Theo UBND Thành phố Hà Nội, việc gia hạn thực hiện hợp đồng, chi phí bổ sung kéo dài chưa có quy định trong pháp luật Việt Nam. Do đó, các nhà thầu lập theo phương án thông lệ (được gọi là phương án cửa sổ thời gian), được áp dụng rộng rãi với các hợp đồng tiêu chuẩn của Liên đoàn kỹ sư tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC). Các bên tư vấn của Pháp và Tây Ban Nha khuyến cáo chủ đầu tư nên ký phê duyệt phụ lục hợp đồng sau khi kiểm tra kỹ. Nhưng Ban quản lý dự án không thể làm được do chưa có quy định nào.
Phía các nhà thầu không chấp nhận và yêu cầu thành lập Ban hòa giải, tiến tới khiếu kiện ra trọng tài quốc tế đồng thời dừng thi công nếu việc thanh toán không được giải quyết sớm. Theo UBND thành phố Hà Nội, nếu đưa ra trọng tài quốc tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Việt Nam vay vốn ODA. Do vậy, UBND thành phố Hà Nội đề nghị các bộ cho ý kiến về phương pháp giải quyết vấn đề này.
Đọc cái đoạn cuối thì hiểu là
Nhà thầu bị kéo dài thời gian do lỗi chủ đầu tư và phát sinh thiệt hại. Nhà thầu đã chứng minh thiệt hại và được tư vấn xác nhận.
Làm ăn với nhau thì gây thiệt hại cái gì thì bồi thường cái đấy nhưng Ban quản lý dự án không dám phê duyệt và đẩy quả bóng lên UBND rồi UBND đá sang các bộ.
Làm 5 tuyến đường sắt đô thị đội vốn 3.5 tỷ $.
VTV.vn - Sự chậm trễ của những dự án đường sắt đô thị đã góp phần gây đội vốn tới 3,5 tỷ USD và kéo theo nhiều hệ lụy khác cho nền kinh tế.
vtv.vn
Mấy tháng trước còn có tin nhà thầu Hyundai - Ghella đòi bồi thường thiệt hại 81 triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng. Đội vốn + bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu sẽ dừng lại ở con số nào.