Chúng ta đã bàn khá nhiều về thị trường, về cơ hội và thách thức. Giờ em muốn nhờ các cụ am hiểu về kỹ thuật cho ý kiến:
- Các điều kiện cần thiết (nhân lực, tài lực, công nghệ, thiết bị..) để xây dựng một design house tại Việt Nam?
- Nếu có design house có chất lượng, liệu có cơ hội tham gia và chuỗi giá trị của các hãng lớn như SS, MS hay không?
- Để thiết kế pcb cho smartphone thì cần phần mềm gì, hiện tại ở VN có nơi nào đào tạo chuyên sâu đạt chuẩn quốc tế về thiết kế bo mạch cho điện thoại chưa?
- PCB của điện thoại smartphone hiện tại khoảng bao nhiêu lớp? 10 lớp như BKAV nói là nhiều hay ít?
- Thiết kế PCB khó nhất ở phần nào?
Em biết vẽ mạch PCB ở mức độ trung cấp, xin góp ý:
1. Điều kiện cần thiết:
- Nhân lực: Chọn được thầy giỏi: là có kinh nghiệm, ý tưởng, phương pháp và tham vọng. Chọn được trò giỏi: toán tốt, tư duy logic, nhanh nhạy (dạng các game thủ - hoặc hacker - hoặc học sinh các trường chuyên toán, tin).
- Vật lực (công nghệ,thiết bị, tài lực): Có chỗ ăn ở tập trung, máy tính và các phần mềm chuyên dụng (có thể mua hoặc tìm bản crack).
- Động lực: Cho cổ phần trong giá trị của sản phẩm. Cạnh tranh giữa các nhóm làm cùng một Project. Sa thải và bồi hoàn chi phí đầu tư.
2. Có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu:
- Các nền tảng công nghệ trong chế tạo SP đủ để hình thành các sản phẩm điện tử trong các lĩnh vực khác.
3. Số lớp PCB thể hiện mức độ phức tạp của công nghệ chế tạo. Ít nhất là 1 lớp, nhiều lên đến hàng chục lớp. Trong công đoạn chế tạo thì chi phí phụ thuộc vào thiết bị.
Thiết kế phụ thuộc vào các Tool phần mềm. Vẽ mạch PCB thường qua 2 bước : vẽ sơ đồ nguyên lý (SCH), từ đó chuyển sang vẽ mạch in (PCB). Lớp trong mạch in là mặt phẳng chứa các đường dẫn tín hiệu, việc phát sinh nhiều lớp là bởi mật độ linh kiện và các ràng buộc về chất lượng tín hiệu. Với cùng một sơ đồ nguyên lý, trình độ cao sẽ cho bản vẽ PCB ít lớp hơn (dẫn đến chi phí chế tạo thấp hơn).
4. Ở Việt nam chưa phổ biến các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế PCB. Để vẽ được PCB, phải kết hợp 2 yếu tố: 1 là khả năng sử dụng công cụ phần mềm vẽ mạch (Altium/Orcad ...) và 2 là kiến thức chuyên môn về điện tử. Có thể mở được lớp đào tạo có chuẩn quốc tế nếu mua một số phần mềm thiết kế chuyên dụng. Thực tế sinh viên hiện dùng các phần mềm crack và tự học.
5. Thiết kế PCB khó ở chỗ nào:
Thiết kế PCB là một nghệ thuật sắp đặt.
- Bước 1: sắp đặt linh kiện trên mặt phẳng, có 2 mặt phẳng linh kiện là mặt trên và mặt dứoi
- Bước 2: sắp xếp đường nối dây trong không gian, hình thành bởi nhiều lớp chứa đường mạch dẫn điện
Sau đó là kiểm tra tính toàn vẹn của tín hiệu. Nếu không đạt lặp lại bước 1 và 2.
Trong kỹ thuật phần nào cũng khó, sai 1 tý cũng hỏng nên em rất khó trả lời khó nhất ở chỗ nào.
Việc vẽ mạch phụ thuộc vào linh kiện, phần mềm. Nếu sử dụng công nghệ mới, IC tích hợp cao thì việc vẽ mạch càng dễ.
Nếu sử dụng phần mềm mới, tính năng tự động cao thì vẽ mạch càng dễ.