Họ đi nước ngoài,gia thế chắc cũng khá giả cụ ạ...Gia đình cụ này sành điệu, cụ bé đi đôi tiger đẹp thật.
Họ đi nước ngoài,gia thế chắc cũng khá giả cụ ạ...Gia đình cụ này sành điệu, cụ bé đi đôi tiger đẹp thật.
Ngang bằng đi máy bay bây giờNgười đi bộ đứng sang một bên để nhường chỗ cho một chiếc xe khách đi Hà Nội đi qua con đường đang được xây dựng một phần do phụ nữ Việt Nam ở vùng nông thôn Tây Bắc Việt Nam, ngày 9 tháng 5 năm 1984.
Pedestrians stand to one side to allow a Hanoi-bound bus room to pass on a partially constructed road being built by Vietnamese women in rural north-western Vietnam, 9th May 1984.
-----------------------------
Đây có lẽ là quốc lộ 6, chiếc xe khách Liên Xô được gọi là xe Hải Âu, một loại xe khách hạng sang phổ biến thời ấy.
Đúng rồi thượng đình. Em nhớ cũng có đôi này. Gọi là giày cao cổ. Chỗ mắt cá chân có tấm cao su trắng bằng miệng chén đính vào bảooj mắt cáe có 1 đôi giống 2 cụ trẻ trẻ trong ảnh ko nhớ nó là của thượng đình, cao su hà nội hay giày thụy khuê, mùa đông đi phải lót 1 lớp túi nilon vào trong vì nó hay bị rách cái lớp dán, nói chung chất lượng rất tệ
Hồi bé em cũng có 1 đôi như cụ tả. Em nghe người lớn bảo là giày Bát Kết. Chắc là đọc từ Basket, ý là giày dùng để chơi bóng rổ.Đúng rồi thượng đình. Em nhớ cũng có đôi này. Gọi là giày cao cổ. Chỗ mắt cá chân có tấm cao su trắng bằng miệng chén đính vào bảooj mắt cá
Người dân Campuchia xem xe tăng chiến đấu Type 59 của Quân đội Việt Nam được chất lên tàu đổ bộ của hải quân trên sông Mê Kông trong cuộc rút quân một phần của lực lượng Việt Nam khỏi Campuchia, Phnom Penh. Ngày 9 tháng 5 năm 1983.
Local Cambodian villagers watch Vietnamese Army Type 59 battle tanks, being loaded onto a navy landing craft on the Mekong River during a partial withdrawal of Vietnamese forces from Cambodia, Phnom Penh. 9th May 1983.
------------------------
Người dân tham quan một trong những chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam (PAVN) đâm xuyên cổng Dinh Tổng thống miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Xe tăng chiến đấu Type 59, phiên bản Trung Quốc của xe tăng T-54A của Liên Xô, hiện đã được đưa vào sử dụng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1984.
Students examine one of the People's Army of Vietnam (PAVN) tanks that crashed through the gates of South Vietnam's presidential palace in Siagon on 30 April 1975. The Type 59 battle tank, a Chinese version of the Soviet T-54A tank, is now on display at the Viet Nam Military History Museum, Hanoi, 14th May 1984.
------------------------------------------
Em thì nhớ hôm đó ngày thì diễu binh diẽu hành; tối có bắn pháo hoa ở Bờ Hồ và màn ấn tượng nhất là cả một đoạn cành cây to gãy và hơn chục người nhà xuống hồ (khúc đối diện ubnd) kêu la ầm ĩ.A thì nhớ rõ cái buổi tối 10-10-1984. Năm đó HN tổ chức mít tinh diễu hành gồm các đoàn thể, cơ quan xí nghiệp Thủ đô. Lúc đó a làm nhân viên kỹ thuật thu thanh của cty băng nhạc đĩa hát Hồ gươm, địa chỉ ở 33 Hàng Bài. Mặc dù đã hết giờ làm việc nhưng buổi tối vẫn bị triệu tập đến cơ quan để hỗ trợ 1 bác nhạc sĩ ( Nhớ mang máng là Anh Bằng hay Trọng Bằng gì đó, lâu ngày quên mất tên). Bác nhạc sĩ này trong BTC phụ trách khoản âm nhạc. Đoàn diễu hành đi trên nền tảng nhạc bài Tiến về Hà nội của cố ns Văn Cao có nhịp hành khúc 2/4. A phải ngồi ghi âm sửa lại 1 chút tiết tấu, nhịp theo yêu cầu của bác nhạc sĩ, cho kịp thời gian tiến hành buổi mít tinh diễu hành.
Em nghĩ là logo của Reebok.Giày Onitsuka Tiger thì có 2 sọc chéo lận, hình này thì nhìn thấy có 1 sọc chéo màu đỏ thôi. Có bác nào rành về giày thì nhìn xem giúp ạ.
Cái cốc vại bia hơi này hồi đó đủ 500ml. Giờ co lại chỉ còn 330mlNgười dân địa phương thư giãn tại một quán bia nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong khu phố cổ Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1984.
Locals relax at a beer garden overlooking Hanoi's Ho Hoan Kiem Lake (Lake of the Restored Sword) in the old quarter of Hanoi, 14th May 1984.
-------------------------------
Bia Hơi Hà Nội, chè Đỗ đen, Kem Tràng Tiền....những thứ rất ngon được bán ở nhà hàng Thủy Tạ ngày đó..
Điện Biên, Tam Đảo có trước. Sau đến Sa Pa, Sông Cầu. Du Lịch sau này (khoảng 86,87) mới có. Không có thuốc lá Ba Đình mà là chè Ba Đình cụ ạ.Thuốc lá Điện Biên, một nhãn hiệu khá nổi tiếng thời bao cấp, cùng với Sapa, Sông Cầu, Tam Đảo, Du Lịch, Ba Đình
Loại thuốc này không đầu lọc, sau này hình như có loại bao bạc và đầu lọc thì phải....?
Bánh mì 225g và 1 hào. Đưa cái tem 1kg, được 4 cái và trả lại cái tem 100g. Chả hiểu tại sao họ không làm cái bánh mì 250g không biết.Không nhân nhưng đặc ruột nhá, ruột moi ra được cả nắm, rồi kẹp kem vào, có mà to ngon bằng mấy bánh mì bây giờ
E nghĩ đơn giản vào trc vào sau ti chả quan trọng, còn sống và chứng kiến đất nước thống nhất là happy lắm rồiĐến năm 1989 ô Alex Bowie lại có loạt ảnh về VN rút quân khỏi Căm-pu-chia. Trong đó có ảnh xe tank 912, 1 chiếc xe "đúng ra" sẽ rất nổi tiếng vào ngày 30-4-1975, nhg "sứ mệnh" của 912 đã được xe 843 "may mắn" thực hiện giúp.
View attachment 8572235
Như em bắt đầu để ý thuốc lá thuốc lào thời 82 thì Điện Biên Tam Đảo là loại tiêu chuẩn thấp còn Sông Cầu Sa Pa là loại tiêu chuẩn cán bộ hơn. Ông bác cả của em thời đó cụ hút Tam Đảo nhưng ông bác hai chức vụ Trưởng Ty thì có Sa Pa. Cụ giáo Nga văn dạy em hồi cấp ba thì chuyên Sa Pa bao bạc, nhà cụ phố cổ có cửa hàng nên điều kiện cũng Hinh Bồng hơn. Mỗi tiết Nga văn 45 phút, cụ vừa hút vừa nhai 3 điếu, đến khi cái tóp còn bằng hột lạc thì cụ ghé cửa sổ búng lưỡi cái pựt là không còn cả khói lẫn sợi. Sau có lần em nếm thử sợi thuốc Sa Pa hoá ra ngọt thật vì theo công nghệ thời đó chống mốc bằng nước đường.Điện Biên, Tam Đảo có trước. Sau đến Sa Pa, Sông Cầu. Du Lịch sau này (khoảng 86,87) mới có. Không có thuốc lá Ba Đình mà là chè Ba Đình cụ ạ.
Thời chụp mấy cái ảnh này thì không còn nhiều loại thuốc lá trước đó nữa, nhất là loại thuốc rất thông dụng thời chống Mỹ này:Như em bắt đầu để ý thuốc lá thuốc lào thời 82 thì Điện Biên Tam Đảo là loại tiêu chuẩn thấp còn Sông Cầu Sa Pa là loại tiêu chuẩn cán bộ hơn. Ông bác cả của em thời đó cụ hút Tam Đảo nhưng ông bác hai chức vụ Trưởng Ty thì có Sa Pa. Cụ giáo Nga văn dạy em hồi cấp ba thì chuyên Sa Pa bao bạc, nhà cụ phố cổ có cửa hàng nên điều kiện cũng Hinh Bồng hơn. Mỗi tiết Nga văn 45 phút, cụ vừa hút vừa nhai 3 điếu, đến khi cái tóp còn bằng hột lạc thì cụ ghé cửa sổ búng lưỡi cái pựt là không còn cả khói lẫn sợi. Sau có lần em nếm thử sợi thuốc Sa Pa hoá ra ngọt thật vì theo công nghệ thời đó chống mốc bằng nước đường.
Hồi hổi, hôm chia tay các bạn để lên đường thì ba thằng con giai bọn em chia hai chai Trúc Bạch mà mặt đỏ như quả mận.Chỗ quán bia này có phải Thuỷ tạ ngay Bờ hồ không C/C nhể!
Hai loại này thời em bắt đầu nghiện thì hiếm rồi. Thời 83 thì bọn em tập tọng thì sang No1, A Lào, Thạp Luổng không còn thú vị với thuốc nội.Thời chụp mấy cái ảnh này thì không còn nhiều loại thuốc lá trước đó nữa, nhất là loại thuốc rất thông dụng thời chống Mỹ này:
Những bao thuốc lá thời đó rất ít người được nhìn thấy:
Đó là những bao thuốc theo tiêu chuẩn, thông dụng vì chúng bán cho cán bộ cấp thấp nhất và loại hiến thấy, vì chỉ có cán bộ cao cấp nhất mới được mua (cấp). Ở giữa có Điện biên, Tam Đảo,....Hai loại này thời em bắt đầu nghiện thì hiếm rồi. Thời 83 thì bọn em tập tọng thì sang No1, A Lào, Thạp Luổng không còn thú vị với thuốc nội.
Nhưng h bảo quay lại với tình cảnh ăn k đủ no, mặc k đủ ấm thì cụ có quay lại không?Ngày xưa nghèo tí nhưng không khí trong lành con người tử tế, bây giờ thì, nghĩ ló chán
Ai chẳng muốn ăn ngon. mặc đẹp (không phải chỉ ăn no, mặc ấm).Nhưng h bảo quay lại với tình cảnh ăn k đủ no, mặc k đủ ấm thì cụ có quay lại không?