[Funland] [Lịch sử] Nỗi oan của vua Triệu Đà và tính chính thống của nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam???

Trạng thái
Thớt đang đóng

Sat xi

Xe buýt
Biển số
OF-135278
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
588
Động cơ
374,887 Mã lực
Nhận giặc làm cha.
Theo lý thuyết của cụ chủ thì nhận luôn ông pháp đỹ là một triều đại một thể, cũng mở rộng bờ cõi, khai phóng văn minh.
Không rõ cụ thớt ngây thơ hay là spy của ông tàu khi nhận Triệu Đà làm vua với lý do để thu hồi HS, TS.
Thừa nhận de doi HS, TS thì thằng tàu nó không biết gào lên tách ra từ nó thì nó phải thu hồi luôn cả VN ấy chứ.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Thì thực tế nhắc lại cho thế hệ sau biết về vùng đất mà người Việt đã từng ở và từng 1 thời là thủ đô của 1 quốc gia trong dòng lịch sử Việt Nam.
Làm gì có quốc gia người Việt đấy hả cái đồ cắn trộm?
Bách Việt gồm cả người Choang, người Bạch, người Mân; người Âu Việt, Lạc Việt làm gì có quyền đòi thừa kế cả Lưỡng Quảng?
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Nhận giặc làm cha.
Theo lý thuyết của cụ chủ thì nhận luôn ông pháp đỹ là một triều đại một thể, cũng mở rộng bờ cõi, khai phóng văn minh.
Không rõ cụ thớt ngây thơ hay là spy của ông tàu khi nhận Triệu Đà làm vua với lý do để thu hồi HS, TS.
Thừa nhận de doi HS, TS thì thằng tàu nó không biết gào lên tách ra từ nó thì nó phải thu hồi luôn cả VN ấy chứ.
E phải thừa công nhận là dân mình có tính cục bộ cao, thế mới chống lại được thằng tầu, nhưng có cái dở là nó chỉ có thể tồn tại được, chứ không thể mở rộng ra được.
Thằng TQ nó nhận giặc là cha nên giờ đất nó to và rộng.
Thằng Mỹ vẫn cho Trump - 1 người gốc đức lên làm tổng thống.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Thì thực tế nhắc lại cho thế hệ sau biết về vùng đất mà người Việt đã từng ở và từng 1 thời là thủ đô của 1 quốc gia trong dòng lịch sử Việt Nam.
Chả có thực tế nào cả, thực tế thủ đô của Mẽo là LONDON :))
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Vấn đề chính thống của nhà Triệu

--------------------------------------------------------------------------
Khẳng định
Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.
Đời Trần, sử gia Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt sử ký, chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.
(Bộ sử này nay không còn, nhưng lời bàn của Lê Văn Hưu được Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.)
Sau khi bình xong quân Minh, Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi soạn Bình Ngô đại cáo, rằng:
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương.
Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng.
Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
Trong An Nam chí lược, Lê Tắc viết: Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít. Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
Cuối đời Nguyễn, Trần Trọng Kim soạn Việt Nam sử lược vẫn chép nhà Triệu là chính thống.
Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là ngoại bang, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam, tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam đã coi nhà Triệu là vua Việt Nam.
Phủ nhận
Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu có lẽ là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Ngô Thì Sĩ kết luận: Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.
Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, cũng phê phán sử cũ và coi nhà Triệu là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Đó cũng là quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam, phản ảnh trong tất cả sách sử và trong cả các lãnh vực khác. Chẳng hạn Tố Hữu làm thơ gọi họ Triệu là "giặc", phê phán Mỵ Châu làm mất nước:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Chỉ có một ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam như đoạn trên đã trình bày.
Quan điểm nhìn nhận
Vấn đề nguồn gốc của dòng vua

Xoay quanh vấn đề Triệu Đà và nhà Triệu, mấu chốt là do quan điểm nhìn nhận. Các sử gia không có xu hướng coi nặng việc tìm nguồn gốc Triệu Đà và bản chất dân nước Nam Việt sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam. Ngược lại những người coi trọng nguồn gốc xuất thân, "quê hương" của người cầm đầu chính quyền, và bản chất dân nước Nam Việt có nhìn nhận khác.
Triệu Đà là người Hán, vốn là tướng nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ táng ở đấy.
Bên công nhận nhà Triệu cho rằng:
Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì chính nguồn gốc của An Dương vương, gần đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra, sẽ không khác gì Triệu Đà. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) thì Thục Phán vốn gốc là dòng dõi người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) và sang xâm lược nước Văn Lang, tiêu diệt Hùng Vương. Nếu vậy, An Dương vương liệu còn là một triều đại Việt Nam không? Đi xa hơn nữa, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam, hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang; tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đế là Ekaterina I, dù không phải là người Nga, nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác. Tuy nhiên, những người phản bác cho rằng trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: một đàng chỉ một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, còn triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa, đằng kia toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt. Theo tác giả Hà Văn Thùy, cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình Thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt.
Cũng theo ông Hà Văn Thùy thì "đúng Triệu Đà là người Hán nhưng dân Nam Việt lúc đó hầu hết là người Việt, vì vậy không thể phủ nhận việc ông là vị vua đầu tiên của nước Nam Việt, ông vua khai sáng của Việt Nam chúng ta".
Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất"
Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.
Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà sáp nhập vùng đất của Âu Lạc vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là cuộc xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành môt nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt", và cho rằng đó là "di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt".
Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Nam Việt, dẫn tại , vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung hiện đại là không thể phân biệt được; các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.
Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc
Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc Hung Nô hay Mông Cổ. Những triều đại này sử dụng tiếng Hán, nghi lễ tập tục trong triều đã Hán hóa khá nhiều. Thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán, một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc của Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia. Ngoài ra, đất đai của các triều đại này phần lớn là lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.
Theo học giả Lê Thành Khôi thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình.
Theo: https://voer.edu.vn/m/van-de-chinh-thong-cua-nha-trieu/7ff19e5f
 

nh0301tn

Xe hơi
Biển số
OF-748045
Ngày cấp bằng
29/10/20
Số km
129
Động cơ
54,138 Mã lực
quan trọng là Triệu Đà lấy quốc hiệu là Nam Việt, sau này Lý Nam Đế cũng xưng Nam Việt đế, thế là tiếp nối Triệu Đà
còn Đông Ngô hay Nam Hán, tuy kiểm soát lãnh thổ nhưng đặt quốc hiệu klq thì sao phải để ý đến
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,061
Động cơ
405,157 Mã lực
121 tuổi thì e thấy khó mà tin được. Ngày xưa thọ lắm thì dc 70-80t.
Thời Hùng vương ước mình, nếu chia ra vua còn sống, có vua tới gần phải toàn hơn 100 năm mới kéo dài được 18 đời trong gần 2,000 năm. Thế cũng có có chút tương đồng đấy chứ ạ? :D
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,061
Động cơ
405,157 Mã lực
Nay em mới để ý topic này, em có làm clip có vài nhận định về giai đoạn này. Điểm gốc rễ nhất là khi đó An Dương Vương đang cai trị đất nước hòa bình, ổn định nhưng cụ Triệu Đà dù chưa rõ gốc tích mang quân sang đánh chiếm. Còn giai đoạn sau, thì có thể có những chính sách cai trị phù hợp.


 
Biển số
OF-747445
Ngày cấp bằng
24/10/20
Số km
100
Động cơ
56,918 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Website
noithatvecto.com
Thời nhà Triệu dân ta đang là cụ An Dương Vương cai trị, vì vậy họ Triệu đánh bại cụ AN chiếm lấy nước mà sát nhập vào đất nhà họ Triệu rồi đổi tên thành Nam Việt mà đóng đô cũng là vùng Quảng Châu ngày nay... Nên sử sách có nhiều luồng ý kiến về vai trò nhà họ Triệu trong sử nước nhà.
Theo quan điểm của tôi Triêu Đà là quan nhà Tần cai trị vùng Lưỡng Quảng rồi mở mang sang đất Âu Lạc rồi tự lập quốc thì tất phải là Ngoại Bang.
Dù ông ấy lập quốc Nam Việt, có công cao lao với người Việt thì cứ ghi vào sử chúng ta ko nhất thiết phải gọi ông ấy là một vị vua Việt
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
3E4DDC3B-0F43-4D49-9DDD-0182F6933751.jpeg


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
D25A7CBF-46B0-4108-8B86-7B68EFEAF904.jpeg

Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(Ảnh qua asakicorp.com)

Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.

Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?

Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.

Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng,
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.


Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…

Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.

Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?

Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.

Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.

Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.


Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.

Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.


Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?

Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.

BB399196-4661-4E34-BEDF-8EFF6A9ABFE7.jpeg

Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. (Ảnh qua asakicorp.com)
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:

一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基

Hán Việt:

Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.


Dịch:

Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.



Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.

BEB910F3-6E5B-42A3-B639-82984AD764B8.jpeg

Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).
Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:

  • 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
  • 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
  • 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
  • 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
  • 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
  • 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét
--------------------
Nguồn: Bách Việt Trùng Cửu
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
3E4DDC3B-0F43-4D49-9DDD-0182F6933751.jpeg


Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
D25A7CBF-46B0-4108-8B86-7B68EFEAF904.jpeg

Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(Ảnh qua asakicorp.com)

Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.

Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.

Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?

Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.

Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng,
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.


Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…

Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.

Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?

Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.

Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.

Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.


Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.

Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.


Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?

Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã ******** nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.

BB399196-4661-4E34-BEDF-8EFF6A9ABFE7.jpeg

Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. (Ảnh qua asakicorp.com)
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:

一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基

Hán Việt:

Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.


Dịch:

Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.



Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.

BEB910F3-6E5B-42A3-B639-82984AD764B8.jpeg

Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).
Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:

  • 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
  • 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
  • 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
  • 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
  • 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
  • 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét
--------------------
Nguồn: Bách Việt Trùng Cửu
Trong các mộ vua Nam Việt ở Quảng Châu không có các ghi chép lịch sử gì nhỉ? Để hậu thế cứ tù mù tranh luận mãi
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,582
Động cơ
409,016 Mã lực
Nay em mới để ý topic này, em có làm clip có vài nhận định về giai đoạn này. Điểm gốc rễ nhất là khi đó An Dương Vương đang cai trị đất nước hòa bình, ổn định nhưng cụ Triệu Đà dù chưa rõ gốc tích mang quân sang đánh chiếm. Còn giai đoạn sau, thì có thể có những chính sách cai trị phù hợp.


Triệu Đà nào mà không rõ gốc tích hả cụ?
 

VinhHomes

Xe hơi
Biển số
OF-761482
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
101
Động cơ
44,050 Mã lực
Tuổi
40
Thời nhà Triệu dân ta đang là cụ An Dương Vương cai trị, vì vậy họ Triệu đánh bại cụ AN chiếm lấy nước mà sát nhập vào đất nhà họ Triệu rồi đổi tên thành Nam Việt mà đóng đô cũng là vùng Quảng Châu ngày nay... Nên sử sách có nhiều luồng ý kiến về vai trò nhà họ Triệu trong sử nước nhà.
Theo quan điểm của tôi Triêu Đà là quan nhà Tần cai trị vùng Lưỡng Quảng rồi mở mang sang đất Âu Lạc rồi tự lập quốc thì tất phải là Ngoại Bang.
Dù ông ấy lập quốc Nam Việt, có công cao lao với người Việt thì cứ ghi vào sử chúng ta ko nhất thiết phải gọi ông ấy là một vị vua Việt
Em đồng ý với ý kiến của cụ. Chỉ vó thể coi Triệu Đà là một mắt xích trong chuỗi lịch sử VN.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
Vấn đề chính thống của nhà Triệu

--------------------------------------------------------------------------
Khẳng định
Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.
Đời Trần, sử gia Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt sử ký, chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.
(Bộ sử này nay không còn, nhưng lời bàn của Lê Văn Hưu được Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.)
Sau khi bình xong quân Minh, Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi soạn Bình Ngô đại cáo, rằng:
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương.
Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng.
Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
Trong An Nam chí lược, Lê Tắc viết: Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít. Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
Cuối đời Nguyễn, Trần Trọng Kim soạn Việt Nam sử lược vẫn chép nhà Triệu là chính thống.
Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là ngoại bang, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam, tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam đã coi nhà Triệu là vua Việt Nam.
Phủ nhận
Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu có lẽ là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Ngô Thì Sĩ kết luận: Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.
Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, cũng phê phán sử cũ và coi nhà Triệu là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.

Đó cũng là quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam, phản ảnh trong tất cả sách sử và trong cả các lãnh vực khác. Chẳng hạn Tố Hữu làm thơ gọi họ Triệu là "giặc", phê phán Mỵ Châu làm mất nước:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Chỉ có một ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam như đoạn trên đã trình bày.
Quan điểm nhìn nhận
Vấn đề nguồn gốc của dòng vua

Xoay quanh vấn đề Triệu Đà và nhà Triệu, mấu chốt là do quan điểm nhìn nhận. Các sử gia không có xu hướng coi nặng việc tìm nguồn gốc Triệu Đà và bản chất dân nước Nam Việt sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam. Ngược lại những người coi trọng nguồn gốc xuất thân, "quê hương" của người cầm đầu chính quyền, và bản chất dân nước Nam Việt có nhìn nhận khác.
Triệu Đà là người Hán, vốn là tướng nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ táng ở đấy.
Bên công nhận nhà Triệu cho rằng:
Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì chính nguồn gốc của An Dương vương, gần đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra, sẽ không khác gì Triệu Đà. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) thì Thục Phán vốn gốc là dòng dõi người nước Thục ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) và sang xâm lược nước Văn Lang, tiêu diệt Hùng Vương. Nếu vậy, An Dương vương liệu còn là một triều đại Việt Nam không? Đi xa hơn nữa, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam, hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang; tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đế là Ekaterina I, dù không phải là người Nga, nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác. Tuy nhiên, những người phản bác cho rằng trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: một đàng chỉ một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, còn triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa, đằng kia toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt. Theo tác giả Hà Văn Thùy, cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình Thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt.
Cũng theo ông Hà Văn Thùy thì "đúng Triệu Đà là người Hán nhưng dân Nam Việt lúc đó hầu hết là người Việt, vì vậy không thể phủ nhận việc ông là vị vua đầu tiên của nước Nam Việt, ông vua khai sáng của Việt Nam chúng ta".
Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất"
Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.
Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà sáp nhập vùng đất của Âu Lạc vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là cuộc xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành môt nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt", và cho rằng đó là "di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt".
Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Nam Việt, dẫn tại , vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung hiện đại là không thể phân biệt được; các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.
Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc
Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc Hung Nô hay Mông Cổ. Những triều đại này sử dụng tiếng Hán, nghi lễ tập tục trong triều đã Hán hóa khá nhiều. Thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán, một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc của Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia. Ngoài ra, đất đai của các triều đại này phần lớn là lãnh thổ Trung Quốc ngày nay.
Theo học giả Lê Thành Khôi thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình.
Theo: https://voer.edu.vn/m/van-de-chinh-thong-cua-nha-trieu/7ff19e5f
Em ưng lập luận của bác
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi.
Theo em, đây là quan điểm đúng đắn nhất để phân biệt đâu là ta, đâu là giặc. Con dân Việt lòi ra mà chỉ giỏi đốt nhà thì đều là giặc hết. Ngược lại, ai mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân, cho đất nước thì bất kể gốc gác quên quán, đều là bạn.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thời nhà Triệu dân ta đang là cụ An Dương Vương cai trị, vì vậy họ Triệu đánh bại cụ AN chiếm lấy nước mà sát nhập vào đất nhà họ Triệu rồi đổi tên thành Nam Việt mà đóng đô cũng là vùng Quảng Châu ngày nay... Nên sử sách có nhiều luồng ý kiến về vai trò nhà họ Triệu trong sử nước nhà.
Theo quan điểm của tôi Triêu Đà là quan nhà Tần cai trị vùng Lưỡng Quảng rồi mở mang sang đất Âu Lạc rồi tự lập quốc thì tất phải là Ngoại Bang.
Dù ông ấy lập quốc Nam Việt, có công cao lao với người Việt thì cứ ghi vào sử chúng ta ko nhất thiết phải gọi ông ấy là một vị vua Việt
Thế cụ An Dương Vương thôn tính Lạc Việt của cụ Hùng thì tính thế nào!
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,910
Động cơ
494,448 Mã lực
Trong dòng chảy văn hoá của dân tộc, có hai danh nhân văn hoá được công nhận là cụ Trãi và cụ Hồ, đều thừa nhận cụ Triệu là một triều đại phong kiến VN, không lẽ cả hai cụ đều nhầm?
 

xuongrongtrencat

Tháo bánh
Biển số
OF-707432
Ngày cấp bằng
13/11/19
Số km
607
Động cơ
97,643 Mã lực
Tuổi
33
Có cụ nào làm ở Ban Quản lý đền Đồng Xâm hoặc ở Vân Nội - Thanh Oai - Hà Nội xác minh được thông tin này không ạ?
---------------------
Đền Đồng Xâm - xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Đền Đồng Xâm - xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình thờ TRIỆU VŨ ĐẾ ( tức NGUYỄN THUẬN - TRIỆU ĐÀ )
Theo CỔ LÔI NGỌC PHẢ của họ Nguyễn Nguyên Trưởng Thanh Oai - Hà Nội. Triệu Đà là Nguyễn Thuận, có sách dịch là Nguyễn Cẩn quê ở Vân Nội - Thanh Oai - Hà Nội ngày nay. Sinh 256 TCN mất năm 136 TCN ở ngôi 71 năm là hoàng đế nước Nam Việt.
Bố ông là Hùng Dực Công, em trai vua Hùng Duệ Vương, mẹ ông là Trần Thị Quý hiện ông bà có đền thờ ở Quảng Minh- Mỹ Hưng - Thanh Oai. Khi Thục Phán chiếm ngôi của Vua Hùng ông là hậu duệ phải lưu lạc, quan hiệu uý Quảng Đông là Nhâm Ngao thuộc Văn Lang mang ông đi nuôi. Nhân một chuyến đến thăm chị làm trong phủ đại thái giám Triệu Cao. Thấy Nguyễn Thuận khôi ngô tuấn tú Triệu Cao nhận làm con nuôi vì thái giám không có con từ đó đổi tên là Triệu Đà.
Do có thực tài và là con nuôi của đại thám giám nên Triệu Đà được phong hiệu uý dưới quyền Nhâm Ngao.
Khi nhà Tần suy suy sụp, Nhâm Ngao ốm nặng đã trăng trối với Triệu Đà rằng: Khi ông chết Triệu Đà nên nắm giữ lấy binh quyền để mưu việc lớn. Nhâm Ngao chết Triệu Đà thay thế, nhà Tân lại sụp đổ nhân đó ông đem quân đánh chiếm các vùng lân cân mở mang bờ cõi và tiến về phia nam đánh An Dương Vương chiến thắng vào năm 207 TCN . Sau Triệu Đà lên ngôi Hoàng Đế đặt tên nước là Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung - Quảng Đông.
Triệu Đà mất 136 TCN mộ táng tại ngò Bình Phán - Thanh Oai, sau di về Vân Nội - Thanh Oai nay vẫn còn mộ.

- theo Ban Quản Lý Đền Đồng Xâm.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Năm 220 TCN đang đánh nhau thấy mẹ ở 2 Quảng, mà cụ Đà quê Kiến Xương Thái Bình, sinh năm tầm 240 TCN đã vô kinh quen cả thừa tướng Triệu Cao thì cụ Đà phải cỡ thánh phượt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top