[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
-Abd al-Karim Qasim là thủ tướng của nước Cộng hòa Iraq (1958-1963).

Ông là một người rất ủng hộ ************* Iraq và được họ ủng hộ. Dù vậy, ông không thuộc ************* Iraq do là sỹ quan thuộc quân đội.

Qasim là Thiếu tướng quân đội Iraq. Đất nước Iraq hồi đó còn là Vương quốc Iraq, một nước quân chủ lập hiến thân Anh. Năm 1958, ông là người lãnh đạo cách mạng lật đổ nền quân chủ Iraq, tay sai của thực dân Anh. Ông làm cách mạng vào ngày 14/7/1958, đúng ngày Phá ngục Bát-xti trong Cách mạng Pháp. Cách mạng đã lập nền Cộng Hòa Iraq, mở đầu thời kỳ độc lập cho đất nước.

Dưới thời Qasim, ông tiến hành cải cách rộng rãi đất nước Iraq, trong đó có chia lại 70% ruộng đất, hủy bỏ các quy định cổ hủ của Hồi giáo, quốc hữu hóa Công ty dầu mỏ,...Thậm chí năm 1960, ở Baghdad chính Qasim đề nghị thành lập OPEC để đối trọng với Mỹ. OPEC ngày nay vẫn là tổ chức quyền lực nhất thế giới dầu mỏ. Qasim còn nổi tiếng với việc xây thành phố Al-Thawra (nghĩa là ''cách mạng'') cho 1 triệu dân vô gia cư Baghdad. Thành phố sau này bị đổi tên thành Saddam City dưới thời Saddam Hussein nhưng vẫn là 1 thành trì của những người Cộng sản Iraq.

Qasim là đồng minh quan trọng của Liên Xô ở khu vực. Tuy nhiên do quá ngả về Liên Xô, ông bị nhiều nhà cách mạng theo đường lối Liên Arab coi là kẻ thù, tiêu biểu có nhà lãnh đạo Ai Cập Nasser và Đảng Baath ở Iraq. Ngày 7/10/1959, 7 thành viên đảng Ba'ath ám sát Qasim hụt trên đường về từ Sứ quán Đông Đức. 6 thành viên bị bắt và kết án tử hình. Thành viên cuối cùng - chính là Saddam Hussein, trốn sang Syria, rồi được CIA móc nối đưa sang Lebanon, Ai Cập rồi học ở Đại học Cairo, lấy bằng Luật. Ngày 25/2/1960, Iraq kết án Saddam Hussein tử hình vắng mặt.

Kẻ thù của ông chính là Đảng Baath và Saddam Hussein. Chính Saddam Hussein đã ám sát hụt Qasim vào năm 1959 và bị tòa án kết án tử hình vắng mặt, phải trốn sang Ai Cập.

Năm 1963, Qasim bị đảng Baath lật đổ trong đảo chính. Khi cuộc đảo chính diễn ra, bất chấp phủ tổng thống bị ném bom, Qasim vẫn lên sóng truyền hình đọc diễn văn. Khi quân Baath tiến vào, họ dùng chính sóng này để quay cảnh hành quyết Thủ tướng.

Đoạn băng ghi lại cảnh quân Baath hành quyết Qasim hiện nay vẫn còn và có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet.

Phải đến năm 2004, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, xác của Qasim mới được tìm thấy.

Cuộc đảo chính 1963 đã mở ra thời kì đảng Baath Saddam Hussein cầm quyền. Trong thời kỳ đó ************* Iraq bị đàn áp khốc liệt, gần như bị xóa khỏi bản đồ chính trị. Có lẽ mà vì vậy ít người Việt Nam biết tới họ mặc dù hiện tại họ vẫn hoạt động và tự hào là đảng phái lâu đời nhất của Iraq.


250px-Qasim_in_uniform.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đôi lúc người ta phiên âm tên Qasim là Kassem. Người Việt hay đọc là Thủ tướng Cát-xem. Báo Nhân Dân hồi những năm 60s hay nhắc đến tên này.


1101590413_400.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Báo Nhân dân, Số 1822, 11 Tháng Ba 1959

"Một tên Đáp-chuôn ở I-rắc đã bị tiêu diệt

Tin tức từ Bát-đa, thủ đô Iraq, cho biết: ngày 9-3-1959, tên phản quốc En Sa-oáp, chỉ huy lữ đoàn 1 c quân thứ năm ở Mốt-xun (I-rắc), đã bị các binh sĩ trung thành với chính phủ Cộng hòa I-rắc giết. En Sa-oáp cũng như tên ********* Đáp-chuôn ở Khơ-me đã làm tay sai cho bọn đế quốc mưu làm loạn chống chính phủ Cộng hòa I-rắc và cũng như Đáp-chuôn, y đã phải đền tội trước nhân dân''


81612510_1259187127599706_1531061974513745920_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nhân Dân, Số 1823, 12 Tháng Ba 1959

''Cuộc bạo động quân sự ở I-rắc thất bại thảm hại

Cuộc bạo động quân sự ở Mốt-xun do tên đại tá phản quốc I-rắc En Sa-oáp câu kết với nước ngoài nhằm chống lại chế độ Cộng hòa ở Iraq, đã thất bại thảm hại. Xác tên En Sa-oáp đã bị kéo lê trên đường phố để mọi người phỉ nhổ.

Ngày 9-3-1959, hàng chục vạn nhân dân thủ đô Bát-đa và tại khắp nơi ở I-rắc đã biểu tình nhiệt liệt ủng hộ Thủ tướng Cát-xem.''



81849887_1259187134266372_820225881795461120_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Giải thích từ ngữ:

-Mốt-xun: thành phố Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq.
-Đáp-chuôn: chỉ Dap Chhuon, một sĩ quan quân đội Campuchia từng cấu kết với nước ngoài nhằm lật đổ Vua Sihanouk, sau đó thất bại và chết năm 1959. Ông bị báo chí thời kỳ này lấy ra dùng làm hình tượng chỉ những kẻ phản bội.
-En Sa-oáp: chỉ Abd al-Wahab al-Shawaf, đại tá quân đội Iraq, tham gia cuộc nổi dậy tại Mosul tháng 3 năm 1959, thất bại và bị giết.
-Cát-xem: chỉ Abd al-Karim Qasim (chẳng hiểu Việt hóa kiểu gì ra được Cát-xem), thủ tướng Cộng hòa Iraq, một người Cộng sản.
-Cộng hòa Iraq: ở đây chỉ nhà nước Cộng sản Iraq tồn tại từ năm 1958 đến năm 1963, phân biệt với nhà nước Ba'athist Iraq của Saddam Hussein sau này.

*Giải thích bối cảnh:
2 bài báo Nhân dân ở trên đang đề cập đến một sự kiện: Cuộc nổi dậy tháng 3 năm 1959 tại Mosul, Iraq. Vào thời điểm đó đây là một sự kiện rất nóng bỏng của thế giới.

Năm 1958, những người Cộng sản ở Iraq cùng một số sĩ quan quân đội đã tiến hành cuộc cách mạng, lật đổ nhà vua Iraq. Cuộc cách mạng thành công đưa sĩ quan Abd al-Karim Qasim lên nắm quyền, đưa Iraq trở thành nhà nước Cộng sản đầu tiên và duy nhất ở Trung Đông lúc đó.
Nhưng chính sách của Abd al-Karim Qasim nghiêng hẳn về Liên Xô, trong khi quay lưng với tôn giáo và văn hóa Arab truyền thống của Iraq, khiến cho nhiều nhà cách mạng theo chủ nghĩa dân tộc Arab không đồng tình. Trong các đảng phái chống đối, nổi lên là đảng Ba'ath (chính là đảng của Saddam Hussein). Đảng Ba'ath theo đường lối Xã hội chủ nghĩa nhưng kết hợp với chủ nghĩa dân tộc Arab, nên được Ai Cập, Syria và một số nước Arab ủng hộ.

Ngày 7 tháng 3 năm 1959, một đại tá quân đội thân đảng Ba'ath là Abdel Wahab Shawaf, đã tiến hành một cuộc binh biến ở Mosul. Cuộc binh biến ở Mosul chiến thắng, và Shawaf đã xử tử một số lãnh đạo Cộng sản địa phương. Sau đó, Shawaf định tấn công thủ đô Baghdad, nhưng thất bại.
Thủ tướng Qasim, được sử ủng hộ của Liên Xô sau đó đã phản công. Trong lúc máy bay của Qasim oanh tạc Mosul, Shawaf đã trúng bom tử thương. Cơ thể của Shawaf bị đánh đập và kéo lê trên đường phố Mosul trước khi bị ném vào xe và đưa đến Baghdad. Đến ngày 11/3, chính phủ đã dập tắt được cuộc nổi loạn.

Sau khi dập tắt cuộc nổi loạn Mosul, chính phủ Iraq đã củng cố được quyền lực, tập trung vào tay ************* Iraq (ICP). Thắng lợi của chính phủ Iraq được báo chí Liên Xô và các nước XHCN thông tin rầm rộ trên truyền thông.

Ngược lại với Đảng Ba'ath, họ thay đổi cách thức từ đấu tranh công khai sang bí mật ám sát Qasim. Ngày 7 tháng 10 năm 1959 tại phố Al-Rashid, một nhóm thành viên Đảng Ba'ath trong đó có Saddam Hussein đã tổ chức ám sát thủ tướng Qasim, giết chết tài xế, cận vệ của thủ tướng và bắn Qasim bị thương. Nhưng thủ tướng thoát chết. Rất tiếc trong thư viện quốc gia không cón bài báo nào còn lưu trữ tháng 10 năm 1959.
Chính quyền Cộng hòa Iraq tồn tại đến năm 1963 thì bị Saddam Hussein lật đổ, đưa quyền lực vào tay Đảng Ba'ath nên gọi là Ba'athist Iraq. Cũng rất đáng tiếc, trong thư viện Quốc gia không lưu trữ bất cứ bài báo nào năm 1963.

Nguồn bài báo: Thư viện quốc gia Việt Nam
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Saddam Hussein và duyên nợ với những người Cộng sản.
Ít ai biết rằng Saddam Hussein đã bị kết án 2 lần trong cuộc đời, vì 2 người Cộng sản. Vụ ám sát Qasim năm 1959 có thể nhiều người biết. Nhưng trước đó Saddam từng bị ngồi tù ít lâu vì liên quan đến cái chết của anh rể. Tìm hiểu phần này cũng đồng thời khám phá gia tộc Saddam

-Saddam Hussein và người chú.
Dù không nhiều người biết, nhưng những ai có tìm hiểu sâu về Saddam Hussein đều biết đến một người chú có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời của Saddam, và là một trong những người ông kính trọng nhất.

Trước đây người ta hay nói Saddam Hussein quê ở Tikrit. Đó là SAI!!!!

Saddam Hussein sinh năm 1937 tại Saladin. Năm 20 tuổi, Saddam đến thành phố Tikrit, sống với người chú là Khairallah Talfah. Có thể vì thế mà Saddam coi Tikrit là quê hương mình.

Chú Khairallah Talfah quý Saddam Hussein như con. Ông cũng ủng hộ Đảng Ba'ath, nên Saddam Hussein gia nhập đảng Ba'ath năm 20 tuổi. Nhưng anh rể của Saddam, Saadoun al-Tikriti, lại là một lãnh đạo cộng sản địa phương ở Tikrit. Trong lúc cãi vã ở nhà chú Khairallah Talfah, Saddam Hussein và chú đã vô tình đánh bị thương anh rể của mình. Saadoun al-Tikriti sau đó bị thương nặng qua đời. Tòa án địa phương Tikrit tha tội cho Khairallah Telfah, do Saddam Hussein đã nhận tội thay chú. Saddam Hussein bị phạt 6 tháng tù vì ngộ sát.


Saddam Hussein sau này đã lấy con gái của người chú, tức em họ của mình làm người vợ đầu tiên. Như vậy Saddam Hussein đã lấy em họ gần của mình, chú của ông trở thành bố vợ ông. Con trai của Khairallah Talfah - Adnal Talfah, tức em họ khác của Saddam Hussein, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng. Dưới chế độ Saddam Hussein, chú Khairallah Telfah phục vụ với tư cách nhà sử học, ghi lại lịch sử hiện đại Iraq.

Ảnh: chú Khairallah Talfah của Saddam Hussein

220px-Khairallah_Talfah.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Saddam luôn để chú Khairallah Talfah ngồi hàng đầu của mình. Thực ra Saddam Hussein không làm tổng thống Iraq đến năm 1979. Ông để em rể của chú Khairallah Talfah, Ahmed Hassan al-Bakr làm tổng thống. Còn Saddam Hussein nắm các chức vụ điều hành kinh tế.



e4c20d87513ebbbdf9350828d8e76f3d.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Dẫu sao, Saddam Hussein vẫn quyết tâm gia nhập Đảng Ba'ath, trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của Đảng. Nhưng dù trẻ, Saddam vẫn quyết định tham gia kế hoạch ám sát thủ tướng Qasim vào năm 1959.

Ngày 7/10/1959, thủ tướng Karim Qasim trên đường từ sứ quán Đông Đức trở về qua đường Al-Rashid thì bị các thành viên đảng Ba'ath tấn công. Những kẻ tấn công đã giết chết tài xế của thủ tướng và bắn Qasim bị thương. Nhưng như vậy có nghĩa là vụ ám sát đã thất bại. Gần như chắc chắn Saddam Hussein bị thương trong vụ việc đó. Ngay sau sự việc tày trời này, chính phủ Iraq đã thực hiện một cuộc truy bắt khốc liệt nhằm vào Đảng Ba'ath. 6 thành viên đảng Ba'ath bị kết án tử hình liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Qasim.

Riêng với Saddam Hussein, ông trốn thoát và kể tại toàn bộ câu chuyện cho Giáo sư Kanan Makiya, giáo sư người Anh gốc Iraq. Theo đó, dù bị truy bắt gắt gao, đảng Ba'ath đã ưu tiên để cho Saddam Hussein được đưa sang Syria, nơi được coi là thánh địa của Đảng. Saddam Hussein được chữa trị ở Syria, nơi sau đó ông được đưa tiếp đến thủ đô Beirut của Lebanon, một cơ sở lớn của tình báo Hoa Kỳ CIA.

CIA biết thân thế Saddam đã quyết định giúp ông sang Ai Cập. Saddam đến thủ đô Cairo, học tại Đại học Cairo và lấy bằng Luật. Trong thời gian ở Cairo, Saddam Hussein làm việc cho cơ quan Tình báo Ai Cập. Còn ở trong nước, ngày 25/2/1960, tòa án Cộng hòa Iraq kết án Saddam Hussein án tử hình vắng mặt.


ina53.jpg


Bức ảnh hiếm chụp Saddam Hussein (thứ 3 từ phải sang) ở Đại học Cairo, khoảng năm 1960. Thân thế của Saddam Hussein được CIA giữ kín trong giai đoạn bị chính quyền Iraq truy nã và kết án tử hình.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Dù nhiều người ở Việt Nam không được biết, nhưng thực sự vụ ám sát thủ tướng Qasim ngày 7/10/1959 là một dấu mốc quan trọng bậc nhất trong cuộc đời Saddam Hussein, được bản thân nhà lãnh đạo này vô cùng sùng bái. Đến nỗi Saddam Hussein đã đích thân viết kịch bản cho một bộ phim kể lại cuộc ám sát này, có tên ''Al-ayyam al-tawila''. Diễn viên đóng vai Saddam Hussein trong phim là em họ ông - Saddam Kamal.

Ảnh: Saddam Kamal (trái) trong vai Saddam Hussein

image-w1280.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thực ra người ta để ý đến bộ phim vì nó được biên kịch một phần bởi Terence Young, người thực hiện phim James Bond nổi tiếng. Terence Young từng hứng chỉ trích là tuyên truyền cho Saddam Hussein




220px-Terence_Young.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bìa đĩa phim ''Al-ayyam al-tawila''. Bộ phim được tuyên truyền rộng ở Iraq do nó được Saddam Hussein tự tay hồi tưởng và viết kịch bản.


unnamed.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
-Cách mạng và cái chết của Thủ tướng Qasim
Sau nhiều năm lên kế hoạch, cuối cùng cuộc cách mạng cũng nổ ra vào ngày 8/2/1963, ngày chính giữa của Tháng lễ Ramadan linh thiêng, và cũng là ngày thứ 6, thời điểm diễn ra lễ cầu nguyện làm quân đội Iraq mất cảnh giác.

Sáng sớm ngày 8/2/1963, các binh sĩ đảo chính của Đảng Ba'ath ám sát tư lệnh Không quân Iraq Jalal al-Awqati, một thành viên cao cấp của *************. Ngay sau đó, xe tăng của quân đảo chính chiếm đài phát thanh địa phương phát lời kêu gọi lật đổ chính quyền. Cuộc chiến ác liệt đã diễn ra suốt ngày 8/2, với phần thắng thuộc về Đảng Ba'ath.

Lãnh đạo Cộng sản, thủ tướng Karim Qasim có kế hoạch của riêng mình. Ngày hôm sau ông ghi âm sẵn 4 đoạn băng chứa những lời kêu gọi chống lại cuộc đảo chính và dự định phát nó trên đài truyền hình Baghdad. Nhưng máy bay của quân đảo chính đã ném bom Đài truyền hình Baghdad đúng lúc Qasim đọc diễn văn của mình. Một phần của bài phát biểu đã được người dân Iraq nghe thấy, nhưng nó bị lẫn với tiếng bom và pháo kích bên ngoài, cuối cùng dứt hẳn.

Quân đảo chính ập vào bắt thủ tướng Qasim đầu giờ chiều ngày 9/2/1963. Tại đây, sau một ''phiên tòa nhân dân'' chỉ kéo dài vài phút, quân Ba'ath đã xả súng, giết chết Thủ tướng Cộng sản và toàn bộ các đồng chí của ông ở đài truyền hình.

Vụ hành hình Qasim diễn ra ngay trên đài truyền hình, nên quân Ba'ath đã dùng sóng truyền hình để truyền đi khắp Iraq và cả thế giới Arab về cái chết của Thủ tướng Qasim. Những bức ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh thủ tướng Qasim gục chết trên sàn nhà đẫm máu trong khi các đồng chí của ông chết trên ghế trở thành hình ảnh biểu tượng cho bị kịch của đất nước Iraq hiện đại.

Sau cái chết của Thủ tướng là màn truy lùng theo phương pháp "house-to-house search". Bằng một cách nào đó, quân Ba'ath có trong tay danh sách của tất cả những người Cộng sản cần tìm. Điều này làm người ta nghi ngờ CIA đã chuyển danh sách những nguời Cộng sản Iraq cho quân Ba'ath. Do đó, chỉ riêng tại thủ đo Baghdad, 1.500 đảng viên Cộng sản Iraq bị bắt và sát hại. Còn trên toàn quốc, con số là 5.000.

440px-The_coup_of_February_8,_1963,_dropping_the_image_of_Qasim.jpg

Quân đảo chính ngoài Bộ Quốc phòng Iraq với hình ảnh Thủ tướng Qasim bị phá hủy.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Karim Qasim và các đồng chí bị sát hại.


Abd_al-Karim_death.jpg


514906962.jpeg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cuộc đảo chính ở Iraq bị lấn át bởi cuộc đảo chính ở Nam Việt Nam đáng chú ý hơn. Nhưng tư thế nằm chết của Qasim khá giống ai đó.

Diem_dead.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Năm 2004, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ người ta mới tìm thấy hài cốt Qasim sau hơn 40 năm bị sát hại. Người ta dựng tượng đài cho ông.

800px-Abd_al-Karim_Qasim's_statue.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Giai thoại kể rằng Qasim hiến toàn bộ đất và nhà của mình cho chính phủ, bản thân ông lấy Bộ quốc phòng làm nhà. Nhưng chắc chắn là ông đã bỏ tiền xây thành phố định cư cho nửa triệu người dân thủ đô Baghdad, lấy tên là thành phố Al-Thawra (nghĩa là ''Thành phố Cách mạng''). Sau khi lật đổ Qasim, chính quyền Saddam Hussein đổi tên thành phố thành Saddam City. Nhưng ngay dưới lòng thành phố mang tên lãnh tụ Saddam Hussein, những người Cộng sản Iraq vẫn tiến hành sống và in tài liệu chống chính quyền. Thành phố Saddam trở thành biểu tượng của sự phản kháng của người Cộng sản dưới chế độ Saddam Hussein.

320px-Abdelkarim_Qasim.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Những năm 2004, thành phố Saddam bỗng nhiên nổi tiếng khắp các mặt báo. Đó là khi giáo sĩ Muqtada al-Sadr nổi dậy đánh nhau với quân đội Mỹ và chính phủ Iraq suốt nhiều năm. Quân nổi dậy dựa vào những hầm dưới lòng đất do những người Cộng sản đào trước kia để chống lại quân chính phủ. Cuối cùng họ buộc quân Mỹ và chính phủ Iraq phải chấp nhận xuống nước. Từ đó, thành phố Saddam City đổi tên thành Sadr City như ngày nay.

800px-US_Army_on_partol_in_Sadr_City.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày nay, giáo sĩ Muqtada al-Sadr là nhân vật quyền lực nhất ở Iraq, lấn át cả Tổng thống nước này

sadar.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nhiều năm trước, tên Kassem (hay Qasim) còn được một số báo nhắc tới khi kể về cuộc đời Saddam Hussein. Giờ thì khó có thể tìm thấy

 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Báo CAND viết về vai trò của CIA. Tuyệt nhiên bỏ ngoài vai trò của Saddam Hussein năm 1959.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top