Theo e nên sáp nhập các tỉnh thành, 64 hiện nay nên nhập thành 30-35 tỉnh. Sáp nhập tỉnh thành xong thì đương nhiên là phải sáp nhập các huyện lại. Cấp xã thì phải xem xét cẩn thận vì những lý do sau:
Trước kia:
- Giao thông, thông tin liên lạc ko thuận lợi nên việc sáp nhập duy ý chí không thành công. Một số tỉnh thành sau sáp nhập cán bộ về trung tâm họp mất cả ngày, hoặc nửa ngày...người dân ra tỉnh làm thủ tục cũng rất vất vả.
- Sáp nhập nhưng phân bổ ngân sách không công bằng thành ra 1 số Tp thuộc tỉnh sau sáp nhập ko được đầu tư tương xứng, dẫn tới tụt hậu, bất bình, mâu thuẫn
- Tính cục bộ địa phương dẫn tới chia bè phái.
...
Hiện nay:
- GT đã tốt hơn rất nhiều, từ Hòa bình về HN mất hơn tiếng, Thái Nguyên về HN cũng chỉ tầm 2-3 tiếng, đến cả Yên Bái - HN cũng có thể đi trong ngày... Thế nên khoảng cách về địa lý đang được thu hẹp. Giao tiếp thông tin có thể tăng cường chính quyền điện tử... Như nước Đức hiện mô hình chính quyền phi tập trung. Bộ Nông nghiệp ở Berlin Đông Đức, Bộ Tư pháp lại ở 1 tỉnh xa tít phía Tây Đức, và nhiều Bộ ngành khác thế nhưng vẫn hoạt động hiệu quả (sau khi sáp nhập nước Đức, một số bộ ngành vẫn ko chuyển về Tây Đức)
- Phân bổ ngân sách và tính cục bộ địa phương có thể khắc phục nếu thành lập chính quyền tỉnh theo mô hình liên bang, đó là phân bổ ngân sách và đại biểu chính quyền theo tỷ lệ đóng góp ngân sách, dân số...
Ví dụ: Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên, đầu tư cho trung tâm đô thị của HD và HY hiện nay sẽ được phân bổ tương ứng với số thu NS do 2 tỉnh đó đóng góp, số đại diện tham gia vào chính quyền, HĐND cũng được phân bổ theo tỷ lệ cư dân... nói chung như chính quyền liên bang.
Nếu nghiên cứu, vận dụng 1 cách khoa học, rõ ràng e nghĩ chắc chắn sẽ sáp nhập được, sẽ ko lặp lại các thất bại duy ý chí trước kia.
Một vd điển hình là sáp nhập HN và Hà Tây hiện vẫn rất ổn thỏa, mà đó mới là phép cộng đơn thuần, chưa ứng dụng các khoa học quản lý vào mô hình mới