[Funland] [Lịch sử] Nỗi oan của vua Triệu Đà và tính chính thống của nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam???

Trạng thái
Thớt đang đóng

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,838
Động cơ
575,215 Mã lực
Sự thực trước khi Triệu Đà lập quốc Nam Việt thì vùng lãnh thổ nam ngũ lĩnh trở xuống không tồn tại khái niệm quốc gia.
Đó chỉ là các hình thái bộ lạc.
Cả Hùng Vương lẫn An Dương Vương chỉ là hình thức bộ lạc.
Các tộc người Việt ở vùng nam ngũ lĩnh không có mối quan hệ với nhau.
Chỉ khi Triệu Đà lập quốc ông ta gom chung tất cả các bộ lạc thuộc tộc Việt nằm phía nam dãy ngũ lĩnh vào thành một quốc gia độc lập.
Dưới thời Triệu Đà thì bách việt vùng nam ngũ lĩnh mới thành người một nước. Nước Nam Việt hoàn toàn độc lập với nhà nước Tây Hán của Lưu Bang
Bây giờ nếu chối bỏ Triệu Đà và nhà Triệu không phải vua nước ta thì có 2 điều nguy hại.
Thứ nhất khi chối bỏ Triệu Đà là vua nước Việt thì chúng ta sẽ tách tộc Âu Lạc khỏi Bách Việt và Âu Lạc không còn liên quan gì cộng đồng Bách Việt nửa. Không còn từng là dân một nước hay liên hệ gì nửa, chúng ta sẽ mất đi sự tự hào về lãnh thổ tổ tiên nam dãy núi Ngũ Lĩnh trở xuống.
Thứ hai mất đi sự độc lập kiến quốc và lịch sử 1000 năm. Vì Trước Triệu Đà vùng lãnh thổ của ta không tồn tại hình thái của một vương quốc độc lập, chỉ là các bộ lạc với nhau.
Triệu Đà thống nhất các bộ lạc Việt tộc thành quốc gia Nam Việt độc lập với nhà Hán giống như Pha Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào thành nước Triệu Voi.
Bây giờ không công nhận Triệu Đà thì chúng ta không còn quốc gia độc lập thời Hán nửa và mất cả nghìn năm.
Chúng ta chỉ còn lịch sử tách ra từ Tàu khi Dương Đình Nghệ Ngô Quyền tách ra từ nhà Nam Hán.
Đó là điều hết sức nguy hiểm
Trước năm 54 lịch sử chính thống vẫn công nhận Triệu Đà, tuy có ý kiến bác bỏ nhưng đó chỉ là ý kiến suông của cá nhân.
Không phải chính sử của triều đại.
Nhưng sau 54 tình hình thay đổi khi sử chính thống không công nhận Triệu Đà.
Tôi không rõ nó có liên can gì chuyện Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào hệ thống chính trị của nước ta giai đoạn này hay không nhưng không công nhận Triệu Đà thì hai điều nguy hại trên nó sẽ thay đổi hoàn toàn sử Việt theo chiều hướng rất bất lợi
Nói về tính lịch sử nếu loại bỏ Triệu Đà và triều đại nhà Triệu thì HS, TS càng khó đòi hơn.
Cụ cứ nhìn bản đồ xem, xưa kia Nam Việt nó nhìn xuống thẳng biển đông (cả từ trên xuống, từ trái nhìn sang phải).
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,270
Động cơ
5,575,358 Mã lực
Thớt về nhà Lê của cụ lát bị xoá rồi phải k nhỉ. Em đang hóng mà tìm k thấy đâu nữa cả
Ông lát mà biết kìm chế chút có phải thớt giữ được lâu. Nói thật thớt ông lát nhiều thông tin LS hay, hơn rất nhiều thớt khác mà hơi tí mod xóa thẳng tay, còn thớt nhảm thì rõ nhiều rõ lâu
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,270
Động cơ
5,575,358 Mã lực
Min mod có luật riêng của họ anh ạ.
Vd tôi lập thớt chả liên can gì tự nhiên anh pain xông vào chửi rủa xúc phạm tôi đủ điều.
Tôi không chửi lại mà report với mod, mod vào xóa thớt tôi thẳng tay.
Còn anh pain chả sao cả trong khi tôi bị xì hơi lốp.
Đôi khi tôi thấy hình như có một số thành viên bình đẳng với quy định hơn các thành viên khác thì phải
Tôi cũng ko rõ thớt nhà Lê kia làm sao bị xóa nhỉ? Tay pain thì nổi tiếng rồi, thị phi đủ cả, mà lên OF lúc nào cũng cao giọng kẻ cả phết đó. Bị bóc phốt mấy phát rồi ai theo dõi diễn đàn lâu tí biết cả. Nên anh cũng ko phải bực!
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
Bây giờ nếu chúng ta vẫn cho rằng vì Triệu Đà là người Trung Quốc không xứng đáng làm vua nước Việt thì chúng ta thử đọc bài này cho vui.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả:

HỌ NGÔ 吳
Ngô được xếp hạng là dòng họ lớn thứ 10 ở Trung Hoa, hàng thứ 6 ở Việt Nam, và là một trong 20 họ phổ biến ở Triều Tiên.
Nguồn gốc họ Ngô vốn từ họ Cơ 姬, thủy tổ là Thái Bá và Trọng Ung đời nhà Thương.
Nguyên đời Thương (1766-1122 trCn), thủ lĩnh họ Cơ của bộ tộc Chu là Cơ Cố Công (Chu Thái vương) có ba con trai: Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch. Chu Thái vương đặt hy vọng lớn vào người con út Quý Lịch. Thái Bá và Trọng Ung do đó truyền ngôi lại cho em. Quý Lịch sau này có người con là Cơ Xương làm nên đại nghiệp, lập nhà Chu, chính là Chu Văn vương, người diệt nhà Thương. Nói về Cơ Thái Bá và Cơ Trọng Ung, họ sau đó đã đến khai phá vùng duyên hải mạn đông nam.
Năm 585 trCn, cháu đời thứ 19 của Trọng Ung là Thọ Mộng chính thức xưng vương, lập nên nước Ngô hùng mạnh, từng tranh bá với thiên hạ. Đến 473 TrCn, Ngô bị nước Việt diệt. Con cháu nước Ngô chạy loạn tứ tán, để khỏi quên nước cũ, họ lấy quốc hiệu Ngô làm họ.
Họ Ngô đào thoát ra hải ngoại, đã sớm đến Nhật Bản. Sau khi nước Ngô bị diệt, khoảng 450 trCn, nhiều con cháu họ Ngô đã đến Nhật Bản. Có nhiều giả thiết cho rằng Thần Võ thiên hoàng (Jinmu Tennō), vị Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản, là dòng dõi họ Ngô thời Chiến quốc.
Cùng lúc với nhánh lánh nạn sang phương đông, một chi khác của họ Ngô thiên di về phương Nam, đến Giao Chỉ. Sau đó, do nhậm chức quan hoặc bởi doanh thương, họ Ngô ngày càng nhiều người tìm đến vùng đất này. Trong bộ “Nguyên Hòa tính toản” của Lâm Bảo đời Đường biên soạn còn ghi lại: Cháu đích tôn của họ Ngô ở Bột Hải là Ngô Nạp nhậm chức thứ sử An Châu (sau đổi thành Ái Châu, nay là tỉnh Thanh Hóa), do đó nhiều người họ Ngô ở Bột Hải đã di cư đến miền bắc Việt Nam.
Khi nhà Đường diệt vong, Trung Hoa phân rã thành 10 nước. Lúc ấy có Lưu Ẩn là tiết độ sứ Thanh Hải quân kiêm tiết độ sứ Tĩnh Hải quân và An Nam đô hộ phủ. Lưu Ẩn mất, em là Lưu Nham lên thay, tự xưng mình là hậu duệ nhà Hán, lập ra nhà Nam Hán. Đây chính là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc bên Tàu (907-979). Năm 917, Nam Hán bổ nhiệm Dương Đình Nghệ làm tiết độ sứ Giao Chỉ.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị bộ tướng là Kiều Công Tiễn sát hại để cướp ngôi vị. Năm sau, một nha tướng khác, đồng thời cũng là con rễ của Dương, là Ngô Quyền, mang quân từ châu Ái (Thanh Hóa) kéo về giết Kiều Công Tiễn, đồng thời đánh bại luôn quân Nam Hán vừa kéo sang toan bình định Giao Chỉ. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập nên nhà Ngô. Sử nước ta vẫn thường tâng bốc Ngô là vương triều độc lập đầu tiên của Đại Việt, nhưng thực ra đây chỉ là sự tranh chấp quyền lợi và thế lực giữa bọn quan lại Trung Hoa trong lúc rối ren mà thôi.
Ngô Quyền chính là một người Tàu, là cháu đời thứ 50 của Ngô Quý Trát ở trấn Diên Lăng thuộc tỉnh Giang Tô. Quý Trát là con thứ tư của Thọ Mộng, người khi xưa đã lập nên nước Ngô. Ngô vương vốn muốn truyền ngôi cho Thọ Mộng, nhưng ông không chịu nhận, bỏ trốn đến Diên Lăng khai khẩn lập ấp. Chi họ Ngô này sau đó có người thiên di sang Nam, đến đời Ngô vương Quyền thì được làm nha tướng, lại được Dương Đình Nghệ gả con, cho phụ coi quản châu Ái.
HỌ ĐINH 丁
Theo các sách “Nguyên Hòa tính toản”, “Vạn tính thống phổ”, “Thông chí – thị tộc lược”, thì gốc của họ Đinh là từ họ Khương. Con trai Khương Tử Nha là Khương Cấp, cùng làm trọng thần nhà Chu, khi mất được Chu ban cho thụy hiệu là Đinh công, con cháu của Cấp vì đó lấy thụy hiệu làm họ.
Thời Ngũ đại Thập quốc, Trung Hoa mênh mông chia thành 10 nước xâu xé nhau, thì quận Giao Chỉ nhỏ bé bằng bàn tay cũng chia làm 12 sứ quân (944-968) tranh giành thế lực, và trong 12 thế lực đó, hết 3/4 có thể xác định đều là người Tàu.
Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng cờ lau tập trận, là con của Đinh Công Trứ. Trứ vốn người Tàu gốc ở Quảng Đông, sang làm thứ sử châu Hoan, là nha tướng của sứ quân Trần Lãm. Khi Trần Lãm mệnh một (năm 967), Đinh Bộ Lĩnh thừa hưởng binh quyền, từ đó dẹp bọn người Tàu kia, lập ra nước Đại Cồ Việt (968). Nếu không có gốc gác họ Tàu đó, vào năm 975, Tống Thái tổ khó lòng phong Đinh Bộ Lĩnh làm “An Nam Đô hộ Kiểm hiệu Thái sư Giao Chỉ quận vương”, để kể từ đó Trung Hoa chịu nhìn nhận Đại Việt như một nước chư hầu, chứ không phải là quận huyện do họ cai quản nữa.
HỌ LÊ 黎
Lê xếp hạng 92 trong sách “Bách tính gia” của Trung Hoa (soạn vào đời Tống), nhưng là một trong 10 họ lớn ở Việt Nam.
Đời nhà Thương, có hai nước chư hầu nhỏ cùng lấy quốc hiệu là Lê: một thuộc khu vực tỉnh Sơn Tây (Trung quốc) ngày nay; và một ở huyện Vận Thành tỉnh Sơn Đông. Con cháu hai nước này đều lấy quốc hiệu làm họ.
Từ thời cổ đại, đã có nhiều người Tàu họ Lê di cư sang Đại Việt, chẳng những thế, họ còn gầy dựng Lê thành vọng tộc suốt một dải Thanh Hóa.
Năm 980, người họ Lê gốc Thục (Quảng Tây) là Lê Hoàn sáng lập nên triều Tiền Lê của Đại Việt.
Năm 1428, một người họ Lê khác, gốc Mân (Phúc Kiến), là Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đọc kỹ “Đại Việt sử ký toàn thư”, ta sẽ thấy ông Phúc Kiến Lê Lợi là người quen biết, thường xuyên vào ra trướng phủ của các quan cai trị người Minh.
HỌ LÝ 李
Lý xếp hạng tư trong “Bách gia tính”, tính về số lượng là dòng họ lớn nhất ở Trung Hoa. Họ Lý vốn đã có từ đời nhà Ân, gốc ở Lộc Ấp tỉnh Hà Nam, hậu duệ sau này lập nên Đại Đường (618–907) thịnh trị ở Trung Hoa. Do nhiều duyên khởi, sau khi nhà Đường bị diệt, đã hình thành nên hai chi họ Lý ở Việt Nam và Triều Tiên.
Năm 1009, Lý Công Uẩn, người đất Mân (Phúc Kiến), vốn dòng dõi Tào vương Lý Minh (con trai Đường Thái tôn Lý Thế Dân) lập nên nhà Hậu Lý.
“Đại Việt sử ký toàn thư” ghi thân thế Lý Công Uẩn rất khôi hài: bà mẹ họ Phạm, nhân đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với thần nhân giao hợp mà có chửa”.
Theo “Tốc thủy ký văn” (soạn khoảng 1019-1086) của Tư Mã Quang viết về giai đoạn Lục triều của Bắc Tống, có đoạn thuật lại nguyên do chiến tranh giữa Tống-Lý, vô tình nhắc đến một chi tiết liên quan đến nguồn gốc nhà Lý:
<Niên hiệu Hy Ninh (1068-1077), tiến sĩ Lĩnh Nam là Từ Bách Tường nhiều lần thi rớt đại khoa, ngầm viết thư cho Giao Chỉ rằng: “Đại vương vốn TỔ TIÊN LÀ NGƯỜI MÂN. Nghe rằng hiện công khanh quý nhân ở Giao Chỉ phần lớn là người Mân. Bách Tường này tài ba chẳng kém ai, nhưng không được dùng ở Trung quốc, mong được phò tá dưới trướng đại vương. Nay Trung quốc muốn cử đại binh tiêu diệt Giao Chỉ. Binh pháp có câu: Kẻ ra tay trước có thể chiếm được lòng người, chi bằng cử binh đánh trước, Bách Tường xin làm nội ứng”. Vì thế mà Giao Châu dấy binh vào đánh cướp, vây hãm ba châu Khâm, Liêm, Ung. Bách Tường không kịp đến quy hàng. Khi ấy Thạch Giám quen thân với Bách Tường, dâng tấu khen Bách Tường có chiến công, ngoài chức Thị cấm, sung thêm làm Tuần kiểm ba châu Khâm, Liêm, Bạch. Triều đình sai Tuyên Huy sứ Quách Quỳ thảo phạt Giao Chỉ. Giao Chỉ xin hàng, cáo giác rằng: “Chúng tôi vốn không có ý cướp phá, là do người Trung quốc xúi giục thôi”. Lại trình thư của Bách Tường cho Quỳ. Quỳ lệnh cho Chuyển vận ty của tỉnh Quảng Tây tra hỏi. Bách Tường chạy trốn, rồi tự treo cổ chết>
Ngoài ra, còn “Mộng Khê bút đàm” (soạn khoảng 1086-1093) của Thẩm Quát (1031-1095); “Tục Tư trị thông giám trường biên” của Lý Đảo (1115-1184), “Trịnh Thiều Châu kỷ lược phụ lục” (soạn khoảng 1240-1280) của Trịnh Tủng, cũng đều khẳng định gốc gác người Mân của nhà Hậu Lý.
Thậm chí, còn có “Lý trang Chử nội Lý thị phòng phả” (soạn năm 1266 – đời Nam Tống), là sách gia phả dòng họ Lý ở đất Mân còn ghi chi tiết cụ thể: ông nội Công Uẩn tên Lý Tung (883-948), nguyên tịch huyện Nhiêu Dương, Thâm Châu. Tung làm tể tướng nhà Hậu Tấn, đời Tấn Cao tổ (trị vì năm 942-946), Tung bị vu oan hãm hại nên con cháu phải dời đến đất Mân; cha Uẩn là Lý Thuần An (921-999), con cả của Lý Tung, đang làm chức Thủy lục Vận sứ, do cha bị hại mà phải bỏ quan chức đào thoát, An từ đó kinh doanh vận tải đường thủy, từng đưa thuyền đến Chân Lạp, Xiêm La, và sau định cư Giao Chỉ; còn Công Uẩn, vốn tên chữ là Triệu Diễn, con thứ của Thuần An.
Những sách liệt kê trên đều là sử liệu quan trọng, có ghi rõ gốc gác Công Uẩn, và đều có trước “Đại Việt sử ký Toàn thư” (soạn 1272-1697), vậy tại sao “Toàn thư” lại chép Uẩn là con hoang của thần nhân, con nuôi của Lý Khánh Văn? Các nhà chép sử của Đại Việt còn nợ hậu thế câu trả lời cho vấn đề này.
Do hoàng thất gốc Mân, nên thời Lý-Trần, người Mân từ Trung Hoa sang đều được ưu đãi, phong cho quan chức và trọng dụng. Triều đình Lý-Trần do đó cũng mô phỏng y hệt thể chế Trung Hoa, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, khoa cử. Chữ Hán được phổ cập và dùng làm phương tiện tiến thân cho tầng lớp nho sĩ. Có thể nói, Lý-Trần tuy tiếng là vương triều độc lập, nhưng lại có công Hán hóa Việt tộc hơn cả người Hán.
Làm vua rồi, Uẩn bắt chước các hoàng đế Trung Hoa, phong “quốc tính” cho những người có công trạng, họ Lý ở Đại Việt từ đó lan rộng.
HỌ TRẦN 陳
Họ Trần được phân bố rất rộng, đây là họ được xếp hàng thứ 10 trong “Bách gia tính”, lớn hàng thứ 5 ở Trung Hoa, và là một trong 10 họ lớn ở Việt Nam.
Họ Trần vốn gốc là nước Trần cổ đời Tây Chu, chiếm lĩnh vùng Hoài Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam – Trung Hoa). Vua khai quốc nước Trần là Duy Mãn, vốn là hậu duệ của vua Thuấn, con cháu lấy quốc hiệu cựu triều làm họ nên có họ Trần.
Họ Trần thiên di hải ngoại, đời Tống đã có người họ Trần đến Giao Chỉ. “Toàn thư” ghi họ Trần vốn người đất Mân. Nhưng truy theo gia phả thì tổ tiên Trần thiệt ra là họ Tạ. Tạ Thăng Khanh vốn người huyện Trường Lạc, phủ Phúc Châu (nay là thủ phủ tỉnh Phúc Kiến), do thất chí trong khoa cử nên bỏ nhà lưu lạc đến Ung Châu, tỉnh Quảng Tây. Sau đó Khanh buôn bán ở vùng biên giới, được viên quan ở Giao Chỉ là Trần Hiếu nhận làm rễ, lại đổi tên cho thành Trần Kính. Kính chính là cha của Trần Thừa, ông nội của Trần Cảnh tức Trần Thái tôn (1218-1277).
[“Đại Việt sử ký Toàn thư” ghi: “… Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kính đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê…” (Bản kỷ, Trần Thái tôn hoàng đế)].
Sau khi lên ngôi, nhà Trần liền cử sứ giả sang Tàu cầu phong, nguyện suốt đời giao hảo với Đại Tống, được sách phong An Nam quốc vương.
Do cả đời chỉ biết Đại Tống là thượng quốc, vẫn cho Trung Hoa là đệ nhất thiên hạ, nên khi Mông Cổ mượn đường đánh Tống, nhà Trần chẳng biết trời cao đất dày, xem quân Mông như phường man di nhược tiểu. Trong cuộc “Kháng Mông lần thứ nhất” (1257), “Toàn thư” thuật lại trận chiến, thấy vua tôi nhà Trần ra trận vẫn khinh thị như đi xem hát, mãi đến lúc kinh thành Thăng Long bị san bằng mới hiểu ra sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Và sau này, khi núng thế trước sức mạnh ấy, Thái tôn hỏi kế, Trần Nhật Hiệu đã bày mưu “nhập Tống” (chạy sang nước Tống). Hẵn khi đó, anh em nhà ấy vẫn không sao ngờ rằng hơn 20 năm sau Nam Tống bị Mông Cổ nuốt gọn.
HỌ HỒ 胡
Trong “Bách gia tính”, Hồ đứng hàng thứ 158, nhưng về số lượng lại xếp hàng thứ 13 ở Trung Hoa.
Họ Hồ, cũng như Trần, vốn bắt nguồn từ nước Trần cổ, đầu triều Tây Chu. Vốn Duy Mãn sáng lập nước Trần có thụy hiệu là Hồ công, con cháu do đó chia làm hai chi, một chi lấy quốc hiệu Trần làm họ, chi kia lấy thụy hiệu Hồ làm họ.
Hồ Quý Ly (1336-1407), có lẽ do không được các sử gia đánh giá cao, nên đã ghi rất chi tiết về nguồn gốc: “… Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ” (“Toàn thư”, phụ lục Bản kỷ nhà Trần).
Quý Ly không hề giấu diếm nguồn gốc người Tàu của mình. Lên ngôi, ông liền đổi quốc hiệu thành Đại Ngu – để ghi nhớ gốc họ Hồ vốn là con cháu Ngu Thuấn. Do gốc Tàu, thông thạo ngôn ngữ mẫu quốc, nên con Quý Ly là Nguyên Trừng sau này được nhà Minh trọng dụng.
Sau này, có một kẻ họ Hồ từ tông chi Hồ Quý Ly, đổi thành họ Nguyễn và tiếm xưng hoàng đế, chính là Nguyễn Huệ [Hồ Thơm] (1788-1792).
HỌ MẠC 莫
Mạc là dòng họ lâu đời nhất Trung Hoa, được sách “Bách gia tính” xếp hàng 168. Họ Mạc chiếm số lượng lớn ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Tứ Xuyên.
Thủy tổ họ Mạc là Chuyên Húc, cháu nội Hoàng Đế. Chuyên Húc xây dựng thành cổ là Mạc thành (nay thuộc Hà Bắc, Trung Hoa), con cháu lấy tên đất đó làm họ là Mạc.
Họ Mạc khởi nguyên có hai chi: một chi ở Hà Bắc như đã nói trên; chi khác bắt nguồn từ nước Sở thời cổ. Thời Nam Bắc triều (420-589), các ngoại tộc đến định cư ở Tàu phần lớn đều lấy Mạc làm họ. Đến thời Ngũ đại Thập quốc (907-979), họ Mạc ở tỉnh Giang Nam phát triển mạnh, còn họ Mạc ở phương bắc do sự trà trộn của ngoại tộc nên suy yếu mai một dần. Lúc này họ Mạc bắt đầu đến Phúc Kiến sinh sống. Cuối đời Tống, do Mông Cổ xâm phạm, họ Mạc lại lần xuống đến Quảng Đông, Quảng Tây.
Mạc Đăng Dung (1483-1541), tổ tiên vốn là di dân Trung Hoa từ Quảng Đông. Cùng là soán ngôi, nhưng Điện tiền thị vệ Lý Công Uẩn được tôn là minh quân, còn Đô chỉ huy sứ Mạc Đăng Dung phải chịu tiếng lộng thần. Triều Mạc ngắn ngủi, chỉ 13 năm (1527-1540), cũng như triều Hồ, bị lên án vì đã bại binh trước quân Tàu.
Mạc Kính Thự trong tờ biểu cầu cứu Mãn Thanh cũng có kể ra ông cha mình vốn gốc ở thôn Trà Hương, huyện Đông Quan, Quảng Đông.
HỌ TRỊNH 鄭
Họ Trịnh nguồn gốc từ nước Trịnh (806-375 trCn) thời Xuân Thu. Trịnh bị nước Hàn diệt, con cháu lấy tên nước cũ làm họ. Trịnh đứng hàng thứ 7 trong “Bách gia tính”, về số lượng xếp hàng 21 ở Trung Hoa. Họ Trịnh phân bố rất rộng, đặc biệt đông đúc ở Chiết Giang và Phúc Kiến.
Họ Trịnh di dân từ Phúc Kiến đã dựng nên nhà Trịnh ở Đại Việt, tồn tại được 242 năm (1545-1787).
Trịnh Hoài Đức (1765-1825), công thần của nhà Nguyễn, cũng là dòng dõi họ Trịnh ở đất Mân (tên tắt của tỉnh Phúc Kiến) này.
HỌ NGUYỄN 阮
Nguyễn là tên một nước chư hầu nhỏ thời nhà Thương (1766-1122 trCn). Nước này chiếm lĩnh một dải huyện Kính Xuyên, thuộc tỉnh Cam Túc. Cuối đời Thương, nước Nguyễn bị diệt, con cháu lấy tên nước cũ làm họ.
Thời Nam Bắc triều, Trung Hoa đại loạn. Họ Nguyễn ở vùng Giang-Chiết vì muốn tránh xa chiến địa nên dâng tấu tình nguyện sang Giao châu làm quan rất đông. “Hậu Hán thư” ghi lại trong số đó có viên huyện lệnh Đan Dương, tên là Nguyễn Phu xin được chức thứ sử Giao Châu, bèn sang Nam trấn nhậm [vào năm 353].
Họ Nguyễn từ đó phát triển sang Đại Việt. Sau đó, khi Trần cướp ngôi đã buộc toàn bộ họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn. Nguyễn vì vậy trở thành dòng họ lớn nhất Việt Nam.
Có nhiều giả thiết đặt ra xoay quanh nguồn gốc chúa Nguyễn, có vài nguồn khẳng định Gia Long chính nhờ gốc Mân này mà được hầu hết Hoa kiều ở Việt Nam hết lòng ủng hộ tài lực, vật lực, làm nên nghiệp đế.
Người Việt thật có lẽ chỉ có người Mường. Họ Việt thuần chủng có lẽ là Nông, Lò, Giàng. ..
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Quảng Đông chẳng phải nằm trong lãnh thổ Nam Việt đấy thôi?
Thế còn Mân Việt cũng vơ vào nốt nhỉ, mời cụ đến mà làm dzua rội nộp thuế hộ cả tỉnh đó nhé;))
Đã bảo đồng bằng sông Hồng không dính với đồng bằng sông Trường giang mà cứ vơ vào .
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Thưa anh!
Không có tỉnh nào là tỉnh Việt Đông Việt Tây trong lịch sử Trung Hoa cả.
Chỉ Quảng Đông còn có tên gọi khác là tỉnh Việt.
Từ Hải là người Việt Đông tức phía đông tỉnh Việt tức các tỉnh Chiết Giang Phúc Kiến đó cũng là địa bàn hoạt động của Từ Hải. Còn quê quán Từ Hải ở nam Trực Lệ
Trong truyện Kiều khi cuộc nổi loan của Từ bị dập tắt và Từ bị giết Nguyễn Du có viết.
sóng yên Phúc Kiến lửa tàn Chiết Giang
“Theo bản tấu Ngoại di xâm chiếm địa phương sơ 外夷侵 占地方疏 của Dư Tử Tuấn 余子俊 làm Thượng thư Bộ Binh ở nhà Minh trong cuốn Việt tây văn tải 粤西文載 thì quan lại bên Quảng Tây đã đến khu vực biên giới, song gặp Lê Hy Cát ngăn cản nên không thể điều tra thực địa được.”
Mời cụ lãm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Bây giờ nếu chúng ta vẫn cho rằng vì Triệu Đà là người Trung Quốc không xứng đáng làm vua nước Việt thì chúng ta thử đọc bài này cho vui.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả:


Không phải là người Trung quốc mà ông chả làm gì thể hiện là vua vùng lãnh thổ đồng bằng sông Hồng cả, thu thuế thì là việc quan lại cũng làm.
Chính ra Sĩ Nhiếp còn có hành trạng và dấu tích rõ ràng hơn.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Bởi vì lãnh thổ Triệu Đà bao gồm cả vùng Sông Hồng và vùng Quảng Đông và Phúc kiến chứ có phải mình vùng sông Hồng đâu
Thì Triệu cũng coi đó là vùng thu thuế thôi, coi vùng sông hồng là nước Âu lạc, mời đọc lại Sử ký.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Như vậy anh cũng khẳng định chỉ có tỉnh quảng tây chứ làm gì có tỉnh việt tây hả anh!
Có vùng đất gọi là Việt Tây, trong văn bản chính thức có thể tên khác, nhà dân tụt học cứ vặn nhau mấy cái này mất thời gian quá.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Nhìn chung là cái thuyết dân Bách Việt bị đánh dạt dẹo chạy về tới đồng bằng Sông Hồng chắc là đúng, ở xa trung ương nên tính tự chủ dần cao lên, dần dần dân đông, nguồn lực mạnh thì tách ra hẳn, chứ thời Triệu Đà thì em nghĩ tới Cổ Loa chắc chỉ đi thuyền, trao đổi sản vật thôi.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
vụ "Năm 917, Nam Hán bổ nhiệm Dương Đình Nghệ làm tiết độ sứ Giao Chỉ." nghe hơi lạ & đơn giản (*). Cụ auto copy & paste hay có thẩm qua chưa đấy?

(*): họ Khúc tự xưng Tiết độ sứ, rồi dc nhà Đường & Hậu Lương công nhận. Cho tới khi họ Lưu tự lập Nam Hán, thì họ Khúc vẫn chỉ nhận chức từ Hậu Lương, ko nhận từ Nam Hán - tức ko thừa nhận Nam Hán; đây là cái cớ để Nam Hán kéo quân qua Tĩnh Hải Quân. Sau cụ Dương đập dc đội này thì mới tự xưng làm Tiết độ sứ tiếp. Cụ Dương chưa bao giờ nhận A4 từ Nam Hán cả.

Bây giờ nếu chúng ta vẫn cho rằng vì Triệu Đà là người Trung Quốc không xứng đáng làm vua nước Việt thì chúng ta thử đọc bài này cho vui.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả:

HỌ NGÔ 吳
Ngô được xếp hạng là dòng họ lớn thứ 10 ở Trung Hoa, hàng thứ 6 ở Việt Nam, và là một trong 20 họ phổ biến ở Triều Tiên.
Nguồn gốc họ Ngô vốn từ họ Cơ 姬, thủy tổ là Thái Bá và Trọng Ung đời nhà Thương.
Nguyên đời Thương (1766-1122 trCn), thủ lĩnh họ Cơ của bộ tộc Chu là Cơ Cố Công (Chu Thái vương) có ba con trai: Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch. Chu Thái vương đặt hy vọng lớn vào người con út Quý Lịch. Thái Bá và Trọng Ung do đó truyền ngôi lại cho em. Quý Lịch sau này có người con là Cơ Xương làm nên đại nghiệp, lập nhà Chu, chính là Chu Văn vương, người diệt nhà Thương. Nói về Cơ Thái Bá và Cơ Trọng Ung, họ sau đó đã đến khai phá vùng duyên hải mạn đông nam.
Năm 585 trCn, cháu đời thứ 19 của Trọng Ung là Thọ Mộng chính thức xưng vương, lập nên nước Ngô hùng mạnh, từng tranh bá với thiên hạ. Đến 473 TrCn, Ngô bị nước Việt diệt. Con cháu nước Ngô chạy loạn tứ tán, để khỏi quên nước cũ, họ lấy quốc hiệu Ngô làm họ.
Họ Ngô đào thoát ra hải ngoại, đã sớm đến Nhật Bản. Sau khi nước Ngô bị diệt, khoảng 450 trCn, nhiều con cháu họ Ngô đã đến Nhật Bản. Có nhiều giả thiết cho rằng Thần Võ thiên hoàng (Jinmu Tennō), vị Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản, là dòng dõi họ Ngô thời Chiến quốc.
Cùng lúc với nhánh lánh nạn sang phương đông, một chi khác của họ Ngô thiên di về phương Nam, đến Giao Chỉ. Sau đó, do nhậm chức quan hoặc bởi doanh thương, họ Ngô ngày càng nhiều người tìm đến vùng đất này. Trong bộ “Nguyên Hòa tính toản” của Lâm Bảo đời Đường biên soạn còn ghi lại: Cháu đích tôn của họ Ngô ở Bột Hải là Ngô Nạp nhậm chức thứ sử An Châu (sau đổi thành Ái Châu, nay là tỉnh Thanh Hóa), do đó nhiều người họ Ngô ở Bột Hải đã di cư đến miền bắc Việt Nam.
Khi nhà Đường diệt vong, Trung Hoa phân rã thành 10 nước. Lúc ấy có Lưu Ẩn là tiết độ sứ Thanh Hải quân kiêm tiết độ sứ Tĩnh Hải quân và An Nam đô hộ phủ. Lưu Ẩn mất, em là Lưu Nham lên thay, tự xưng mình là hậu duệ nhà Hán, lập ra nhà Nam Hán. Đây chính là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc bên Tàu (907-979). Năm 917, Nam Hán bổ nhiệm Dương Đình Nghệ làm tiết độ sứ Giao Chỉ.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị bộ tướng là Kiều Công Tiễn sát hại để cướp ngôi vị. Năm sau, một nha tướng khác, đồng thời cũng là con rễ của Dương, là Ngô Quyền, mang quân từ châu Ái (Thanh Hóa) kéo về giết Kiều Công Tiễn, đồng thời đánh bại luôn quân Nam Hán vừa kéo sang toan bình định Giao Chỉ. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập nên nhà Ngô. Sử nước ta vẫn thường tâng bốc Ngô là vương triều độc lập đầu tiên của Đại Việt, nhưng thực ra đây chỉ là sự tranh chấp quyền lợi và thế lực giữa bọn quan lại Trung Hoa trong lúc rối ren mà thôi.
Ngô Quyền chính là một người Tàu, là cháu đời thứ 50 của Ngô Quý Trát ở trấn Diên Lăng thuộc tỉnh Giang Tô. Quý Trát là con thứ tư của Thọ Mộng, người khi xưa đã lập nên nước Ngô. Ngô vương vốn muốn truyền ngôi cho Thọ Mộng, nhưng ông không chịu nhận, bỏ trốn đến Diên Lăng khai khẩn lập ấp. Chi họ Ngô này sau đó có người thiên di sang Nam, đến đời Ngô vương Quyền thì được làm nha tướng, lại được Dương Đình Nghệ gả con, cho phụ coi quản châu Ái.
HỌ ĐINH 丁
Theo các sách “Nguyên Hòa tính toản”, “Vạn tính thống phổ”, “Thông chí – thị tộc lược”, thì gốc của họ Đinh là từ họ Khương. Con trai Khương Tử Nha là Khương Cấp, cùng làm trọng thần nhà Chu, khi mất được Chu ban cho thụy hiệu là Đinh công, con cháu của Cấp vì đó lấy thụy hiệu làm họ.
Thời Ngũ đại Thập quốc, Trung Hoa mênh mông chia thành 10 nước xâu xé nhau, thì quận Giao Chỉ nhỏ bé bằng bàn tay cũng chia làm 12 sứ quân (944-968) tranh giành thế lực, và trong 12 thế lực đó, hết 3/4 có thể xác định đều là người Tàu.
Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng cờ lau tập trận, là con của Đinh Công Trứ. Trứ vốn người Tàu gốc ở Quảng Đông, sang làm thứ sử châu Hoan, là nha tướng của sứ quân Trần Lãm. Khi Trần Lãm mệnh một (năm 967), Đinh Bộ Lĩnh thừa hưởng binh quyền, từ đó dẹp bọn người Tàu kia, lập ra nước Đại Cồ Việt (968). Nếu không có gốc gác họ Tàu đó, vào năm 975, Tống Thái tổ khó lòng phong Đinh Bộ Lĩnh làm “An Nam Đô hộ Kiểm hiệu Thái sư Giao Chỉ quận vương”, để kể từ đó Trung Hoa chịu nhìn nhận Đại Việt như một nước chư hầu, chứ không phải là quận huyện do họ cai quản nữa.
HỌ LÊ 黎
Lê xếp hạng 92 trong sách “Bách tính gia” của Trung Hoa (soạn vào đời Tống), nhưng là một trong 10 họ lớn ở Việt Nam.
Đời nhà Thương, có hai nước chư hầu nhỏ cùng lấy quốc hiệu là Lê: một thuộc khu vực tỉnh Sơn Tây (Trung quốc) ngày nay; và một ở huyện Vận Thành tỉnh Sơn Đông. Con cháu hai nước này đều lấy quốc hiệu làm họ.
Từ thời cổ đại, đã có nhiều người Tàu họ Lê di cư sang Đại Việt, chẳng những thế, họ còn gầy dựng Lê thành vọng tộc suốt một dải Thanh Hóa.
Năm 980, người họ Lê gốc Thục (Quảng Tây) là Lê Hoàn sáng lập nên triều Tiền Lê của Đại Việt.
Năm 1428, một người họ Lê khác, gốc Mân (Phúc Kiến), là Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đọc kỹ “Đại Việt sử ký toàn thư”, ta sẽ thấy ông Phúc Kiến Lê Lợi là người quen biết, thường xuyên vào ra trướng phủ của các quan cai trị người Minh.
HỌ LÝ 李
Lý xếp hạng tư trong “Bách gia tính”, tính về số lượng là dòng họ lớn nhất ở Trung Hoa. Họ Lý vốn đã có từ đời nhà Ân, gốc ở Lộc Ấp tỉnh Hà Nam, hậu duệ sau này lập nên Đại Đường (618–907) thịnh trị ở Trung Hoa. Do nhiều duyên khởi, sau khi nhà Đường bị diệt, đã hình thành nên hai chi họ Lý ở Việt Nam và Triều Tiên.
Năm 1009, Lý Công Uẩn, người đất Mân (Phúc Kiến), vốn dòng dõi Tào vương Lý Minh (con trai Đường Thái tôn Lý Thế Dân) lập nên nhà Hậu Lý.
“Đại Việt sử ký toàn thư” ghi thân thế Lý Công Uẩn rất khôi hài: bà mẹ họ Phạm, nhân đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với thần nhân giao hợp mà có chửa”.
Theo “Tốc thủy ký văn” (soạn khoảng 1019-1086) của Tư Mã Quang viết về giai đoạn Lục triều của Bắc Tống, có đoạn thuật lại nguyên do chiến tranh giữa Tống-Lý, vô tình nhắc đến một chi tiết liên quan đến nguồn gốc nhà Lý:
<Niên hiệu Hy Ninh (1068-1077), tiến sĩ Lĩnh Nam là Từ Bách Tường nhiều lần thi rớt đại khoa, ngầm viết thư cho Giao Chỉ rằng: “Đại vương vốn TỔ TIÊN LÀ NGƯỜI MÂN. Nghe rằng hiện công khanh quý nhân ở Giao Chỉ phần lớn là người Mân. Bách Tường này tài ba chẳng kém ai, nhưng không được dùng ở Trung quốc, mong được phò tá dưới trướng đại vương. Nay Trung quốc muốn cử đại binh tiêu diệt Giao Chỉ. Binh pháp có câu: Kẻ ra tay trước có thể chiếm được lòng người, chi bằng cử binh đánh trước, Bách Tường xin làm nội ứng”. Vì thế mà Giao Châu dấy binh vào đánh cướp, vây hãm ba châu Khâm, Liêm, Ung. Bách Tường không kịp đến quy hàng. Khi ấy Thạch Giám quen thân với Bách Tường, dâng tấu khen Bách Tường có chiến công, ngoài chức Thị cấm, sung thêm làm Tuần kiểm ba châu Khâm, Liêm, Bạch. Triều đình sai Tuyên Huy sứ Quách Quỳ thảo phạt Giao Chỉ. Giao Chỉ xin hàng, cáo giác rằng: “Chúng tôi vốn không có ý cướp phá, là do người Trung quốc xúi giục thôi”. Lại trình thư của Bách Tường cho Quỳ. Quỳ lệnh cho Chuyển vận ty của tỉnh Quảng Tây tra hỏi. Bách Tường chạy trốn, rồi tự treo cổ chết>
Ngoài ra, còn “Mộng Khê bút đàm” (soạn khoảng 1086-1093) của Thẩm Quát (1031-1095); “Tục Tư trị thông giám trường biên” của Lý Đảo (1115-1184), “Trịnh Thiều Châu kỷ lược phụ lục” (soạn khoảng 1240-1280) của Trịnh Tủng, cũng đều khẳng định gốc gác người Mân của nhà Hậu Lý.
Thậm chí, còn có “Lý trang Chử nội Lý thị phòng phả” (soạn năm 1266 – đời Nam Tống), là sách gia phả dòng họ Lý ở đất Mân còn ghi chi tiết cụ thể: ông nội Công Uẩn tên Lý Tung (883-948), nguyên tịch huyện Nhiêu Dương, Thâm Châu. Tung làm tể tướng nhà Hậu Tấn, đời Tấn Cao tổ (trị vì năm 942-946), Tung bị vu oan hãm hại nên con cháu phải dời đến đất Mân; cha Uẩn là Lý Thuần An (921-999), con cả của Lý Tung, đang làm chức Thủy lục Vận sứ, do cha bị hại mà phải bỏ quan chức đào thoát, An từ đó kinh doanh vận tải đường thủy, từng đưa thuyền đến Chân Lạp, Xiêm La, và sau định cư Giao Chỉ; còn Công Uẩn, vốn tên chữ là Triệu Diễn, con thứ của Thuần An.
Những sách liệt kê trên đều là sử liệu quan trọng, có ghi rõ gốc gác Công Uẩn, và đều có trước “Đại Việt sử ký Toàn thư” (soạn 1272-1697), vậy tại sao “Toàn thư” lại chép Uẩn là con hoang của thần nhân, con nuôi của Lý Khánh Văn? Các nhà chép sử của Đại Việt còn nợ hậu thế câu trả lời cho vấn đề này.
Do hoàng thất gốc Mân, nên thời Lý-Trần, người Mân từ Trung Hoa sang đều được ưu đãi, phong cho quan chức và trọng dụng. Triều đình Lý-Trần do đó cũng mô phỏng y hệt thể chế Trung Hoa, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, khoa cử. Chữ Hán được phổ cập và dùng làm phương tiện tiến thân cho tầng lớp nho sĩ. Có thể nói, Lý-Trần tuy tiếng là vương triều độc lập, nhưng lại có công Hán hóa Việt tộc hơn cả người Hán.
Làm vua rồi, Uẩn bắt chước các hoàng đế Trung Hoa, phong “quốc tính” cho những người có công trạng, họ Lý ở Đại Việt từ đó lan rộng.
HỌ TRẦN 陳
Họ Trần được phân bố rất rộng, đây là họ được xếp hàng thứ 10 trong “Bách gia tính”, lớn hàng thứ 5 ở Trung Hoa, và là một trong 10 họ lớn ở Việt Nam.
Họ Trần vốn gốc là nước Trần cổ đời Tây Chu, chiếm lĩnh vùng Hoài Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam – Trung Hoa). Vua khai quốc nước Trần là Duy Mãn, vốn là hậu duệ của vua Thuấn, con cháu lấy quốc hiệu cựu triều làm họ nên có họ Trần.
Họ Trần thiên di hải ngoại, đời Tống đã có người họ Trần đến Giao Chỉ. “Toàn thư” ghi họ Trần vốn người đất Mân. Nhưng truy theo gia phả thì tổ tiên Trần thiệt ra là họ Tạ. Tạ Thăng Khanh vốn người huyện Trường Lạc, phủ Phúc Châu (nay là thủ phủ tỉnh Phúc Kiến), do thất chí trong khoa cử nên bỏ nhà lưu lạc đến Ung Châu, tỉnh Quảng Tây. Sau đó Khanh buôn bán ở vùng biên giới, được viên quan ở Giao Chỉ là Trần Hiếu nhận làm rễ, lại đổi tên cho thành Trần Kính. Kính chính là cha của Trần Thừa, ông nội của Trần Cảnh tức Trần Thái tôn (1218-1277).
[“Đại Việt sử ký Toàn thư” ghi: “… Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kính đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê…” (Bản kỷ, Trần Thái tôn hoàng đế)].
Sau khi lên ngôi, nhà Trần liền cử sứ giả sang Tàu cầu phong, nguyện suốt đời giao hảo với Đại Tống, được sách phong An Nam quốc vương.
Do cả đời chỉ biết Đại Tống là thượng quốc, vẫn cho Trung Hoa là đệ nhất thiên hạ, nên khi Mông Cổ mượn đường đánh Tống, nhà Trần chẳng biết trời cao đất dày, xem quân Mông như phường man di nhược tiểu. Trong cuộc “Kháng Mông lần thứ nhất” (1257), “Toàn thư” thuật lại trận chiến, thấy vua tôi nhà Trần ra trận vẫn khinh thị như đi xem hát, mãi đến lúc kinh thành Thăng Long bị san bằng mới hiểu ra sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Và sau này, khi núng thế trước sức mạnh ấy, Thái tôn hỏi kế, Trần Nhật Hiệu đã bày mưu “nhập Tống” (chạy sang nước Tống). Hẵn khi đó, anh em nhà ấy vẫn không sao ngờ rằng hơn 20 năm sau Nam Tống bị Mông Cổ nuốt gọn.
HỌ HỒ 胡
Trong “Bách gia tính”, Hồ đứng hàng thứ 158, nhưng về số lượng lại xếp hàng thứ 13 ở Trung Hoa.
Họ Hồ, cũng như Trần, vốn bắt nguồn từ nước Trần cổ, đầu triều Tây Chu. Vốn Duy Mãn sáng lập nước Trần có thụy hiệu là Hồ công, con cháu do đó chia làm hai chi, một chi lấy quốc hiệu Trần làm họ, chi kia lấy thụy hiệu Hồ làm họ.
Hồ Quý Ly (1336-1407), có lẽ do không được các sử gia đánh giá cao, nên đã ghi rất chi tiết về nguồn gốc: “… Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ” (“Toàn thư”, phụ lục Bản kỷ nhà Trần).
Quý Ly không hề giấu diếm nguồn gốc người Tàu của mình. Lên ngôi, ông liền đổi quốc hiệu thành Đại Ngu – để ghi nhớ gốc họ Hồ vốn là con cháu Ngu Thuấn. Do gốc Tàu, thông thạo ngôn ngữ mẫu quốc, nên con Quý Ly là Nguyên Trừng sau này được nhà Minh trọng dụng.
Sau này, có một kẻ họ Hồ từ tông chi Hồ Quý Ly, đổi thành họ Nguyễn và tiếm xưng hoàng đế, chính là Nguyễn Huệ [Hồ Thơm] (1788-1792).
HỌ MẠC 莫
Mạc là dòng họ lâu đời nhất Trung Hoa, được sách “Bách gia tính” xếp hàng 168. Họ Mạc chiếm số lượng lớn ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Tứ Xuyên.
Thủy tổ họ Mạc là Chuyên Húc, cháu nội Hoàng Đế. Chuyên Húc xây dựng thành cổ là Mạc thành (nay thuộc Hà Bắc, Trung Hoa), con cháu lấy tên đất đó làm họ là Mạc.
Họ Mạc khởi nguyên có hai chi: một chi ở Hà Bắc như đã nói trên; chi khác bắt nguồn từ nước Sở thời cổ. Thời Nam Bắc triều (420-589), các ngoại tộc đến định cư ở Tàu phần lớn đều lấy Mạc làm họ. Đến thời Ngũ đại Thập quốc (907-979), họ Mạc ở tỉnh Giang Nam phát triển mạnh, còn họ Mạc ở phương bắc do sự trà trộn của ngoại tộc nên suy yếu mai một dần. Lúc này họ Mạc bắt đầu đến Phúc Kiến sinh sống. Cuối đời Tống, do Mông Cổ xâm phạm, họ Mạc lại lần xuống đến Quảng Đông, Quảng Tây.
Mạc Đăng Dung (1483-1541), tổ tiên vốn là di dân Trung Hoa từ Quảng Đông. Cùng là soán ngôi, nhưng Điện tiền thị vệ Lý Công Uẩn được tôn là minh quân, còn Đô chỉ huy sứ Mạc Đăng Dung phải chịu tiếng lộng thần. Triều Mạc ngắn ngủi, chỉ 13 năm (1527-1540), cũng như triều Hồ, bị lên án vì đã bại binh trước quân Tàu.
Mạc Kính Thự trong tờ biểu cầu cứu Mãn Thanh cũng có kể ra ông cha mình vốn gốc ở thôn Trà Hương, huyện Đông Quan, Quảng Đông.
HỌ TRỊNH 鄭
Họ Trịnh nguồn gốc từ nước Trịnh (806-375 trCn) thời Xuân Thu. Trịnh bị nước Hàn diệt, con cháu lấy tên nước cũ làm họ. Trịnh đứng hàng thứ 7 trong “Bách gia tính”, về số lượng xếp hàng 21 ở Trung Hoa. Họ Trịnh phân bố rất rộng, đặc biệt đông đúc ở Chiết Giang và Phúc Kiến.
Họ Trịnh di dân từ Phúc Kiến đã dựng nên nhà Trịnh ở Đại Việt, tồn tại được 242 năm (1545-1787).
Trịnh Hoài Đức (1765-1825), công thần của nhà Nguyễn, cũng là dòng dõi họ Trịnh ở đất Mân (tên tắt của tỉnh Phúc Kiến) này.
HỌ NGUYỄN 阮
Nguyễn là tên một nước chư hầu nhỏ thời nhà Thương (1766-1122 trCn). Nước này chiếm lĩnh một dải huyện Kính Xuyên, thuộc tỉnh Cam Túc. Cuối đời Thương, nước Nguyễn bị diệt, con cháu lấy tên nước cũ làm họ.
Thời Nam Bắc triều, Trung Hoa đại loạn. Họ Nguyễn ở vùng Giang-Chiết vì muốn tránh xa chiến địa nên dâng tấu tình nguyện sang Giao châu làm quan rất đông. “Hậu Hán thư” ghi lại trong số đó có viên huyện lệnh Đan Dương, tên là Nguyễn Phu xin được chức thứ sử Giao Châu, bèn sang Nam trấn nhậm [vào năm 353].
Họ Nguyễn từ đó phát triển sang Đại Việt. Sau đó, khi Trần cướp ngôi đã buộc toàn bộ họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn. Nguyễn vì vậy trở thành dòng họ lớn nhất Việt Nam.
Có nhiều giả thiết đặt ra xoay quanh nguồn gốc chúa Nguyễn, có vài nguồn khẳng định Gia Long chính nhờ gốc Mân này mà được hầu hết Hoa kiều ở Việt Nam hết lòng ủng hộ tài lực, vật lực, làm nên nghiệp đế.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Dù anh nói gì đi nửa thì vùng sông hồng cũng là lãnh thổ của ông ta.
Còn nếu anh thích thì tôi đưa vài biểu cầu phong của vua Việt gửi vua Trung Hoa.
Ông nào cũng xin trung thành với thiên triều và thay mặt vua Trung hoa cai trị giáo hóa đất man di an nam
Của ông ta nhưng dân ta giựt lại đã lâu, con cháu họ Triệu có sủi tăm thì cũng nằm im xin nhập tịch đã nhé.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Dân ta là dân nào.
Đất đai tổ quốc thời phong kiến là của ông vua chứ của dân ta hồi nào nhỉ?
Là của vua nhận mình là vua ta, không nhảy sang Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam ngồi mát như cụ Đà.
Mà cụ tính cù cưa thêm mấy trang nữa, mấy cái này có hết trong thớt rồi, có gì mới đâu?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Vì các vua Đại Việt không có năng lực đem quân qua Quảng Đông Quảng Tây ngồi mát như cụ Đà.
Các vua Việt vẫn ấm ức và tiếc nuối vì điều đó
Thôi nhé, có gì mới ới sau. Gút bay.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
vụ "Năm 917, Nam Hán bổ nhiệm Dương Đình Nghệ làm tiết độ sứ Giao Chỉ." nghe hơi lạ & đơn giản (*). Cụ auto copy & paste hay có thẩm qua chưa đấy?

(*): họ Khúc tự xưng Tiết độ sứ, rồi dc nhà Đường & Hậu Lương công nhận. Cho tới khi họ Lưu tự lập Nam Hán, thì họ Khúc vẫn chỉ nhận chức từ Hậu Lương, ko nhận từ Nam Hán - tức ko thừa nhận Nam Hán; đây là cái cớ để Nam Hán kéo quân qua Tĩnh Hải Quân. Sau cụ Dương đập dc đội này thì mới tự xưng làm Tiết độ sứ tiếp. Cụ Dương chưa bao giờ nhận A4 từ Nam Hán cả.
Đã tự xưng thì sao lại tự xưng " Tiết độ sứ" cụ nhỉ ? Mà tự xưng thế thì làm tđd cho ai? Triều nào? TĐS thì chỉ là chức quan bên tq phong cho người cai quản. VN lúc bấy giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
Tiết Độ sứ tự xưng cũng như mấy ông chiếm đất khởi nghĩa xưng vương đấy mà.
Hồi thời Đường thì vua phân quyền cho các tiết độ sứ quản các vùng lớn, quyền lực cực kỳ to và toàn quyền ở vùng đất mình.
E đang thắc mắc. Xưng vương xưng đế tức là mình ngang với bên kia. Có thể bé hơn tý, chịu thần phục đại quốc, nhưng vẫn là vua của 1 nước. Còn tđs thì chỉ là quan, người cai quản thay vua bên kia thôi.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ chịu khó đọc kỹ 1 chút thì sẽ fukaka nhé

Đã tự xưng thì sao lại tự xưng " Tiết độ sứ" cụ nhỉ ? Mà tự xưng thế thì làm tđd cho ai? Triều nào? TĐS thì chỉ là chức quan bên tq phong cho người cai quản. VN lúc bấy giờ.
 

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
287
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
48
Đọc báo nói rất nhiều mộ Hán,Sở ở Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Nghìn năm bắc thuộc không bị đồng hóa mới lạ. Nhưng vẫn giữ được tiếng Việt (Kinh) cũng giỏi.
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,489
Động cơ
334,284 Mã lực
Đến thế kỷ thứ 10 mà vẫn còn cố bịa đặt ra thuyết giao hợp với Thần đẻ ra con làm vua. Lối làm sử còn thua cả thời Tư Mã Thiên của Tàu.
Toàn dựa vào các thông tin của sử Tàu rồi nhào nặn ra sử Việt.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
Ý
Đến thế kỷ thứ 10 mà vẫn còn cố bịa đặt ra thuyết giao hợp với Thần đẻ ra con làm vua. Lối làm sử còn thua cả thời Tư Mã Thiên của Tàu.
Toàn dựa vào các thông tin của sử Tàu rồi nhào nặn ra sử Việt.
Ý nói là người bố đã tu thành Thần đấy cụ. Những dòng họ làm vua được đều được nhiều lực lượng trong thế giới tâm linh ủng hộ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top