(E vẫn đóng vai xxx). Ko nói nhiêu, cụ cứ việc làm đơn khiếu nại hay khởi kiện ra Tòa án, đấy là việc của cụ
Luật là luật, phục hay ko phục, "ko quan tâm"
P/s: Đèn xanh và đèn vàng đều có đồng hồ đếm ngược mà vẫn còn "quy trình kỹ thuật" ra đc ah?
Luật là luật, cụ không chứng minh được lỗi theo Luật thì cụ cứ tiếp tục làm sai Luật và nhà em sẽ tố cáo cụ tại Tòa
Đồng hồ đếm ngược chỉ trợ giúp cho ước lượng tầm nhìn thôi và nó mãi mãi không thể thay thế được ý nghĩa và chức năng chừng nào còn đèn tín hiệu vàng. Luật là luật, trong điểm a, b, c không có chữ nào quy định về đồng hồ đếm ngược thì cũng đừng hỏi nội dung ngoài luật định
Thưa
Chỉ những xe ĐÃ vượt quá vạch sơn khi tín hiệu vàng bật sáng thì mới được quyền đi tiếp để đảm bảo an toàn (vì lúc đó người và/hoặc phương tiện đang nằm ở nơi giao nhau)
Bác kia hỏi là giây thứ 1,2 xe CHƯA tới vạch dừng, như vậy thì xe PHẢI dừng trước vạch sơn "Dừng lại"
Thưa
Cụ có hiểu ý nghĩa và chức năng, cách sử dụng 1, 2... giây như thế nào không? Là để phục vụ cho tầm nhìn dừng xe tối thiểu đấy ạ, trong khoảng cách tương ứng với thời gian này xe được vượt qua vạch dừng để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành ạ. Còn lớn hơn khoảng cách và thời gian tương ứng đó thì xác định người nào cố tình không dừng lại được trước vạch dừng là việc của đèn đỏ. Cụ rất khó (gần như bất khả thi) có chứng cứ khác ngoài đèn đỏ để biết người điều khiển có thực hiện quá trình dừng lại hay không, cụ nên nhớ “
dừng lại là một quá trình thao tác kỹ thuật để dẫn đến kết quả đứng yên”, họ bảo họ đã thực hiện quá trình dừng xe lại trước vạch dừng và quy trình dừng đúng kỹ thuật đó chỉ thực hiện được khi vào nơi giao nhau, cụ có đồng ý cho họ dừng lại ở nơi giao nhau để chấp hành đèn vàng theo cách hiểu của cụ không?
Cụ có biết theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành người ta được dừng xe trong dải tốc độ là bao nhiêu không? Từ 20km/h-120km/h tùy trong hay ngoài khu dân cư đấy ạ. Hiểu như cụ là bỏ qua quy trình dừng xe đúng kỹ thuật, tức là cụ đẩy người tham gia giao thông vào nguy hiểm, không đảm bảo an toàn và thông suốt, vi phạm vào nguyên tắc của giao thông quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật GTĐB
Nhà em luôn rộng cửa mời cụ và những người cùng quan điểm tham gia thực nghiệm về chấp hành Luật GTĐB đối với đèn vàng như em trình bày tại còm số 34. Nếu cụ chấp hành được dù chỉ 1 lần thì em tự viết một bản kiểm điểm có tên tuổi địa chỉ hẳn hoi để đăng lên đây xin lỗi các cụ, ngược lại các cụ không chấp hành được thì các cụ cũng phải xin lỗi theo cách tương tự
Đấy là em chưa dám đẩy độ khó của thực nghiệm lên, khi để một chiếc xe tải chạy đồng tốc phía sau, vì độ rủi ro cao và nguy hiểm của thực nghiệm này nhưng đây mới là thực tế. Thực tế giao thông luôn là 1 dòng phương tiện liên tục và khoảng cách giữa các xe không bằng nhau, nếu có siêu nhân ngoài hành tinh nhanh như điện dừng đứng yên ngay lập tức được trước vạch dừng thì phía sau vẫn là dòng phương tiện của người thường, họ cũng dừng theo nhưng càng lùi dần về phía sau thì tầm nhìn càng xa và phản ứng càng chậm hơn nên khả năng cao là đâm xe liên hoàn. Nhưng thôi, chỉ cần thí nghiệm với 1 xe đơn lẻ là đủ rồi cụ ạ
... Điều này có nghĩa là, khi cụ đi qua vạch là phải xanh, rồi vàng chứ nếu nhìn thấy đèn vàng, phóng cố qua như em là vi phạm. Em nghiên cứu chán rồi và thấy là mình sai nên đi nộp phạt 700k. Nhớ từ đấy, cứ thấy xanh còn 2-3s mà k ở sát là em dừng lại.
Cụ bị lẫn lộn đối tượng trong điểm c thôi, đối tượng của đèn xanh nằm ở điểm a cơ ạ. Cụ cứ nộp nếu thừa tiền chả ai cấm, cụ cứ nhận sai chả ai cấm, cứ nhớ càng tốt... miễn đừng để xảy tai nạn cho người phía sau. Nhân tiện mời cụ tham gia thực nghiệm và đảm bảo cụ vẫn phải tiếp tục nộp tiền thôi ạ vì em sẽ bỏ đồng hồ đi cho đúng quy định của Luật, tại điểm a, b, c không quy định về đồng hồ đếm ngược
Cụ bảo cụ nghiên cứu chán rồi mời cụ giải thích hộ phần tô đậm, tại sao đèn đỏ lại cho phép đi và xe đó là đối tượng của đèn tín hiệu nào? Điểm 9.2.4 QC41: “Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại.
Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.”