Em nghĩ ông Thệ và ông Tùng là những người được lịch sử lựa chọn.
Hãy thử nghĩ nếu không có ông Thệ và lính bộ binh của ông ấy tràn lên áp chế thì tình hình bên trong dinh sẽ không thể xuôi theo như vậy. Nếu không có bộ đội của ông Thệ đi theo hoặc trắng ra là áp tải, ông Minh có thể sẽ không dám qua đài phát thanh. Ông Tùng không đủ quân, vì lính xe tăng không bỏ xe lại được.
Bình thường, nếu cán bộ chỉ huy xông xáo, nhanh chóng xông lên giải quyết trực diện vấn đề thì cán bộ chính trị sẽ chậm lại, quan sát đánh giá tình hình và lựa chọn giải pháp thích hợp, thậm chí đôi khi không cần ra mặt. Ông Tùng là cán bộ chính trị, ông sẽ quan sát tình hình và sẽ có cách xử lý mang tính ngoại giao hơn. Hình ảnh ông Thệ và lính lăm lăm cây súng trên tay so với một ông Tùng điềm đạm, nhẹ nhàng và cương quyết là sự kết hợp hoàn hảo không thể tốt hơn vào lúc đấy.
Việc thảo tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận đầu hàng là văn kiện đáng kể, nó nói lên sự sâu sắc và nhạy bén về chính trị của ông Tùng trong nội dung soạn thảo ngắn gọn vừa đủ nội dung và yêu cầu: “Tổng thống” và “Đại tướng”, “chính quyền” và “quân đội”, “giải tán” và “hạ vũ khí”. Trong thời điểm đó, việc ông Tùng nói lời tiếp nhận đầu hàng hay ông Thệ nói lời tiếp nhận đầu hàng, thử nghĩ cái nào có ép phê hơn; dù người ta sẽ chẳng biết cả 2 ông là ai qua sóng radio khi tuyên bố là người “đại diện lực lượng quân giải phóng Miền Nam Việt Nam”.
Việc lùm xùm như trên thật đáng tiếc, vì theo em cả hai ông đều xác lập được vai trò chính của mình trong sự kiện chấn động này và đều xứng đáng được tưởng thưởng như nhau.