[CCCĐ] Liên Xô lướt ngoài cửa sổ

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Cho em góp một bài liên quan đến Saint Petersburg/Leningrad và Liên Xô nhé!?

Người anh hùng của "Đất nhỏ"

View attachment 6148717
Ai đã một lần được ngắm nhìn bức ảnh này, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được. Và rất ít người có thể cất lên lời, dù bằng tiếng nói hay các bình luận trên các diễn đàn mạng.
Bởi tự thân bức ảnh đã nói lên quá nhiều điều, khiến mỗi chúng ta phải lặng người để lắng nghe những cảm xúc của mình đang trào dâng.
Bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng. Nhưng không thấy có một dòng nào chú giải cho bức ảnh. Thậm chí, có ý kiến nghi vấn đây là bức ảnh đã được chỉnh sửa bằng Photoshop (!).
Nhưng không phải. Đây là bức ảnh thật, do nhiếp ảnh gia Ivan Kurtov (hãng TASS) chụp vào Ngày Chiến thắng năm 1989, bên bờ sông Neva của thành phố Leningrad. Bức ảnh được công bố lần đầu trên tạp chí SMENA của Liên Xô.
Người cựu binh già bị cụt hai chân, đang mỉm cười chào lại những người lính trẻ của Trường hải quân mang tên Nakhimov là Anatoly Leopoldovich Golimbievsky, khi đó 68 tuổi (ông sinh 1921).
Ông nguyên là thợ máy của Khu trục hạm "Soobrazitelnyi", là người duy nhất còn sống của trận chiến tại vịnh Tsemesskaya gần Novorossiisk.
Ông cũng tham gia tốp lính thủy đánh bộ đầu tiên đổ bộ lên "Đất nhỏ" (một địa danh ở vùng Myskhako, phía Nam Novorossiisk). Tại đây, ông đã chiến đấu anh dũng, bị thương vào tay và cả 2 chân... Khi được phát hiện ra, Anatoly Leopoldovich Golimbievsky gần như đã chết.
Tại quân y viện Gelendzhisk (Tbilisi), các bác sĩ hỏi anh:
- Chân anh bị hoại tử, phải cắt cả 2 chân. Anh có đồng ý không?
- Tôi muốn sống - Golimbievsky đáp.
Golimbievsky với nghị lực phi thường đã vượt qua tất cả. Ông đã thành hôn với một nữ y tá chiến trường người Gruzia và có một con gái Tamara.
Từ học vấn lớp 3, ông đã tự học lên và sau này trở thành kỹ sư trưởng của Viện đo lường, đào tạo nên nhiều kỹ sư. Ông cũng tốt nghiệp một trường trung cấp âm nhạc và trở thành chỉ huy dàn kèn đồng trong Đội văn nghệ của Viện. Đặc biệt, ông có thể tự lái xe đi làm.
Ông mất năm 80 tuổi. Sinh thời, ông có nói: "Tôi tự hào vì là một người lính thủy. Tôi tin và sức mạnh bất khả chiến bại và sự trưởng thành của Hải quân chúng tôi, một cường quốc biển...".
Không phải là một vị tướng. Đơn giản, Anatoly Leopoldovich Golimbievsky là một Người Lính Nga Xô Viết. (S.t)
Nhân cụ Archer nhắc đến Hải quân Nga, em bới đống ảnh cũ để hầu chuyện cccm về một biểu tượng (có lẽ là No1) của lực lượng này.

Chiến hạm Rạng đông (Авро́ра)
là một tàu tuần dương thuộc lớp Pallada của Đế quốc Nga và Liên Xô, từng tham gia Chiến tranh Nga-Nhật, Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Nó là một biểu tượng của cuộc Cách mạng tháng mười Nga khi nổ phát súng ra hiệu cho cuộc tấn công cuối cùng vào Cung điện Mùa Đông tại Petrograd vào ngày 7 tháng 11 năm 1917.
IMG_7336rs.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Tuần dương hạm Rạng Đông được đóng tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Nga, St. Petersburg. Hạ thuỷ năm 1900, gia nhập biên chế Hải quân Nga năm 1903 và hoạt động đến năm 1957.
IMG_7337rs.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Tuần dương hạm Rạng Đông được trang bị 14 pháo 152 mm (6 inch), 4 pháo phòng không 76 mm, súng máy, 3 ống phóng ngư lôi (hai dưới nước).
IMG_7361rs.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Lúc 21 giờ 45 phút đêm 7/11/1917, một phát súng lệnh bắn ra bởi khẩu pháo này, chính là ám hiệu để bắt đầu cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông, địa điểm cố thủ của chính phủ cách mạng tư sản, là hồi kết thúc cuộc Cách mạng Tháng Mười.
IMG_7353rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Ngày nay Rạng Đông là tàu chiến cũ nhất còn "hoạt động" của Hải quân Nga, tiếp tục treo lá cờ hiệu từ ngày đưa vào sử dụng hơn một trăm năm trước.
IMG_7351rs1.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Tất nhiên nó không còn vận hành như một chiến hạm nữa mà được bảo tồn và hoạt động dưới dạng một bảo tàng nổi trên sông Neva tại Saint Petersburg. Kể từ năm 1957 đến nay đã có hơn 30 triệu lượt khách tham quan chiếc Rạng Đông.
IMG_7363rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

KenKing

Xe tải
Biển số
OF-511233
Ngày cấp bằng
20/5/17
Số km
273
Động cơ
187,721 Mã lực
Cám ơn cụ bài viết về đất nước xứ sở Bạch Dương tươi đẹp!
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Cám ơn cụ bài viết về đất nước xứ sở Bạch Dương tươi đẹp!
Cám ơn cụ KenKing
Saint Petersburg còn nhiều nhiều lắm các công trình, di tích lịch sử nghệ thuật giá trị mà có lẽ đi cả tháng k0 hết. Em tranh thủ thò thụt trong lúc đi công tác mà về kể ra cũng ối ông há hốc mồm. Nhưng còn những điểm rất hay mà chưa đi được như Cung điện Mùa đông, Pháo đài thánh Phero và Paolo, Nhà thờ Kazan…
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Kết thúc chuyến công tác, lại mời nhau đi ăn. Đợt này bàn nhiều việc quan trọng, nên có sếp bự tham gia. Quân ta mời đối tác ra Nhà hàng Sa hoàng, cái tên thật “kêu”, trong đó có sự đóng góp k0 nhỏ từ tiếng “nghiến răng” của đội hậu cần.

Tsar’ Restaurant
Bài trí sang trọng, lộng lẫy, đồ ăn ngon, phục vụ xịn xò đương nhiên là ấn tượng tại đây, nhưng thú thật là k0 có ảnh minh họa để “khoe” với cccm. Lý do là Nhà hàng k0 welcome việc chụp ảnh vì có thể vô tình hay hữu ý lọt hình ảnh các thực khách khác, là điều họ k0 mong muốn.
Chỗ duy nhất họ cho rằng có thể check in mà k0 ảnh hưởng đến ai là...ngay cửa vào, bé tí.

IMG_7312rs1.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Tất nhiên là em vẫn "phát hiện" thêm một vài vị trí khác mà k0 vi phạm cái nguyên tắc “bất thành văn” của Tsar’ Restaurant.
IMG_7315rs.jpg
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Selfie thì k0 tiện lắm, cccm nhỉ. =)) =)) =))
Áo vua thì gọi là Long bào
Giường vua thì gọi là Long sàng
Ghế vua thì đã gọi là Long ngai
Cái này liệu có gọi là Long...bô được k0? :-s :-s :-s
IMG_7314rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

springtime

Xe container
Biển số
OF-709628
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
7,391
Động cơ
3,286,058 Mã lực
Selfie thì k0 tiện lắm, cccm nhỉ. =)) =)) =))
Áo vua thì gọi là Long bào
Giường vua thì gọi là Long sàng
Ghế vua thì đã gọi là Long ngai
Cái này liệu có gọi là Long...bô được k0? :-s :-s :-s
IMG_7314rs.jpg
Cái Long...bô này quả là xa xỉ cụ ah :D
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,973
Động cơ
-7,870 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Hay lắm cụ ơi. Em chờ cụ kể tiếp!
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
2,747
Động cơ
562,711 Mã lực
Em cũng xin góp mấy cái ảnh hồi 2019:
Đến Moscow thì phải thăm quảng trường đỏ:
20190921_124833.jpg


Ghé vào Túm ăn cái kem 100rúp (khoảng hơn 30k đ):
IMG-873373237221b87568b45013160f4c79-V.jpg


Vào cái siêu thị mua đồ về nhậu thì ê hề các loại xúc xích, thịt nguội:
20190914_153949.jpg


Qua quầy mua chai rượu thì chẳng thấy loại vodka cá sấu như ở mình mà toàn loại 40° mà giá cũng không đắt, chẳng hạn như chai Beluga Export 1L giá tính ra khoảng 450k. Nhưng bọn em mua chai Mamont ngoài cùng bên phải giá chỉ khoảng hơn 200k mà uống rất khá:
20190914_155118.jpg
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
2,747
Động cơ
562,711 Mã lực
Tiếc là em đi công tác toàn vào mùa hè cụ ah. Cũng vẫn ao ước một lần đến Nga vào mùa thu.
Hết giờ làm việc thảnh thơi thì ra ngoài làm cốc bia. Các bạn Nga thì chỉ thích Vodka, bia cũng có nhiều loại nhưng k0 địch được bia Tiệp kể cả chất lượng và giá.
Em thích nhất loại Bia Tiệp Krusovice này. Hãng bia được thành lập từ năm 1581 tại làng Krusovice (nay thuộc Séc). Sau đó được bán cho 1 ông vua người Áo và vương miện của Hoàng gia Áo trở thành một phần logo của hãng bia này.
IMG_7192rs.jpg
Em cũng có mua bia này trong siêu thị đúng hôm giảm giá chỉ khoảng đâu đó 14-15k chai
IMG-302ef95625160f7bd6c181cd26e4d6a9-V.jpg
450ml:
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,361
Động cơ
524,959 Mã lực
Em cũng xin góp mấy cái ảnh hồi 2019:

Qua quầy mua chai rượu thì chẳng thấy loại vodka cá sấu như ở mình mà toàn loại 40° mà giá cũng không đắt, chẳng hạn như chai Beluga Export 1L giá tính ra khoảng 450k. Nhưng bọn em mua chai Mamont ngoài cùng bên phải giá chỉ khoảng hơn 200k mà uống rất khá:
20190914_155118.jpg
Nhân tiện cụ qkace chưng cái quầy rượu vodka, em xin "chém" với cccm một ít về món quốc tửu của Nga này.
Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vodka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới. Vodka vốn là thứ đồ uống của những người nông dân dùng để giữ ấm cơ thể trong những mùa đông giá rét ở Đông Âu, nhưng giờ đây Vodka lại hấp dẫn toàn thế giới. Cũng vì vậy mà cách sử dụng vodka, hay nói chữ là "văn hóa rượu", của người dân Nga khá bình dân, thậm chí rất xô bồ chứ k0 hoa mĩ như giới elite thưởng thức rượu vang hay whisky, cognac.
Người Nga, dù ở địa vị nào, dù đi đến đâu, dù tiếp xúc với ai cũng không thể chối bỏ rượu. Chính vì người Nga uống rượu quá nhiều và hầu như mọi giới, mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh) đều biết uống rượu và xem rượu như một thứ nước giải khát, một phương tiện biểu hiện phong cách.
Dù có là quốc tửu nhưng trong lịch sử đã có nhiều thời kỳ người đứng đầu nhà nước phải tuyên chiến với nạn nghiện rượu để hạn chế tác hại của nó đến sức khỏe, tinh thần trí tuệ của binh lính cũng như chất lượng nguồn nhân lực giống nòi.
Thời Peter Đại đế, các binh sĩ say xỉn sẽ bị phạt bằng roi da, sĩ quan say xỉn sẽ bị hạ cấp. Cuối thế kỷ XIX, Sa hoàng lệnh hạn chế bán rượu từ 22 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau. Dưới thời Liên Xô, việc hạn chế rượu đã được chính quyền tiến hành rất mạnh tay. Thậm chí có một chiến dịch toàn liên bang nhằm củng cố kỷ luật lao động và đấu tranh với nạn say rượu tại nơi sản xuất. Gorbachev còn cắt giảm mạnh lượng vodka sản xuất trong nước và rượu được bán theo định mức tem phiếu chỉ 2 chai/người/tháng.
Những pano tuyên truyền chống nạn nghiện rượu ở Liên Xô những năm 70-80 thế kỷ trước
3757076b-3124-4c5f-b652-76a275722b46.jpg
4f3b7133-9429-4136-897b-0e6357e3c8c5.jpg

Nhưng đến thời B.Yeltsin thì quyết tâm chống rượu của Chính phủ có vẻ hơi trùng xuống. Có thể bản thân tổng thống cũng là một người uống rượu khỏe, nhiều và thường xuyên say xỉn.
Lãnh tụ Putin với hình tượng một con người khỏe mạnh cả về thể lực, minh mẫn về trí lực, ưa thể thao và có nhiều hoạt động đòi hỏi sức khỏe tốt đã truyền cảm hứng cho lớp trẻ Nga hiện nay hạn chế và dần tránh xa những mặt trái của bia rượu, thuốc lá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Muomchua

Xe điện
Biển số
OF-507716
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
2,219
Động cơ
204,639 Mã lực
Nhân tiện cụ qkace chưng cái quầy rượu vodka, em xin "chém" với cccm một ít về món quốc tửu của Nga này.
Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vodka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới. Vodka vốn là thứ đồ uống của những người nông dân dùng để giữ ấm cơ thể trong những mùa đông giá rét ở Đông Âu, nhưng giờ đây Vodka lại hấp dẫn toàn thế giới. Cũng vì vậy mà cách sử dụng vodka, hay nói hoa mĩ là "văn hóa rượu", của người dân Nga khá bình dân, thậm chí rất xô bồ chứ k0 hoa mĩ như giới elite thưởng thức rượu vang hay whiskey, cognac.
Người Nga, dù ở địa vị nào, dù đi đến đâu, dù tiếp xúc với ai cũng không thể chối bỏ rượu. Chính vì người Nga uống rượu quá nhiều và hầu như mọi giới, mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh) đều biết uống rượu và xem rượu như một thứ nước giải khát, một phương tiện biểu hiện phong cách.
Dù có là quốc tửu nhưng trong lịch sử đã có nhiều thời kỳ người đứng đầu nhà nước phải tuyên chiến với nạn nghiện rượu để hạn chế tác hại của nó đến sức khỏe, tinh thần trí tuệ của binh lính cũng như chất lượng nguồn nhân lực giống nòi.
Thời Peter Đại đế, các binh sĩ say xỉn sẽ bị phạt bằng roi da, sĩ quan say xỉn sẽ bị hạ cấp. Cuối thế kỷ XIX, Sa hoàng lệnh hạn chế bán rượu từ 22 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau. Dưới thời Liên Xô, việc hạn chế rượu đã được chính quyền tiến hành rất mạnh tay. Thậm chí có một chiến dịch toàn liên bang nhằm củng cố kỷ luật lao động và đấu tranh với nạn say rượu tại nơi sản xuất. Gorbachev còn cắt giảm mạnh lượng vodka sản xuất trong nước và rượu được bán theo định mức tem phiếu chỉ 2 chai/người/tháng.
Những pano tuyên truyền chống nạn nghiện rượu ở Liên Xô những năm 70-80 thế kỷ trước

Nhưng đến thời B.Yeltsin thì quyết tâm chống rượu của Chính phủ có vẻ hơi trùng xuống. Có thể bản thân tổng thống cũng là một người uống rượu khỏe, nhiều và thường xuyên say xỉn.
Lãnh tụ Putin với hình tượng một con người khỏe mạnh cả về thể lực, minh mẫn về trí lực, ưa thể thao và có nhiều hoạt động đòi hỏi sức khỏe tốt đã truyền cảm hứng cho lớp trẻ Nga hiện nay hạn chế và dần tránh xa những mặt trái của bia rượu, thuốc lá.
Em cũng nhận thấy người Nga ở Việt Nam (khách du lich, chuyên gia, doanh nhân...) uống rượu Vodka dữ quá nhưng cũng nghĩ chỉ là số người nhất định thôi, chứ đâu có biết đó là quốc rượu như cụ nói ở đây, lại còn cả mọi lứa tuổi, nam, nữ nữa chứ... Cái này đúng là không nên khuyến khích.
Tks cụ đã chia sẻ.[/QUOTE]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top