Đồng ý với cụ, tín hiệu vàng là cả một quá trình từ khi bật đến khi tắt. Cả quá trình ấy đối tượng của đèn vàng ở trong nhiều điều kiện khác nhau nhưng để đơn giản tạm chia ra làm 2 nhóm điều kiện theo mốc vạch dừng
1. Ta gọi "dừng lại trước vạch dừng" là điều kiện A của đối tượng A
2. Ta gọi "đã đi quá vạch dừng" là điều kiện B của đối tượng B.
Điều kiện A, B là gì? Thế là lại phải mở tiêu chuẩn chuyên ngành ra để xác định điều kiện A, B. Em cũng đã thử đóng vai người xử phạt để xác định 2 điều kiện này nhưng khi tính toán theo tiêu chuẩn thì số liệu lại toàn là
giả thiết về phương tiện, đã là tình huống
thực tế thì không thể lấy
giả thiết để tính toán thay cho số liệu
thực tế
Điều kiện thực tế không chỉ có tốc độ của phương tiện, gia tốc, hệ số ma sát, khoảng cách dừng, thời gian đèn vàng... mà còn phụ thuộc nhiều điều kiện khác nữa bao gồm:
- Tình trạng thực tế của xe (khoảng cách xe đến vạch dừng, xe dài hay ngắn, khối lượng riêng nặng hay nhẹ, xe chở nặng hay nhẹ, công suất và mô men xoắn của động cơ, chất lượng xăng, chất lượng bugi, chất lượng phanh, bật đài hay không bật, bật điều hòa hay không bật, xe chở theo người, hành lý hay động vật, xịt nước hoa hay không nước hoa...);
- Thể chất thực tế của lái xe (nam hay nữ, già hay trẻ, cao hay thấp, đeo kính hay không đeo kính, các bệnh mãn tính, lúc đó có bị đau ốm bất thường gì không, ăn no hay đói, lo âu hay thư giãn,...);
- Kỹ năng thực tế của lái xe (kỹ năng chân ga, kỹ năng phanh, kỹ năng đánh lái, kỹ năng quan sát...);
- Tình trạng thực tế mặt đường (phẳng hay mấp mô, cát sỏi bụi bặm hay sạch sẽ, bê tông nhựa hay xi măng, nắng hay mưa, ẩm ướt hay khô ráo...);
- Tình trạng thực tế của báo hiệu (kích thước đèn tín hiệu, chiều cao đèn tín hiệu, vị trí đèn tín hiệu, độ sáng đèn tín hiệu, bị che khuất hay không che khuất, vị trí vạch dừng so với đèn tín hiệu, kích thước vạch dừng, boc tróc hay bụi mờ,...);
- Tình trạng thực tế của giao thông (tắc đường hay thông thoáng, xe máy nhiều hay ô tô nhiều, phía trước đông xe hay phía sau đông xe, tốc độ xe phía sau nhanh hay chậm...);
- Các sự kiện bất ngờ khác...
Thực tế dòng phương tiện không thể giữ khoảng cách đồng đều bằng nhau giữa các phương tiện nên ngoài điều kiện A, B có thể xuất hiện thêm tình huống chỉ toàn là điều kiện A hoặc điều kiện B. Thật sự là vô cùng khó xác định điều kiện thực tế để ra một mẫu chung, tình huống nào thì chỉ thu thập số liệu tính toán cho tình huống đó
Luật không quy định áp dụng điều kiện
giả thiết hay
thực tế cho đối tượng A, B của tín hiệu vàng thì cần hiểu nghĩa rộng bao gồm cả 2:
điều kiện giả thiết +
điều kiện thực tế. Ý nghĩa của điểm c khoản 3 điều 10 Luật GTĐB là chẳng ai khác ngoài người điều khiển phương tiện là người
có quyền quyết định, lựa chọn điều kiện A hay B để tự chịu trách nhiệm, vì họ là người có khả năng cảm nhận được chính xác về điều kiện thực tế mà họ có thể thực hiện được nhằm đạt mục đích cao nhất là an toàn + không vi phạm đèn đỏ
Những người bên ngoài, cụ thể là CSGT
không thể áp đặt điều kiện A hay B cho đối tượng của tín hiệu vàng vì họ không có khả năng cảm nhận và tính toán chính xác điều kiện thực tế như lái xe. Nếu đủ khả năng xác định được chính xác điều kiện A, B bằng chứng cứ thì xin mời CSGT chứng minh, nếu không chứng minh được mà vẫn dám lập bb... thì bắt buộc vẫn phải chứng minh tại Toà