- Biển số
- OF-203752
- Ngày cấp bằng
- 26/7/13
- Số km
- 24
- Động cơ
- 320,740 Mã lực
Các cụ phân tích ác quá ! đọc để mà nhớ cũng đau đầu. Tốt nhất nên nói lý , cái này lỗi nhậy cảm, xxx cũng có cái lý , nếu cứng thì vẫn thắng được
Cảm ơn cụ.
Em đứng ngoài, thấy rằng cụ có sử dụng câu: Khoảng thời gian đèn vàng là để phương tiện có đủ thời gian dừng lại từ từ, ... Nó ở còm số #601 thớt này ạ.
Đèn đỏ cấm đi qua vạch dừng, hiệu lệnh có hiệu lực ngay lập tức khi đèn sáng không ngoại lệ
Đèn xanh được phép đi qua vạch dừng, hiệu lệnh có hiệu lực ngay lập tức ... tuy nhiên có xe đi ngay, có xe vẫn dừng sau 1 thời gian nhất định mới đi (vd; xe máy trước đó đã tắt máy, về mo khi đèn xanh mất 1s để nhận biết tín hiệu xanh, đề máy, vào số, xuất phát) Như vậy đèn đỏ hoàn toàn không có nghĩa là được đi và không được dừng !
Nên hiểu đúng như sau:
Tín hiệu đỏ là cấm đi qua vạch dừng
Tín hiệu đèn xanh hết cấm đi qua vạch dừng
Tín hiệu vàng là chú ý, sắp cấm đi qua vạch dừng
P/s: Còm trước cụ hỏi em về nhường đường cho người đi bộ vượt đèn đỏ mà em trả lời thiếu :
LUẬT GTĐB
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Theo khoản 4 điều này thì việc nhường đường cho người đi bộ không có quy định khác cho trường hợp chấp hành tín hiệu điều khiển giao thông nên phải được hiểu là trong mọi trường hợp đều phải nhường đường, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
( Công ước Viên nói rõ tại quy tắc chung : Người điều khiển phương tiện phải chú ý đảm bảo an toàn cho người đi bộ, người đi xe đạp và đặc biệt là trẻ em, người già và người tàn tật.)
Cảm ơn cụ.
Em xin phép có ý kiến về điểm này ạ.
Với đèn vàng và đèn đỏ, việc "dừng lại" khác với "dừng xe" trên đường bộ quy định tại khoản 1 điều 18, các điểm và các khoản khác trong các điều 18 và 19.
Lý do: Việc dừng xe là để thực hiện mục đích gì thì đã được ghi rõ trong khoản 1 điều 18, nó đây ạ:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ
để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Do vậy, không có có mâu thuẫn trong việc thực hiện việc dừng xe quy định bởi điều 18, 19 với việc thực hiện quy định "dừng lại" của điều 11.
nếu không có đèn đếm giây thì cụ nhìn vào đâu để nhận biết đèn chuẩn bị vàng?Khiếp thật, có mỗi quả đèn vàng mà các cụ xế làm hẳn 38 trang. Khỏe thật. Nói thật, có đèn đếm hay không cứ thấy có dấu hiệu của đèn vàng thì phanh đỏ *** cho xe đằng sau biết và dừng cmnl cho nhanh, đề phòng ông trẩu tre vượt đèn, chứ lúc đó ngồi mà tính giây với vận tốc thì tèo lâu rồi.
Thì lại ra toà phân xử. Giống như ở Huê kỳ hiện tại, văn minh thế mà không thèm có đèn đếm ngược, vẫn phạt người "vượt đèn vàng".nếu không có đèn đếm giây thì cụ nhìn vào đâu để nhận biết đèn chuẩn bị vàng?
khi đầu xe cụ cách vạch dừng 10cm đèn từ xanh nhẩy vàng cụ có đỏ mít kịp không?
cố lên cho thành 100 trang
cụ lại lôi huê kỳ vào, lại ra tòa phân xử làm em nhớ đến vụ cái cụ gì kiện nhau ở cầu giấy, đến kết luận cuối cùng là hai đường giao nhau nó bẩu không phải là ngã 3, gọi là gì không biết nhưng nhất quyết không phải ngã 3, để rồi cụ ấy thua trong sự uất ức của hàng bao nhiêu ofer.Thì lại ra toà phân xử. Giống như ở Huê kỳ hiện tại, văn minh thế mà không thèm có đèn đếm ngược, vẫn phạt người "vượt đèn vàng".
Tiếp cận theo huớng văn minh mà cụ. Cả hai bên đều muốn được phân xử theo hướng có lợi cho mình thì buộc phải có "trọng tài".cụ lại lôi huê kỳ vào, lại ra tòa phân xử làm em nhớ đến vụ cái cụ gì kiện nhau ở cầu giấy, đến kết luận cuối cùng là hai đường giao nhau nó bẩu không phải là ngã 3, gọi là gì không biết nhưng nhất quyết không phải ngã 3, để rồi cụ ấy thua trong sự uất ức của hàng bao nhiêu ofer.
- Người điều khiển phương tiện khi đèn xanh vẫn dừng trong 1 khoảng thời gian để nhường đường cho người đi bộ vi phạm đèn đỏ đi qua đường có sai không ? - Không- 1 giây có phải là 1 khoảng thời gian không, có thể chia ra 1/1000 không? - Có
- 1 giây xe có thể đi được vài chục mét không? - Có
- 1 giây có thể xảy ra va chạm giữa xe đi và xe dừng không? - Có
- 1 giây có thể xác định theo mầu tín hiệu để biết xe đúng xe sai không? - Có
- Người đi bộ có phải là người tham gia giao thông không? - Có
- Người tham gia giao thông có phải chấp hành khoản 1 điều 11 Luật GTĐB không? - Có
- Khoản 1 điều 11 Luật GTĐB có bao gồm hiệu lệnh của đèn tín hiệu không? - Có
- Khoản 4 điều 11 có phải là quy định bổ sung cho khoản 1 điều 11 Luật GTĐB không? - Có, quy định trong trường hợp đường không có hệ thống báo hiệu đường bộ hoặc chỉ có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
- Đèn tín hiệu xanh sáng, phương tiện có được đi qua vạch kẻ đường dành cho người đi bộ không? - Có
- Đèn tín hiệu đỏ dành cho người đi bộ sáng, người đi bộ vượt qua đường có sai không? - Có
- Tai nạn xảy ra giữa bên đi đèn xanh và bên đi đèn đỏ, bên đi đèn đỏ có sai không? - Có
“Dừng lại” hay “dừng xe” thì đều có mục đích cả, trừ trường hợp bị ẩm IC. Cụ nhầm khi so sánh, khoản 1 điều 9, khoản 1 điều 11 chỉ là trung gian thôi. Để thấy được mâu thuẫn hiệu lệnh cụ cần so sánh trực tiếp điểm e khoản 4 điều 18, 19 với khoản 3 điều 10
Về mặt đạo đức của xã hội thì công lý thất bại, nhưng để gắn thêm được 1 vết nhơ trang điểm lên khuôn mặt của bộ máy thì đã thắng, chỉ tiếc phim ảnh hơi ít. Ra tòa phải diễn ngu diễn hèn có nhục không, ra đường thì có bao nhiêu ngã 3 được gắn biển? Những người như thế phải cấm ra khỏi khuôn viên của tòa lập tức để người khác đủ năng lực hộ tống, không phân biệt nổi ngã ba thì không bằng đứa trẻ tiểu học làm sao đủ năng lực tham gia giao thông mà cho phép tự đi?cụ lại lôi huê kỳ vào, lại ra tòa phân xử làm em nhớ đến vụ cái cụ gì kiện nhau ở cầu giấy, đến kết luận cuối cùng là hai đường giao nhau nó bẩu không phải là ngã 3, gọi là gì không biết nhưng nhất quyết không phải ngã 3, để rồi cụ ấy thua trong sự uất ức của hàng bao nhiêu ofer.
Hề hề thế thì cụ chưa có nghề đi đường dài, phố lạ rồi, nếu không có đèn đếm giây, thì cố gắng nhìn cái đèn ng đi bộ của đường vuông góc ấy, nếu nó còn xanh thì chứng tỏ sắp đèn vàng bên mình chuẩn bị sáng có thể duy trì tốc độ. Nếu cái đèn đi bộ đấy nó chuyển mầu vàng hoặc đỏ thì phanh khẩn trương. Còn nếu không nhìn được cái đèn đó thì tốt nhất là giảm tốc độ, chân rà phanh luôn đê, cho thằng đằng sau nó biết. Lưu ý, là lái xe tải hoặc xe khách đi phía đằng sau mà thấy xe con đằng trước phanh thì kiểu gì họ cũng phanh sớm hơn hoặc chuyển làn nếu được.nếu không có đèn đếm giây thì cụ nhìn vào đâu để nhận biết đèn chuẩn bị vàng?
khi đầu xe cụ cách vạch dừng 10cm đèn từ xanh nhẩy vàng cụ có đỏ mít kịp không?
cố lên cho thành 100 trang
Cả điều 11 vẫn nằm trong quy định chung không riêng gì khoản 4. Trích quy định chung này:- Người điều khiển phương tiện khi đèn xanh vẫn dừng trong 1 khoảng thời gian để nhường đường cho người đi bộ vi phạm đèn đỏ đi qua đường có sai không ? - Không
- Khoản 4 điều 11 không phải là quy định bổ sung cho khoản nào của điều 11 Luật GTĐB mà là 1 quy định độc lập. quy định này không mâu thuẫn với 3 khoản trước trong điều này !
Quy định này có nghĩa là luôn phải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của nguồi khuyết tật qua đường an toàn dù có hay không có vạch kẻ cho người đi bộ.
Quy định này không loại trừ bất kì trường hợp chấp hành báo hiệu đường bộ nào.
Không có bất kì báo hiệu đường bộ nào cho phép không nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường dù họ sai quy định !
- Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật khi vi phạm luật giao thông xẽ bị sử lý về hành vi vi phạm.
Khi xảy ra tai nạn giữa người điều khiển phương tiện với người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật do không nhường đường là lái xe đã vi phạm khoản 4 điều 11. Các trường hợp sụ kiện bất khả kháng, tình huống cấp thiết, sự kiện bất ngờ,... các quy định được quy định tại luật khác sẽ được xem xét cho hành vi không nhường đường !
Vụ đó có nguyên nhân khá phức tạp !cụ lại lôi huê kỳ vào, lại ra tòa phân xử làm em nhớ đến vụ cái cụ gì kiện nhau ở cầu giấy, đến kết luận cuối cùng là hai đường giao nhau nó bẩu không phải là ngã 3, gọi là gì không biết nhưng nhất quyết không phải ngã 3, để rồi cụ ấy thua trong sự uất ức của hàng bao nhiêu ofer.
Em vẫn trả lời như sau :Cả điều 11 vẫn nằm trong quy định chung không riêng gì khoản 4. Trích quy định chung này:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Cụ lại hiểu sai luật, khi xảy ra tai nạn thì nguyên nhân phải xác định rõ người vượt đèn đỏ là sai, không thể sai cả 2 đượcEm vẫn trả lời như sau :
- Có quy định người điều khiển phương tiện phải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật qua đường dù có hay không có vạch kẻ cho người đi bộ qua đường !
- Không có bất kì báo hiệu đường bộ nào có quy định người điều khiển phương tiện không phải nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường !
- Không có bất kì quy định nào cho phép người điều khiển phương tiện không nhường đường khi người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường mà vi phạm luật GTĐB
Không sai ạ !Cụ lại hiểu sai luật, khi xảy ra tai nạn thì nguyên nhân phải xác định rõ người vượt đèn đỏ là sai, không thể sai cả 2 được
Tại các giao cắt ko có đèn đếm ngược, cụ đi như thế là chuẩn đấy. Các trường hợp bị húc mít, chủ yếu là cả xe mình và xe sau đều có tâm lý "vượt đèn". Nếu mình tạo cho lx sau biết là mình ko có ý định vượt đèn vàng hoặc nếu mình có vượt thì xe sau cũng ko thể vượt đc (tốt nhất là cứ xác định chờ đèn "cho nó nhanh") thì xe sau họ cũng đi chậm lại, khó có khả năng húc vào mít mình.Hề hề thế thì cụ chưa có nghề đi đường dài, phố lạ rồi, nếu không có đèn đếm giây, thì cố gắng nhìn cái đèn ng đi bộ của đường vuông góc ấy, nếu nó còn xanh thì chứng tỏ sắp đèn vàng bên mình chuẩn bị sáng có thể duy trì tốc độ. Nếu cái đèn đi bộ đấy nó chuyển mầu vàng hoặc đỏ thì phanh khẩn trương. Còn nếu không nhìn được cái đèn đó thì tốt nhất là giảm tốc độ, chân rà phanh luôn đê, cho thằng đằng sau nó biết. Lưu ý, là lái xe tải hoặc xe khách đi phía đằng sau mà thấy xe con đằng trước phanh thì kiểu gì họ cũng phanh sớm hơn hoặc chuyển làn nếu được.
Đi tỉnh lạ mà không nhìn đèn được thì tốt nhất là phanh trước đi, cho đỡ lằng nhằng, đỡ phải lo XXX thịt, đỡ phải lo bị xe máy đường còn lại tông ngang hông... Có thể chậm vài phút mà đỡ tốn tiền.
1) Luật GTĐB có rất nhiều quy định về nhường đường, bản chất báo hiệu bằng đèn tín hiệu cũng mang ý nghĩa nhường đường mặc dù không ghi rõ từ “nhường đường”, tức là đối tượng của đèn đỏ phải “nhường đường” cho đối tượng của đèn xanh. Hiệu lực của đèn tín hiệu xếp thứ 2 sau hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vì vậy tại nút giao có điều khiển tín hiệu chỉ còn quy định nhường đường cho xe ưu tiên, mọi quy định khác về nhường đường nếu trái với hiệu lệnh của đèn tín hiệu sẽ hết tác dụngKhông sai ạ !
Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Em vd cụ thể (hơi cá biệt là thay người khuyết tật bằng 1 trẻ em ) :
1 trẻ em chạy qua đường tại nơi cấm qua đường. (cha mẹ đứa trẻ sai khi không giám sát đứa trẻ)
Tuy nhiên xe ô tô bằng mọi biện pháp có thể thực hiện phải đảm bảo an toàn cho đứa trẻ đó .
- Nếu tất cả mọi biện pháp đều được sử dụng mà vẫn sảy ra tai nạn thì lái xe vô tội
- Nếu không kịp thực hiện bất kì biện pháp nào thì lái xe vô tội
- Nếu có thể mà không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho đứa trẻ thì lái xe có lỗi
Cảm ơn cụ.Báo cáo các cụ,xxx đã gọi điện cho e và muốn trả lại giấy tờ,thực lòng công việc của e cũng bân nên như ngay từ đầu e nói cũng không thể theo vụ này đến cùng để giúp các cụ xem ai đúng ai sai,xxx đã đồng ý giả giấy tờ nên mình cũng k cố làm căng nữa,một lần nữa e cám ơn các cụ trong diễn đàn đã cung cấp những suy luận nogic để e cảm thấy vững tin chiến đấu.cam ơn các cụ nhiều đã tư vấn giúp em.
Xin cảm ơn cụ đặt câu hỏiCảm ơn cụ.
Bây giờ thì sự việc của cụ đã được giải quyết. Tuy vậy, em muốn hỏi cụ thêm một vài điểm. Những điểm này có thể cụ đã thông tin rồi nhưng đến giờ em xin hỏi chính thức.
Mục tiêu của em đơn giản thôi nên mong cụ cung cấp đủ thông tin về "tình huống" hôm đó đấy ạ:
1. Khối lượng xe mà cụ lái ngày hôm đó là mấy tấn?
2. Tốc độ xe (áng chừng) khi đèn vàng bật sáng là bao nhiêu km/h?
3. Khoảng cách (áng chừng) giữa xe của cụ và giao cắt là bao nhiêu mét?
4. Cụ có giảm tốc độ xe khi gần tới giao cắt không (khi đèn vẫn đang xanh)?
Xin cảm ơn cụ lần nữa.