[Funland] Liên bang Nam Tư đã tan rã như thế nào

MirandaD

Xe đạp
Biển số
OF-834863
Ngày cấp bằng
2/6/23
Số km
16
Động cơ
230 Mã lực
Tuổi
26
Bosnia 199x (13).jpg
Bosnia 199x (14).jpg

Chủ tịch Serbia Slobodan Milosevic (trái) trong lễ ký Hiệp định đình chiến ở Dayton (Ohio, Hoa Kỳ)
Cái ảnh phía trên nhìn xót quá.
Sau cùng người khổ nhất trong chiến tranh vẫn là dân thường nhỉ.
 

auto BMW

Xe tải
Biển số
OF-459991
Ngày cấp bằng
8/10/16
Số km
365
Động cơ
204,055 Mã lực
Tuổi
57
Stoichkov của Bun cụ ạ, còn ông mà cụ trên nhắc tới là Dragan Stoikọvic, nổi lên từ sớm, sau sang O.M và mất phong độ nên lại sang Nhật. Có đá ở wc 1990 và 1998.
Ông này được coi là tiền vệ giỏi nhất Nam Tư giai đoạn ấy, trên tầm Savisevic của A.C Milan
Dân Pula- Croatia ra đường ăn mừng sau trận

Hòa nghẹt thở 2-2 sau 120 phút, Croatia loại chủ nhà Nga trên loạt luân lưu định mệnh, giành quyền vào bán kết World Cup 2018 với đối thủ Anh.


1686058755495.png
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,649
Động cơ
293,494 Mã lực
Kỳ lạ. Đất nước chia rẽ . Đánh nhau tàn bạo , đổ nát tang thương . Ấy vậy mà chỉ trong thời gian rất ngắn trông môi trường , đn con người của họ lại tươi đẹp như chưa hề có chuyện gì cụ nhỉ.
 
Biển số
OF-789027
Ngày cấp bằng
2/9/21
Số km
1,348
Động cơ
73,193 Mã lực
Tuổi
43
Kỳ lạ. Đất nước chia rẽ . Đánh nhau tàn bạo , đổ nát tang thương . Ấy vậy mà chỉ trong thời gian rất ngắn trông môi trường , đn con người của họ lại tươi đẹp như chưa hề có chuyện gì cụ nhỉ.
Chiến trường chính ko ở Croatia. Bọn Croatia thì cũng chém giết, tàn sát dân Serbia, dân Hồi kém gì ai đâu, chẳng qua ở phe nắm truyền thông, nên được bưng bít.
Nếu em nhớ không nhầm thì ngày đó nước Nga thời Yeltsin-Primakov cũng lên tiếng bênh vực người anh em Serbia trong vụ Kosovo, đâu như còn lập liên minh Nga-Serbia nhưng khá là yếu ớt. Nối nhất là lính dù Nga nhân lúc hỗn loại chiếm luôn cái sân bay ở Kosovo. Báo đài nước nhà đưa tin rầm rộ, nào là táo bạo, quyết đoán... sau cũng thấy im lìm.
Nga lúc ấy là con hổ giấy thôi cụ. Lính Nga tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thôi, chứ đánh chiếm gì đâu. Đợt đấy, Nato còn phang tên lửa vào dsq Tàu dằn mặt, mà Tàu cũng phải im re
 

auto BMW

Xe tải
Biển số
OF-459991
Ngày cấp bằng
8/10/16
Số km
365
Động cơ
204,055 Mã lực
Tuổi
57
Kỳ lạ. Đất nước chia rẽ . Đánh nhau tàn bạo , đổ nát tang thương . Ấy vậy mà chỉ trong thời gian rất ngắn trông môi trường , đn con người của họ lại tươi đẹp như chưa hề có chuyện gì cụ nhỉ.
Dân da trắng choảng nhau song khôi phục rất nhanh ,có lẽ do họ không thù dai như dân ta, như thành phố Mariupol 10 tháng sau khi Nga chiếm đóng
1686059593968.png
.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Em được nghe kể rằng cách cột ngược 2 băng đạn AK để tiết kiệm thời gian thay băng khi bắn hết chính là sáng tạo từ du kích Nam Tư trong thế chiến 2. Cái này sau bộ đội VN áp dụng rất nhiều trên chiến trường miền Nam.
 

auto BMW

Xe tải
Biển số
OF-459991
Ngày cấp bằng
8/10/16
Số km
365
Động cơ
204,055 Mã lực
Tuổi
57
Chiến dịch quân sự đặc biệt này của Nato thì chỉ dùng máy bay ném bom và thêm ít tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến thôi. Nam Tư sau 78 ngày đã phải đầu hàng .
Chiếc máy bay tàng hình hiện đại F-117 của Mẽo này bị bắn rơi trên bầu trời Kosovo do bị hệ thống ra đa vera made in cộng hòa Séc phát hiện ,chỉ điểm cho tên lửa Sa-3 do Nga chế tạo bắn hạ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ Ngao có biết là lịch sử của Nam Tư hồi xưa vì sao họ lại hợp nhất trong 1 vương quốc chung như vậy ko ạ (thời trước thế chiến II)? Có vẻ từ xưa các nước đó chả có gì chung nhau
Mạn phép cụ Ngao tóm tắt lại cho các cụ có chung thắc mắc ạ:

1. Trước Thế chiến 1 thì vùng đất Nam tư chưa bao giờ được độc lập (với nghĩa độc lập là có nhà nước dân tộc) mà là nơi tranh giành của 2 đế quốc Ottoman và Áo-Hung. Đến TK17, 2 đế quốc tạm chia ra. Áo-Hung chiếm phía bắc (Slovenia, Croatia, Bosnia), Ottoman chiếm phần còn lại.

2. Năm 1867 người Serbia giành được độc lập từ Ottoman, thành lập Vương quốc Serbia. Do vị trí tiền đồn chống Ottoman nên Vương quốc Serbia được cả Châu Âu chống lưng. Vì lý do đó, các dân tộc Slav thuộc Áo-Hung (Slovenia, Croat, Bosnia) cũng có xu hướng ngả về Serbia.

3. Giữa TK19, người Croat khởi đầu phong trào vận động giành độc lập từ đế quốc Áo-Hung. Phong trào được người Serbia và cả người Nga ủng hộ (bằng cách quyên góp tài chính). Từ phong trào này mới xuất hiện thuật ngữ "South Slavic" hay "Yugoslavia". Vì chênh lệch lực lượng quá lớn nên sau khoảng 20 năm phong trào này lụi dần.

4. Ngay trong WW1 thì người Slovenia, Croat và Bosnia đã mưu tính thoát khỏi Áo-Hung. Họ thành lập "Ủy ban Nam tư" với các đại biểu Croat làm hạt nhân, có Anh-Pháp hậu thuẫn. Như tên gọi (Ủy ban Nam tư), ngay từ đầu các thành viên đã có ý định thống nhất các dân tộc South Slavic thành 1 đất nước thống nhất. Họ ý thức được rằng các dân tộc của họ đều quá nhỏ, chỉ liên kết với nhau mới tạo được sức mạnh đáng kể.

5. Sau WW1, Áo-Hung thuộc phe thua trận, vùng lãnh thổ người Slav tự nhiên được độc lập. Đầu tiên họ thành lập "Nước cộng hòa Slovenia, Croat và Serb". Sau đó vài tháng, dưới sự xúc tiến của Ủy ban Nam tư, nước cộng hòa này sáp nhập với Vương quốc Serbia thành "Vương quốc Slovenia, Croat và Serbs". Quốc vương Serbia là Alexander I trở thành Quốc vương của vương quốc mới.

6. Tuy nhiên ngay từ đầu, giữa các dân tộc này đã xuất hiện mâu thuẫn. Đúng như cụ Ngao nói, bên nào cũng coi mình là nhất, không chịu ở dưới các bên kia. Đỉnh điểm là 10 năm sau khi thành lập (1928), Thủ tướng vương quốc là Punica Racic đã rút súng bắn 5 nghị sĩ đối lập người Croat ngay trong phòng họp nghị viện khiến 4 người chết. Nhân cơ hội này, Alexander I xóa luôn chế độ quân chủ đại nghị, trở lại quân chủ độc tài, và đổi tên nước từ "Vương quốc Slovenia, Croat và Serbs" thành "Vương quốc Nam tư"

7. Hành động của Punica Racic và sau đó là sự độc tài của Alexander 1 khiến các dân tộc ngoài Serbia ngày càng bất mãn. Đúng 5 năm sau (1934) Alexander I bị một người dân tộc chủ nghĩa Macedonia (với hậu thuẫn của người Croat) là Vlado Chernozemski bắn chết. Sau đó vài năm là WW2. Như vậy, phương thức giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực đã tồn tại ngay từ đầu trong nội bộ Nam tư.

8. Có một điều mà nhiều cụ chắc chưa biết là trong WW2, người Croatia theo phe phát xít. Ngay năm 1929 ở Croatia đã xuất hiện tổ chức Ustace theo phát xít Ý, do đó năm 1941 Đức cho phép người Croatia thành lập "Nhà nước Croatia độc lập" như một lãnh thổ ngoại vi của Đế chế III. Và để chứng tỏ sự trung thành với Hitler, người Croat đã xuống tay không thương tiếc với các dân tộc Slav anh em. Ước tính từ 1941 đến 1945, người Croat đã giết khoảng 350 ngàn người Serbia và hơn 30 ngàn người Do thái (tức là giết sạch số người Serbia sống trên lãnh thổ Croatia).
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ nhà văn VT Hiên năm nay 98 tuổi, vừa về nước đó cụ.

Nhân đây, em chia xẻ với các cụ về thời kỳ đó.
May mắn em sinh ra trong gia đình "có điều kiện' và em quan tâm chính trị từ nhỏ và em cũng biết khá nhiều chuyện
Năm 1962, Việt Nam có vẻ ngả theo đường lối Trung Quốc. Trước đó Việt Nam gửi quân nhân sang học quân sự tại Liên Xô ở nhiều lĩnh vực. Mùa hè 1962, lấy lý do về nước học chính trị, hầu hết đã không quay lại Liên Xô nữa. Những quân nhân này học chính trị ở Gia Lâm, Thanh Trì.... để "tẩy não, để "khỏi nhiếm tư tưởng xét lại"
Sinh viên thì vẫn ở lại học bình thường
Thời kỳ 1965-1966, ở nước ta có "vụ án xét lại". Không có xét xử, chỉ thông báo qua tuyên giáo cho các đảng viên biết. Gần 100 cán bộ cao cấp của quân đội và chính trị dính líu đến cái gọi là "xét lại". Những năm đó bị gán nhãn "xét lại" là tàn đời, đúng nghĩa đen
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,225
Động cơ
53,563 Mã lực
Dân da trắng choảng nhau song khôi phục rất nhanh ,có lẽ do họ không thù dai như dân ta, như thành phố Mariupol 10 tháng sau khi Nga chiếm đóng View attachment 7886575 .
thằng chụp ảnh này xỏ lá thiệt! nó lấy góc khác có phải đỡ mang tiếng không?
hoặc em đoán tòa nhà kia là nơi cả 1 quân đoàn px đóng nên chúng nó để lại làm chứng tích?
 

Thị_vệ_độc_hành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812250
Ngày cấp bằng
10/5/22
Số km
476
Động cơ
3,922 Mã lực
Tuổi
35
thằng chụp ảnh này xỏ lá thiệt! nó lấy góc khác có phải đỡ mang tiếng không?
hoặc em đoán tòa nhà kia là nơi cả 1 quân đoàn px đóng nên chúng nó để lại làm chứng tích?
Xây thí điểm thôi, sau này có chạy như ở Kherson thì đỡ bị mang tiếng là xây hộ nhiều quá =))=))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Chiều nay đang post dở, thì bị... cúp điện. Em phải đi tị nạn giờ mới về
Trở lại vấn đề Tito
Sau khi nắm quyền lực, đêm 24 rạng 25/2/1956, Khrushchev đọc diễn văn hạ bệ Stalin tại Đại hội 20 Đảng Cộng-sản Liên Xô, vẫn được biết dưới tên gọi "Báo cáo mật của Khrushchev"
Tất cả các đoàn đại biểu nước ngoài (Việt Nam cũng không ngoại lệ) không được dự họp. Thay vào đó, mỗi đoàn được phát toàn văn bản báo cáo "Báo cáo mật của Khrushchev"
Vấn đề quan hệ Stalin với Tito cũng được lôi ra.
Sau sự kiện này, quan hệ giữa Nam Tư với Liên Xô được cải thiện rõ rệt. Liên đoàn cộng-sản Nam Tư trở về với Liên minh cộng-sản châu Âu, chỉ khác là lần này không có Stalin nữa
Khrushchev chủ trương "chung sống hoà bình" với phe Tư bản chủ nghĩa, cũng trùng với quan điểm của Tito. Lúc đó chưa xuất hiện thuật ngữ "bọn xét lại"
Năm năm sau, năm 1961, Trung Quốc và Liên Xô tranh giành ảnh hưởng vai trò lãnh đạo thế giới cộng-sản, thì mới nổ ra đấu khẩu giữa. Lúc này Trung Quốc mới tung ra thuật ngữ "bọn xét lại Tito" và "bọn xét lại hiện đại" (ám chỉ Khrushchev)
Chuyến thăm Nam Tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1957, lúc đó Tito chưa bị gán nhãn "xét lại"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Nam Tư (2_10).jpg
Nam Tư (2_11).jpg
Nam Tư (2_12).jpg
Nam Tư (2_13).jpg
Nam Tư (2_14).jpg
Nam Tư (2_15).jpg
Nam Tư (2_16).jpg
Nam Tư (2_17).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Tito rất thích quay phim và chụp ảnh
Nam Tư (2_19).jpg

1980 – Josip Broz Tito chụp hình ở Plitvice
Nam Tư (2_20).jpg

Josip Broz Tito ghi hình cổng Porec, Croatia
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư rất nồng ấm
Nam Tư (2_18).jpg

1979 – Tổng bí thư ĐCSLX Leonid Brezhnev và Tito trong một cuộc đi săn
 

kakhovka

Xe hơi
Biển số
OF-835022
Ngày cấp bằng
6/6/23
Số km
122
Động cơ
1,166 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Trở lại vấn đề Nam Tư
Sau khi nắm quyền lực, đêm 24 rạng 25/2/1956, Khrushchev đọc diễn văn hạ bệ Stalin tại Đại hội 20 Đảng Cộng-sản Liên Xô, được biết dưới tên gọi "Báo cáo mật của Khrushchev"
Tất cả các đoàn đại biểu nước ngoài (Việt Nam cũng không ngoại lệ) không được dự họp. Thay vào đó, mỗi đoàn được phát toàn văn bản báo cáo "Báo cáo mật của Khrushchev" để tự đọc và nghiên cứu và được phép mang về nước
Vấn đề quan hệ Stalin với Tito cũng được lôi ra trong "Báo cáo mật"
Sau sự kiện này, quan hệ giữa Nam Tư với Liên Xô được cải thiện rõ rệt. Liên đoàn cộng-sản Nam Tư trở về với Liên minh cộng-sản châu Âu, chỉ khác là lần này không có mặt Stalin nữa
Khrushchev chủ trương "chung sống hoà bình" với phe Tư bản chủ nghĩa, cũng trùng với quan điểm của Tito. Lúc đó vẫn chưa xuất hiện thuật ngữ "bọn xét lại"
Năm năm sau, năm 1961, Trung Quốc và Liên Xô tranh giành ảnh hưởng vai trò lãnh đạo thế giới cộng-sản, thì mới nổ ra đấu khẩu giữa hai Đảng. Lúc này Trung Quốc mới tung ra thuật ngữ "bọn xét lại Tito" và "bọn xét lại hiện đại" (ám chỉ Khrushchev)
Chuyến thăm Nam Tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1957, lúc đó Tito chưa bị gán nhãn "xét lại"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Nga 1956_2_24 (3).jpg

Đêm 24 rạng 25/2/1956, Khrushchev đọc diễn văn hạ bệ Stalin tại Đại hội 20 Đảng Cộng-sản Liên Xô, được biết dưới tên gọi "Báo cáo mật của Khrushchev"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,812 Mã lực
Nga 1953 (1) Tito.jpg

1953 – Tito tới Moscow ngay sau khi Stalin qua đời
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top