[Thảo luận] Lỗi vượt phải trên QL5- hiểu về làn xe theo QDD31 về QL, SD, KT ĐBATGT QL5

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,571
Động cơ
627,699 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bác i3037 đưa vấn đề rất hay. Em cũng xem lại và nhận thấy, đa số anh em quan niệm ô tô con đi vào làn 2 và 3 là đúng, trong từng làn thì đi đúng tốc độ là được, chuyển làn phải xi nhan. Không có chuyện vượt phải ở đây. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là: Thực tế QL5 có 2 làn + 1 làn xe thô sơ, nghĩa là xe ô tô con chỉ được tham gia ở làn 2 (sát dải phân cách cứng), còn sang làn 1 thì rõ là vi phạm còn gì. Kể ra từ văn bản đến thực hiện cũng có nhiều cách hiểu khác nhau nên ai cũng cho là mình đúng, phần biện luận ai giỏi thì thắng thôi. Em dự là CSGT trình còi nên cũng không chiến được nếu OFer dí cái QĐ 31 vào mặt, nếu khả năng đọc hiểu ok thì các bác đi làn giữa làm gì có cửa. Lúc đó lỗi không phải là vượt phải mà là đi sai làn.
Em lâu rồi không đi qua QL.5. Nhưng em thấy các cụ/ mợ tranh luận về việc này em cũng xin có ý kiến như sau:
Tại QĐ số 31/1999/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 1 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ GTVT vv Ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng ĐBATGT quốc lộ 5 có qui định rất rõ về sử dụng làn xe cơ giới (Điều 6) và qui định về sử dụng làn xe thô sơ (Điều 7)
Theo đó:
Điều 6.
Quy định sử dụng làn xe cơ giới.
1. Làn xe cơ giới chỉ dành cho các loại xe có động cơ hoạt động.
2...
3. Tất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3 trừ trường hợp vượt.
4. Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau.

Theo em hiểu là:
- Xe tải chỉ được phép đi làn số 1, được đi sang làn số 2 hoặc số 3 (nếu có) khi vượt xe ở làn số 1 này.
- Xe con được phép đi làn số 1, làn số 2 hoặc số 3 (nếu có).
- Vậy, khi đang lưu thông bình thường, xe ở làn số 2 hoặc số 3 (nếu có) đi chậm hơn xe ở làn số 1 thì đương nhiên là xe ở làn số 1 sẽ vượt lên xe ở làn số 2 hoặc số 3 (nếu có). Miễn là xe ở làn số 1 không đi quá tốc độ tối đa cho phép! Còn nếu xxx cứ cho là đi như thế phạm lỗi vượt phải thì xxx này phải bị đưa ra khỏi ngành, vì đã đào tạo trong trường, trong cơ quan, kinh nghiệm làm việc, và rất nhiều người lái xe đã chỉ bảo cho mà không khá nên được.
Trường hợp đã cắm biển: làn số 1 chỉ dành cho xe tải, xe khách..., làn số 2 và số 3 (nếu có) chỉ dành cho xe con và xe ở làn 1 khi vượt nhau thì nếu xe con đi sang làn số 1 sẽ phạm lỗi đi sai làn.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,571
Động cơ
627,699 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Theo ngu ý của em:

* Thứ nhất: Đi trên đường căn cứ vào biển báo, vạch chỉ dẫn. Cái QĐ 31 dành cho các nhà quản lý làm căn cứ để thực hiện, người tham gia GT chỉ để đọc và hiểu rõ hơn như một tài liệu tham khảo.

* Thứ hai: Khi đã đọc cái QĐ 31 thì cần hiểu rõ như sau:

Tại chương III có viết:
[FONT=&quot]"Điều 6.[/FONT][FONT=&quot] Quy định sử dụng làn xe cơ giới.[/FONT]
[FONT=&quot]1. Làn xe cơ giới chỉ dành cho các loại xe có động cơ hoạt động.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Tất cả các loại xe chạy trên đường chỉ được chạy trên làn xe quy định (giữa hai vạch sơn phân làn), không được để bánh xe chạy đè dọc lên vạch sơn phân làn trừ trường hợp vượt hoặc rẽ.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Tất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... Chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3 trừ trường hợp vượt.[/FONT]
[FONT=&quot]4. Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau.[/FONT]
[FONT=&quot]5. Nghiêm cấm các loại xe thô sơ, xe đạp, người đi bộ, xe súc vật kéo, trâu bò đi vào phần đường dành cho xe cơ giới; chỉ được vượt qua đường dành cho xe cơ giới tại những nơi có đường ngang hoặc có mở giải phân cách theo quy định, nhưng phải chú ý quan sát, tuân thủ theo biển báo hiệu.[/FONT]
[FONT=&quot]6. Khi xe cơ giới chạy trên đường bị hư hỏng thì người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp ngay lập tức đưa xe vào sát mép đường và phải có tín hiệu xe đỗ để đảm bảo lưu thông trên đường và sau đó phải nhanh chóng đưa xe ra khỏi làn xe cơ giới."[/FONT]


Như vậy:

- Tại những đoạn có 3 làn đường dành cho xe cơ giới thì "T[FONT=&quot]ất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... Chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3 trừ trường hợp vượt. Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau". Xe con được đi trên cả 3 làn đường, làn số 1-2-3.[/FONT]

- Tại những đoạn có 2 làn đường dành cho xe cơ giới thì "T[FONT=&quot]ất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... Chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 trừ trường hợp vượt. Làn xe số 2 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau". Xe con được đi trên cả 2 làn đường, làn số 1-2.[/FONT]

Đoạn nào có biển phân làn rõ ràng, cứ theo biển báo mà đi!
 

anvilvn123

Xe đạp
Biển số
OF-142058
Ngày cấp bằng
15/5/12
Số km
35
Động cơ
364,550 Mã lực
Bác i3037 đưa vấn đề rất hay. Em cũng xem lại và nhận thấy, đa số anh em quan niệm ô tô con đi vào làn 2 và 3 là đúng, trong từng làn thì đi đúng tốc độ là được, chuyển làn phải xi nhan. Không có chuyện vượt phải ở đây. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là: Thực tế QL5 có 2 làn + 1 làn xe thô sơ, nghĩa là xe ô tô con chỉ được tham gia ở làn 2 (sát dải phân cách cứng), còn sang làn 1 thì rõ là vi phạm còn gì. Kể ra từ văn bản đến thực hiện cũng có nhiều cách hiểu khác nhau nên ai cũng cho là mình đúng, phần biện luận ai giỏi thì thắng thôi. Em dự là CSGT trình còi nên cũng không chiến được nếu OFer dí cái QĐ 31 vào mặt, nếu khả năng đọc hiểu ok thì các bác đi làn giữa làm gì có cửa. Lúc đó lỗi không phải là vượt phải mà là đi sai làn.
Đường 5 có 1 số đoạn chỉ có 2 làn: làn 1 và làn 2 ( ko tính làn xe thô sơ) như vậy nếu xe mình cho xe khác vượt đúng luật, tức là mình sẽ fai chuyển sang làn 1. Như thế có fai là mình đi sai làn ko?
 

truongthanhvnn

Xe tải
Biển số
OF-35005
Ngày cấp bằng
10/5/09
Số km
254
Động cơ
476,957 Mã lực
Nơi ở
QN
Vấn đề e cũng xin đóng góp 1 trường hợp, e đã tranh luận với xxx , và e cảm thấy xxx HD lần này đã có sự chuẩn bị tiếp đón anh em OF:
Xxx DH cứ bắt lỗi vượt phải, nếu lái xe có ý kiến xxx chỉ có 1 câu duy nhất, a cứ vượt phải là tôi bắt còn muốn tranh luận thế nào về phòng GT tỉnh sẽ có trưởng phòng, phó phòng hay thậm chí giám đốc giải thích cho anh, và có video cho a xem, (video chứ ko phải photo nhe) e nghĩ rằng xxx cũng bàn luận về vấn đề này như. Anh em ta và đc cấp trên chỉ đạo như thế . Thấy thái độ của xxx lần này có vẻ " rắn" nhưng e vẫn chiến đấu: Làn trong tôi đc phép đi. Xxx ok, tôi ko quá tốc độ-xxx cũng ok, nhưng nếu vượt qua xe khác rồi lại chuyển lại làn cắt đầu xe vừa vượt lại ko đc.
Kết luận của xxx: " a đc phép đi làn bên phải, có tín hiệu chuyển làn rồi a đi đến Hà Nội cũng vô tư, nhưng khi đi qua xe khác a ko đc chuyển làn lách vào tạt đầu xe vừa đi qua mà a phải đi xa tít xa nó ra anh mới đc quay trở lại làn của mình, nếu anh xi nhan lách sang phải rồi vượt hết thân xe rồi lại xi nhan lách về làn của mình ngay trước đầu xe đó, chúng tôi coi đó là vượt"
V bây giờ đi đến kết luận khi đi trên đường 5 các cụ vẫn vượt phải bình thường nhưng đừng vội quay trở lại làn của mình ngay nhé mà phải đi xa tít :D cái xe vừa vượt mới đc trở lại làn của mình.
 

ke0kul

Xe buýt
Biển số
OF-34279
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
736
Động cơ
480,846 Mã lực
Kết luận của xxx: " a đc phép đi làn bên phải, có tín hiệu chuyển làn rồi a đi đến Hà Nội cũng vô tư, nhưng khi đi qua xe khác a ko đc chuyển làn lách vào tạt đầu xe vừa đi qua mà a phải đi xa tít xa nó ra anh mới đc quay trở lại làn của mình, nếu anh xi nhan lách sang phải rồi vượt hết thân xe rồi lại xi nhan lách về làn của mình ngay trước đầu xe đó, chúng tôi coi đó là vượt"
V bây giờ đi đến kết luận khi đi trên đường 5 các cụ vẫn vượt phải bình thường nhưng đừng vội quay trở lại làn của mình ngay nhé mà phải đi xa tít :D cái xe vừa vượt mới đc trở lại làn của mình.
em thấy xxx lý giải có phần hơi......hợp lý :|
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,144
Động cơ
893,439 Mã lực
Các bác gặp mấy anh xxx ngớ ngẩn thôi!
Không kể NĐ hay TT mà ngay Điều 13 trong Luật đã quy định các làn cho xe đi nhanh đi chậm. Xe đi chậm đi làn trong xe đi nhanh làn ngoài (điều này chỉ ghi chạy chậm hơn - không đề cập đến tốc độ cụ thể) và khi "đi qua" xe làn ngoài họ quy tội đi sai làn nếu các bác cố cãi "không vượt", vì đi nhanh hơn lại đi làn trong (không vượt, nhưng đi qua người ta đang đi là "chạy nhanh hơn")!
Nếu ở nước ngoài thì họ không có khái niệm "đi qua", "tôi đi làn tôi" như ở OFF mình mà chỉ có mỗi 1 khái niệm vượt qua. Nhưng lái xe của họ may hơn là khi 1 mình một đường mà chạy làn ngoài trên các làn đường không quy định tốc độ thì sẽ được xxx hỏi thăm. Nếu chạy làn ngoài ngăn trở người ta vượt cũng được người bị ngăn trở báo cho xxx phía trước (bằng điện thoại) để "nhắc nhở"...
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Vấn đề e cũng xin đóng góp 1 trường hợp, e đã tranh luận với xxx , và e cảm thấy xxx HD lần này đã có sự chuẩn bị tiếp đón anh em OF:
Xxx DH cứ bắt lỗi vượt phải, nếu lái xe có ý kiến xxx chỉ có 1 câu duy nhất, a cứ vượt phải là tôi bắt còn muốn tranh luận thế nào về phòng GT tỉnh sẽ có trưởng phòng, phó phòng hay thậm chí giám đốc giải thích cho anh, và có video cho a xem, (video chứ ko phải photo nhe) e nghĩ rằng xxx cũng bàn luận về vấn đề này như. Anh em ta và đc cấp trên chỉ đạo như thế . Thấy thái độ của xxx lần này có vẻ " rắn" nhưng e vẫn chiến đấu: Làn trong tôi đc phép đi. Xxx ok, tôi ko quá tốc độ-xxx cũng ok, nhưng nếu vượt qua xe khác rồi lại chuyển lại làn cắt đầu xe vừa vượt lại ko đc.
Kết luận của xxx: " a đc phép đi làn bên phải, có tín hiệu chuyển làn rồi a đi đến Hà Nội cũng vô tư, nhưng khi đi qua xe khác a ko đc chuyển làn lách vào tạt đầu xe vừa đi qua mà a phải đi xa tít xa nó ra anh mới đc quay trở lại làn của mình, nếu anh xi nhan lách sang phải rồi vượt hết thân xe rồi lại xi nhan lách về làn của mình ngay trước đầu xe đó, chúng tôi coi đó là vượt"
V bây giờ đi đến kết luận khi đi trên đường 5 các cụ vẫn vượt phải bình thường nhưng đừng vội quay trở lại làn của mình ngay nhé mà phải đi xa tít :D cái xe vừa vượt mới đc trở lại làn của mình.
Đúng là xxx ngồi lên pháp luật! Phải hỏi lại xem họ coi đó là vượt, nhưng pháp luật coi đó là gì, công an to hơn hay pháp luật to hơn?
 

nhen doc

Xe đạp
Biển số
OF-155139
Ngày cấp bằng
3/9/12
Số km
15
Động cơ
353,350 Mã lực
theo em vấn đề ở đây không phải là mấy cái quy định mà xxx hay đưa ra, những quy định đấy là để cho quản lý ở các tuyến đường đấy phải cắm biển cho đúng theo quy định, để người dân nhìn vào biển đấy mà đi đúng, chứ dân làm sao mà biết mấy cái quy chế sử dụng đường năm được, mà đã không có biển quy định, ta được đi theo những gì pháp luật không cấm.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Các bác gặp mấy anh xxx ngớ ngẩn thôi!
Không kể NĐ hay TT mà ngay Điều 13 trong Luật đã quy định các làn cho xe đi nhanh đi chậm. Xe đi chậm đi làn trong xe đi nhanh làn ngoài (điều này chỉ ghi chạy chậm hơn - không đề cập đến tốc độ cụ thể) và khi "đi qua" xe làn ngoài họ quy tội đi sai làn nếu các bác cố cãi "không vượt", vì đi nhanh hơn lại đi làn trong (không vượt, nhưng đi qua người ta đang đi là "chạy nhanh hơn")!
Nếu ở nước ngoài thì họ không có khái niệm "đi qua", "tôi đi làn tôi" như ở OFF mình mà chỉ có mỗi 1 khái niệm vượt qua. Nhưng lái xe của họ may hơn là khi 1 mình một đường mà chạy làn ngoài trên các làn đường không quy định tốc độ thì sẽ được xxx hỏi thăm. Nếu chạy làn ngoài ngăn trở người ta vượt cũng được người bị ngăn trở báo cho xxx phía trước (bằng điện thoại) để "nhắc nhở"...
Bác đã nhầm lẫn cơ bản. Luật chỉ quy định xe chay chậm hơn phải đi làn trong (Bên phải), chứ không hề có quy định xe chạy nhanh hơn phải đi làn ngoài (Bên trái). Nếu tất cả mọi người đều tuân thủ luật thì nghiễm nhiên xe chạy chậm xe đi làn trong và xe chạy nhanh sẽ đi làn ngoài, nhưng nếu có người vi phạm luật, đi chậm vẫn đi làn ngoài thì mới xảy ra hiện tượng có người đi nhanh hơn ở làn trong. Trường hợp này người đi chậm hơn ở làn ngoài phạm luật, chứ không phải người đi nhanh hơn ở làn trong.
 

Lungo_123456

Xe buýt
Biển số
OF-6457
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
795
Động cơ
550,420 Mã lực
thực hiện luật và bắt bẻ luật của ta là cơ hội để trục lợi các nhân cả thôi.
Nếu như cú theo các quy định và cách kẻ đường của ta thì mỗi lần đi đến các ngã giao nhau muốn rẽ phải hay trái tất cả đều sai luật hết đặc biệt xe thô sơ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,144
Động cơ
893,439 Mã lực
Bác đã nhầm lẫn cơ bản. Luật chỉ quy định xe chay chậm hơn phải đi làn trong (Bên phải), chứ không hề có quy định xe chạy nhanh hơn phải đi làn ngoài (Bên trái)...
Câu đó bác nói cơ bản cũng được, vì khi ban hành họ thấy thừa câu ẩn: "chỉ những xe... mới được chạy..."!
Còn không thể cãi với họ "tại sao mấy người khác đi qua không bị giữ mà lại giữ tôi", hay "vì họ vi phạm làm tôi cũng...!
Thường thì đường cao tốc chỉ khi có từ 3 làn trở lên mới có phân làn theo tốc độ!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Câu đó bác nói cơ bản cũng được, vì khi ban hành họ thấy thừa câu ẩn: "chỉ những xe... mới được chạy..."!
Còn không thể cãi với họ "tại sao mấy người khác đi qua không bị giữ mà lại giữ tôi", hay "vì họ vi phạm làm tôi cũng...!
Thường thì đường cao tốc chỉ khi có từ 3 làn trở lên mới có phân làn theo tốc độ!
Văn bản luật phải rất chuẩn bác ạ, không thừa, không thiếu nửa chữ đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top