E đọc thấy vài comment nhiều cụ cho là vc ra trường công sẽ giúp con vào xã hội tốt hơn vì va được nhiều vấn đề của xã hội hơn. Riêng cái này e ko đồng tình, chúng ta đang tư duy đúng theo lối mòn và bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của các cục ngày xưa. Xã hội giờ xu thế sẽ văn minh hơn, không thể cổ súy cho tư duy một cái đầu đầy sự khôn lỏi lại chê bai một cái đầu văn minh là gà được!
Ở đây e không chê công hay tư, cả 2 đều tốt, e nào học tốt, bản lĩnh tốt và thích ứng tốt thì học ở đâu cũng không quan trọng. Tuy vậy, bản thân e thế hệ trung niên, thừa hưởng cách giáo dục cũ. Với cách này thì sẽ có các vấn đề sau:
1. Khiến con người ta bị tự ti vì hay bị chê bai, nói năng rất nặng nề khi có khuyết điểm.
2. Hay so sánh con với các bạn khác, hay nặng về điểm số để tuyên dương dẫn tới hình thành tính cách hay ghen tị, ganh ghét bạn giỏi, coi thường bạn học kém. Sau ra ngoài xã hội rất hay đố kị, gato với người thành công khác dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, thay vì nỗ lực hơn thì lại chơi chiêu.
3. Hay biết các mánh khóe, coi bài, copy, chửi bậy, bè phái, cãi lộn, yêu đương... các thứ này e đều trải qua cả cứ nói là mình biết để tránh, học khôn được từ đây nhưng nhiều khi nó lại nhiễm vào chính mình lúc nào không hay hoặc ít nhất tự nhiên mình thấy nó rất bình thường và chấp nhận, cam chịu để rồi sau này mới thấy mấy cái đó thật vô văn hóa khi giao tiếp với các đối tác lớn lịch sự. Nói thật, nhiều khi giao tiếp với người có văn hóa cao, cảm thấy mình đuối những cái giao thiệp cơ bản, e ko nói là e kém cỏi hay gì nhưng tự thấy vậy và thấy mấy cái suy nghĩ khôn lỏi của mình thật vớ vẩn, đáng xấu hổ. Vậy mà từ trước tới giờ mình vẫn tự mãn với suy nghĩ mình đã đủ khôn mà gốc dễ là do cách giáo dục từ nhỏ.
4. Sự thiếu thấu hiểu từ phía giáo viên dẫn tới sự liên hệ rất mong manh giữa giáo viên và học sinh. Từ đó có bất cứ vấn đề gì thì giáo viên ngay tức khắc quy tội cho học sinh, thay vì tìm giải pháp từ gốc để cùng xử lý thì trách phạt để xử lý cái ngọn. Từ đây hình thành quan hệ phụ thuộc hoặc nhờ vả, gia đình phải rất lựa hoặc biết các "ứng xử" sao cho phù hợp.
5. Việc học thêm, áp lực học hành, tập trung học chữ nghĩa, lý thuyết có thể khiến cho con học rất giỏi, tưởng là ok nhưng bản chất thì lại không hiểu, ko biết ra ngoài áp dụng vào cái gì.
......
Tất nhiên những vấn đề trên sẽ xảy cả ở công hay tư, nhưng ở trường tư học sinh và phụ huynh là khách hàng nên được nói lên tiếng nói phản ánh và được tôn trọng hơn, do vậy dễ khắc phục hơn. Đổi lại chi phí lại rất cao so với công.
Do vậy, dù là công hay tư thì sự phù hợp là rất quan trọng cả về tư tưởng giáo dục và tài chính của gia đình. Không tự nhiên người có kinh tế họ đốt tiền cho con học trường tốt, tốn kém bởi đó ko chỉ là môi trường học, nó còn là môi trường giao lưu giữa các tư tưởng của gia đình thành công, gặp gỡ phụ huynh cũng đem lại cho họ những trải nghiệm rất quý, cách nhìn nhận xã hội cũng rất rộng và văn minh. Ngược lại, người có kinh tế vừa phải thì có thể cho con học tư trung bình hoặc công thì cũng là phù hợp, và gia đình cùng đồng hành để kèm cặp thêm con cho trưởng thành, ở đó thì môi trường sẽ là những câu chuyện định hướng cho con học thêm gì, làm gì để con học tốt hơn, các thầy cô nào dạy tốt, trường nào dạy tốt, các con có vấn đề gì với nhau....mỗi nơi mỗi vẻ.
Quan điểm của e là ko nặng nề học hàn lâm, e dạy con ko học thay con, con có thể được điểm thấp thì cũng là năng lực của con, thay vì e học thay để bảo lại cho con để được điểm cao. Càng ra đời sẽ hiểu cái quý là cái có sẵn trong đầu, ko phải cái vay mượn. E sẽ dạy con về cách sống, vậy là đủ.