Quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa về mọi thứ không khác gì tên lửa đẩy vệ tinh (tên lửa R7 đưa vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo, bản thân mó là tên lửa liên lục địa - tiền thân của Soyuz hiện tại của Nga). Độ cao của tên lửa liên lục địa? nó là độ cao cận quỹ đạo đấy (và nó thừa sức đạt độ cao quỹ đạo nhưng sẽ rất phức tạp khi tái nhập khí quyển nên người ta không cho nó đạt độ cao ấy - nó liên quan đến cái thứ xác suất sai số mà cụ nói).
Người Tàu, sau nhiều lần thiết kế, chế tạo và phóng tên lửa vũ trụ. Thành công có nhưng thất bại cũng không ít, sau khi rút kinh nghiệm cộng với tiếp cận được công nghệ tên lửa LX qua U cà, người Tàu nhận ra rằng: việc thiết kế nhiều tầng đẩy dẫn đến sự phức tạp trong chế tạo, điều khiển và ẩn chứa nhiều rủi ro khi tách, bản thân việc tách tầng cũng làm giảm hiệu suất đẩy. Vì thế, để đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo thấp, họ đã thiết kế ra tên lửa đẩy CZ-5B chỉ có duy nhất 1 tầng lõi.
Bằng việc thiết kế 1 tầng lõi, họ đã giảm thiểu nguy cơ thất bại khi tách tầng, giảm chi phí chế tạo, tăng hiệu suất đẩy - nhưng bù lại, phải chấp nhận tầng đẩy rất lớn tách trong quỹ đạo, tầng này sẽ bay quanh trái đất, phân rã dần quỹ đạo và lao xuống trái đất một cách vô định. Việc rơi vô định này có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho con người, nhưng họ vẫn lựa chọn vì xác suất là rất nhỏ và hậu quả nếu có là không lớn (do tầng đẩy đã bị cháy hầu hết do ma sát với không khí) - thực chất đây mới là sự tính toán của họ (và bọn phương tây lên án chính cái này).
Đừng đổ tất cả cho thuyết âm mưu, cũng đừng cố lập luận là do âm mưu.