[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên năm 1979, Hissène Habré đã câu kết với tàn dư quân nổi dậy FROLINAT cũ để lật tổng thống Malloum. Từ đó trở đi, Chad trở thành quốc gia Hồi giáo.

_89834508_89834507.jpg



Hissène Habré và Tổng thống Pháp Mitterrant.
a1_ds_rrbs.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
5/Xung đột tiếp diễn và sự lên ngôi của Hissène Habré

Sau khi giành chiến thắng trong nội chiến Chad lần 1 vào năm 1979, một chính phủ của người Hồi giáo được thành lập ở Cộng hòa Chad. Chính phủ này do Goukouni Oueddei làm Tổng thống và Hissène Habré làm Thủ tướng.

Tuy nhiên, trong khi Hissène Habré là một lãnh đạo độc lập, trước đó đã tham gia chính phủ Đoàn kết dân tộc Chad năm 1975, được nhiều người ủng hộ, thì Goukouni Oueddei không được như vậy. Goukouni Oueddei trong con mắt người dân Chad chỉ là một con rối yếu kém của Libya, được Gaddafi dựng lên nhằm kiểm soát Chad. Thậm chí, nhiều tin đồn lan truyền trong người dân Chad lúc đó cho rằng Libya có ý định sáp nhập Chad vào một liên bang.

Người dân và quân đội Chad ủng hộ Hissène Habré hơn, nhưng Goukouni Oueddei lại được Libya chống lưng bằng vũ khí và tiền. Những mâu thuẫn trong nội bộ chính phủ Chad càng ngày càng khó giải quyết. Năm 1980, sau khi có tin đồn về một kế hoạch ám sát nhằm vào mình, thủ tướng Chad Hissène Habré đã chạy sang Sudan lánh nạn. Nhưng điều này không làm giảm sự ủng hộ cho ông. Khi thủ tướng chạy sang Sudan vẫn có nhiều binh sĩ và chính trị gia ủng hộ đi theo ông. Họ thành lập chính phủ đối lập ở Sudan và sẵn sàng trở lại Chad. Tại Sudan, Hissène Habré liên hệ với người Pháp và được ủng hộ, khi người Pháp nhận thấy Hissène Habré là một lãnh đạo có tinh thần dân tộc độc lập cao hơn so với những lãnh đạo tay sai của Libya đang cầm quyền ở N’Djamena.

Hissène Habré không phải đợi lâu. Tháng 6 năm 1982, quân đội ủng hộ ông từ biên giới Sudan đánh về Chad, chiếm thủ đô N’Djamena chỉ trong 1 tháng. Tổng thống tay sai của Libya, Goukouni Oueddei phải bơi qua sông Chari để chạy trốn sang Cameroon. Sau đó Goukouni Oueddei đến Tripoli, Libya tị nạn và nhờ Gaddafi đưa trở lại Chad.

Hissène Habré lên đỉnh cao quyền lực ở Chad, trở thành Tổng thống nước này. Với sự ủng hộ của quân đội, Hissène Habré thiết lập một chế độ độc tài, dĩ nhiên không tránh khỏi tàn bạo. Hissène Habré lập ra lực lượng cảnh sát mật, thanh trừng các nhân vật ủng hộ chính phủ cũ và những kẻ có xu hướng thân Libya. Dưới chế độ của mình, Hissène Habré đã giết khoảng 1.200 người Chad và tra tấn hơn 10.000 người. Có những báo cáo còn đẩy số người bị giết lên tận 40.000 người! Những cuộc thanh trừng đẫm máu đó đã khiến Hissène Habré nhận danh hiệu ”Pinochet của Châu Phi”.

Tuy nhiên, ở một mặt khác, Hissène Habré vẫn được đánh giá là lãnh đạo có tinh thần dân tộc. Một trong những điều khiến ông được ca ngợi là việc dẫn dắt ”quân đội ăn xin” theo đúng nghĩa đen của Chad, đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh của Libya năm 1987, giúp bảo toàn được toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Chad.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
6/ Dải Aouzou và cuộc xâm lược của Libya. (Phần này quan trọng)

Người ta phân chia lịch sử Chad hiện đại có 3 lần nội chiến. Lần 1 như đã nói ở trên từ 1965 đến 1979. Lần 3 từ 2005 đến 2010. Riêng lần 2 thì có sự tranh cãi. Có người gọi đây là Nội chiến Chad lần 2 từ 1979 đến 1987. Tuy nhiên, xét tổng quan những gì diễn ra trên thực địa, người ta đa phần đồng ý với tên gọi ”Chiến tranh Chad-Libya” hơn, vì trong cuộc chiến này vai trò chủ chốt nằm ở quân đội Libya đối đầu với quân đội Chad.

Cuộc chiến giữa Libya và Chad trên danh nghĩa xoay quanh ”Vấn đề Aouzou” do nước này tự đặt ra. Vậy dải Aouzou là gì và tại sao nó lại trở thành vấn đề.

Thực chất Dải Aouzou là một vùng đất được đặt ra trong một ranh giới giả tưởng mà Libya đặt ra, liên quan đến đường di cư của một bộ lạc lớn vùng Sahara, là bộ lạc Tuareg. Tuareg vốn là một dân tộc du mục lớn và lâu đời trong sa mạc Sahara, thường xuyên có những cuộc di cư qua lại trong sa mạc Sahara. Bộ lạc này có một số cộng đồng ở miền Nam Libya. Theo như lời Libya tuyên bố, tuyến đường di cư của người Tuareg về phía Nam kéo dài đến dải Aouzou, thuộc Cộng hòa Chad, nên nó là lãnh thổ lâu đời của Libya!

Nghe vô lý như vậy nhưng người ta cũng chẳng thể bác bỏ bằng pháp lý với yêu sách của Libya. Lý do là dưới thời thuộc địa, vùng biên giới trong sa mạc Sahara giữa Chad và Libya quá khó xâm nhập, nên các chính quyền thuộc địa Pháp và Ý không có cách nào phân định được biên giới 2 vùng đó. Vậy nên khi Libya đường đột ra yêu sách với Aouzou, người ta lục lại những hiệp định xưa thì thấy không có hiệp định nào được ký kết thực sự giữa Pháp và Ý, chỉ có những phân định qua loa trên kênh ngoại giao. Trên thực tế dưới thời thuộc địa, những bộ lạc Tuareg giữa Chad và Libya là chủ nhân của dải Aouzou.

Dải Aouzou hiện đại trải dọc toàn bộ biên giới Libya-Chad. Diện tích 114.000km2, chiều rộng thường xuyên 100km. Địa hình chủ yếu là sa mạc rất khô cằn, dân cư thưa thớt, tài nguyên có ít nhưng lại là khoáng sản rất quý: Uranium để sản xuất bom hạt nhân. Vì vậy Libya rất muốn kiểm soát vùng đất chiến lược này.

Vậy nên từ năm 1972, quân đội Libya, bên cạnh hỗ trợ quân nổi dậy ở miền Bắc Chad, đã đưa quân vào chiếm đóng dải Aouzou. Tuy nhiên lúc đó vì vấn đề chủ quyền với Aouzou chưa được giải quyết nên người ta chưa coi đó là cuộc xâm lược của Libya.

Cuộc xâm lược của Libya chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1978, với sự kiện trận đánh tại thành phố Faya-Largeau chiến lược ở miền Bắc Chad vào tháng 2 năm 1978. Đây là một phần của chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1977 như đã nói ở phần trước. Lúc đó quân đội chính phủ Chad gồm 20.000 quân chính quy, thì Faya-Largeau có 5.000 quân chính phủ Chad. Ngày 18/2/1978, 4.500 quân Libya, 2.000 quân nổi dậy Chad với xe tăng, máy bay và tên lửa phòng không đã tấn công quân đội Chad ở Faya-Largeau. Quân đội Chad ở đây thất thủ, và hầu hết lực lượng 5.000 quân ở đây bị bắt làm tù binh. Một thất bại đã làm biến mất 1/4 lực lượng quân đội Chad.

Vậy nên, cuộc ”xâm lược” của Libya ở đây là như vậy: Faya-Largeau nằm hoàn toàn bên ngoài dải Aouzou. Hành động tấn công Faya-Largeau của quân Libya rõ ràng vượt quá bất cứ yêu sách chủ quyền nào của Libya, và vì thế là một hành động xâm lược không thể bàn cãi. Tổng thống lúc đó của Chad là Félix Malloum, đã đưa hành động của Libya ra tố cáo trước Liên hợp quốc lẫn Tổ chức thống nhất châu Phi. Dưới áp lực của châu Phi lẫn từ Pháp – đối tác mua dầu và bán vũ khí lớn cho Libya – Gaddafi phải tạm dừng can dự vào chiến dịch tấn công, để lại cho quân nổi dậy Chad. Và như đã nói ở phần trước, dù quân đội Pháp đã cản bước quân nổi dậy FROLINAT, thì sự bắt tay giữa những người Hồi giáo trong chính phủ Chad cùng quân nổi dậy đã làm thủ đô N’Djamena thất thủ và rơi vào tay quân Hồi giáo, kết thúc Nội chiến Chad lần 1.

Cho đến lúc này, quân đội Libya không chỉ chiếm dải Aouzou, mà đã chiếm đóng cả một vùng rộng lớn ở miền Bắc Chad, ít nhất là tới Vĩ tuyến 16.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Từ năm 1980, gần giống như Việt Nam, lãnh thổ Chad bị chia qua bởi vĩ tuyến 16. Từ vĩ tuyến 16 đổ về Bắc bị Libya chiếm. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có quân đội Pháp và Zaire đóng quân bảo vệ chính phủ Chad

7.png

260px-Tschad_GUNT.jpg


1983DD_Map_of_Chad.PNG.png


4232097-bc103a85956575b87483f2550881c593.gif
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
7/Hissène Habré và cuộc chiến chống Libya từ 1983-1986.

Như đã nói ở trên, thủ tướng Hissène Habré sau khi phải sang Sudan tị nạn, đã quay trở lại và đạt đỉnh cao quyền lực ở Chad. Tổng thống tay sai của Libya, Goukouni Oueddei chạy trốn đến Libya, nhưng năm 1983 nhờ quân đội Libya đang chiếm đóng miền Bắc Chad, Goukouni Oueddei được đưa trở lại đây sẵn sàng chống lại chính phủ của Hissène Habré.

Tổng thống Hissène Habré, vào lúc đó được coi là hình tượng của một anh hùng dân tộc Chad, cho thấy dù là người Hồi giáo, ông cũng sẽ không chịu làm tay sai cho Gaddafi như những kẻ khác. Sau khi giành lại quyền lực, Hissène Habré đã nhanh chóng tổ chức lại quân đội chính quy Chad, gọi là ”Lực lượng vũ trang Quốc gia” – FANT. Năm 1983, với sự hỗ trợ của lính dù từ Zaire (nay là CHDC Congo – đồng minh của Pháp), lần đầu tiên quân đội chính phủ Chad chủ động tấn công lên miền Bắc. Quân chính phủ Chad dù yếu về trang bị nhưng có tinh thần chiến đấu quả cảm, đã đẩy quân nổi dậy thân Libya sâu về phía Bắc. Đến tháng 7 năm 1983, quân nổi dậy thân Libya ở Chad cơ bản đã bị đè bẹp. Cuộc chiến giờ đây sẵn sàng cho màn đối đầu trực tiếp giữa Chad và Libya, giữa Hissène Habré và Muammar Gaddafi.

Tuy nhiên, mở đầu cuộc đụng độ này là một sai lầm chết người của Hissène Habré. Do quá coi thường người Libya sau những chiến thắng ban đầu, Hissène Habré thân chinh dẫn quân đội của mình tiến đến thành phố chiến lược Faya-Largeau, vốn rất gần với quân đội Libya. Tại đây, ngày 10/8/1983, quân Libya đã dội vào Faya-Largeau một trận mưa bom và tên lửa từ những vũ khí tối tân của Liên Xô, gồm cả máy bay ném bom Tu-22. Hơn 700 lính FANT của Hissène Habré chết trong 1 ngày. Sau đó, 11.000 quân Libya, một lực lượng khổng lồ mà Hissène Habré không ngờ tới, đã bao vây ông. Hissène Habré vội vã rút về thủ đô N’Djamena và nhanh chóng nhận ra rằng, so với quân đội Libya, đội quân của ông chỉ là một ”đội quân ăn mày” (lúc này đang là nghĩa bóng).

Biết rằng đối đầu trực tiếp với quân Libya sẽ là tự sát, Hissène Habré nhờ đến người Pháp. Lời cầu cứu của Hissène Habré đặt Pháp vào tình thế khó xử. Họ phải chọn giữa việc bảo vệ chính quyền Chad và không làm mất lòng Libya, vốn đang là đối tác làm ăn lớn. Vậy nên, Pháp đã chọn giải pháp: triển khai quân vừa đủ. Chiến dịch Manta được quân đội Pháp tiến hành, không vận 3.500 lính Pháp và một phi đội không quân đến bảo vệ. Người Pháp đã đạt được cả 2 mục đích. Với số quân triển khai, họ đảm bảo rằng chính quyền Chad sẽ không sụp đổ trước quân nổi dậy. Nhưng cũng với 3.500 quân đó, người Pháp cho Libya biết rằng họ sẽ không tấn công quân Libya. Bởi so sánh vũ khí lúc đó, quân đội Pháp chưa chắc đã hơn quân đội Libya.

Với sự hiện diện của cả quân đội Pháp và Libya trên lãnh thổ Chad, năm 1984 cục diện trên chiến trường Chad cơ bản đã được phân cực rõ ràng. Từ vĩ tuyến 15 trở lên phía Bắc, là vùng của quân đội Libya. Từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam, là vùng của quân đội Chad-Pháp. Giữa 2 vĩ tuyến này là vùng phi quân sự. Kể từ năm 1984 đến 1986, không có cuộc đụng độ nào lớn giữa 2 bên.

Như vậy, đến năm 1986, chiến sự ở Chad đã định hình với các lực lượng và lãnh thổ kiểm soát rõ ràng. Tất cả những yếu tố này, chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc chiến, mà là sự chuẩn bị cho cuộc quyết đấu cuối cùng mang tên: Chiến tranh Toyota 1987!
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
8/ Chiến tranh Toyota và trận Ouadi Doum – ”Điện Biên Phủ của sa mạc”.

Cơ bản thì ”chiến tranh Toyota” là giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa Libya và Chad, diễn ra từ năm 1986 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sở dĩ tên đặc biệt như vậy là do hành động có phần tuyệt vọng của quân đội Chad vào những ngày sinh tử năm 1987.

Như đã nói trên, từ năm 1984 đến 1986, hai bên không có sự đối đầu lớn. Nhưng hành động của 2 phe trong thời gian này lại rất khác nhau.

Trong cả năm 1985, Gaddafi đã đổ tiền vào miền Bắc Chad, với hy vọng sẽ giữ vĩnh viễn vùng đất này. Để thực hiện nó, quân Libya xây dựng một căn cứ lớn tại Ouadi Doum. Họ xây ở đó một căn cứ không quân lớn giữa thung lũng khô cằn của sa mạc Sahara, được những ngọn núi và đồi cát bảo vệ. Ouadi Doum còn được bảo vệ bởi ít nhất 5.000 quân Libya, với xe tăng, pháo binh và những bãi mìn bảo vệ kín các mặt. Thoạt nhìn qua, thì nó có thể so sánh với căn cứ Điện Biên Phủ mà người Pháp xây ở Việt Nam. Và cũng như người Pháp, Libya tuyên bố Ouadi Doum là ”pháo đài bất khả xâm phạm”. Để mọi việc thêm long trọng, Gaddafi phái Bộ chỉ huy quân Libya ở Chad đến căn cứ Ouadi Doum, đứng đầu bởi một nhân vật mà ngày nay trở nên rất đình đám: Đại tá Khalifa Haftar, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Libya.

Đối nghịch với sự rầm rộ của Libya, là sự đìu hiu của Chad. Trong những năm 1984 đến 1986, chính phủ Hissène Habré vật lộn với các khó khăn kinh tế và những âm mưu chống đối, vậy nên họ không có có thời gian để củng cố quân đội. Thậm chí, họ phải giải ngũ bớt binh lính để giảm chi phí.

Với quân đội Pháp, 2 năm hiện diện ở Chad làm đội chi phí quốc phòng, nên đến năm 1987, họ đã tính đến việc rút lui. Đến đầu năm 1987, lực lượng Pháp đồn trú ở Chad giảm xuống dưới 1.000 người, nhưng lực lượng không quân vẫn còn tương đối nguyên vẹn.

Đầu năm 1987, các tin tức tình báo cho thấy một đợt triển khai quân lớn của quân đội Libya. Quân Libya bổ sung thêm 8000 quân, 30 xe tăng, 60 máy bay chiến đấu đến Aouzou. Tổng quân số Libya ở Aouzou lúc này lên đến 90.000 người, 300 xe tăng, 60 máy bay. Đặc biệt trong số trực thăng chiến đấu mà Libya triển khai lần này, trực thăng Mi-25 tối tân của Liên Xô lần đầu tiên ra thực địa. Với gần 100.000 quân Libya triển khai, người ta nhận định rằng ”nếu Libya không định san bằng N’Djamena trong năm 1987, thì cũng muốn chiếm Bắc Chad vĩnh viễn”.

Đối với chính phủ của Hissène Habré lúc đó, viễn cảnh quân Libya đánh thẳng vào thủ đô N’Djamena là có thể nhìn thấy. Tình thế lúc này không cho phép ông ngồi yên được nữa. Lệnh tổng động viên được đưa ra toàn quốc. Quân đội Chad khát quân đến mức phải nhận trẻ em từ 14 tuổi vào quân đội. Họ cũng cho quân đi khắp các đường phố N’Djamena, lùng bắt những người ăn xin vào quân đội (giờ thì họ đã có ”đội quân ăn mày” theo nghĩa đen). Với những nỗ lực bắt lính, năm 1987 quân đội Chad đã tập hợp được 28.000 quân, vẫn chỉ bằng 1/3 quân Libya.

Tuy nhiên, sự thua kém về thiết giáp và không quân là một sự chênh lệch đáng sợ. Không quân Chad không còn một phi cơ nào chiến đấu được. Họ có…13 xe tăng. So với 300 xe tăng của Libya thì rõ ràng họ không có cơ hội nhìn thấy đối thủ trước khi bị tiêu diệt. Trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó, quân Chad đã dùng đến một biện pháp trước đó chưa có ai dùng, nhưng sau này có vô số người dùng.

Quân đội Pháp trước đó viện trợ cho Chad khoảng 400 xe bán tải Toyota để phục vụ cuộc sống người dân. Quân đội Chad thiếu xe trở quân, nên đã tận dụng số xe này để vận chuyển. Không ngờ vào trận chiến, họ đã tận dụng những chiếc xe bán tải này để đánh bại xe tăng hiện đại của Libya.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phần về ưu thế của Toyota so với xe tăng trên sa mạc, xin không nói trong bài này. Nó có một bài chuyên biệt đã có trước đây về chiến tranh Toyota. Nên ở đây xin phép chỉ nói kết quả của cuộc chiến: quân Libya thảm bại, 8000 lính chết trận, 800 xe bọc thép và 72 máy bay bị phá hủy. Phía bên kia, Chad chỉ có 1000 lính chết, vài chục xe bán tải và mất 1 trực thăng Puma của Pháp

Thảm bại trên các chiến trường làm căn cứ chính tại Ouadi Doum của quân Libya bị bao vây, nhưng họ vẫn tự tin quân Chad không thể đi qua sa mạc để đến Ouadi Doum, do căn cứ được bảo vệ bởi pháo binh và bãi mìn.Nhưng họ lại quên mất 1 đường: từ trên không. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công Ouadi Doum, quân Pháp-Chad định ném bom phủ đầu làm suy yếu quân Libya. Nhưng để đảm bảo an toàn cho các phi cơ, quân đội Pháp tự tay thực hiện chứ không để cho quân Chad tham gia không kích. Với kỹ thuật chiến đấu trội hơn, quân đội Pháp đã phá hủy những phần quan trọng nhất của căn cứ Ouadi Doum mà không bị phòng không Libya gây thiệt hại đáng kể.

Để trả đũa, quân Libya cho máy bay ném bom Tu-22 ném bom thủ đô N’Djamena của Chad. Và nó bị phòng không Chad bắn rơi.

Tháng 3 năm 1987, các máy bay của Pháp trở lính dù Chad đổ bộ xuống căn cứ Ouadi Doum chiến đấu với quân Libya. Tại đây họ phát hiện lính Libya trong căn cứ không còn nhiều như dự đoán. Nhiều binh sĩ Libya hoảng loạn chạy thoát thân ra các bãi mìn xung quanh và chết bởi mìn của chính họ. Cuộc chiến ở Ouadi Doum kết thúc ngày 22/3/1987, sau khi đơn vị cuối cùng của quân Libya đầu hàng người Chad, cũng là đơn vị bảo vệ Tham mưu trưởng Khalifa Haftar và bộ chỉ huy quân Libya. Trong hơn 2 tuần chiến đấu, quân Chad đã tiêu diệt 2.000 quân Libya, bắt giữ gần 3.000 người và bị mất 300 lính Chad.

Thắng lợi của quân đội Chad ở Ouadi Doum trở thành tin tức nóng được công bố rầm rộ trên truyền thông đặc biệt là khối Pháp ngữ. Họ giành những mỹ từ ca ngợi và thậm chí so sánh trận Ouadi Doum với trận Điện Biên Phủ ở Đông Dương năm xưa. Nhiều người không thể tin một đội quân khốn cùng, không có xe bọc thép như quân Chad lại có thể đánh bại đội quân với đầy đủ xe tăng, máy bay hiện đại như Libya. Nhưng sau này thì người ta đã hiểu. Đó chính là vì những ưu thế kỹ thuật lớn của xe bán tải Toyota so với xe tăng trên địa hình sa mạc chỉ có điều vào năm 1987, nó chưa được phát hiện ra.

Sau trận Ouadi Doum, quân Libya buộc phải rút hoàn toàn khỏi Chad, để lại sau lưng Tham mưu trưởng Khalifa Haftar đã bị bắt sống.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Quân đội Chad trong chiến tranh Toyota

9.png

10.png


gettyimages-109048424-1024x1024.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Trùm ảnh trận Ouadi Doum - được ví với trận Điện Biên Phủ ở Đông Dương

Ảnh chụp từ máy bay: quân đội Pháp đang ném bom đường băng ở sân bay Ouadi Doum
1592282395789.png



Rada Liên Xô của quân Libya bị thu giữ
4d80f8eef74804512d21a4efbf1e7944.jpg


Vũ khí quân Libya để lại

fcf08e0b730864bb270a887ad5cdd69e.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tù binh quân Libya. Riêng bức ảnh đầu tiên đặc biệt: người bị khoanh đỏ là Tham mưu trưởng Khalifa Haftar bị bắt sống. Ai theo dõi tình hình Libya chắc chắn biết ông này.

D2ShGXrX4AU_0jA.jpg






1592282781495.png


1592282838140.png


1592282860730.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày 7/9/1987, phòng không Chad bắn hạ máy bay ném bom Tu-22 Liên Xô của quân Libya, trở thành nước châu Phi đầu tiên làm được điều này.

debris3-Copie.jpg


1592283067448.png




Bom trên Tu-22 bị thu giữ
1592283106995.png


1592283145039.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nhiều di sản về trận thảm bại của quân đội Libya năm 1987 vẫn còn ở Ouadi Doum ngày nay.

Tank T-55
1592283328888.png



Xác lính tăng Libya bị vùi trong cát
1592283420840.png


1592283521859.png


Nghĩa địa tank của Libya
1592283479819.png


1592283554454.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Một trong những chiến lợi phẩm giá trị nhất bị thu là trực thăng Mi-24, sau này đã rơi vào tay quân đội Mỹ

1592283618316.png



Máy bay Mỹ đang ''cuỗm'' trực thăng Liên Xô khỏi Chad
4232374-752161a282ec5bc8c3b61b7a36495090.jpg


Rada Liên Xô bị bỏ lại
1592283770980.png


1592283791935.png





Pháo Liên Xô
1592283923594.png


Hỏa tiễn
1592283969891.png


Đến tên lửa phòng không

 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
9/Chiến tranh tiếp diễn và hòa giải quốc tế.

Tuy nhiên, trận chiến Ouadi Doum vẫn chưa phải là trận cuối cùng của chiến tranh. Sau khi giành được Ouadi Doum, quân đội Chad tiếp tục truy kích quân Libya lên phía Bắc, lần này quân đội Pháp không tham gia. Tuy nhiên, điều bất ngờ là ngày 5/9/1987, quân đội Chad vượt qua biên giới Libya tấn công căn cứ không quân Maaten al-Sarra miền Nam Libya. Ở đây họ giết 1000 lính Libya, bắt giữ 300 người và phá hủy 32 máy bay gồm Mig-21, Mig-23, Su-22 và trực thăng Mi-24.

Cuộc tấn công của Chad qua đất Libya làm Libya đánh tiếng với người Pháp. Do yêu cầu của Libya, chính phủ Pháp phải ra tay ngăn cản quân Chad tấn công thêm vào Libya và đi tới một cuộc hòa giải tại tòa Quốc tế. Bị đe dọa cắt viện trợ, Tổng thống Hissène Habré phải chấp nhận.

Ngày 3/2/1994, Tòa án Công lý quốc tế dựa vào các văn kiện của Pháp và Ý từ năm 1935 đến 1965, cùng với tình hình thực tế, đã ra phán quyết: Dải Aouzou là lãnh thổ của Chad và quân đội Libya phải rút khỏi khu vực này. Quyết định của Tòa Công lý được mọi bên hoan nghênh, cả Libya cũng không phản đối. Như vậy là vấn đề Dải Aouzou được giải quyết năm 1994.

Tuy nhiên, cho đến lúc vấn đề Aouzou được giải quyết, thì Tổng thống Chad có công chống Libya, Hissène Habré đã không còn trong nhiệm sở nữa. Năm 1990, 3 năm sau chiến thắng trước Libya, Hissène Habré bị quân nổi dậy của Idriss Déby, đương kim Tổng thống Chad hiện nay, đánh bại và lật đổ. Người dân Chad ủng hộ Idriss Déby chống lại Hissène Habré vì chế độ hà khắc của Habre đã giết chết hàng nghìn người Chad và làm kinh tế khủng hoảng.

Idriss Déby lên nắm quyền, đảo ngược lại chính sách trước đó. Ông quay sang thân Libya, giảm bớt sự ảnh hưởng của Pháp. Libya là nước đầu tiên công nhận chính quyền của Idriss Déby, và cũng là nước đầu tiên thăm Chad sau năm 1990. Tuy nhiên, may mắn cho người dân Chad, là Idriss Déby vẫn cứng rắn trong vấn đề chủ quyền với Dải Aouzou do người tiền nhiệm giành được. Mối quan hệ tốt với Libya là nguyên nhân làm cho vào năm 1994, Libya đã công nhận chủ quyền của Chad ở Dải Aouzou.

Từ năm 1990 đến nay, Idriss Déby vẫn là Tổng thống Chad, nhưng không phải qua chế độ độc tài mà qua chiến thắng bầu cử. Chad, về danh nghĩa vẫn là quốc gia Hồi giáo, nhưng người Thiên chúa giáo vẫn có chỗ đứng đáng kể.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Kết quả trận đánh Maaten al-Sarra trở thành meme trên mạng vì độ khó tin của nó

1592284201310.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Năm 1990, Idriss Deby lật đổ Harbe lên làm Tổng thống Chad. Ông này quay lại con đường thân Libya, vậy nên bao công sức chống Libya của Harbe đổ sông đổ bể. Nhưng lãnh thổ của Chad thì được giữ toàn vẹn.

1592284270580.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
10/ Số phận tướng Khalifa Haftar và tù binh quân Libya ở Chad.

Đại tá Khalifa Haftar được thăng lên tướng trước khi trận Ouadi Doum bắt đầu. Ông và bộ chỉ huy của mình đã ở Ouadi Doum cho đến khi bị quân Chad đánh bại và bắt giữ ngày 22/3/1987. Toàn bộ chỉ huy quân Libya bị bắt làm tù binh và đưa ra trình diện trước báo giới.

1592284396803.png


Bằng một lý do mà đến nay vẫn không ai rõ, sau chiến tranh Gaddafi đã từ chối việc hồi hương 3.000 tù binh chiến tranh Libya ở Chad, trong đó có cả Tham mưu trưởng Khalifa Haftar. Ở quê nhà Gaddafi thay thế một Tham mưu trưởng mới, tuyên bố rằng tướng Haftar đã phản bội và đầu hành quân Chad, mặc dù thực tế là họ đã chiến đấu kiên cường. Các binh sĩ Libya bị kẹt ở Chad trong các trại tù của Chad trong 3 năm. Việc bị từ chối hồi hương làm họ vô cùng bất bình, cho rằng bị phản bội bởi Gaddafi. Để phản đối Gaddafi, nhiều tù binh Libya đã tuyên bố bỏ đạo Hồi. Cũng trong thời gian bị giam ở Chad, Khalifa Haftar cùng nhiều sĩ quan đã hình thành quan điểm chống đối Gaddafi.

Đến năm 1990, do tình hình kinh tế khó khăn và bất ổn chính trị, chính phủ Chad không nhận giam giữ các tù binh Libya lâu thêm nữa. Họ đã đàm phán để đưa số tù binh này sang nước thứ 3. Ban đầu họ được người Pháp sắp xếp để sang Zaire (nay là CHDC Congo), nơi Tổng thống Mobutu Sese Seko là đồng minh thân cận của Pháp. Nhưng sau khi sang Zaire, phần lớn số tù binh này đã quyết định trở về Libya. Số còn lại đi theo tướng Haftar, thành lập một tổ chức đối lập với Gaddafi. Họ sang Kenya năm 1990, với khoảng 300 sĩ quan. Ở Kenya, nơi Mỹ có một trụ sở lớn của tình báo CIA, Khalifa Haftar đã móc nối với người Mỹ và yêu cầu họ cho phép tị nạn.

Yêu cầu của Haftar được người Mỹ chấp thuận. Năm 1996, Haftar có bí mật trở về Libya nhưng ngay sau đó đã bay sang Mỹ. Khalifa Haftar trở thành công dân Hoa Kỳ, định cư cùng gia đình ở bang Virginia và gần như biến mất khỏi chính trị. Những tưởng đó đã là kết thúc cho sự nghiệp một vị tướng.

Nhưng mọi chuyện bất ngờ thay đổi năm 2011. Gaddafi bị lật đổ, Libya rơi vào nội chiến. Tướng Khalifa Haftar đã âm thầm quay trở lại Libya, cộng tác với người Nga lập ra ”Quân đội quốc gia Libya” (LNA). Tướng Haftar sau khi trở về được đông đảo người dân và binh lính Libya ủng hộ, lại được người Nga chống lưng, nên trở thành phe mạnh nhất ở Libya hiện nay, đối đầu với phe GNA do Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.

Hiện nay tại Libya, Khalifa Haftar tự xưng Nguyên soái Quân đội quốc gia Libya (LNA).
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tướng Haftar trong thời gian bị bắt ở Chad
1592284502280.png



Và Nguyên soái Haftar hiện nay
1592284530229.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
11/ Chiến dịch đánh cắp trực thăng Liên Xô của tình báo Mỹ.

Trên thực tế, quân đội Mỹ đã tham gia cuộc chiến Libya-Chad. Nhưng họ không hề tham gia đánh trận, mà chỉ làm một nhiệm vụ: đánh cắp trực thăng Mi-25 tối tân của Liên Xô.

Vào những năm 1987, trực thăng Mi-25 (một phiên bản của Mi-24) là một vũ khí Liên Xô rất uy lực trên chiến trường Afghanistan hay Ethiopia, là món hàng được Mỹ và châu Âu thèm khát số một. Trong khi chưa thể có được một chiến lợi phẩm nào từ Liên Xô, một cơ hội vàng đến với Mỹ, khi Liên Xô viện trợ Mi-25 cho Libya. Tháng 3 năm 1987, có thông tin về một vài chiếc Mi-25 của Liên Xô đang ở căn cứ Ouadi Doum sắp thất thủ của Libya ở Chad, quân đội Mỹ đã gấp rút chuẩn bị một kế hoạch đánh cắp số máy bay này.

Chiến dịch được đặt tên “Mount Hope III” (Ngọn núi Hy vọng III).

Tháng 4/1987, sau khi căn cứ Ouadi Doum đã thất thủ, trung đoàn Không vận Đặc nhiệm số 160 (160th SOAR) của quân đội Mỹ mới tập luyện ở bang New Mexico. Thử thách với họ bây giờ không phải là quân Libya mà là việc chuyển một trực thăng chiến đấu bay xuyên qua sa mạc sao cho không bị rơi.

Ngày 21/5/1987, quân đội Mỹ tiến hành kế hoạch. Hoạt động đánh cắp trực thăng Mi-25 diễn ra một cách chớp nhoáng. Vấn đề duy nhất là một cơn bão cát lớn bất ngờ xuất hiện khi chiếc CH-47 mang chiến lợi phẩm đang quay lại căn cứ.

Phi công Chinook phải tăng tốc và bay trong điều kiện tầm nhìn gần bằng không. Trực thăng Mỹ hạ cánh xuống Ndjamena ngay trước khi bão cát đổ bộ. Tổ lái phải ngồi chờ hơn 20 phút để bão đi qua, trước khi tháo rời cả chiếc CH-47 và Mi-25, đưa chúng lên vận tải cơ C-5 và trở về Mỹ sau đó 36 giờ.

Mount Hope III kết thúc một cách chớp nhoáng, lực lượng Mỹ chỉ xuất hiện trên đất Chad trong vòng 67 tiếng. Trực thăng Mi-25 được Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cách đối phó trên chiến trường. Lầu Năm Góc cũng kết luận rằng quân đội Mỹ không cần phát triển mẫu trực thăng hỗn hợp như Mi24/25, đồng thời duy trì học thuyết sử dụng trực thăng vận tải và tấn công riêng biệt tới ngày nay.

1592284580127.png


1592284589334.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top