Em còn nhớ láng máng ngày bé bị ghẻ phải tắm nước vỏ cây xà cừ, lá bàng gì đấy nữa
1) Ghẻ tắm vỏ cây xà cừ. Thanh niên nam nữ đi lấy vỏ xà cừ là cứ phải đêm tối v̀ì ngượng, thanh niên nào nói chuyện 2 bàn tay đan vào nhau ngoáy ngáy thì y rằng bị ghẻ ở kẽ ngón, ông nào liệt dây thần kinh thẹn (ngượng) thì sáng sáng nắng lên vác ghế ra sân phơi nắng, lấy kim nhể cái ghẻ. Nên mới có câu hát:
Nắng lên cho ghẻ ăn ra, cho anh tay gãi tay xoa nhịp nhàng...
Nhà em ông già quan hệ rộng nên không phải dùng vỏ xà cừ mà có bộc phá (thuốc mìn) giã nhỏ, hòa với rượu bôi. Cũng hiệu nghiệm. Sau đi học đại hoc thì DEP là phổ biến nên có những thằng được gán với biệt danh DEP sau tên mình.
2) Hắc lào (miền nam gọi là lác) thì lấy cái đóm uốn cong (nan tre mỏng dùng để châm lửa hút thuốc lào, châm bếp) cạo sồn sột cho nó mỏng vết lác rồi cắt đôi quả chuối xanh, chấm nhựa vào hoặc lấy nước điếu (nước trong cái điếu cày điếu bát bôi, bôi phát nào, hút hét lên phát đó vì xót. Về sau xịn hơn thì có ASA. Phụ kiện kèm theo ASA là phải có cái quạt con cóc Thống Nhất, vừa bôi vừa bật quạt cho đỡ xót. Ác cái là hắc lào toàn chơi vào chỗ hiểm. Cô nào ngồi ghế không im mà cứ doay cái mông khả năng cao là hắc lào.
3) Chốc đầu: Dội nước ấm lên đầu rồi đắp cho bếp sạch lên, ủ khoảng 30 phút rồi mới gội. Vẩy chốc bay sạch để lại da đầu đỏ hỏn.
4) Đinh nhọt: Đắp lá táo.
5) Sốt cao: Đắp lá Diếp cá
6) Trẻ con nghịch ngợm chạy nhảy ngã bươu đầu mẻ trán lấy cái dao dựa ấn vào vết sưng, quê em gọi là ướm con dao vào.
7) Các bà làm đồng mùa đông sương muối chân nẻ to như ruộng khô lấy ít mỡ heo bôi vào nhưng cảnh giác vì không khéo đêm chuột nó nhảy lên xin miếng gót.
....................
Nói chung là ngày đó gọi là thời kỳ hoàng kim