Hôm nay em xin góp thêm vào kho tàng kiến thức lịch sử quân sự của OF nhà ta 1 cuốn sách nói về sự hình thành và phát triển của ngành dẫn đường không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam ta, rất mong các bác ủng hộ nhiệt tình
* * *
Nguồn: cụ Triumf
1. HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ VÀ CÁC TỔ CHỨC DẪN ĐƯỜNG
Ngày 9 tháng 3 năm 1949, Ban Nghiên cứu Không quân dược thành lập, mang tên gọi công khai là Nông trường thí nghiệm và đóng quân tại thôn Ngòi Liễn, xã Hữu Lộc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thời gian đầu trực thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Đồng chí Hà Đổng, nguyên là thư ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, được giao làm Trưởng ban. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân ta, tìm hiểu các loại máy bay của thực dân Pháp đang sử dụng ở Việt Nam và nghiên cứu cách phòng chống, từng bước đào tạo cán bộ không quân, chuẩn bị điều kiện hoạt động khi có thời cơ.
Để thực hiện công tác đào tạo cán bộ, Ban Nghiên cứu Không quân đã tổ chức được một số lớp học. Lớp học hoa tiêu (học dẫn đường trên không) khóa 1 có 29 học viên tham gia với thời gian học là bốn tháng. Lớp học hoa tiêu khóa 2 có 16 học viên với thời gian sáu tháng. Trong khóa 2 còn có các lớp học khí tượng 27 học viên và cơ vụ (kỹ thuật hàng không) 28 học viên cũng với thời gian sáu tháng. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng đã trực tiếp dự Lễ bế mạc lớp học hoa tiêu khóa 1.
Đến đầu năm 1951, do chưa có điều kiện sử dụng không quân, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Ban Nghiên cứu Không quân. Học viên các lớp hoa tiêu được chuyển sang học pháo cao xạ.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Quân đội ta tiếp quản sân bay Gia Lâm. Nhu cầu quản lý - điều hành các chuyến bay và chỉ huy các máy bay cất, hạ cánh tại Gia Lâm trở nên rất cấp thiết. Tháng 12 năm 1954, được sự giúp đỡ của Trung Quốc, 70 chuyên gia hàng không của bạn thuộc các chuyên ngành: Điều phái (quản lý - điều hành bay), Thông tin, Khí tượng, Dẫn đường, Cơ vụ... với đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật đã có mặt tại Gia Lâm; mọi khó khăn đều được bạn nhanh chóng giúp ta tháo gỡ.
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng quân đội trong điều kiện hòa bình đã được lập lại trên miền Bắc, để tạo cơ sở ban đầu xây dựng không quân, ngày 3 tháng 3 năm 1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu sân bay (C-47) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, đóng quân tại Gia Lâm. Đồng chí Trần Quý Hai - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325, được cử làm Trưởng ban. Ban Nghiên cứu sân bay có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có, tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày, đồng thời giúp Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ Chức, xây dựng lực lượng không quân phù hợp với nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Tháng 5 năm 1955, đồng chí Đặng Tính – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến, được bổ nhiệm làm Trưởng ban và tháng 9 năm 1956, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy.
Thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng không quân, ngày 24 tháng 2 năm 1956, 80 học viên đầu tiên lên đường sang Trung Quốc học tập. Đoàn học máy bay tiêm kích MiG-17, gồm 50 học viên, do đồng chí Phạm Dưng làm Đoàn trưởng và Đoàn học máy bay ném bom Tu-2, gồm 30 học viên, do đồng chí Đào Đình Luyện làm Đoàn trưởng, học tại Trường Không quân số 2 ở Trường Xuân, Trung Quốc (Sau này, do yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí Đào Đình Luyện chuyển sang làm Đoàn trưởng Đoàn học máy bay MiG-17, đồng chí Phạm Dưng làm Đoàn trưởng Đoàn học máy bay Tu-2). Trong Đoàn học Tu-2 có sáu học viên dẫn đường trên không (chuyên dẫn đường trên các loại máy bay và trực thăng) đầu tiên là: Đinh Huy Cận, Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Kính, Lê Liên, Lương Nhật Nguyễn và Nguyễn Cảnh Phiên.
Sau khi học Tu-2, các học viên phi công chuyển đến sân bay Tây Giao học lái máy bay vận tải Il-14, Li-2, trực thăng Mi-4 và chuyển đến sân bay Tứ Xuyên học lái máy bay An-2. Các học viên dẫn đường về nước vào cuối năm 1957. Đến năm 1958, bốn học viên dẫn đường trên không là: Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Kính, Lương Nhật Nguyễn và Nguyễn Cảnh Phiên sang Tây Giao học dẫn bay Il-14 và Li-2. Còn đồng chí Lê Liên ở lại trong nước tham gia công tác chuẩn bị thành lập Cục Không quân và đồng chí Đinh Huy Cận học dẫn bay trên cả ba loại Li-2, An-2 và Aero-45 tại Gia Lâm do các giáo viên dẫn đường trên không Trung Quốc dạy.
Tháng 4 năm 1956, 30 học viên đầu tiên được cử sang Liên Xô học máy bay vận tải, do đồng chí Phạm Đình Cường làm Đoàn trưởng. Bạn đào tạo cho ta 2 tổ bay II- 14 và 2 tổ bay An-2, trong đó có bốn học viên dẫn đường trên không là: Hoàng Cần, Hoàng Minh Khôi, Phan Phi Phụng và Phạm Thanh Tâm. Ban đầu, các tổ bay được học cơ bản tại Trường Không quân Ba-la-xốp, sau đó bay đề cao ở sân bay Gre-zi.
Cuối năm 1956, Đoàn học lái máy bay thể thao đầu tiên được cử đi Tiệp Khắc, gồm các học viên: Trần Minh Khuê Hoàng Liên, Nguyễn Ngộ, Trịnh Hồng Thuận, Đinh Tôn, Nguyễn Phong Tùng và Lê Công Uẩn.
Cùng với đội ngũ lái chính, lái phụ (phi công vận tải và trực thăng) , cơ giới trên không, thông tin trên không..., đội ngũ dẫn đường trên không đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được hình thành, được đào tạo cơ bản, chính quy tại các nhà trường ở nước ngoài, có khả năng dẫn bay thành thạo trên nhiều loại máy bay và trực thăng khác nhau và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Gắn liền với công tác đào tạo thành phần bay và đội ngũ kỹ thuật hàng không, đầu năm 1956, Trung Quốc viện trợ cho không quân ta 5 chiếc máy bay, gồm 2 Li-2, 3 Aero-45 và đến giữa năm 1957, thêm 1 chiếc Li-2 nữa. Đây là những chiếc máy bay đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam dùng để thay thế các máy bay của hàng không Pháp, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trên miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyến bay của ta trong thời gian đầu đều do các tổ bay của Trung Quốc đảm nhiệm. Năm 1958, Liên Xô viện trợ cho ta 1 chiếc II-14, 2 chiếc Li-2, 1 chiếc An-2 và 1 chiếc Mi-4, trong đó có 1 chiếc II- 14, 1 chiếc Li-2 và 1 chiếc Mi-4 là quà của Chính phủ Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như vậy, tính đến thời điểm này, không quân ta có tất cả 11 chiếc máy bay và trực thăng các loại.
Ngày 10 tháng 9 năm 1958, đoàn học lái máy bay ở Tiệp Khắc về nước và được điều về sân bay Cát Bi bay Aero-45. Tháng 3 năm 1959, hai đoàn học máy bay vận tải ở Trung Quốc và Liên Xô về nước và tiếp tục bay thêm dưới sự giúp đỡ của các giáo viên Trung Quốc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để đội ngũ dẫn đường trên không của ta từng bước tiếp cận với các nhiệm vụ bay khác nhau của không quân ta và thực hiện dẫn bay từ đơn giản đến phức tạp ngay trên bầu trời của Tổ quốc.
Với ý chí quyết tâm cao và cần mẫn trong học tập, đến quý III năm 1958, nhiều tổ bay của ta đã nhanh chóng được chuyên gia bạn cho bay đơn (độc lập công tác). Tổ bay Aero-45: lái chính Đinh Tôn-dẫn đường trên không Đinh Huy Cận, đã đưa đại diện phái đoàn quân sự và ngoại giao của ta đi công tác đặc biệt từ Gia Lâm vào Vinh. Chuyến bay này đã mở ra một trang mới về khả năng độc lập đảm nhiệm cả lái và dẫn đường của lực lượng Không quân vận tải Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ bay.
Tiếp sau đó, các tổ bay vận tải của ta đã hoàn toàn đảm nhiệm các chuyến bay thường xuyên hàng tuần, phục vụ ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trên miền Bắc Việt Nam, trên các tuyến bay cố định: Hà Nội-vinh-đồng Hớt và chở khách trên tuyến Hà Nội-Nà Sản-Điện Biên.
Đội ngũ dẫn đường trên không của ta không những thường xuyên hoàn thành tốt công tác độc lập dẫn bay, mà còn tiếp tục nỗ lực phấn đấu một người có thể độc lập thực hiện dẫn bay trên nhiều loại máy bay và trực thăng khác nhau. "ít mà tinh" đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong xây dựng đội ngũ của ngành Dẫn đường Không quân sau này.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Cục Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Cục Không quân có nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu chủ trương và kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng không quân và các căn cứ không quân; xây dựng, chỉ huy các đơn vị mặt đất và trên không; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật; bảo quản, tu bổ các sân bay hiện có và chỉ đạo Câu lạc bộ hàng không đào tạo lực lượng hậu bị cho không quân. Đại tá Đặng Tính được bổ nhiệm làm Cục trưởng, thượng tá Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy, trung tá Hoàng Ngọc Diêu làm Tham mưu trưởng. Trong Phòng Kế hoạch (sau này là Phòng Tham mưu) của cơ quan Cục Không quân có Ban Dẫn đường. Đồng chí Lê Liên được bổ nhiệm làm Trưởng ban. Đây là tổ Chức dẫn đường trên không đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục Không quân ra quyết định thành lập Đại đội bay (Quyết định số 049/KQ, ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục trưởng Cục Không quân Đặng Tính ký. Hồ sơ 17, phông 01, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân.) gồm: Ban chỉ huy đại đội, 3 Chủ nhiệm Dẫn đường, Thông tin và Máy (kỹ thuật hàng không); 1 trung đội bay Il-14, 1 trung đội bay Li-2, 1 trung đội bay An-2 và 1 trung đội máy gồm tất cả nhân viên kỹ thuật trên không (cơ giới) và mặt đất của các loại máy bay. Đại đội này trực tiếp đặt dưới quyền chỉ huy về mọi mặt của Ban chỉ huy Trung đoàn không quân vận tải Gia Lâm. Đồng chí Lương Nhật Nguyễn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường đầu tiên của đại đội.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, sau lễ ra mắt của lực lượng Không quân vận tải Việt Nam tại sân bay Gia Lâm, hai tổ bay Il-14 và Li-2 của ta đã thực hiện 4 chuyến bay chở các vị lãnh đạo cao cấp và quan khách đi thăm quan trên vùng trời Hà Nội. Riêng tổ bay II- 14: lái chính Hoàng Ngọc Trung và dẫn đường trên không Hoàng Cần còn thực hiện một chuyến biểu diễn bay bằng một động cơ thông qua đường băng Gia Lâm ở độ cao thấp.
Ngày 20 tháng 8 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định (Nghị định số 427/NĐ, Thứ trưởng BỘ Quốc phòng Nguyễn Vãn Vịnh ký. Hồ sơ số 17, phông 01, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân) thành lập Trung đoàn không quân vận tải 919 và Trường Huấn luyện hàng không (Trường Hàng không, Trung đoàn không quân 910). Trong cơ cấu tổ chức của trung đoàn và nhà trường đều có hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường.
Cuối năm 1961, Tiểu đoàn không quân trực thăng 94 được thành lập trực thuộc Trường Hàng không, đóng quân tại sân bay Cát Bi. Với 5 chiếc Mi-4 và 5 chiếc Mi-1, tiểu đoàn vừa làm nhiệm vụ huấn luyện bay và vừa làm nhiệm vụ vận tải, chỉ thị mục tiêu, hiệu chỉnh điểm nổ cho pháo binh... Đồng chí Thạch Quang Nhung được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng tiểu đoàn, đồng chí Hoàng Cần giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường tiểu đoàn. Năm 1962, Tiểu đoàn 94 tách khỏi Trường Hàng không.
Như vậy, Ban Dẫn đường Cục Không quân và hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường trong Trung đoàn 919 và Trường Hàng không chính là những tổ chức tiền thân của ngành Dẫn đường Không quân.
*
* *
* * *
Lịch sử dẫn đường Không quân (1959-2004)
Nguồn: cụ Triumf
Chương I
NGÀNH DẪN ĐƯỜNG KHÔNG QUÂN RA ĐỜI
NGÀNH DẪN ĐƯỜNG KHÔNG QUÂN RA ĐỜI
1. HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ VÀ CÁC TỔ CHỨC DẪN ĐƯỜNG
Ngày 9 tháng 3 năm 1949, Ban Nghiên cứu Không quân dược thành lập, mang tên gọi công khai là Nông trường thí nghiệm và đóng quân tại thôn Ngòi Liễn, xã Hữu Lộc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thời gian đầu trực thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Đồng chí Hà Đổng, nguyên là thư ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, được giao làm Trưởng ban. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân ta, tìm hiểu các loại máy bay của thực dân Pháp đang sử dụng ở Việt Nam và nghiên cứu cách phòng chống, từng bước đào tạo cán bộ không quân, chuẩn bị điều kiện hoạt động khi có thời cơ.
Để thực hiện công tác đào tạo cán bộ, Ban Nghiên cứu Không quân đã tổ chức được một số lớp học. Lớp học hoa tiêu (học dẫn đường trên không) khóa 1 có 29 học viên tham gia với thời gian học là bốn tháng. Lớp học hoa tiêu khóa 2 có 16 học viên với thời gian sáu tháng. Trong khóa 2 còn có các lớp học khí tượng 27 học viên và cơ vụ (kỹ thuật hàng không) 28 học viên cũng với thời gian sáu tháng. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng đã trực tiếp dự Lễ bế mạc lớp học hoa tiêu khóa 1.
Đến đầu năm 1951, do chưa có điều kiện sử dụng không quân, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Ban Nghiên cứu Không quân. Học viên các lớp hoa tiêu được chuyển sang học pháo cao xạ.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Quân đội ta tiếp quản sân bay Gia Lâm. Nhu cầu quản lý - điều hành các chuyến bay và chỉ huy các máy bay cất, hạ cánh tại Gia Lâm trở nên rất cấp thiết. Tháng 12 năm 1954, được sự giúp đỡ của Trung Quốc, 70 chuyên gia hàng không của bạn thuộc các chuyên ngành: Điều phái (quản lý - điều hành bay), Thông tin, Khí tượng, Dẫn đường, Cơ vụ... với đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật đã có mặt tại Gia Lâm; mọi khó khăn đều được bạn nhanh chóng giúp ta tháo gỡ.
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng quân đội trong điều kiện hòa bình đã được lập lại trên miền Bắc, để tạo cơ sở ban đầu xây dựng không quân, ngày 3 tháng 3 năm 1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu sân bay (C-47) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, đóng quân tại Gia Lâm. Đồng chí Trần Quý Hai - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325, được cử làm Trưởng ban. Ban Nghiên cứu sân bay có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có, tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày, đồng thời giúp Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ Chức, xây dựng lực lượng không quân phù hợp với nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Tháng 5 năm 1955, đồng chí Đặng Tính – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến, được bổ nhiệm làm Trưởng ban và tháng 9 năm 1956, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy.
Thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng không quân, ngày 24 tháng 2 năm 1956, 80 học viên đầu tiên lên đường sang Trung Quốc học tập. Đoàn học máy bay tiêm kích MiG-17, gồm 50 học viên, do đồng chí Phạm Dưng làm Đoàn trưởng và Đoàn học máy bay ném bom Tu-2, gồm 30 học viên, do đồng chí Đào Đình Luyện làm Đoàn trưởng, học tại Trường Không quân số 2 ở Trường Xuân, Trung Quốc (Sau này, do yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí Đào Đình Luyện chuyển sang làm Đoàn trưởng Đoàn học máy bay MiG-17, đồng chí Phạm Dưng làm Đoàn trưởng Đoàn học máy bay Tu-2). Trong Đoàn học Tu-2 có sáu học viên dẫn đường trên không (chuyên dẫn đường trên các loại máy bay và trực thăng) đầu tiên là: Đinh Huy Cận, Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Kính, Lê Liên, Lương Nhật Nguyễn và Nguyễn Cảnh Phiên.
Sau khi học Tu-2, các học viên phi công chuyển đến sân bay Tây Giao học lái máy bay vận tải Il-14, Li-2, trực thăng Mi-4 và chuyển đến sân bay Tứ Xuyên học lái máy bay An-2. Các học viên dẫn đường về nước vào cuối năm 1957. Đến năm 1958, bốn học viên dẫn đường trên không là: Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Kính, Lương Nhật Nguyễn và Nguyễn Cảnh Phiên sang Tây Giao học dẫn bay Il-14 và Li-2. Còn đồng chí Lê Liên ở lại trong nước tham gia công tác chuẩn bị thành lập Cục Không quân và đồng chí Đinh Huy Cận học dẫn bay trên cả ba loại Li-2, An-2 và Aero-45 tại Gia Lâm do các giáo viên dẫn đường trên không Trung Quốc dạy.
Tháng 4 năm 1956, 30 học viên đầu tiên được cử sang Liên Xô học máy bay vận tải, do đồng chí Phạm Đình Cường làm Đoàn trưởng. Bạn đào tạo cho ta 2 tổ bay II- 14 và 2 tổ bay An-2, trong đó có bốn học viên dẫn đường trên không là: Hoàng Cần, Hoàng Minh Khôi, Phan Phi Phụng và Phạm Thanh Tâm. Ban đầu, các tổ bay được học cơ bản tại Trường Không quân Ba-la-xốp, sau đó bay đề cao ở sân bay Gre-zi.
Cuối năm 1956, Đoàn học lái máy bay thể thao đầu tiên được cử đi Tiệp Khắc, gồm các học viên: Trần Minh Khuê Hoàng Liên, Nguyễn Ngộ, Trịnh Hồng Thuận, Đinh Tôn, Nguyễn Phong Tùng và Lê Công Uẩn.
Cùng với đội ngũ lái chính, lái phụ (phi công vận tải và trực thăng) , cơ giới trên không, thông tin trên không..., đội ngũ dẫn đường trên không đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được hình thành, được đào tạo cơ bản, chính quy tại các nhà trường ở nước ngoài, có khả năng dẫn bay thành thạo trên nhiều loại máy bay và trực thăng khác nhau và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Gắn liền với công tác đào tạo thành phần bay và đội ngũ kỹ thuật hàng không, đầu năm 1956, Trung Quốc viện trợ cho không quân ta 5 chiếc máy bay, gồm 2 Li-2, 3 Aero-45 và đến giữa năm 1957, thêm 1 chiếc Li-2 nữa. Đây là những chiếc máy bay đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam dùng để thay thế các máy bay của hàng không Pháp, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trên miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyến bay của ta trong thời gian đầu đều do các tổ bay của Trung Quốc đảm nhiệm. Năm 1958, Liên Xô viện trợ cho ta 1 chiếc II-14, 2 chiếc Li-2, 1 chiếc An-2 và 1 chiếc Mi-4, trong đó có 1 chiếc II- 14, 1 chiếc Li-2 và 1 chiếc Mi-4 là quà của Chính phủ Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như vậy, tính đến thời điểm này, không quân ta có tất cả 11 chiếc máy bay và trực thăng các loại.
Ngày 10 tháng 9 năm 1958, đoàn học lái máy bay ở Tiệp Khắc về nước và được điều về sân bay Cát Bi bay Aero-45. Tháng 3 năm 1959, hai đoàn học máy bay vận tải ở Trung Quốc và Liên Xô về nước và tiếp tục bay thêm dưới sự giúp đỡ của các giáo viên Trung Quốc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để đội ngũ dẫn đường trên không của ta từng bước tiếp cận với các nhiệm vụ bay khác nhau của không quân ta và thực hiện dẫn bay từ đơn giản đến phức tạp ngay trên bầu trời của Tổ quốc.
Với ý chí quyết tâm cao và cần mẫn trong học tập, đến quý III năm 1958, nhiều tổ bay của ta đã nhanh chóng được chuyên gia bạn cho bay đơn (độc lập công tác). Tổ bay Aero-45: lái chính Đinh Tôn-dẫn đường trên không Đinh Huy Cận, đã đưa đại diện phái đoàn quân sự và ngoại giao của ta đi công tác đặc biệt từ Gia Lâm vào Vinh. Chuyến bay này đã mở ra một trang mới về khả năng độc lập đảm nhiệm cả lái và dẫn đường của lực lượng Không quân vận tải Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ bay.
Tiếp sau đó, các tổ bay vận tải của ta đã hoàn toàn đảm nhiệm các chuyến bay thường xuyên hàng tuần, phục vụ ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trên miền Bắc Việt Nam, trên các tuyến bay cố định: Hà Nội-vinh-đồng Hớt và chở khách trên tuyến Hà Nội-Nà Sản-Điện Biên.
Đội ngũ dẫn đường trên không của ta không những thường xuyên hoàn thành tốt công tác độc lập dẫn bay, mà còn tiếp tục nỗ lực phấn đấu một người có thể độc lập thực hiện dẫn bay trên nhiều loại máy bay và trực thăng khác nhau. "ít mà tinh" đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong xây dựng đội ngũ của ngành Dẫn đường Không quân sau này.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Cục Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Cục Không quân có nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu chủ trương và kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng không quân và các căn cứ không quân; xây dựng, chỉ huy các đơn vị mặt đất và trên không; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật; bảo quản, tu bổ các sân bay hiện có và chỉ đạo Câu lạc bộ hàng không đào tạo lực lượng hậu bị cho không quân. Đại tá Đặng Tính được bổ nhiệm làm Cục trưởng, thượng tá Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy, trung tá Hoàng Ngọc Diêu làm Tham mưu trưởng. Trong Phòng Kế hoạch (sau này là Phòng Tham mưu) của cơ quan Cục Không quân có Ban Dẫn đường. Đồng chí Lê Liên được bổ nhiệm làm Trưởng ban. Đây là tổ Chức dẫn đường trên không đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục Không quân ra quyết định thành lập Đại đội bay (Quyết định số 049/KQ, ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục trưởng Cục Không quân Đặng Tính ký. Hồ sơ 17, phông 01, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân.) gồm: Ban chỉ huy đại đội, 3 Chủ nhiệm Dẫn đường, Thông tin và Máy (kỹ thuật hàng không); 1 trung đội bay Il-14, 1 trung đội bay Li-2, 1 trung đội bay An-2 và 1 trung đội máy gồm tất cả nhân viên kỹ thuật trên không (cơ giới) và mặt đất của các loại máy bay. Đại đội này trực tiếp đặt dưới quyền chỉ huy về mọi mặt của Ban chỉ huy Trung đoàn không quân vận tải Gia Lâm. Đồng chí Lương Nhật Nguyễn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường đầu tiên của đại đội.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, sau lễ ra mắt của lực lượng Không quân vận tải Việt Nam tại sân bay Gia Lâm, hai tổ bay Il-14 và Li-2 của ta đã thực hiện 4 chuyến bay chở các vị lãnh đạo cao cấp và quan khách đi thăm quan trên vùng trời Hà Nội. Riêng tổ bay II- 14: lái chính Hoàng Ngọc Trung và dẫn đường trên không Hoàng Cần còn thực hiện một chuyến biểu diễn bay bằng một động cơ thông qua đường băng Gia Lâm ở độ cao thấp.
Ngày 20 tháng 8 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định (Nghị định số 427/NĐ, Thứ trưởng BỘ Quốc phòng Nguyễn Vãn Vịnh ký. Hồ sơ số 17, phông 01, lưu trữ Quân chủng Phòng không-không quân) thành lập Trung đoàn không quân vận tải 919 và Trường Huấn luyện hàng không (Trường Hàng không, Trung đoàn không quân 910). Trong cơ cấu tổ chức của trung đoàn và nhà trường đều có hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường.
Cuối năm 1961, Tiểu đoàn không quân trực thăng 94 được thành lập trực thuộc Trường Hàng không, đóng quân tại sân bay Cát Bi. Với 5 chiếc Mi-4 và 5 chiếc Mi-1, tiểu đoàn vừa làm nhiệm vụ huấn luyện bay và vừa làm nhiệm vụ vận tải, chỉ thị mục tiêu, hiệu chỉnh điểm nổ cho pháo binh... Đồng chí Thạch Quang Nhung được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng tiểu đoàn, đồng chí Hoàng Cần giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường tiểu đoàn. Năm 1962, Tiểu đoàn 94 tách khỏi Trường Hàng không.
Như vậy, Ban Dẫn đường Cục Không quân và hệ thống Chủ nhiệm Dẫn đường trong Trung đoàn 919 và Trường Hàng không chính là những tổ chức tiền thân của ngành Dẫn đường Không quân.
*
* *