Chốt hạ là rơi chưa các cụ ơi
Oài, em miễn dịch bả Tây bả Tàu lâu rồi .Là cụ ăn bả (em mượn từ của cụ khác) của media Tây thôi.
Không thể điều khiển thì đúng nhưng bảo nó muốn rơi đâu thì rơi là sai.
Trước đấy phía TQ đã nói rõ là xác suất cực thấp nó gây nguy hiểm và thực tế chứng minh họ đúng.
Ơ. Vẫn chưa xong à. Hqua em thấy cụ nào quăng cái ảnh tên lửa của Mẽo rơi ở khu dân cư Úc và Canada.Có lẽ cũng cần hiểu thêm chút về các bộ phận của các con tàu vũ trụ bị đốt cháy trong bầu khí quyển Trái đất khi phóng và khi trở về Trái đất.
Như trường hợp của tàu con thoi:
Sau khi phóng được 2 phút đạt tốc độ 4.800 km/h ở độ cao 55km thì 2 quả tên lửa màu trắng 2 bên sẽ tách ra và bung dù rơi xuống biển để tái sử dụng. Phần vỏ của mỗi quả tên lửa rắn này làm bằng thép; đường kính 3m; dài 45m; nặng 63 tấn.
Kể cả nếu không dùng dù hãm để tái sử dụng thì khi tách ra rơi xuống Trái đất, 2 vỏ tên lửa này cũng không thể cháy hết được vì nó bằng thép và tốc độ rơi chưa đủ cao...
Đây là tên lửa rắn của tàu con thoi.
Sau khi 2 tên lửa rắn tách khỏi, tàu con thoi ôm cái bình nhiên liệu ngoài (màu da cam) tiếp tục bay thêm 6,5 phút nữa, con tàu đạt tốc độ 27.000km/h ở độ cao 115km. Lúc này bình nhiên liệu ngoài đã hết và được tách khỏi con tàu rơi trở lại bầu khí quyển. Cái vỏ bình này bằng hợp kim nhôm; dài 47m, đường kính 8,4m; nặng 26,5 tấn. Khi nó rơi trở lại Trái đất từ độ cao hơn 100km với tốc độ cao, nó sẽ tự cháy hết không còn gây nguy hiểm nữa.
Bình nhiên liệu ngoài của tàu con thoi đang rơi.
Nhìn chung, các con tàu vũ trụ khác cũng theo nguyên lý trên. Các tầng sau khi đốt hết nhiên liệu được tách ra rồi tự đốt cháy khi rơi trở lại bầu khí quyển nên hiếm khi có thể gây nguy hiểm cho mặt đất.
Tuy nhiên, để bảo vệ các nhà du hành và những thiết bị quan trọng, có những bộ phận của tàu vũ trụ được thiết kế bằng những vật liệu bền như titan, thép...nên chúng không bị cháy hết khi rơi trở lại bầu khí quyển gây nguy hiểm.
May mắn là gần như tất cả những bộ phận không tự cháy hủy hết của những con tàu vũ trụ, trạm không gian, vệ tinh, tên lửa... đều vận hành và kết thúc rơi xuống theo sự kiểm soát của con người (như trạm Mir của Nga và nhiều vệ tinh của nga và phương Tây khi hết hạn sử dụng được điều khiển cho rơi xuống vùng đại dương vắng vẻ nào đó).
Trường hợp mất kiểm soát như của TQ vừa rồi ít khi xảy ra.
Mà sao không thấy quốc gia nào lôi tên lửa đánh chặn ra ứng trực để bòm nếu nguy cơ nó rơi vào đầu người dân mình nhỉ. Hay các ông í chém gió khoe các hệ thống tên lửa đánh chặn
sao chưa rơi hết xuống đất đã cắt rồi?!
Cụ tính toán được nó sẽ rơi xuống biển, nhưng đến đó là nó rơi, khi nó rơi cụ không can thiệp được, người khác sẽ nói đó là mất kiểm soát. Cụ thử thay lần lượt từng nước Mỹ, Liên Xô, Nga, các nước Châu Âu đã từng phóng vệ tinh xem nó có khác biệt gì không. Sự thực là không một quốc gia nào kiểm soát được nó khi tầng đẩy cuối cùng tách ra sau khi đốt xong. Sự thực là bất cứ một quốc gia nào cũng chỉ biết nhìn nó rơi tự do, bất luận họ tính toán điểm rơi trên không gian và điểm chạm bề mặt trái đất như thế nào, không một quốc gia nào có thể điều khiển được nó, do vậy khái niệm mất kiểm soát là một khái niệm giả tạo, ở góc độ kỹ thuật thì phải nói cho nó chuẩn cụ ạ. Còn cụ muốn nói theo kiểu phương Tây thì mời cụ xem lại lịch sử các lần phóng tên lửa đưa vệ tinh hay đưa người lên không gian, xem có lần nào điều khiển được tầng đốt cuối không, có ai nói là mất kiểm soát không, chả ai nói cả vì thực tế chả thằng nào điều khiển được cái tầng đấy khi nó rơi tự do từ không gian về trái đất, tất cả chỉ đều làm tốt việc tính toán nó rơi tự do xuống khu vực không gây nguy hiểm cho con người, phần lớn là biển. Cụ sẽ thấy có mỗi lần này được coi là mất kiểm soát thôi và lập luận từ phía bắn tên lửa đưa vệ tinh và người lên không gian nhiều nhất. Ở còm trước em dự đoán, thằng TQ sau này nó sẽ có đáp trả tương tự, Mỹ còn phóng vệ tinh nhiều đấy, rồi lúc đấy nó giễu lại Mỹ thì các cụ sẽ nói thế nào, hay là lờ chuyện hôm nay và chửi thằng TQ nói nhăng nói nhítCòm trước là em giải thích về các bộ phận của tên lửa và tàu vũ trụ tự cháy hủy nằm trong tính toán của các nhà khoa học.
Trường hợp mất kiểm soát em có nói đến là như của TQ. Bình thường thì các tầng hay các bộ phận của tên lửa rơi tự do xuống Trái đất đều đã nằm trong tính toán, nhưng cả lõi quả tên lửa nặng 20 tấn rơi tự do xuống Trái đất là câu chuyện khác vì nó không cháy hết và chưa biết nó sẽ rơi xuống đâu. Cũng ghê đới
Mỹ đang gờm TQ nên mọi chỗ đều phải bôi nhọ nó, sắp tới sẽ chỉ có trạm của TQ, không biết lúc đấy Mỹ sẽ làm gì, để dựng 1 trạm không gian đâu có đơn giản.PT dùng từ "Uncontrollable" và "Out of control".
Thực tế chẳng thằng mả mẹ nào điều khiển được cái tầng đẩy hồi quyển đấy. Nó khác hẳn trường hợp trạm không gian hết hạn sử dụng.
Nhưng có thể tính toán được quỹ đạo của nó và ước lượng với vận tốc đó, trọng lượng đó, độ cao đó thì thả ở vị trí nào module ít có khả năng gây hại nhất.
Cũng giống như thả bom ngu vẫn có thể đạt độ chính xác nào đó nhờ tính toán vận tốc, sức gió và trọng lượng bom, góc và vị trí thả. Nhưng bảo điều khiển quả bom thì có mứt.
P/S: Em bổ sung trừ trường hợp anh Ê Lone Mút tiết kiệm sử dụng lại tên lửa đẩy nhé không có cụ lại vào phản bác. Mà cái trò của Ê Lone cũng chỉ là với mấy cái booster chưa ra ngoài không gian.
Nó mà rơi phát vào khu dân cư, kho xăng dầu hay hoá chất thì thảm hoạ...còn đập thuỷ điện....Nói chung xác suất rất thấp....Vâng. Xác xuất chưa bằng bị sét đánh nhưng 1 ngày xét đánh bao nhiêu lần vào khu dân cư cụ biết không ah? 1 năm ít nhất cũng vài chục mạng đi vì sét đánh trên toàn thế giới. Nói rơi vào cụ thể 1 nhà thì nó thấp hơn xét đánh thôi chứ tính cả thế giới cũng không thấp lắm đâu ah.
“Tháng 5/2020, một vài mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi xuống Bờ Biển Ngà và làm hư hại một vài tòa nhà, song không ghi nhận thương vong nào.”
Rất có thể là fakesao chưa rơi hết xuống đất đã cắt rồi?!
Nhà lại chưa đóng tiền Net tháng này rầu:Đã rơi xuống Ấn độ dương
vậy là màn kịch bôi nhọ 1 thành tựu vĩ đại của CN-KH Trung Quốc đã kết thúc
1 chiến dịch truyền thông bẩn rầm rộ bôi nhọ TQ do p Tây dẫn đầu đã kết thúc trong bẽ bàng, gieo rắc nỗi sợ cho TG suốt mấy ngày qua, cả TG ngả nón thán phục thành tựu của TQ hôm nay
ngành HK TQ chưa 1 vụ tai nạn máy bay dân sự 20 năm qua, ko ai chết....Mỹ thì phải lao đầu mái bai xuống sông Hudson còn được ca ngợi anh hùng
NASA criticizes China's handling of rocket re-entry as debris lands near Maldives
NASA has lambasted China for its failure to "meet responsible standards" after debris from its out-of-control rocket likely plunged into the Indian Ocean Saturday night.edition.cnn.com
fake newsNhà lại chưa đóng tiền Net tháng này rầu:
- Chuyến bay 8387 của Henan Airlines, mái bai E-190 rơi lúc hạ cánh xuống sân bay Nghi Xuân đêm 24/08/2010 làm chết tại chỗ 42 hành khách.
View attachment 6156494
- Trước đó 6 năm, chiếc CRJ200 của China Eastern Airlines rớt tại một hồ khu Nội Mông làm 50 người thiệt mạng.
View attachment 6156509
Tin thuổng từ Nhân Dân nhật báo của Đ.C.S.TQ mờ kêu phếch liu nà cớ nàm thao.fake news
Thưa cụ, nó rơi xuống Đại Tây Dương ạ, vẫn còn nguyên thùng (dĩ nhiên có chút cháy xém)Sau khi 2 tên lửa rắn tách khỏi, tàu con thoi ôm cái bình nhiên liệu ngoài (màu da cam) tiếp tục bay thêm 6,5 phút nữa, con tàu đạt tốc độ 27.000km/h ở độ cao 115km. Lúc này bình nhiên liệu ngoài đã hết và được tách khỏi con tàu rơi trở lại bầu khí quyển. Cái vỏ bình này bằng hợp kim nhôm; dài 47m, đường kính 8,4m; nặng 26,5 tấn. Khi nó rơi trở lại Trái đất từ độ cao hơn 100km với tốc độ cao, nó sẽ tự cháy hết không còn gây nguy hiểm nữa.
Bình nhiên liệu ngoài của tàu con thoi đang rơi.
Vầng Cụ!Thưa cụ, nó rơi xuống Đại Tây Dương ạ, vẫn còn nguyên thùng (dĩ nhiên có chút cháy xém)
Khi tách ra khỏi tàu mẹ, rơi ở độ cao 115 km xuống mặt đất, chứ không phải nó lao với tốc độ 8,4km/s vào bầu khí quyển dày đặc
Những hình ảnh này là do chiếc C-130 chuyên dụng của NASA , chụp được ở độ cao 5-7 km
Nếu con người đã không tác động được gì vào nó thì cái “kiểm soát” với “mất kiểm soát” rõ ràng là thứ ơ kìa rồiVầng Cụ!
Em cũng chỉ đọc trên mạng thôi. Wiki thì nó nói bồn này bị đốt cháy khi rơi trở lại bầu khí quyển. Tài liệu của NASA thì nói nó bị cháy tan rã gần hết, phần còn lại rơi xuống biển.
Khi tách khỏi tàu mẹ, gọi là rơi nhưng thật ra nó không rơi thẳng đứng mà vẫn bay ngang theo quán tính với tốc độ khoảng 27.000km/h (7,4km/S) và giảm dần tốc độ do sức cản của không khí đồng thời giảm dần độ cao. Em nghĩ nó bị ma sát với không khí cháy gần hết trước khi rơi xuống biển vì không thấy có ảnh nào chụp xác cái bồn này, hay có thể tất cả các bồn bị chìm khi rơi xuống nước?.
Khi đã tách khỏi tàu mẹ thì nó không là vật vô tri vô giác thì là gì ạh , lúc đó nó bay theo quán tính và rơi vì lực hấp dẫn của Trái đất chứ con người có tác động gì nữa đâu. (Tất nhiên là nó bay và rơi theo quỹ đạo đã tính toán).
Chúng nó dùng câu "out of control" và dịch thành "mất kiểm soát" đều rất đểu.Nếu con người đã không tác động được gì vào nó thì cái “kiểm soát” với “mất kiểm soát” rõ ràng là thứ ơ kìa rồi
Khác cụ ạ, một đằng là tính toán được khu vực rơi để chủ động phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ, một phía là hoàn toàn mất kiểm soát không biết nó sẽ rơi vào đâu (dù xác suất rơi vào khu đông dân cư là rất nhỏ - nhưng không phải là không có). So sánh giữa tai nạn, thiên tai với việc nguy hiểm do hoàn toàn không kiểm soát để tiết giảm chi phí - là không công chính.Nếu con người đã không tác động được gì vào nó thì cái “kiểm soát” với “mất kiểm soát” rõ ràng là thứ ơ kìa rồi