- Biển số
- OF-14953
- Ngày cấp bằng
- 21/4/08
- Số km
- 564
- Động cơ
- 517,350 Mã lực
1 người thợ sửa máy điện tử xếp gạch huyền thoại, 1993
Hộp CANA từ hồi đó đến giờ, mẫu mã không thay đổi
Choáng
1 người thợ sửa máy điện tử xếp gạch huyền thoại, 1993
Từ "làm đồng" trong SG, trước hay dùng cho với xe hơi, nay cũng thấy ít dần.Những từ này giờ ít sử dụng rồi cụ nhỉ?
Chi tiết tam giác đó cụ nhầm rồi, xe cub từ 70cm trở lên Nhật nó mới in hình tam giác đó, xe 50 không bao giờ có hoặc do người mình dán thêm vào cho hawai hơn thôi.Chiếc xe này là đời cub78 máy cối 50, nó có cái đèn vi trí gắn ở mặt nạ, chìa ổ khóa điện ở cốp xe, chiếc bên trong cũng cub78 máy cối 70 do có viền mũi trắng theo quy ước của Nhật (và tam giác trắng nhỏ ở đuôi xe).
Bán quạt điện, chắc là quạt bãi Nhật hoặc quạt TQ, quạt TQ ngày ấy có thương hiệu MD rất bền bỉ
Nhìn ảnh này em lại nhớ đến các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật ÁnhMột nữ sinh đi xe đạp trên đường, hình như SG, cô bé rất xinh, cô đi qua 1 loạy xe máy như Dream, 81, DD, 67, tương tự như bây giờ là các xe Camry, A-tít, K3, và Morning.
Em nghĩ có thể là phố Nguyễn ThiếpPhố nào đây các cụ? 1994
Người ta đang VÁ LỐP chứ không phải SĂM nháVá chín xăm xe, rất bền và an toàn hơn vá thông thường, 1994
Khả năng là phố Nguyễn Siêu,phía trước có xe khách 3 Đình là bến xe Chợ Gạo,phía phải có bức tường để 2b là phía sau của trường Tuổi Thơ,mặt trước trường mẫu giáo Tuổi Thơ là phố Hàng Buồm. Trường Tuổi thơ khi xưa là quán khách của dân Tàu,nơi Tôn Trung Sơn đã từng lưu trú lại.Phố nào đây các cụ? 1994
dân chơi đích thực thế hệ 9x là đây chứ đâuSài Gòn, 1992, đã xuất hiện những chiếc Mô tô phân khối lớn và sang trọng.
mặt mộc thời xưa chắc vẫn đáng tin hơn thời nayMột cô gái suy tư, 1990, cô để mặt mộc khi chụp ảnh
Cái này gọi là quấn lô tóc chứ cụ? Hồi đó ít hàng tóc các mợ thích cụp vào hay xoè ra ở chỗ nào thì dùng cái lô đó một lúc để tạo hình rồi bỏ ra.Dệt lụa ở làng Vạn Phúc, 1990, phụ nữ hồi ấy có cái búi tóc kiểu cổ, giờ đã không còn
Cụ Hữu Loan ở Thanh Hóa cụ ạ, không biết cụ có nhầm không vì em được biết cụ ở Phú Thọ?Đi bán nồi đất ở Nghệ An, 1994, loại nồi đất này thường dùng để nấu rượu Quốc lủi, những người lao động thật vất vả.
Chuyện bán nồi đất, em lại nhớ, quãng năm 1985, 1986, em có gặp 1 ông già tóc dài, bạc, dáng cao gầy, rất đẹp, thồ vài cái cối xay bột bằng đá đi bán, ông đi trên cái xe đạp nữ, bà nội em mua 1 cái để xay bột gạo làm bánh, bà em bảo đấy là ông Hữu Loan, sau này lớn lên mới biết ông là nhà thơ nổi tiếng.
Em ở Vĩnh Phúc, Tam Đảo mà, nhầm sao được,lúc ấy cụ Hữu Loan cũng được nới lỏng đi lại rồi. Đấy là sau này em mới biết, chứ bà nội em thì biết từ lúc ấy kia ạ.Cụ Hữu Loan ở Thanh Hóa cụ ạ, không biết cụ có nhầm không vì em được biết cụ ở Phú Thọ?