- Biển số
- OF-28299
- Ngày cấp bằng
- 3/2/09
- Số km
- 4,043
- Động cơ
- 419,736 Mã lực
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.
Mọi thứ đều thay đổi. Không có gì đứng yên nhưng sự thay đổi trong xã hội loài người luôn mang tính tiệm tiến, cái sau kế thừa cái trước, nên không có cái gì biến mất hoàn toàn. Một quốc gia có thể bị mất tên. Một lãnh thổ có thể bị sát nhập chỉ có thể biến mất khỏi ký ức khi linh hồn của quốc gia đó, linh hồn của lãnh thổ đó là tập đoàn người với tiến trình lịch sử, văn hóa và lối sống nơi vùng đất đó bị tiêu diệt hoặc đồng hóa.Thực tế diễn ra ngược 180 độ với những gì cụ nói.
Văn hóa, nghệ thuật, triết lý, tư tưởng, hệ giá trị, lãnh tụ, chính quyền, chế độ chính trị, quốc gia, tôn giáo... thì cứ thay lên đổi xuống, xóa đi vẽ lại liên tục, nhưng cái dao sắc, cái bánh xe, chữ viết, giấy in, thuốc súng, máy cơ khi, động cơ điện, máy tính... thì cứ tiếp tục được phát minh ra và tồn tại xuyên suốt qua tất cả sự thay đổi của cái mớ nói trên. Cái mớ chính trị - nghệ thuật - tư tưởng nói trên dù có đánh nhau, có thay đổi thì vẫn cứ phải sử dụng công cụ của khoa học. Mà trong cái mớ nói trên, thằng nào phát triển và ứng dụng khoa học tốt hơn thì thằng đó sẽ có lợi thế lớn so với những thằng khác.
Kiến thức khoa học (tự nhiên) và công cụ sẵn có sẽ là nền tảng để phát triển kiến thức và công cụ mới. Mô hình phát triển khoa học và công cụ chỉ có một hướng là đi lên. Đấy mới là nét chủ đạo trong lịch sử loài người.
Áp dụng cái quy luật này vào VN, thì sẽ thấy là dù Quang Trung hay Nguyễn Ánh thắng thì rồi sớm muộn cũng sẽ bị thằng Tây nào đó đô hộ.
Còn em cho rằngNét chủ đạo nhất của lịch sử loài người là lịch sử phát triển công cụ, là việc tìm ra và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực (trong đó có quân sự).
Các thứ khác như văn hóa, nghệ thuật, quốc gia, lãnh thổ, triều đại, tôn giáo, hệ tư tưởng, ... chỉ là râu ria. Những thứ này thay đổi liên tục, không có quy luật, hết cái này lại có cái khác.
Ngay từ thủa hồng hoa đã không tồn tại cái gọi là "công cụ sẵn có". Và khoa học không thể gói gọn trong việc chế tạo công cụ hay chỉ được hiểu rằng khoa học chỉ là nghiên cứu tự nhiên - nó còn có khoa học xã hội nữa. Khoa học, có thể nói, là tập hợp có hệ thống các tri thức và kinh nghiệm được tích lũy qua thời gian.Không có cái gì là chủ đạo, tất cả đều tương hỗ lẫn nhau.
Ngày nay trả lương làm việc và lương hưu cao cho bộ đội và công an không phải để mua năng lực thể chất và trí tuệ vượt trội mà là để mua "lòng trung thành vượt trội".Triến chanh hiện đại đòi hỏi người lính phải có tác phong & trình độ cao để vận hành khí tài cũng như phối hợp hiệp đồng. Đây là điều mà lính nghĩa vụ không thể đáp ứng - việc xd quân đội chuyên nghiệp và chính quy là bắt buộc.
Khi bồ đội là 1 ngề lương cao, chúng ta sẽ có quền đòi hỏi trình độ, kỹ năng, phẩm chất và mức độ SSCĐ của những người lính.
Dân xứ Vệ lòng trung thành có thừa, nó là tố chất có sẵn, chỉ cần có cơ hội được thể hiện như cụ này nhận xét!Ngày nay trả lương làm việc và lương hưu cao cho bộ đội và công an không phải để mua năng lực thể chất và trí tuệ vượt trội mà là để mua "lòng trung thành vượt trội".
Sau đợt dịch covid vừa rồi, em phải công nhận dân mình bình thường đối xử với nhau abcdef
nhưng đến khi chống giặc chung thì kinh hoàng thật, răm rắp, tuân thủ, nghiêm chỉnh, kỷ luật
Tôi đang nói đến Trung với Đ, còn cụ Chỉ uống bia hơi là nói đến Trung với đất nước. Lãnh đạo và đất nước là hai khái niệm tách biệt, đừng đánh đồng mù quáng.Dân xứ Vệ lòng trung thành có thừa, nó là tố chất có sẵn, chỉ cần có cơ hội được thể hiện như cụ này nhận xét!
Cụ xem còm trên của cụ xem nói gì, đừng lèo lái thế !Tôi đang nói đến Trung với Đ, còn cụ Chỉ uống bia hơi là nói đến Trung với đất nước. Lãnh đạo và đất nước là hai khái niệm tách biệt, đừng đánh đồng mù quáng.
Đã có cơ giới ắt có cơ tâm. Cơ tâm phát sinh thì hồn nhiên biến mất, đạo đức xa rời.Đây là một chủ đề rộng và sâu sắc mà thú thực là em rất ngại bàn đến, Tuy nhiên cụ đã khiến em cảm kích rất nhiều nên em xin trò chuyện với cụ (một cách khái quát) thế này:
- Việc chế tạo công cụ có thể xem là bản năng của con người, nhằm hai mục đích và chỉ hai mục đích mà thôi: (1) tác động vào thiên nhiên (2) tự vệ trước các mối đe dọa tới từ bên ngoài. Trong khi đó con người mưu cầu thứ lớn hơn rất nhiều - đó là hạnh phúc Chế tác công cụ rất quan trọng nhưng nó có thể bị thủ tiêu khi con người không duy trì được niềm vui, không thấu triệt được ý nghĩa của cuộc sống, và chế tác công cụ cũng không phát triển trong một môi trường sống ổn định và các mối đe dọa không thực sự hiện hữu.
- Xã hội loài người luôn là một tập hợp hỗn tạp, không đồng nhất và luôn có xu hướng biến đổi. Vậy nên, trong tiến trình mưu cầu hạnh phúc, việc đầu tiên con người làm là 'tổ chức xã hội' nhằm phân công lao động sao cho phù hợp nhất với điều kiện sinh tồn cụ thể. Nhằm duy trì một xã hội có tổ chức, tất yếu sẽ xuất hiện việc đi tìm 'ý nghĩa cuộc sống' và nhu cầu cải tiến tổ chức xã hội (bao gồm cả việc phân công lao động) sao cho ngày một tốt đẹp hơn, thích ứng tốt hơn với môi trường đang biến đổi, đáp ứng được nhu cầu vô bờ bến của mỗi cá thể ở trong nó. Đây là khởi nguồn của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Khi những cái này xuất hiện, thì tất yếu hệ tư tưởng xuất hiện. Giá trị căn bản nhất của hệ tư tưởng là xác định và phân định các giá trị, lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển công cụ/ công nghệ nói riêng và xã hội nói chung. Việc chế tác công cụ sẽ đi vào ngõ cụt khi con người xác định không chính xác, hoặc có sự nhầm lẫn về giá trị.
Việc chế tác công cụ rất quan trọng trong việc xác định trình độ phát triển của một xã hội, tuy nhiên nếu xem nó là 'nét chủ đạo nhất' mà xem nhẹ các khía cạnh khác của xã hội, thì em e rằng đó là nhận định không thấu đáo.
Trong post trên của cụ có một vài ý ẩn tàng khá thú vị, để em trả lời sau nhé!
Thời xưa võ chân tay. Bây giờ là võ mồm. Bị đánh cứ cào mặt ăn vạ là lhq và Mỹ sẽ nhào vô. Ranh giới đã đánh tọa độ trên bản đồ ko lấn đc như trước. Còn biển thì xác định là sân chơi chung để có cớ Mỹ vè với China. Còn ta chịu đấm mà ăn xôi.Thưa các cụ,khi Gia Long đánh bại Quang Trung thì nền quân sự của nước nam ta không hề kém cạnh châu âu bao nhiêu cả,đến khi Gia Long chết là 1820 thì em nghĩ cũng không đến nỗi tệ.Vậy mà chưa tới 30 năm sau là 1858 thì đã coi như ăn hành với Pháp.Ngẫm lại thời nay kể từ cuộc chiến lớn cuối cùng đến nay ngót nghét cũng 40 năm.Lính ta vẫn cầm Ak một năm bắn đạn thật vài lần,y chang như miêu tả thời Tự Đức,theo các cụ thì nó có giống 200 năm trước không ạ