác dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, thay vì nỗ lực hơn thì lại chơi chiêu.
3. Hay biết các mánh khóe, coi bài, copy, chửi bậy, bè phái, cãi lộn, yêu đương... các thứ này e đều trải qua cả cứ nói là mình biết để tránh, học khôn được từ đây nhưng nhiều khi nó lại nhiễm vào chính mình lúc nào không hay hoặc ít nhất tự nhiên mình thấy nó rất bình thường và chấp nhận, cam chịu để rồi sau này mới thấy mấy cái đó thật vô văn hóa khi giao tiếp với các đối tác lớn lịch sự. Nói thật, nhiều khi giao tiếp với người có văn hóa cao, cảm thấy mình đuối những cái giao thiệp cơ bản, e ko nói là e kém cỏi hay gì nhưng tự thấy vậy và thấy mấy cái suy nghĩ khôn lỏi của mình thật vớ vẩn, đáng xấu hổ. Vậy mà từ trước tới giờ mình vẫn tự mãn với suy nghĩ mình đã đủ khôn mà gốc dễ là do cách giáo dục từ nhỏ.
4. Sự thiếu thấu hiểu từ phía giáo viên dẫn tới sự liên hệ rất mong manh giữa giáo viên và học sinh. Từ đó có bất cứ vấn đề gì thì giáo viên ngay tức khắc quy tội cho học sinh, thay vì tìm giải pháp từ gốc để cùng xử lý thì trách phạt để xử lý cái ngọn. Từ đây hình thành quan hệ phụ thuộc hoặc nhờ vả, gia đình phải rất lựa hoặc biết các "ứng xử" sao cho phù hợp.
5. Việc học thêm, áp lực học hành, tập trung học chữ nghĩa, lý thuyết có thể khiến cho con học rất giỏi, tưởng là ok nhưng bản chất thì lại không hiểu, ko biết ra ngoài áp dụng vào cái gì.
......
Tất nhiên những vấn đề trên sẽ xảy cả ở công hay tư, nhưng ở trường tư học sinh và phụ huynh là khách hàng nên được nói lên tiếng nói phản ánh và được tôn trọng hơn, do vậy dễ khắc phục hơn. Đổi lại chi phí lại rất cao so với công.

Do vậy, dù là công hay tư thì sự phù hợp là rất quan trọng cả về tư tưởng giáo dục và tài chính của gia đình. Không tự nhiên người có kinh tế họ đốt tiền cho con học trường tốt, tốn kém bởi đó ko chỉ là môi trường học, nó còn là môi trường giao lưu giữa các tư tưởng của gia đình thành công, gặp gỡ phụ huynh cũng đem lại cho họ những trải nghiệm rất quý, cách nhìn nhận xã hội cũng rất rộng và văn minh. Ngược lại, người có kinh tế vừa phải thì có thể cho con học tư trung bình hoặc công thì cũng là phù hợp, và gia đình cùng đồng hành để kèm cặp thêm con cho trưởng thành, ở đó thì môi trường sẽ là những câu chuyện định hướng cho con học thêm gì, làm gì để con học tốt hơn, các thầy cô nào dạy tốt, trường nào dạy tốt, các con có vấn đề gì với nhau....mỗi nơi mỗi vẻ.

Quan điểm của e là ko nặng nề học hàn lâm, e dạy con ko học thay con, con có thể được điểm thấp thì cũng là năng lực của con, thay vì e học thay để bảo lại cho con để được điểm cao. Càng ra đời sẽ hiểu cái quý là cái có sẵn trong đầu, ko phải cái vay mượn. E sẽ dạy con về cách sống, vậy là đủ.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,370
Động cơ
241,126 Mã lực
1733364074838.png
Em thì quan điểm cái quý là cái khả năng tìm tòi, tự học để đạt được điều mình muốn. Kiến thức trên mạng giờ không thiếu cộng với AI. bố mẹ mà hướng dấn conđược cách tự tìm kiếm tài liệu, khả năng đọc hiểu tốt sẽ giúp con rất nhiều.
 

Mingming04

Xe hơi
Biển số
OF-864084
Ngày cấp bằng
22/7/24
Số km
135
Động cơ
852 Mã lực
học ở đâu mà trường công 1 lớp tận 60hs, con mình cũng học ở 1tp gọi là đông dân nhất VN mà cũng khoảng 30 đến 35 hs
Các trường trong nội thành HN thì 1 lớp cũng toàn 57-60 cháu cụ ah. Càng xa nội thành thì càng giảm.
 

bluesa86

Xe hơi
Biển số
OF-856687
Ngày cấp bằng
5/4/24
Số km
106
Động cơ
1,678 Mã lực
Tuổi
36
Cụ có thể bật mí cho em cụ định chuyển về trường tư nào ko ạ? Vì em thấy các bạn học tư (ko phải các trường nhóm quốc tế) vẫn đi học trung tâm nhiều.
Cái đấy là tùy bố mẹ thôi cụ ạ. Cháu họ em học trường tư thì thời lượng học tiếng Anh nhiều lắm, chia đều một nữa giáo viên nước người, một nửa là giáo viên trong lớp. Khi thi thì giáo viên nước ngoài và Việt Nam cùng chấm điểm.

Em xem giáo trình học và phiếu bài tập, đề ôn học kỳ I của cháu em thấy cũng khó, nếu tập trung học ở trường thì không cần học thêm nữa. Trừ khi có một số bố mẹ yêu cầu con cái cao, muốn lớp 9 phải thi đạt IELTS 6.0 trở lên thì mới phải đi học thêm, còn cá nhân em thấy thì không cần thiết. Cháu em học trường tư, không đi học thêm ở đâu ạ.
 

vancy83

Xe tải
Biển số
OF-167238
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
481
Động cơ
313,359 Mã lực
Em thì ngược lại cấp 1 cho học trường công cấp 2 mới cho học tư, sang trường tư cái áp lực học tập khác hẳn trường công. Học trường công mỗi kiến thức sách giáo khoa còn học không theo được vẫn phải đi học thêm. Trường tư thì còn phải học kiến thức nâng cao mà vẫn vô tư vì lớp ít học sinh cô dậy được nhiều hơn, kỹ hơn, không phải lo đi học thêm, phụ huynh nhàn hẳn khoản đưa đón.
Học phí tiền ăn uống đưa đón cộng lại một tháng có hết nhiều không bác!
 

vancy83

Xe tải
Biển số
OF-167238
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
481
Động cơ
313,359 Mã lực
Vì kinh tế thì ko năm nay thì năm sau ko năm sau thì khi lên cấp 3 càng khó e nghĩ mình chỉ lên cố trong khả năng thôi ngày xưa toàn học trường công cả đấy có sao đâu
H còn kiểu ưu tiên IELTS với chứng chỉ này kia khi xét tuyển cực kỳ bất cập bác, rõ ràng là không công bằng cho các học sinh ko có điều kiện học thêm.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,183
Động cơ
83,196 Mã lực
E đọc thấy vài comment nhiều cụ cho là vc ra trường công sẽ giúp con vào xã hội tốt hơn vì va được nhiều vấn đề của xã hội hơn. Riêng cái này e ko đồng tình, chúng ta đang tư duy đúng theo lối mòn và bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của các cục ngày xưa. Xã hội giờ xu thế sẽ văn minh hơn, không thể cổ súy cho tư duy một cái đầu đầy sự khôn lỏi lại chê bai một cái đầu văn minh là gà được!
Ở đây e không chê công hay tư, cả 2 đều tốt, e nào học tốt, bản lĩnh tốt và thích ứng tốt thì học ở đâu cũng không quan trọng. Tuy vậy, bản thân e thế hệ trung niên, thừa hưởng cách giáo dục cũ. Với cách này thì sẽ có các vấn đề sau:
1. Khiến con người ta bị tự ti vì hay bị chê bai, nói năng rất nặng nề khi có khuyết điểm.
2. Hay so sánh con với các bạn khác, hay nặng về điểm số để tuyên dương dẫn tới hình thành tính cách hay ghen tị, ganh ghét bạn giỏi, coi thường bạn học kém. Sau ra ngoài xã hội rất hay đố kị, gato với người thành công khác dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, thay vì nỗ lực hơn thì lại chơi chiêu.
3. Hay biết các mánh khóe, coi bài, copy, chửi bậy, bè phái, cãi lộn, yêu đương... các thứ này e đều trải qua cả cứ nói là mình biết để tránh, học khôn được từ đây nhưng nhiều khi nó lại nhiễm vào chính mình lúc nào không hay hoặc ít nhất tự nhiên mình thấy nó rất bình thường và chấp nhận, cam chịu để rồi sau này mới thấy mấy cái đó thật vô văn hóa khi giao tiếp với các đối tác lớn lịch sự. Nói thật, nhiều khi giao tiếp với người có văn hóa cao, cảm thấy mình đuối những cái giao thiệp cơ bản, e ko nói là e kém cỏi hay gì nhưng tự thấy vậy và thấy mấy cái suy nghĩ khôn lỏi của mình thật vớ vẩn, đáng xấu hổ. Vậy mà từ trước tới giờ mình vẫn tự mãn với suy nghĩ mình đã đủ khôn mà gốc dễ là do cách giáo dục từ nhỏ.
4. Sự thiếu thấu hiểu từ phía giáo viên dẫn tới sự liên hệ rất mong manh giữa giáo viên và học sinh. Từ đó có bất cứ vấn đề gì thì giáo viên ngay tức khắc quy tội cho học sinh, thay vì tìm giải pháp từ gốc để cùng xử lý thì trách phạt để xử lý cái ngọn. Từ đây hình thành quan hệ phụ thuộc hoặc nhờ vả, gia đình phải rất lựa hoặc biết các "ứng xử" sao cho phù hợp.
5. Việc học thêm, áp lực học hành, tập trung học chữ nghĩa, lý thuyết có thể khiến cho con học rất giỏi, tưởng là ok nhưng bản chất thì lại không hiểu, ko biết ra ngoài áp dụng vào cái gì.
......
Tất nhiên những vấn đề trên sẽ xảy cả ở công hay tư, nhưng ở trường tư học sinh và phụ huynh là khách hàng nên được nói lên tiếng nói phản ánh và được tôn trọng hơn, do vậy dễ khắc phục hơn. Đổi lại chi phí lại rất cao so với công.

Do vậy, dù là công hay tư thì sự phù hợp là rất quan trọng cả về tư tưởng giáo dục và tài chính của gia đình. Không tự nhiên người có kinh tế họ đốt tiền cho con học trường tốt, tốn kém bởi đó ko chỉ là môi trường học, nó còn là môi trường giao lưu giữa các tư tưởng của gia đình thành công, gặp gỡ phụ huynh cũng đem lại cho họ những trải nghiệm rất quý, cách nhìn nhận xã hội cũng rất rộng và văn minh. Ngược lại, người có kinh tế vừa phải thì có thể cho con học tư trung bình hoặc công thì cũng là phù hợp, và gia đình cùng đồng hành để kèm cặp thêm con cho trưởng thành, ở đó thì môi trường sẽ là những câu chuyện định hướng cho con học thêm gì, làm gì để con học tốt hơn, các thầy cô nào dạy tốt, trường nào dạy tốt, các con có vấn đề gì với nhau....mỗi nơi mỗi vẻ.

Quan điểm của e là ko nặng nề học hàn lâm, e dạy con ko học thay con, con có thể được điểm thấp thì cũng là năng lực của con, thay vì e học thay để bảo lại cho con để được điểm cao. Càng ra đời sẽ hiểu cái quý là cái có sẵn trong đầu, ko phải cái vay mượn. E sẽ dạy con về cách sống, vậy là đủ.
Có 2 thứ em phản đối cụ: thứ nhất cụ bảo “ nhưng ở trường tư học sinh và phụ huynh là khách hàng nên được nói lên tiếng nói phản ánh và được tôn trọng hơn” thì em phản đối, ở Việt nam hiện nay nhiều ý kiến dở người lắm, thằng bệnh nhân khuyên bác sỹ cho uống thuốc gì? Và phụ huynh khuyên cô giáo nên dạy gì😝 rồi ko đúng ý của mình thì lu loa lên. Rất mất thời gian, nay em có 2 cuộc họp vì các ý kiến dở hơi đó (không liên quan giáo dục).
Thứ 2. Việc dạy con cách sống, cách va chạm xã hội, hình thành lên nhân cách của chúng nó sau này thì ko phải mình nhà trường làm được, “giỏ nhà ai quay nhà nấy”, ở trường công hay tư thì phần lớn là học kiến thức, cô có dạy bằng giời thì chúng nó vẫn nghe lời bố mẹ hơn vì cô chỉ sống với nó vài năm học, bố mẹ sống với nó đến khi nó trưởng thành.
Không thể bắt các thầy cô làm việc thay cho Bố mẹ được, và muốn họ làm thay thì phải trả tiền, thậm trí rất nhiều tiền. ở các trường tư nổi tiếng trên thế giới thì gần như học sinh ăn ở tại trường. Thời gian ở nhà bé xíu
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,677
Động cơ
759,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học phí tiền ăn uống đưa đón cộng lại một tháng có hết nhiều không bác!
Nhà em tự đưa đón nên tổng chi phí 1 bạn là chưa đến 6tr cụ ạ. Trường công thì học phí gần 2tr, cộng thêm học thêm 2 môn chính thì cũng gần ngang nhau rồi, mà học thêm thì mình cũng phải đưa đón :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top