[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cuối năm 1986, quân Libya bổ sung thêm 8000 quân, 30 xe tăng, 60 máy bay chiến đấu đến Aouzou. Tổng quân số Libya ở Aouzou lên đến 90.000 người, 300 xe tăng, 60 máy bay. Tổng chỉ huy quân đội Libya lần này là Tướng Khalifa Haftar (quen không?). Tổng hành dinh quân Libya được xây tại căn cứ Ouadi Doum , một căn cứ mà người Libya tự tin là ''bất khả xâm phạm''. Trực thăng Mi-24 tối tân được huy động bảo vệ căn cứ.

Tình thế lúc này của quân đội Chad, câu ''ngàn cân treo sợi tóc'' vẫn còn nhẹ. Sau vài năm nội chiến, quân đội Chad không còn một sư đoàn nào. Do không có tiền trả lương, phần lớn quân đội Chad bị cho giải ngũ. Lực lượng quân sự của Chad chủ yếu là các nhóm vũ trang ở địa phương. Súng đạn vô cùng thiếu thốn. Riêng về xe bọc thép, năm 1987 quân Chad chỉ còn có...13 xe tăng còn chiến đấu được. Không có một chiếc máy bay nào.

Lệnh tổng động viên được đưa ra ở Chad, nhưng thực ra là bắt lính. Quân Chad bắt cả trẻ em trong các trường học vào quân đội. Họ thả luôn tù nhân, bắt cả những người ăn xin, vô gia cư ngoài đường phố vào quân đội. Vì điều này mà có người gọi quân đội Chad năm 1987 là ''đội quân ăn xin'', đúng theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Chiến dịch bắt lính khốc liệt của quân Chad tập trung được 28.000 lính cho quân đội. Tuy nhiên khốc liệt cỡ nào, quân Chad không thể tìm nổi xe bọc thép nào để đưa ra chiến trường.

Trong tình thế hiểm nghèo, Chad đã buộc phải dùng đến một giải pháp không ai ngờ tới. 400 chiếc xe bán tải Toyota do chính phủ Pháp viện trợ cho người dân Chad đã được lệnh nộp lại cho quân đội để làm phương tiện chiến đấu.


Ảnh: lính trẻ em Chad. Những thiếu niên từ 14 tuổi hầu hết bị bắt ra chiến trường.
32215042_1652529998149456_2068349524111261696_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đưa xe tải ra chiến đấu với xe tăng và máy bay. Thật chẳng khác nào tự sát. Người ta nghĩ vậy. Tuy nhiên thời điểm này, đó đã là những gì tốt nhất mà ngừi Chad có thể làm để bảo vệ đất nước!

Thế mà từ cuộc chiến tưởng chừng tự sát này, một huyền thoại chiến trường đã ra đời!

Những chiếc xe bán tải sở hữu động cơ mạnh mẽ, thiết kế khung xe cứng cáp, gầm cao thùng xe rộng, khả năng chuyên chở tải trọng cao đã chứng tỏ hiệu quả trên địa hình sa mạc. Quân đội Libya chịu tổn thất không nhỏ trước sự cơ động của những chiếc xe bán tải vũ trang.

Quân Libya có xe tăng? Quân Chad gắn súng chống tăng lên xe bán tải Toyota phóng bạt mạng. Xe tăng của quân Libya không thể bắn theo kịp tốc độ xe bán tải trong sa mạc. Ngược lại, sự cơ động của xe bán tải lại giúp quân Chad dễ dàng nã đạn về phía quân Libya từ mọi phía. Xe tăng của quân Libya không đủ nhanh để tránh.

Quân Libya có trưc thăng, máy bay ném bom? Quân Chad gắn súng phòng không lên xe tải vừa bắn vừa chạy. Bom đạn cũng khó mà đuổi được khi xe phóng 100km/h, cát bụi mù mịt.

Rủi trúng đạn thì sao? Quân Chad chỉ cần ''A lê hấp'', cả trung đội nhảy khỏi xe, thoát. Còn xe tăng của quân Libya, bị tên lửa ngắm rồi có lẽ là thôi. Trực thăng càng chết

Và quan trọng, đi trong sa mạc, Toyota không sợ bị lún cát, hỏng động cơ, kẹt bánh,...những điều trở thành nỗi ám ảnh quân Libya.

Thôi đụng đến kĩ thuật vũ khí sợ nhiều chuyên gia vào soi. Phần ưu điểm của Toyota chắc không ai rõ hơn các bác trong này.

Nói tóm lại, kết quả trận chiến khiến mọi người ngã ngửa. Quân đội Libya hiện đại với xe tăng, máy bay đã thảm bại trước đội quân nhà nghèo đi xa tải của Chad

Đỉnh điểm là trận chiến tháng 1/1987 quân đội Chad triển khai 3000 lính cùng những chiếc Toyota bán tải vũ trang tiến đánh địch, một cuộc đụng độ ác liệt xảy ra kết quả khiến ai cũng ngả ngửa khi quân Libya mất gần 800 lính, 92 xe tăng và 3 xe thiết giáp BMP-1 trong khi phía Chad chỉ mất có 18 lính và 3 chiếc Toyota. Sau đó không quân Libya tìm cách dùng không quân ném bom nhưng với sự cơ động của mình những chiếc Toyota tránh được hầu hết bom đạn. Kết thúc cuộc "chiến tranh Toyota" tổng thiệt hại của Libya là 7500 lính,800 xe tăng thiết giáp. 28 máy bay. Phía Chad hơn 1000 lính thiệt mạng và vài chục chiếc bán tải, một trực thăng Puma của Pháp.

maxresdefault.jpg
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Dấu ấn của Phương Tây chính là kệ mịa chúng mày , mày diệt chủng cũng được tao bán súng cho mà giết, miễn không được theo phe công hoặc chống cộng thì càng tốt.
Trên thực tế mấy anh Phi xài hàng Tàu với hàng Nga nhiều hơn nha cụ. Đơn giản là hàng nga rẻ, bền, dễ xài.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, xe tải Toyota đóng vai trò quan trọng, quyết định nhưng không phải toàn bộ. Vai trò kết liễu của cuộc chiến nằm trong tay quân đội Pháp.

Tổng hành dinh của quân Libya ở Chad đặt tại căn cứ không quân trong thung lũng Ouadi Doum, nơi tướng Khalifa Haftar cùng nhiều sĩ quan chỉ huy đang ở. Căn cứ được bảo vệ bởi bãi mìn dày đặc nên quân Chad không thể tiến vào.

Quân đội Pháp dùng lực lượng không quân của mình ném bom căn cứ Ouadi Doum suốt nhiều tháng. Theo lời kể, binh sĩ Libya trong căn cứ hoảng loạn vì bị không kích liên tục, bỏ chạy khỏi căn cứ và bị chết bởi mìn của chính họ.

Tháng 3 năm 1987, quân đội Chad được trực thăng Pháp chở đổ bộ xuống căn cứ Ouadi Doum, bắt sống tướng Khalifa Haftar. Căn cứ từ 5000 quân bảo vệ, lúc này chỉ còn 700 người. Chiến thắng ở Ouadi Doum cùng chiến công bắt sống tham mưu trưởng quân Libya được báo chí lúc đó tung hô như ''chiến thắng Điện Biên Phủ của Chad''

Sự sụp đổ của Ouadi Doum đánh gục hoàn toàn quân đội Libya. Gaddafi phải ra lệnh rút hết quân về nước.

Trong trận chiến cuối cùng, quân Chad đã vượt qua cả biên giới Libya tấn công vào căn cứ không quân Maaten al-Sarra, giết thêm 1000 lính Libya và phá hủy 100 xe bọc thép cùng 32 máy bay. Tuy nhiên, hành động quá tay này đã bị Pháp cản lại bằng cách ra lệnh cho Chad rút về ngay lập tức.

Chiến tranh Toyota kết thúc với thảm bại của quân Libya, khép lại 9 năm xung đột, hay nói chính xác là 9 năm chiếm đóng Aouzou của Libya. Năm 1994, Aouzou chính thức trở về với Chad khi Tòa án Công lý quốc tế ra phán quyết chính thức về vụ kiện, tuyên bố Dải Aouzou thuộc về Cộng hòa Chad. Mọi đường biên giới tính theo hiệp ước Pháp-Libya năm 1955


Ảnh: tù binh quân Libya


156_Chads_Colonial_History.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Về phần những chiếc Toyota, thật bất ngờ sau khi chiến thắng lẫy lừng lại phải trở về công việc vốn có của nó: chở gia súc. Chính phủ Chad chỉ giữ lại khoảng 1/4 số xe bán tải để phục vụ quân đội. Tuy nhiên, với hiệu quả chiến đấu của mình những chiếc bán tải Toyota đã trở thành huyền thoại và vẫn được tin dùng trong các cuộc chiến tại Trung Đông đến nay, đến nỗi người ta phải đùa "ở đâu có chiến tranh, ở đó có Toyota"

Về phần tướng Khalifa Haftar, sau cuộc chiến ông bị giam giữ tại Chad cùng hơn 2000 tù binh Libya. Gaddafi ban đầu không có hành động nào đàm phán để những tù binh này trở về, khiến Haftar tin rằng Gaddafi đã bỏ rơi các binh lính Libya.

Vì vậy, mặc dù sau này những tù binh Libya được trả về, Haftar cùng 300 binh sĩ Libya khác từ chối. Họ đến Zaire, Kenya và sau đó sang Mỹ. Vào tháng 3 năm 1996, Haftar đã tham gia vào một cuộc nổi dậy thất bại chống lại Gaddafi ở vùng núi phía đông Libya, trước khi trở về Hoa Kỳ, trở thành nhân vật đối lập hàng đầu với Gaddafi.

Còn hiện nay, ông là nhân vật quyền lực số 1 ở quốc gia này. Ngay tiếp sau sẽ là bài về tướng Haftar.

Ảnh: tù binh Libya.

PAR91119.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày này trên khắp chiến trường Trung Đông - châu Phi, có lẽ không nơi nào không bắt gặp xe Toyota. Từ các chính phủ đến các nhóm khủng bố.

IS

toyota-blog.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Chiến dịch tình báo Mỹ đánh cắp trực thăng vũ trang Liên Xô năm 1988

Link: vnexpress.net/the-gioi/chien-dich-tinh-bao-my-danh-cap-truc-thang-vu-trang-lien-xo-nam-1988-3693117.html

Operation-Mount-Hope-III-5925-1515488359.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tình báo Mỹ tiến hành chiến dịch tuyệt mật để đánh cắp một trực thăng Mi-25 do quân đội Libya bỏ lại trên lãnh thổ Chad.

Trong thập niên 1980, Liên Xô từng bán nhiều loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia châu Phi và Trung Đông. Một trong những vũ khí được Mỹ chú ý nhất là trực thăng tấn công đa năng Mi-25, mục tiêu của chiến dịch đánh cắp mang tên "Mount Hope III", theo WATM.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mi-24 và bản xuất khẩu Mi-25 là mẫu trực thăng độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây là loại trực thăng tấn công áp dụng thiết kế hoàn toàn mới, được trang bị nhiều vũ khí uy lực kết hợp với khả năng chở quân của trực thăng vận tải.

Điều này cho phép Mi-24/25 triển khai 8 binh sĩ được trang bị đầy đủ tới chiến trường và yểm trợ hỏa lực cho họ, hoặc độc lập tác chiến như một trực thăng tấn công thông thường. Trong khi đó, Mỹ phải đổ quân bằng trực thăng UH-1 và yểm trợ lực lượng mặt đất bằng trực thăng tấn công AH-1 Cobra.

Khi dòng Mi-24 được biên chế vào cuối thập niên 1970, tình báo Mỹ và Anh tìm mọi cách để nghiên cứu mẫu trực thăng độc đáo của Liên Xô. Sự hứng thú càng tăng cao khi những chiếc trực thăng này thể hiện được sức mạnh trên chiến trường Afghanistan hay Ethiopia.

Tình báo phương Tây đặc biệt chú ý tới thiết kế hỗn hợp của Mi-24, nhằm đánh giá nhu cầu phát triển và biên chế khí tài tương tự để khắc chế trực thăng Liên Xô. Cơ hội xuất hiện khi quân đội Libya bỏ lại một chiếc Mi-25 trên lãnh thổ Chad vào năm 1987.

Tháng 12/1986, Libya tấn công vào lãnh thổ Chad. Sau 9 tháng xung đột dữ dội, lực lượng Chad đẩy lùi toàn bộ đối phương về bên kia biên giới. Trong quá trình rút lui, quân đội Libya đã bỏ lại rất nhiều khí tài quân sự được mua từ Liên Xô. Vũ khí quý giá nhất trong số này là một trực thăng Mi-25 còn nguyên vẹn, nằm tại một sân bay cũ ở Ouadi Doum.

Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) nắm được thông tin về chiếc Mi-25 và nhanh chóng lên kế hoạch đánh cắp, đề phòng quân đội Libya tìm cách thu hồi khí tài. Chính phủ Mỹ đàm phán với các lãnh đạo Chad và được phép tiến hành chiến dịch chiếm trực thăng Mi-25. CIA cùng Lầu Năm Góc lên kế hoạch đưa trực thăng về một cơ sở của Mỹ, sau đó tháo rời và phân tích mọi chi tiết của chiếc Mi-25.

Chiến dịch được đặt tên "Mount Hope III" (Ngọn núi Hy vọng III). Mục tiêu đầu tiên là tìm kiếm những phi công đủ giỏi và dũng cảm để thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm này. Lầu Năm Góc quyết định lựa chọn Trung đoàn Không vận Đặc nhiệm số 160 (160th SOAR), một trong những đơn vị trực thăng thiện chiến nhất của lục quân Mỹ.





mount-hope-route-9990-1515488359.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Quá trình chuẩn bị bắt đầu từ tháng 4/1987 tại bang New Mexico, Mỹ. Khí hậu sa mạc khô cằn tại khu vực này có nhiều nét tương đồng với Chad, giúp các phi công làm quen với điều kiện tác chiến thực tế.

CIA ước tính khối lượng rỗng của chiếc Mi-25 vào khoảng 8 tấn, đòi hỏi lục quân Mỹ phải chỉnh sửa trực thăng CH-47 Chinook để đủ sức tải. Quá trình này bao gồm gia cố các móc chịu tải, điều chỉnh động cơ và hộp số để tăng sức nâng, đồng thời kỹ thuật viên phải xác định vị trí treo chiếc Mi-25 để không làm mất cân bằng.

Các đợt diễn tập diễn ra trong điều kiện đêm tối và tầm nhìn thấp, mô phỏng chiến dịch trên sa mạc vào ban đêm. 6 thùng nước lớn được gắn dưới trực thăng Chinook để mô phỏng sức nặng của Mi-25. Đội bay của Trung đoàn 160 sau đó phải bay với khoảng cách tương đương hành trình thực tế, đòi hỏi trực thăng CH-47 dừng hai lần để nạp nhiên liệu.

Sau lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra trơn tru, lục quân Mỹ quyết định diễn tập với khung máy bay tương đương chiếc Mi-25. Phi công Trung đoàn 160 tiếp tục thể hiện trình độ khi hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Quá trình chuẩn bị kết thúc với sự hài lòng của CIA và Lầu Năm Góc, cho thấy chiến dịch sẵn sàng được tiến hành.

Chiến dịch đánh cắp chớp nhoáng

Ngày 21/5/1988, lệnh thực thi chiến dịch Mount Hope III được Nhà Trắng đưa ra. Trung đoàn 160 tháo rời hai trực thăng CH-47, đưa chúng lên vận tải cơ chiến lược C-5 Galaxy để chuẩn bị xuất phát.

Lục quân Mỹ phải bố trí lực lượng trinh sát và do thám từ trước hai tuần, đề phòng quân đội Libya tấn công sang lãnh thổ Chad nhằm thu hồi trực thăng. Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ bằng cách điều một đơn vị bộ binh và các tiêm kích Mirage F.1 làm nhiệm vụ yểm trợ. Vận tải cơ C-130 Hercules cũng tham gia với vai trò tiếp dầu cho những chiếc Chinook sau khi chúng đánh cắp được trực thăng Mi-25.

Lực lượng thực hiện chiến dịch đáp xuống sân bay Ndjamena, phía nam Chad vào ngày 10/6. Chiến dịch Mount Hope III được khởi động ngay trong ngày hôm sau.

Theo kế hoạch, phi đội Mỹ sẽ bay theo lộ trình dài 925 km trong đêm tối và thu hồi trực thăng Mi-25 trước khi trời sáng. Nhóm tiền phương sẽ tới Ouadi Doum trước để bảo đảm an toàn, sau đó đơn vị chủ lực mới xuất hiện để mang trực thăng Libya về căn cứ.

Nhiệm vụ phải tiến hành một cách bí mật do lực lượng Libya vẫn hoạt động ở cách đó chỉ vài km. Nếu bị phát hiện, một trận đánh lớn sẽ nổ ra, trở thành sự cố mang tầm quốc tế với việc Mỹ tìm cách đánh cắp trang bị quân sự của nước khác.

Hoạt động đánh cắp trực thăng Mi-25 diễn ra một cách chớp nhoáng theo đúng kế hoạch, tới mức quân đội Libya không hề biết chiếc trực thăng tấn công đã biến mất. Vấn đề duy nhất là một cơn bão cát lớn bất ngờ xuất hiện khi chiếc CH-47 mang chiến lợi phẩm đang quay lại căn cứ.

Phi công Chinook phải tăng tốc và bay trong điều kiện tầm nhìn gần bằng không. Trực thăng Mỹ hạ cánh xuống Ndjamena ngay trước khi bão cát đổ bộ. Tổ lái phải ngồi chờ hơn 20 phút để bão đi qua, trước khi tháo rời cả chiếc CH-47 và Mi-25, đưa chúng lên vận tải cơ C-5 và trở về Mỹ sau đó 36 giờ.

Mount Hope III kết thúc một cách chớp nhoáng, lực lượng Mỹ chỉ xuất hiện trên đất Chad trong vòng 67 tiếng. Trực thăng Mi-25 được Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cách đối phó trên chiến trường. Lầu Năm Góc cũng kết luận rằng quân đội Mỹ không cần phát triển mẫu trực thăng hỗn hợp như Mi24/25, đồng thời duy trì học thuyết sử dụng trực thăng vận tải và tấn công riêng biệt tới ngày nay.


hind-galaxy-5381-1515488359.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
8/ Nguyên soái Khalifa Haftar - ông là ai và tại sao lại là ông?

83465977_1282038385314580_137851382001565696_o.jpg
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,569
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Em cực dị ứng với những thớt kiểu này.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bằng nhiều cách, Libya trong suy nghĩ nhiều người không có gì khác ngoài Muammar Gaddafi. Nhưng gần đây, một nhân vật bất ngờ nổi lên trên các trang báo về Libya, mà quan trọng là được nhắc đến như một nhân vật đứng về phe Nga, đôi lúc được lấy ra làm minh chứng cho ''chiến thắng của Nga ở Libya''. Ông là Nguyên soái Khalifa Haftar, chỉ huy lực lượng mà chúng ta hay gọi là LNA đang kiểm soát phần lớn Libya.

Vậy Nguyên soái Khalifa Haftar là ai? Ông quan trọng đến mức nào? Và tại sao một nhân vật như vậy lại vắng bóng trên các mặt báo từ trước đến nay? Bài viết này tổng hợp những thông tin trả lời cho câu hỏi đó

1/ Khalifa Haftar là ai?
Dù nhiều người chưa hề nghe đến tên của ông trước đây, thực tế là Khalifa Haftar đã là một nhân vật nổi tiếng từ lâu đối với những người nghiên cứu về Trung Đông - Châu Phi. Ít nhất họ cũng biết ông là nhân vật quân sự cấp cao bậc nhất không chỉ ở Libya mà trong cả thế giới Arab.

Không biết chính xác nhưng người ta cho rằng tướng Haftar sinh ngày 7 tháng 11 năm 1943 tại Ajdabiya. Libya cho đến năm 1969 vẫn là một Vương quốc Hồi giáo, tương đối bảo thủ và hạn chế quan hệ với nước ngoài. Tướng Haftar được sau đó được học ở Học viện quân sự Hoàng gia Benghazi danh giá nhất của đất nước, nơi những tướng lĩnh cao cấp nhất được đào tạo. Nhưng ngôi trường cũng là nơi tập hợp của những sĩ quan cấp tiến, những người chống đối nhà vua và những người ủng hộ chủ nghĩa Thế tục mà nổi tiếng nhất chính là Muammar Gaddafi.

Khalifa Haftar tốt nghiệp học viện vào năm 1966, trở thành sĩ quan quân đội Libya.

Ảnh: Haftar (dấu X) đang ôm cổ Gaddafi trong ảnh chụp các sĩ quan trường Benghazi


Haftar_online_old.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
2/Con đường binh nghiệp của Khalifa Haftar.
Dù trở thành sĩ quan quân đội Hoàng gia những Haftar sớm tỏ ra không phục tùng nhà vua Idris I, và vì thế, ông tham gia Phong trào Sĩ quan tự do của Muammar Gaddafi, dự tính đảo chính lật đổ nhà vua để thiết lập nền Cộng hòa.

Ngày 1/9/1969, một cuộc binh biến chớp nhoáng đã xảy ra ở Benghazi lớn nhất ở miền Đông Libya. Các sĩ quan Tự do đã chiếm được thành phố và tuyên bố phế truất vua Idris I. Không lâu sau, toàn bộ quân đội Libya ủng hộ cuộc đảo chính, và Vua Idris chấp nhận thoái vị trong cuộc chính biến không đổ máu. Libya chuyển sang nền Cộng hòa một cách êm đẹp, đưa Muammar Gaddafi lên trở thành Lãnh đạo quốc gia.

Trong cuộc cách mạng này, tướng Khalifa Haftar có vai trò lớn nhất, là sĩ quan thân cận nhất với Gaddafi. Vậy nên không khó để ông thăng tiến vượt bậc dưới thời Gaddafi. Tướng Haftar được cử đi đào tạo quân sự ở Liên Xô, sau đó trở về Ai Cập để tiếp tục được các cố vấn Liên Xô ở đây huấn luyện. Sau khi hoàn tất huấn luyện, tướng Khalifa Haftar được Gaddafi ưu ái, nghiễm nhiên trở thành Tham mưu trưởng quân đội Libya.

Khalifa Haftar tham gia cuộc chiến tranh lớn đầu tiên vào năm 1973. Khi quân đội Ai Cập và Syria phát động cuộc chiến bất ngờ tấn công Israel vào tháng 10 năm 1973, với tư cách là một sĩ quan được đào tạo ở Ai Cập, Khalifar Haftar đã dẫn đầu lực lượng Libya đến Ai Cập để hỗ trợ nước này.

Trong cuộc chiến tháng 10 năm 1973, hay gọi là Chiến tranh Yom Kippur, các nước Arab lẫn Liên Xô và Cuba đã đẩy viện trợ cho Syria và Ai Cập lên mức cao nhất. Gần 1 triệu quân cùng những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô đã đổ vào cuộc chiến này. Nhưng Israel, với sự hỗ trợ của người Mỹ, đã chống trả thành công. Cuộc chiến dù kết thúc với thắng lợi của Ai Cập, giành lại các vùng đất đã mất, nhưng sau đó là thất bại chiến lược của họ và Liên Xô, làm thay đổi cán cân chính trị khu vực. Ai Cập kí thỏa thuận hòa bình công nhận Israel, quay lưng với Liên Xô. Các cố vấn Liên Xô lẫn những sĩ quan của các nước Arab khác được huấn luyện ở Ai Cập đều bị trục xuất, trong đó có tướng Haftar của Libya. Điều này làm quan hệ giữa Libya và Ai Cập xấu đi nghiêm trọng. Với bản thân tướng Haftar, thất bại trong cuộc chiến với Israel đã làm giảm uy tín của ông trong quân đội Libya.

Năm 1977, do sự xấu đi trong quan hệ, lãnh đạo Libya Gaddafi tuyên bố Libya sẽ thay thế Ai Cập trong vai trò lãnh đạo khối Arab. Để thực thi lời tuyên bố đó, ngày 21 tháng 7 năm 1977, quân đội Libya tấn công qua biên giới Ai Cập, mở đầu cho cuộc chiến chớp nhoáng giữa hai nước và thường rất ít khi được nói tới. Trong cuộc chiến này, tướng Khalifa Haftar đã không được Gaddafi trọng dụng. Quyền chỉ huy quân Libya tấn công Ai Cập được giao cho tướng Không quân Mahdi Saleh al-Farijani thiếu kinh nghiệm. Điều này đã khiến quân Libya chuốc lấy thất bại nặng nề sau 4 ngày tham chiến, và phải nhờ các nước khác đứng ra giàn xếp thỏa thuận ngừng bắn khẩn cấp với Ai Cập. Thất bại đã khiến cho uy thế chính trị của Libya giảm đáng kể, trong khi Ai Cập củng cố lại vị thế lãnh đạo khối Arab của mình. Mặt khác, nó cũng khiến Gaddafi quay lại tin tưởng vào tướng Haftar.

Để gạt bỏ thất bại trước Ai Cập, chỉ một năm sau Libya gây hấn với nước láng giềng Chad ở phía Nam. Lợi dụng các vấn đề biên giới với Chad, cụ thể là tranh chấp dải Aouzou và việc các nhóm phiến quân Chad nổi dậy chống chính phủ, năm 1978 quân đội Libya đã xâm chiến dải Aouzou, sau đó thiết lập một chính phủ bù nhìn thân Libya ở miền Bắc Chad. Dù sau đó phiến quân được Libya hỗ trợ đã nhiều lần tấn công và chiến thắng, thậm chí từng chiếm được thủ đô N'Djamena, nhưng nhờ sự can thiệp của Pháp và các đồng minh, chính phủ Chad vẫn đứng vững và đẩy lùi các phiến quân này.

Để giải quyết tình thế giằng co ở Chad, Muamar Gaddafi quyết định đẩy mạnh can thiệp vào Chad. Năm 1986, một lực lượng lớn chưa từng có của quân Libya với hàng chục nghìn lính cùng những vũ khí tân tiến nhát của Liên Xô đã được đưa sang Chad, đặc biệt là trực thăng Mi-25 tham chiến lần đầu tiên. Ý đồ của quân Libya định sử dụng một lực lượng quân sự lớn để chiếm đóng lâu dài miền Bắc Chad. Để chỉ huy một lực lượng lớn như vậy, Libya cần một chỉ huy cấp cao, và lần này Gaddafi đã chọn tướng Haftar. Năm 1986, Khalifa Haftar được đưa sang Chad làm tổng chỉ huy các lực lượng Libya. Tổng hành dinh quân Libya được đặt ở căn cứ Ouadi Doum, một căn cứ nằm giữa sa mạc mà Libya tuyên bố ''bất khả xâm phạm''. Căn cứ Ouadi Doum được bảo vệ bởi 5.000 quân Libya, với 3 mặt được phủ kín mìn.

Thế nhưng, kết thúc nỗ lực này là một thảm họa của quân Libya. Họ đánh giá qua thấp tinh thần của quân Chad và quyết tâm bảo vệ đồng minh của Pháp. Đối đâu với quân Libya với xe tăng, trực thăng hiện đại, Chad đã động viên tất cả các thiếu niên từ 14 tuổi gia nhập quân đội. Họ thay thế xe bọc thép bằng những chiếc xe bán tải Toyota, từ đó khai sinh ra cái tên ''Chiến tranh Toyota'' làm thay đổi bộ mặt chiến trường Trung Đông từ đó. Dù Chad không có không quân, quân đội Pháp đã giúp họ. Máy bay quân đội Pháp đã oanh tạc phủ đầu căn cứ không quân Ouadi Doum, khiến căn cứ bị phá hủy nghiêm trọng và binh sĩ Libya hoảng loạn, nhiều người bỏ chạy và chết bởi mìn.

Ngày 16/2/1987, sau khi quân Libya đã thất bại khắp các chiến trường, quân đội Chad và Pháp giáng đòn cuối cùng vào quân Libya. Máy bay Pháp chở lính Chad nhảy dù xuống căn cứ Ouadi Doum, nơi họ phát hiện lúc này chỉ còn 700 lính Libya còn ở lại. Nhưng họ đã có được chiến lợi phẩm lớn nhất: bắt sống Tham mưu trưởng Khalifa Haftar của quân Libya. Chiến thắng này của quân Chad được ví với chiến công bắt sống tướng Đờ-cát ở Điện Biên Phủ của QĐNDVN.

Ảnh: tù binh sĩ quan chỉ huy Libya sau trận Ouadi Doum, bên trái người số 5 được cho là Tướng Haftar

مجموعة_من_الضباط_من_الذين_أسروا_في_معارك_منطقة_وادى_الدوم_-_مارس_1987.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Chiến tranh Libya-Chad kết thúc năm 1987 với thảm bại của Libya. Gần 8.000 lính chết và 3.000 quân bị bắt ở lại Chad cùng với Tham mưu trưởng Khalifa Haftar. Tòa án quốc tế xử Libya thua kiện toàn bộ các tranh chấp. Nhưng đó chưa phải là thảm họa cuối cùng.

Bằng một lý do mà đến nay vẫn không ai rõ, sau chiến tranh Gaddafi đã từ chối việc hồi hương 3.000 tù binh chiến tranh Libya ở Chad, trong đó có cả tướng Haftar. Ở quê nhà Gaddafi thay thế một Tham mưu trưởng mới, tuyên bố rằng tướng Haftar đã phản bội và đầu hành quân Chad, mặc dù thực tế là họ đã chiến đấu kiên cường. Các binh sĩ Libya bị kẹt ở Chad trong các trại tù của Chad trong 3 năm. Việc bị từ chối hồi hương làm họ vô cùng bất bình, cho rằng bị phản bội bởi Gaddafi. Để phản đối Gaddafi, nhiều tù binh Libya đã tuyên bố bỏ đạo Hồi. Cũng trong thời gian bị giam ở Chad, Khalifa Haftar cùng nhiều sĩ quan đã hình thành quan điểm chống đối Gaddafi.

Đến năm 1990, do tình hình kinh tế khó khăn chính phủ Chad không chấp nhận giam giữ các tù binh Libya lâu thêm nữa, đã đàm phán để đưa số tù binh này sang nước thứ 3. Ban đầu họ được người Pháp sắp xếp để sang Zaire (nay là CHDC Congo). Nhưng sau khi sang Zaire,phần lớn số tù binh này đã quyết định trở về Libya. Số còn lại đi theo tướng Haftar, thành lập một tổ chức đối lập với Gaddafi. Họ sang Kenya năm 1990, với khoảng 300 sĩ quan. Ở Kenya, nơi Mỹ có một trụ sở lớn của tình báo CIA, Khalifa Haftar đã móc nối với người Mỹ.

Năm 1996, một cuộc nổi dậy nhỏ đã nổ ra ở miền núi phía Đông Libya, tướng Haftar đã trở về Libya định tham gia nổi dậy. Nhưng cuộc nổi dậy không lan rộng, nên tướng Haftar đã bay sang Mỹ ngay sau đó. Ông và gia đình định cư tại Virginia, Hoa Kỳ và gần như biến mất khỏi chính trường.

Thậm chí đến năm 2011, khi Gaddafi bị lật đổ, Tướng Haftar vẫn không hề xuất hiện. Nhưng từ năm 2014, mọi chuyện bất ngờ thay đổi chóng mặt. Tướng Haftar bất ngờ trở lại Libya. Có lẽ không ai ngờ sự có mặt của tướng Haftar lại thay đổi tình hình Libya đến như vậy. Sau khi Haftar trở về, hàng loạt các sĩ quan, binh sĩ lẫn chính trị gia Libya đã đổ về miền Đông Libya để ủng hộ ông. Ngay sau đó tướng Khalifa Haftar được tôn làm chỉ huy Quân đội quốc gia Libya (LNA), nơi ông tự xưng Nguyên soái. Sự có mặt của tướng Haftar, cơ bản đã làm tình hình chia năm xẻ bảy ở Libya giảm bớt, hiện chỉ còn 2 phe lớn là LNA của Haftar và phe Chính phủ đoàn kết dân tộc GNA ở phía Tây, nắm giữ thủ đô Tripoli.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ảnh hiếm chụp tướng Haftar trong thời gian bị bắt làm tù binh ở Chad

61538343_1081249302060157_6372331630048051200_n.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top