- Biển số
- OF-211
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 15,475
- Động cơ
- 740,927 Mã lực
- Nơi ở
- Câu chuyện các chuyến đi
Mợ này em cũng không biết tên gì , quên òi ... nhưng em có nhiều ảnh lắm , em sẽ post cho các cụ nhận dạng nhé
Phía trước.. ( mợ này tên gì em quên mất òi.. )
Công nhận cụ máu thật , mà em đã biết cả chi hội MCC của cụ cũng máu từ hồi cả chi hội đi Đồng văn dịp 2/9 , kính cụ 1 lyCó lẽ con 4b nhà cháu là hoành tráng nhất trong số 4b dán logo nhà of có mặt tại MCC đợt này, cháu vừa đi vừa để ý xem có cụ nào máu như cháu không mà chẳng thấy ai đồng hành cả. Nhà cháu đi con chào buổi sáng cụ ạ.
Ảnh cụ Mi lúc nào cũng trong vắt
Xe của đoàn.
Em kính cụ ly rượu, cụ thật nhiệt tình ở bữa cơm tối LC , cụ uống với từng người ở chi hội 28Em vừa đi qua đường rẽ vào Nậm Ban xong (ql12) nhìn mà vẫn thấy bồi hồi các cụ à. Mấy hôm vừa rồi trời mưa to, hôm nay em mất đúng 5 tiếng để đi từ Mường Lay lên Lai Châu ợ(100km nhé). Có cụ mợ nào vẫn ở Điện Biên thì chờ mai em về rồi giao lưu tiếp nhé. Nhớ chyến đi quá ạ
Mợ này nhìn giống Minh Hằng thế nhỉ
Hằng Nga rất thích hình trái tim nên phải lôi một cụ lên chụp bằng được. Nghe nói sau bức hình này cụ kia về ... tan cửa nát nhà thì phải..
Cụ ấy bớt đi nhiều dồi đấy ạ, em đếm ra thì phải gấp đôi chỗ trên
Đồ ăn Buffet không có gì nhiều. Nói chung là món quen thuộc của em là bánh mỳ với trứng ốp la, sau đó làm thêm đĩa cơm chiên, chốt hạ lại là làm bát phở với 2 quả chuối. Thế là hòm hòm đủ sức lên đường.
Thiên đường hả cụ? Bao giờ em được đến vùng đất này nhỉ? đẹp me hồn!
Cảnh đẹp nhưng mà đường xấu quá đi, xe cứ nhảy cà tưng cà tưng suốt...
Cám ơn bác đã vào chia sẻ, bài của cụ Mai cồ viết trong mục câu truyện những chuyến đi , có ảnh đầy đủ nhất và các cmt nhẹ nhàng dí dỏm ghi lại hành trình của tất các bác mang yêu thương của hàng ngàn Offers tới trẻ em Nậm ban , nơi mà cách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh.. không điện , không tivi ., không điện thoại và tất nhiên cả không internet để các bác ở nhà nhìn được toàn cảnh chuyến đi . Còn các vấn đề về chiều sâu như đánh giá mức độ thiếu thốn , tự xây bao nhiêu lớp học, sách vở , quần áo đồng phục ra sao , quản lý thế nào ... bác có thể qua chuyên mục Từ thiện OF để xem thêm Em chia sẻ với bác ở các dòng xanh xanh trên nhéChào anh Jo, theo dõi những câu chuyện anh kể thật thú vị, ảnh anh chụp rất đẹp. Nhưng đọc đến đây tự dưng em có mấy suy nghĩ thế này:
Em hoàn toàn ủng hộ các cụ đi làm từ thiện và đến với đồng bào miền núi xa xôi còn nhiều khó khăn nhưng hình thức thực hiện em cứ thấy na ná tất cả các cuộc từ thiện khác. Mấu chốt vấn đề không giải quyết được, dân sẽ hoàn nghèo và lạc hậu sau khi các đoàn từ thiện ra về.
- Các bác khám chữa bệnh cấp thuốc, rất OK.
Vâng, Nhiệm vụ này các bác sỹ OF và tủ thuốc Thụy An đã làm rất rất nhiều rồi bác ạ
- Các bác cấp quần áo, nhu yếu phẩm....OK, sẽ giải quyết được sự thiếu ăn, thiếu mặc trước mắt. Nhưng 5, 10 năm nữa khi đồng bào quen dùng các "mốt" của người KINH rồi thì tương lai các bác sẽ không còn được thấy các bộ đồ thổ cẩm Handmade nữa đâu ạ.
- KHông biết bác có mang ít sách của Nhà sách trí tuệ nào cho đồng bào không? Đây mới là thứ thực sự các em nhỏ, cô giáo cần...Em đoán là bác ...
Sáng hôm lên đường, Cụ Mai cồ có mang sách của cụ ấy lên cho trẻ cụ ạ, tuy không nhiều
Về hình thức từ thiện cho đồng bào vùng cao em có vài góp ý:
- Không nên chuyển tiền ủng hộ cho lãnh đạo địa phương vì sẽ không bao giờ hoặc rất ít trong số đó đến được với đồng bào . Các bác thừa biết ntn rồi ạ.
- Hiện nay tại tất cả các tỉnh miền núi phía bắc có các đoàn quốc phòng đi xây dựng kinh tế mới. Họ ăn, ở cùng đồng bào, định canh, xây dựng hệ thống đường, nhà ở, trường học.... tương đối ổn định xong lại đến các vùng, địa bàn khác. Các bác có thể liên hệ và ủng hộ thông qua các đội này, em nghĩ sẽ thiết thực hơn.
Có một vài chia sẻ cùng bác, có gì không phải bác bỏ qua nhé. Em rất thích ảnh chụp và lời dẫn của bác.
Chân thành góp ý của cụ, thực ra các cụ nhà mình đã làm nhiều việc thiện ở các nhóm khác nhau như chị Lason , anh Soncua ., không giao tiền không cho ai cả mà là thực thu, thực chi, thực bàn giao, Vấn đề này cụ xem thêm ở mục Từ thiện OF