Ông nhà cụ thuộc nhóm qui mô nhỏ, và thực tế nuôi theo dạng lấy công làm lãi chứ không hạch toán, hầu như đóng góp vào thị trường không lớn.
Nhiều cụ rất hay đề cập đến vấn đề hữu cơ, sinh thái, thiên nhiên. Nhưng trong mô hình phụ huynh cụ nuôi có một số vấn đề, tất nhiên không ai cấm hay hạn chế cả. Một là thức ăn thừa không phải thức ăn dùng để chăn nuôi, tất cả các nước tiến bộ đều cấm sử dụng (tất nhiên các cụ sẽ có lý lẽ để biện hộ, em không phản bác) cách đây vài năm, một doanh nghiệp môi trường đã sử dụng nguồn thức ăn thừa từ samsung để chuyển đi chăn nuôi, sau khi bị phát hiện họ đã mất toàn bộ các hợp đồng hợp tác với samsung - đây chỉ là ví dụ về nhận thức chung, tùy nhiên mỗi người đều có quan điểm của mình, nhưng em tin, nếu các cụ cần một chứng nhận về sản phẩm thì chắc chắn chẳng tổ chức nào dám cấp cho cụ cả. Tất nhiên cụ và nhiều người sẽ nói, tôi không cần chứng nhận. Vậy tại sao họ không cấp? Thứ 2 là như em nói, nó là nguồn lây dịch bệnh và khó kiểm soát dịch khí nuôi phân tán và hầu như rất ít được theo dõi thú y và tiêm phòng định kỳ, lợi ích nhỏ của một vài hộ có thể ảnh hưởng đến chăn nuôi của cả địa phương/quốc gia. Thứ 3 là, cái cụ cho rằng lãi đó chưa tính đến phí môi trường, ít hay nhiều cụ cũng phải thừa nhận rằng nó có gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các cụ hẳn vẫn nghe đến những vụ kiện chống bán phá giá khi hàng của chúng ta xuất sang nước ngoài và chúng ta thường xuyên thua vì chúng ta bán giá thấp vì không tính phí môi trường. Người ta không thể/không muốn ăn một món ăn ngon nhưng lại gây ô nhiễm ở một vùng khác vì vấn đề ô nhiễm là tác động toàn cầu.
Hiện tại em không/ tham gia và sản xuất nông nghiệp nhưng có cơ hội tiếp xúc với khá nhiều hộ dân ở một số địa phương khác nhau thông qua chương trình nông thôn mới. Em cho rằng, riêng ngành chăn nuôi chúng ta không nên khuyến khích chăn nuôi phân tán và qui mô nhỏ, thực tế là các hộ cá thể đều không thực sự thành công.