Ga lớn nào chả có. Ga Vinh cũng có nhé.Vừa rồi nhà cháu vào ga SG vẫn thấy trong ga trưng bày loại đầu máy hơi nước này:
Ga lớn nào chả có. Ga Vinh cũng có nhé.Vừa rồi nhà cháu vào ga SG vẫn thấy trong ga trưng bày loại đầu máy hơi nước này:
Cụ ẩu bỏ đời! năm 94 em còn về mượn ông già đi! hồi ấy Sim Sơn các cụ toàn gọi là Công phô hoặc Má vít! đến tầm 96 thì hết hẳn không còn thấy nhiều!
Em nhớ Simson phổ biến ở mình giai đoạn cuối 80s, đầu 90s có 2 loại. BS51 và Comfort70, giá cả 2 loại này cũng chênh nhau kha khá. Dòng xe của hãng IFA trước đó còn có loại ống xả chống ngập nước sát yên xe như xe cào cào bây giờ hoặc có loại bình xăng tròn trịa như quá nhót, tay lái vểnh lên mà bọn em hay gọi là xe con thỏ. BS51 nhà em có là loại 3 số, màu đỏ về sau đều là 4 số, cỡ khoảng năm 89-90 gì đó còn nhớ ông già đèo em và bà già về quê, mình ngồi bình xăng vì đằng sau còn có bà già và tải quà, dọc đường tê chân rơi mất 1 chiếc dép bánh mì cháy lúc nào mà không biết.con này là compho bs51,thời đó thừa 1 một cái nhà cụ nhé,giờ con camry cũng chỉ mua đc căn chung cư.gt tương đương đấy ko đùa đâu.
Em nghĩ là nước mình sau Đại hội VI, cởi mở hơn rất nhiều, Tây, Tàu, Việt kiều vào ra, đi lại thoải mái nên họ có thể tìm hiểu và ghi lại những hình ảnh này một cách thoải mái, trừ các vị trí quân sự chứ không giấu diếm như bố con nhà anh ỦnCâu hỏi của cụ khá thú -vị, nhưng trả lời được lại không dễ.
Bắc Hàn chỉ cho phép chụp có kiểm soát, còn Vn, Tây lông vác máy đi khắp nước, chụp ảnh mọi nét cuộc sống. Cũng có những bức ảnh đáng ngẫm nghĩ.
Cụ đi chi tiết quáKhu vực đường Đồng khởi đến Lý Tự Trong giờ khác hoàn toàn.
Sau lưng mấy cô người mẫu đang chụp ảnh là khu vực khối nhà của Sở VHTT TP HCM đã thay đổ ít nhiều. Cùng dãy đó kèo về phía Wincom là các cửa tiệm cao cấp về trang sức, quần áo tây (vest, comple, mà TT Mỹ đã đặt may ở đây). Phía bên kia đường, thay hoàn toàn là khối nhà thấp là building Metropolitan (góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi), tiếp dãy nhà 3 tầng đã đập bỏ, giờ là khối nhà cao tầng mới xây của Bảo Việt và ngân hàng. Tiếp xuống đoạn dưới dẹp bỏ hết các nhà thấp, quầy thuê..., giờ là mặt phía rìa của tòa nhà UBND TPHCM.
Chưa kể phia Nhà thờ Đức bà SG đang tu sửa lớn, cũng làm mới hơn 4 năm nay.
Cụ ở mô trên VP đấy? Em cũng dân 2 củ lạc đây. Có vẻ cùng ngành và cùng tuổi. Cũng có lần em phi xe máy xuống HBT mua quả TV (nhưng là LCD). Nhẽ nào cụ lại chính là em?Hồi ấy chắc bán mạnh lắm cụ, em nhớ cái TV màu đầu tiên nhà em mua cũng ở đây, phố HBT này, lặn lội từ Vĩnh Phúc xuống, con Phillips 14 inch
Em ở Tam Đảo cụ ơi, nhưng xa quê lâu lâu rồi ạ, heheCụ ở mô trên VP đấy? Em cũng dân 2 củ lạc đây. Có vẻ cùng ngành và cùng tuổi. Cũng có lần em phi xe máy xuống HBT mua quả TV (nhưng là LCD). Nhẽ nào cụ lại chính là em?
Made in Cổ Nhuế, áo Nato hồi ấy cũng rất oai chứ cụ?Một bức ảnh có mặt 3 siêu xe: Babetta, Simson, Cub 78-79. Quả áo Nato của anh trai cưỡi mô kích khả năng là hàng Made in Cổ Nhuế.
Bó hoa cưới thường là "lay ơn" hay còn đọc dân dã là "dơn" cụ ơi. Cụ Doc đùa vui quá, ai lại cầm hoa cúng bao giờ. Chả thê mà cõi OF dùng từ code để gọi tên 1 trong 2 cụ đương nhiệm Hà thành là "hoa cúng"Đám cưới thời 199x, rạp phông phải có đôi chim bồ câu, cô dâu cầm bó hoa huệ
TS Q.Tuấn Ngọc, cha đẻ ra bộ BKED nổi tiếng. Cụ Q.T.Ngọc làm Tiến sĩ Tin học tại Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp) năm 1985/1986, cùng với cụ TS B. Quang Ngọc sau này là CT FPT, và 1 TS nữa về điện tử cụ Chuyết. Cả 3 cụ đều về dạy ĐHBK HN.Cụ nào làm CNTT thì không quên nhân vật này, 1989
Phong cách cụ này với bộ Tô Châu này thì có thể là dân anh chị thời đóLại 1 đại gia thời ấy ah cụ?
Nồi đất này các cụ 6-7x thì còn lạ cái gì. Nồi bé nhất bằng vốc tay thì chưng mắm tôm, mắm tép; to hơn chút thì kho cá; chút nữa thì nấu cơm; to nữa thì của mấy bà bán cháo ngoài chợ quê hoặc đúng như cụ nào nói là đựng nước đái. Quê em mà chê con gái mông to là cứ ví như cái nồi đình nước đái.Đi bán nồi đất ở Nghệ An, 1994, loại nồi đất này thường dùng để nấu rượu Quốc lủi, những người lao động thật vất vả.
Chuyện bán nồi đất, em lại nhớ, quãng năm 1985, 1986, em có gặp 1 ông già tóc dài, bạc, dáng cao gầy, rất đẹp, thồ vài cái cối xay bột bằng đá đi bán, ông đi trên cái xe đạp nữ, bà nội em mua 1 cái để xay bột gạo làm bánh, bà em bảo đấy là ông Hữu Loan, sau này lớn lên mới biết ông là nhà thơ nổi tiếng.
Chuẩn nhất chặt cái cái rá hay cái quạt nan hỏng để lót. Những năm 80s đời đầu em toàn được bà hay mẹ cho gặm cái vỉ xôi này, sướng nhất vớ được hạt lạc còn sót lại.Cái nồi này đặt thêm 1 cái vỉ đang bằng nan tre, rồi đặt lên trên 1 nồi là có chõ đồ xôi. Sau này thay bằng nồi nhôm có lỗ ở đáy
Chuẩn áo tơi trong câu hát "Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng". Những năm 2000s bà con Thanh Nghệ Tĩnh vẫn dùng.Em nghĩ chưa chắc mặc áo mưa ni-lông thì "sướng" hơn đâu ah. Áo này che mưa hơi bất tiện nhưng che nắng thì mát đấy.
Lắp tại Biên Hòa. Nhớ quả Triniton màn hình bóng gương và quả cát xét 3 cục, 2 cửa, ô-tô-rơ-vớt (Auto-Reverse) đập Liên khúc Tuấn Vũ hay Mô-đần Thốc-Kinh thì thôi dồi.Em thấy là Vn lắp ráp đấy cụ, cụ xem kỹ ảnh mà xem
Quê 88 em gọi là Chụp hay Chặp/Choặp gì đó, lâu quá không nhớ. Thằng nào ngón tay càng dài, càng cong thì đỡ được càng nhiều.2 cậu bé đang chơi, trò này em vẫn chơi, nhưng quên tên rồi, đại khá là cho sỏi lên mu bàn tay, sau đó tung lên và dùng tay vồ được càng nhiều sỏi càng tốt
Chuẩn bóng bay giun đấy. Hehehe, Bóng bay Ka-pốt chính là bao cao su các cụ bán đồ tạp hóa, quà vặt cho bọn trẻ không biết móc được từ trạm xá nào chuyên bán cho trẻ con ở cổng trường. Thổi 1 hồi cái mõm nó bóng nhẫy dầu bôi trơn. Bọn nhớn hơn thì chúng nó cứ ngêu ngao hát "Bóng bay Ka-pốt bịt B.... thằng tây"Một ông Tây thổi bóng bay Ca Pốt, lũ trẻ ngạc nhiên
Em măng xông bằng 1 mắt luôn. Nhà em có cái bơm tay nhét vào vừa khít lòng săm, măng xông số một luôn.Nhà em xưa làm nghề chữa Xe Đạp nhá
Lão có bít làm măng sông hôn ???
Chế má phanh bằng cắt dây Cu-roa của máy sát gạo là đỉnh nhất cụ. Pê-đan thì ông già em dạy cách chế bằng cưa sừng trâu.Cụ nói mới nhớ, xe đạp hồi ấy hay mòn má phanh, đa số má hồi ấy cũng đểu, hay mòn, có người còn cắt cao su làm má phanh.
Xe đi rơ cổ phốt cũng khổ, lại còn cái lê đan nội, cũng rất kém, hay kẹt bi, phải đạp bằng bút chì, lại tuột xích, tay bẩn vì lắp xích, hehebe
Ông già em phải khâu mất phát ở môi trên vì quả này rồi.Đi xe đạp, sợ nhất là gãy ống Giang cổ phuốc.
Ngã giập mặt
Chôn nhau cắt rốn của em ở Kim Long đơi cụ. Mời cụ đồng hương 1 ly.Em ở Tam Đảo cụ ơi, nhưng xa quê lâu lâu rồi ạ, hehe
Đầu máy hơi nước (Locomotive) thì nhiều ga có mà. Nhưng cái đầu máy mà bán lại cho Thụy Sỹ nó hơi có chút đặc biệt đó là giữa trục bánh chủ động có có răng cưa để khớp với thanh ray răng cưa ở giữa 2 thanh ray bình thường.Ga lớn nào chả có. Ga Vinh cũng có nhé.
Hehehe, em nhầm chút cụ ơi, hoa Lay- ơnBó hoa cưới thường là "lay ơn" hay còn đọc dân dã là "dơn" cụ ơi. Cụ Doc đùa vui quá, ai lại cầm hoa cúng bao giờ. Chả thê mà cõi OF dùng từ code để gọi tên 1 trong 2 cụ đương nhiệm Hà thành là "hoa cúng"
Kim Long quá gần nhau rồi còn gì, chợ Số 8 nổi tiếng em đi suốt, hic, giờ đã 44 tuổi rồi..Chôn nhau cắt rốn của em ở Kim Long đơi cụ. Mời cụ đồng hương 1 ly.
Iem hỏi ngoài hơi chính trị tẹo: dân miền Nam chỉ khổ tầm 15 năm thôi cụ nhỉ, từ 1975-1990, sau 1990 mở cửa kinh tế thì cũng manh nha hàng hoá, vật chất tư bản dần lên còn gì...Những năm 1990, Sài Gòn đã bắt đầu bán xe hơi, tất nhiên là xe của bọn giãy chết, đế quốc sài lang