Vụ này, chú Sam rối rít kêu gọi bắn thì cũng để tí chút cho anh rút, còn lại kệ mựa thằng đàn em anhDạo í, M46 bắn nhiều thì chỉ có mỗi vụ trận địa Nhơn trạch bắn vào sân bay Tân sơn nhất không cho máy bay cất hạ cánh di tản
Còn đây là trích hồi ký của CCB TichtuongNhule- lính SV 72- Giáo sư thời hiện tại về pháo 130ly trong trận cuối đánh vào Sài gòn:
CHUYỆN XXI NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ (tiếp 3)
Trong khi trung đoàn 46 đã bao vây chặt Long Tân thì, chiều hôm đó, pháo 130 ly được kéo đến Phú Hội. Ở cự ly này, cách sân bay Tân Sơn Nhất 20 cây số đường chim bay. Đó là cự ly mà pháo 130 có thể phát huy được hỏa lực. Về sau này tôi mới biết, đây là sự điều động pháo có nhìn lớn. Chỉ có thế, ta mới khống chế được không quân của địch, tạo điều kiện cho tất cả các cánh quân tiến vào Sài Gòn thuận lợi, ít tổn thất. Trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” của đại tướng Văn Tiến Dũng đã nói rõ việc chỉ thị cho quân đoàn 2 làm thế nào nhanh chóng chiếm được Nhơn Trạch để đưa pháo 130 vào khống chế Tân Sơn Nhất. Và, ngày 29/4 phải thực hiện được điều đó. Sớm hơn một ngày thì không kịp, mà chậm hơn một ngày thì các cánh quân sẽ bị phơi áo trước không quân của địch. Vì vậy mà sư đoàn 325 mới chọc khe qua rừng cao su, bóc bằng được Long Thành để tiến tới Nhơn Trạch.
Trong khi đó, ngày 28 và 29 cũng là ngày ta tạm ngừng tấn công để Mỹ có thể rút khỏi Sài Gòn trong danh dự.
Đêm 28/4, trung đoàn 46 đẩy nốt địch khỏi Long Tân, mở đường tiến quân vào Nhơn Trạch và Thành Tuy hạ.
Đúng 4 giờ 30 phút sáng 29-4-1975, pháo 130 ly của Sư đoàn 325 dõng dạc lên tiếng. Tiếng nổ đầu nòng rất đanh ở phía sau chúng tôi khá xa. Đạn bay và rít lên liên tục qua đầu chúng tôi về phía tây, phía Sài Gòn. Chưa bao giờ tôi được thấy pháo 130 bắn cấp tập và nhiều như vậy, phải đến vài trăm quả. Ngay lúc bấy giờ, chúng tôi đã được thủ trưởng nào đó nói cho biết là đang bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Chắc hẳn các cụ quá mừng, biết là ngày chiến thắng đã đến rất gần rồi và quá phấn khích nên cũng chẳng giữ gìn bí mật gì mà chia sẻ hiểu biết của mình với lính tráng để được vui chung.
Lúc đó, chúng tôi không biết là bắn vào sân bay có hiệu quả không. Nếu chỉ bắn theo tọa độ thì có thể chỉ trúng khu vực thôi. Có ai là trinh sát để chỉnh pháo không ? Lính tráng được chứng kiến trận bắn pháo đều thấy tưng bừng, hả hê. Chúng tôi không biếtt chính xác pháo đặt ở đâu nhưng đoán là pháo chưa qua khúc quẹo có chiếc cầu nhỏ ở Phú Hội vì có thể xe xích kéo pháo không dám kéo pháo qua ?!
Việc 130 bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất thực ra không khó đoán. Vì Sài Gòn là thành phố đông dân cư, pháo chiến lược bắn tầm xa, độ tản mát lớn không thể bắn vào chỗ nào khác trong thành phố được.
Sau trận pháo kích cấp tập, thỉnh thoảng 130 lại cầm canh vào Tân Sơn Nhất. Ngoài việc bắn pháo ra. Hướng của chúng tôi có vẻ rất yên tĩnh.
Tầm bảy tám giờ sáng, rất nhiều F4 của hải quân Mỹ bay ầm ào trên trời, rất thấp, hết tốp này đến tốp khác. Chúng lượn vòng ngay trên đầu chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi không hiểu là chuyện gì. Sao chúng nó bay nghênh ngang thế mà pháo 37 của ta không thấy lên tiếng ?
Lại một “cụ” nào đó nói với chúng tôi:
- Mỹ nó bay hộ tống cho việc rút quân đấy. Chúng mày có thích xem Mỹ nó rút quân thì trèo lên đồi kia
mà xem. Cao xạ được lệnh không bắn máy bay Mỹ. Mấy thằng A72 ngứa tay cũng phải nhịn (A72 là tên
lửa phòng không vác vai tầm nhiệt).
Có lẽ "các cụ" được phổ biến mà "các cụ" còn nghe cả BBC và Tiếng Nói Hoa Kỳ nữa. "Cụ" nào chả thế.
Chúng tôi trèo lên cái đồi nằm bên trái đường đi Nhơn Trạch và nhìn về thành phố. Vướng rất nhiều đồi ở phía trước nên chúng tôi không nhìn rõ máy bay đáp xuống chỗ nào trong thành phố. Nhưng, một cảnh tượng thật là hoành tráng mà chúng tôi chưa bao giờ được thấy. Không biết cơ man nào là máy bay trực thăng, như, một bầy ong vỡ tổ, những cái bay lên, bay xuống, lượn vòng, ào ạt, nhao từ phía nam tới rồi khi cất lên lại lao về phía nam (phía biển).
- Kinh quá nhỉ, cứ như một đàn ruồi ý nhỉ !
- Nhiều thật đấy !
- Thì Mỹ nó rút mà lại.
- Có khi có cả trực thăng của không quân ngụy.
- Thì ngụy nó cũng chạy chứ !
Sau này nhiều lần xem các loại phim Mỹ tôi cũng chưa thấy lần nào có nhiều máy bay trực thăng như thế.
Đây là bản đồ từ Long Thành trên Quốc lộ 15 (bây giờ là QL51) đến bến phà Cát lái. Chúng tôi tiến theo đường LTL25 (bây giờ là TL769). Lúc đó chưa có đường tỉnh lộ 25B như bây giờ thấy trên bản đồ. Con đường LTL25 cũ hơi ngoằn ngoèo vì phải chạy vòng tránh các đồi đất thấp, lô nhô khá nhiều. Căn cứ Long Tân Cũng nằm trên một quả đồi. Thôn Tân Lương, lúc bấy giờ chỉ nằm phía bắc con đường, phía nam đường là đồi nhấp nhô. Chúng tôi trèo lên đồi xem Mỹ rút quân và ngụy di tản ở quãng Tân Lương, phía nam con đường.
. . . (còn nữa)
Chỉnh sửa cuối: