[Funland] Lịch sử - chính trị Trung Đông hiện đại (tiếp nối thớt châu Phi)

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Còn miền Nam Yemen, rộng gấp đôi miền Bắc, dân số chỉ bằng một phần tư. Khác với miền Bắc, ngay sau khi độc lập khỏi Anh miền Nam đã đi theo hướng thế tục và xã hội chủ nghĩa. Đảng Xã hội Yemen nắm quyền lực lớn nhất, đặt tên nước là ”Cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen”, đưa Yemen trở thành nhà nước Cộng sản duy nhất ở Trung Đông được thừa nhận (sau khi nhà nước Cộng sản Iraq sụp đổ năm 1963). Cũng vì thế, mà nước này nhận được sự viện trợ to lớn của Liên Xô cả về kinh tế và quân sự. Đặc biệt, về sau này Nam Yemen từng nhiều lần gửi quân cùng Liên Xô, Cuba tham chiến ở khắp nơi: từ Ethiopia, Angola, Mozambique,Lebanon, …để đổi lấy viện trợ quân sự.

Mặc dù thực tế là Nam Yemen có trữ lượng dầu tương đối nhiều, nhưng không may mắn là thời đó họ chưa thăm dò ra mỏ dầu. Vì vậy dưới thời Cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen, nước này vẫn là nền kinh tế tương đối nhỏ, phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô. Không những Liên Xô, hàng trăm sĩ quân Stasi của Đông Đức cũng đóng ở Yemen, lương của họ do chính phủ Nam Yemen chi trả.

Trong thời gian chiến tranh Lạnh, 2 miền Yemen đánh nhau 2 lần, mỗi lần khoảng hơn 1 tháng vào các năm 1972 và 1979.

Chiến tranh năm 1972 do miền Bắc phát động, mở đầu bằng việc hỗ trợ phiến quân nổi dậy ở miền Nam. Miền Bắc được Arab Saudi hỗ trợ nhằm lật đổ chính quyền Cộng sản Nam Yemen. Trong suốt năm 1972, các phiến quân Nam Yemen đã nhiều lần tấn công, ám sát các nguyên thủ Nam Yemen. Nhưng về sau thì họ bị tiêu diệt gần hết. Đến tháng 9 và tháng 10 năm 1972, quân đội Bắc Yemen và vài đơn vị Arab Saudi tấn công qua biên giới Nam Yemen nhưng không tiến sau. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 10, khi Ai Cập đứng ra hòa giải. 2 bên ký kết hiệp định hòa bình tại thủ đô Cairo chấm dứt tạm thời xung đột. Không rõ thương vong 2 bên nhưng có lẽ vào khoảng vài trăm người.

Cuộc chiến năm 1979 thì lại do miền Nam phát động. Lần này thì miền Nam hỗ trợ phiến quân cánh tả ở miền Bắc, dẫn đến ám sát tổng thống Bắc Yemen. Quân đội Bắc Yemen trả thù bằng cách sát hại các thủ lĩnh Marxist ở miền Bắc. Căng thẳng lên cao dẫn đến việc 2 nước nổ ra chiến sự ở biên giới năm 1979, với quy mô lớn hơn rất nhiều. Phe miền Nam có cả Liên Xô, Cuba, Đông Đức hỗ trợ. Trong khi miền Bắc được Mỹ, Arab Saudi, Ai Cập và thậm chí là phi công từ Đài Loan hỗ trợ. Ban đầu phe miền Nam đang chiếm lợi thế, tuy nhiên giữa chừng thì Liên đoàn Arab ra tuyên bố kêu gọi cả 2 nước ngừng chiến. Tất cả các nước Arab ngừng mọi hỗ trợ cho 2 bên, để kêu gọi sự đoàn kết cả khối để đối phó với tình hình lúc đó. ”Tình hình lúc đó” ở đây là cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô và cách mạng Hồi giáo Iran. Vào tháng 3 năm 1979, 2 phe Yemen ký hòa ước ở Kuwait.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đến thập niên 1980s, một sự kiện quan trọng xảy ra thay đổi quan hệ 2 nước: phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ các mỏ dầu phát hiện ra lại nằm ở biên giới 2 nước, cụ thể là ở biên giới tỉnh Marib của miền Bắc và tỉnh Shabwah ở miền Nam. Phát hiện này đặt 2 nước vào lựa chọn: hoặc đánh nhau sống chết để giành dầu, hoặc thống nhất để khai thác chung. Cuối cùng, trong khi miền Bắc nhanh chóng đồng ý thống nhất, miền Nam Yemen lại rơi vào chia rẽ, dẫn đến nội chiến vào năm 1986.

Thời điểm năm 1986 là rất khó khăn với Nam Yemen. Vào lúc đó Liên Xô đã bước vào cải tổ, viện trợ cho các đồng minh bị cắt giảm. Trong lúc đó, quân đội Nam Yemen vẫn đang tham gia các cuộc chiến tốn kém ở Angola và Ethiopia, trong khi nỗ lực hỗ trợ một cuộc nổi dậy ở láng giềng Oman đã bị vua Oman đánh bại. Mức sống người dân Nam Yemen ngày càng xuống thấp. Trong Đảng Xã hội Yemen cầm quyền xuất hiện làn sóng ủng hộ cải cách đối đầu với những người Cộng sản bảo thủ. Đến tháng 1 năm 1986, một cuộc nội chiến bùng nổ làm gần 10.000 người chết. Dù phe bảo thủ thắng lợi, xóa bỏ phe cải cách, nhưng sau đó chính họ cũng tự mình cải cách. Thủ tướng mới của Nam Yemen, Haidar Abu Bakr al-Attas, là người mở đầu cho sự thống nhất với miền Bắc Yemen.

Từ năm 1988, quan hệ 2 miền Yemen ấm lên nhanh chóng, với nền tảng là thỏa thuận khai thác dầu chung ở biên giới. Các lãnh đạo của 2 nước là Tổng thống Ali Abdullah Saleh của Bắc Yemen và Tỏng bí thư Ali Salim al-Beidh của Nam Yemen đã gặp nhau, cơ bản thỏa thuận về các điều kiện thống nhất như: thống nhất hiến pháp, phi quân sự hóa biên giới, căn cước chung,…Với sự sụp đổ của Bức tường Berlin và khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, miền Nam Yemen coi như đã chấp nhận thống nhất vô điều kiện.

Tháng 5 năm 1990, khi mà còn 5 tháng nữa nước Đức mới thống nhất, Yemen đã làm điều này. Cộng hòa Arab Yemen (Bắc Yemen) và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Yemen (Nam Yemen) đã hợp nhất thành quốc gia chung duy nhất với tên gọi ”Cộng hòa Yemen”. Tổng thống Bắc Yemen, Ali Abdullah Saleh trở thành Tổng thống mới, còn Tổng bí thư Nam Yemen Ali Salem al Beidh trở thành thủ tướng. Thủ đô của quốc gia đặt tại Thành phố Sana’a ở miền Bắc.

Dựa theo quy mô dân số, hội đồng Cố vấn Tổng thống của Yemen có 26 thành viên miền Bắc và 17 thành viên miền Nam. Quốc hội Yemen có 159 thành viên từ phía bắc, 111 thành viên từ phía nam. Hiến pháp thông qua tháng 5 năm 1990 cho phép bầu cử tự do và dân chủ. Duy chỉ tồn tại một vấn đề, nhưng là vấn đề chí tử: chưa thống nhất quân đội 2 miền.

Nhìn tổng thể những việc trên: có thể thấy cuộc thống nhất của Yemen diễn ra khá êm đẹp như nước Đức, một cuộc thống nhất hòa bình, không đổ máu với nguyên thủ 2 nước kéo chung một lá quốc kì. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó lại không được như vậy. Những sự chia rẽ, nghi kỵ, đấu đá lẫn nhau,…đã đưa Yemen đi theo con đường khác xa người Đức, để rồi trở thành quốc gia nghèo nhất toàn vùng Tây Á.


Ảnh: Tổng thống Bắc Yemen Ali Abdullah Saleh kéo lá cờ thống nhất, ngay phía sau là Tổng bí thư Nam Yemen Ali Salem al Beidh

1f0eaa206a8911eab932a5e036272d36.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phần 2: Nội chiến Yemen (1994) và phong trào ly khai miền Nam.
Hai miền Yemen thống nhất trong hòa bình, nhưng hòa bình đó không kéo dài được lâu. Tuy nhiên, trước khi tìm ai đó để đổ lỗi, thì lỗi đầu tiên thuộc về cách mà những người dân Yemen đã đối xử với đồng bào mình.

Cần phải nhớ rằng, cuộc thống nhất Yemen diễn ra nhanh chóng từ năm 1988 đến 1990 một phần quan trọng là do sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khiến Nam Yemen rơi vào thế yếu, phải chấp nhận thống nhất vô điều kiện. Về một mặt nào đó, người ta coi Nam Yemen thống nhất trong tư thế bị động, hay nói một cách phũ phàng: họ là bên thua trong cuộc thống nhất.

Vì vậy mà nhiều người miền Bắc Yemen, sau khi thống nhất đã coi mình là kẻ thắng cuộc, và cho mình vị thế cao hơn người miền Nam. Họ là những lãnh đạo, giáo sĩ, ông chủ doanh nghiệp,… từ miền Bắc. Ngay sau khi thống nhất, các công ty dầu của Bắc Yemen vốn được Arab Saudi hỗ trợ đã ồ ạt đến khai thác dầu ở tỉnh Hadhramaut của miền Nam, trong khi chưa có một doanh nghiệp miền Nam nào khai thác ở đây. Vì điều này, mà nhiều người Nam Yemen có cảm giác họ bị ”ăn cướp” bởi những người từ phía Bắc.

Công bằng mà nói, miền Nam Yemen có trình độ xã hội cao hơn hẳn. Vốn đã được người Anh gây dựng, tiếp nối bởi Liên Xô, xã hội Nam Yemen có một tầng lớp trí thức tinh hoa, những người có thể nói tiếng nước ngoài và hưởng trợ cấp nhà nước. Ở miền Bắc, nơi xã hội bộ lạc thống trị từ thời Ottoman, trí thức bị xem thường và các quy định Hồi giáo được đề cao. Luật pháp và trật tự của xã hội dân sự truyền lại cho họ từ thời cai trị của Anh, nhưng sau khi thống nhất, có dấu hiệu xã hội bộ lạc xâm nhập miền Nam. Những người tiến bộ của miền Nam coi sự xâm nhập này là sự tàn phá các giá trị mà các chế độ trước gây dựng, thay bằng một xã hội lạc hậu của Hồi giáo. Thậm chí người miền Nam Yemen gọi khinh miệt người miền Bắc là “mutikhalifeen” (những kẻ lạc hậu).

Ngược lại, không phải người miền Bắc nào cũng cảm thấy có lợi bởi sự thống nhất. Tiêu biểu trong số này là các giáo sĩ Hồi giáo miền Bắc, những người nổi tiếng bảo thủ cực đoan nhất, không chấp nhận việc sau khi thống nhất, Luật Hồi giáo trở thành ”nền tảng chính của luật pháp” như thỏa thuận với miền Nam. Với họ, Luật hồi giáo phải là nền tảng ”duy nhất” của luật pháp. Các phong trào Hồi giáo vùng cực bắc Yemen kịch liệt phản đối sự thống nhất với miền Nam, dẫn đến sự hình thành các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan, mà ví dụ dễ thấy nhất, chính là Houthi.


Ảnh: Phó TT Ali Salem al Beidh (trái) và TTSaleh (phải) thời còn mặn nồng
1_vtnmMEVsPyrunE8Q059fKg.jpeg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thêm nữa, Yemen sau năm 1990 đối mặt với hai làn sóng nhập cư, hay chính xác là trở về của người Yemen ở nước ngoài.

Một là từ những công nhân Yemen ở Vùng vịnh. Sau sự kiện Iraq xâm lược Kuwait cuối năm 1990, một liên minh các nước Arab đã được lập ra để cùng với Mỹ đánh trả Iraq. Nhưng do mối quan hệ với Saddam Hussein, tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh đã từ chối tham gia liên minh. Điều này làm Arab Saudi và hàng loat các nước Vùng Vịnh khác nổi giận, trục xuất gần 1 triệu người Yemen làm việc ở đây về nước. Trong số đó, còn có cả những công dân châu Phi từ Somali, Ethiopia, Djibouti,…những quốc gia nghèo đói loạn lạc, không muốn trở về đã ở lại Yemen, đẩy dân số nước này tăng gần 10% chỉ trong 1 năm. Việc trục xuất các công nhân Yemen cũng đồng nghĩa với việc nhà nước mất đi nguồn tiền khổng lồ vốn trước nay nuôi sống nền kinh tế của đất nước có ít dầu mỏ bậc nhất khối Arab. Hậu quả của cuộc di cư này, là thu nhập đầu người của Yemen giảm mạnh, thất nghiệp gia tăng, trại tị nạn mọc lên nhanh chóng,…

Hai là một làn sóng trở về rất nguy hiểm – các tay súng thánh chiến Mujahideen từ Afghanistan. Nói đến đây không thể nào không nhắc tới một nhân vật đình đám bậc nhất lịch sử thế giới: Osama bin Laden.

Osama bin Laden, một người tự nhận chính gốc Yemen, nhưng sinh ra ở Arab Saudi. Sau khi Liên Xô xâm lược Afghanistan năm 1979, Bin Laden đã ngay lập tức có mặt ở Afghanistan để tham gia cuộc thánh chiến chống lại Xô Viết. Bin Laden trở thành một chỉ huy hàng đầu của lực lượng thánh chiến Hồi giáo ở Afghanistan, và được CIA để mắt tới. Người ta tin rằng Bin Laden thuê hẳn 3 chiếc Boeing hàng ngày trở các thanh niên Hồi giáo ở Bắc Yemen sang Afghanistan chiến đấu. Khi cuộc chiến Afghanistan kết thúc, cũng là lúc 2 miền Yemen sắp được thống nhất.

Hơn 20.000 tay súng thánh chiến Yemen đã trở về từ Afghanistan, và theo thỏa thuận với Tổng thống Saleh, họ không bị truy tố. Điều này là thảm họa với những người cánh tả miền Nam. Thật khó tưởng tượng những tay súng cực đoan cuồng tín vừa đánh bại quân đội Liên Xô ở Afghanistan lại phải chung sống với những người Cộng sản Yemen, mà họ cho là ”đứa con rơi của Liên Xô”. Hậu quả tất yếu, là số vụ tấn công, ám sát nhằm vào các lãnh đạo cánh tả miền Nam Yemen tăng vọt. Từ năm 1991 đến 1993, đã có 158 lãnh đạo thành viên của Đảng Xã hội Yemen cánh tả bị sát hại. Người ta tin những tay súng của Bin Laden đứng sau, nhưng không ai trong số này bị xét xử. Phó tổng thống Ali Salem al Beidh, Tổng bí thư cũ của Nam Yemen phàn nàn với Tổng thống Saleh rằng lực lượng an ninh Yemen không đủ quyết liệt để bảo vệ các chính trị gia Nam Yemen, nhưng không được Saleh giải quyết.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thất vọng vì Saleh, phó thủ tướng Ali Salem al Beidh rời bỏ chức vụ để về thủ đô cũ của Nam Yemen là Aden, tuyên bố sẽ không trở lại nếu các cuộc tấn công vào chính trị gia miền Nam không chấm dứt. Và, như đã nói ở phần trước, điều tai hại nhất xảy ra khi lực lượng vũ trang của 2 miền vẫn chưa thống nhất. Khi phó tổng thống Ali Salem al Beidh trở về Aden, các quân nhân miền Nam đã nhanh chóng ủng hộ ông thành lập lực lượng ly khai chống lại miền Bắc.

Bất chấp những nỗ lực xoa dịu của Tổng thống Ali Abdullah Saleh và sự trung gian của khối Arab, đứng đầu bởi Jordan, mâu thuẫn giữa 2 miền Yemen không thể xoa dịu. Vào ngày 20/2/1994, khi đại diện 2 miền Yemen đang ký thỏa thuận giảm căng thẳng ở thủ đô Amman của Jordan, thì ở trong nước binh sĩ 2 miền đã điều động dày đặc đến biên giới cũ, sẵn sàng nổ súng vào nhau.

Những diễn biến sau đó vô cùng căng thẳng bất chấp thỏa thuận vừa được kí kết. Nhiều vụ đánh bom xảy ra khắp đất nước làm nhiều người thiệt mạng. Trong một động thái bột phát, ngày 4/5/1994, không quân miền Bắc Yemen ném bom thành phố Aden, thủ đô của miền Nam, được coi là sự kiện mở đầu cuộc chiến. Để đáp trả, quân miền Nam dù không thể tiếp cận thủ đô Sana’a, đã dùng tên lửa Scud bắn chính xác vào thủ đô giết chết hàng chục dân thường.

Ngày 10/5/1994, thủ tướng Haidar Abu Bakr al-Attas, nhân vật miền Nam cuối cùng trong chính quyền Yemen, bị chính phủ Saleh cách chức. Thủ tướng ngay lập tức trở về Aden, cùng với Phó tổng thống Ali Salem al Beidh thành lập chính phủ ly khai ở Aden, tuyên chiến với miền Bắc. Chính quyền mới lấy tên là ”Cộng hòa dân chủ Yemen” (bỏ chữ ”nhân dân” so với tên cũ), với quốc kỳ tương tự Nam Yemen ngày xưa.

Chính phủ ly khai Nam Yemen được các đồng minh cộng sản cũ ủng hộ như Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên,…cùng nhiều nước vùng Vịnh khác như UAE, Kuwait, Iraq, Oman,…Nhưng điều quan trọng nhất là Arab Saudi, vốn trước nay là đồng minh của miền Bắc Yemen, nay bị Tổng thống Saleh của Yemen làm mất lòng, đã quay sang ủng hộ phe ly khai miền Nam.

Ngược lại, miền Bắc được ủng hộ bởi Mỹ, Jordan, Ai Cập. Qatar, Iran,…Trong khi đó, một nước lớn khác là Nga hoàn toàn đứng trung lập trong sự kiện này. Trong cuộc chiến tranh năm 1994, Nga là nước duy nhất gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Yemen hỗ trợ Liên Hợp quốc.

1_oJWlNloX-SoaV6QU8EGecg.jpeg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tuy vậy, tương quan lực lượng trên chiến trường nghiên hẳn về quân miền Bắc (Cộng hòa Yemen). Họ có 38.000 binh sĩ vào hơn 100.000 quân dự bị, trong khi miền Nam (Cộng hòa dân chủ Yemen) chỉ có 27.000 quân và 40.000 quân dự bị. Lực lượng pháo binh, thiết giáp của miền Bắc cũng vượt trội. Tuy nhiên, quân miền Nam lại có ưu thế về máy bay chiến đấu và tên lửa, cho phép họ vài lần không kích vào thủ đô Sana’a của miền Bắc dù trên mặt đất, họ bị miền Bắc áp đảo hoàn toàn.

Chiến sự ác liệt từ tháng 5 năm 1994, với các diễn biến chính trên chiến trường được ghi lại bởi Hãng thông tấn Qatar, cho thấy quân miền Bắc chiếm ưu thế trên chiến trường. Các mũi tiến công của cuộc chiến đều nhắm đến thành phố cảng Aden, thủ đô của phe ly khai miền Nam. Đến ngày 15/5/1994, phe ly khai miền Nam thừa nhận họ đã thất bại nặng nề tại thành phố Ad Dhali, cách thủ đô Aden chỉ 100km và kêu goi các nước Arab can thiệp giúp đỡ. Nhưng cả Arab Saudi và Oman, dù ủng hộ phe ly khai, đã không có hành động quân sự nào.

Vào ngày 20/5/1994, nhờ những nỗ lực ngoại giao của Arab Saudi, chính phủ Cộng hòa Yemen tuyên bố cho phép ngừng bắn 3 ngày để sơ tán người nước ngoài và cứu trợ nhân đạo. Phe ly khai tận dụng cơ hội này để di chuyển lực lượng chủ lực sang tỉnh Hadhramaut, một tỉnh lớn và nhiều dầu mỏ ở phía Đông. Họ tuyên bố ”rút lui chiến thuật khỏi Aden” nhưng người ta cho rằng mục tiêu thực sự của phe ly khai là nhằm giữ được tỉnh Hadhramaut giàu có sau khi thấy Aden không thể giữ được.

Từ ngày 24/5/1994, chiến sự trở lại và trở nên ác liệt hơn. Quân miền Bắc khép chặt vòng vây với Aden, lúc này đã bị vây kín 3 mặt chỉ chừa mặt giáp biển. Lần này còn có một mặt trận khác không kém phần ác liệt, là chiến sự giành các mỏ dầu ở tỉnh Hadhramaut. Vào ngày 6/6/1994, LHQ có đưa ra một lệnh ngừng bắn, nhưng nó chỉ được tuân thủ trong vài giờ đồng hồ, trước khi quân miền Bắc nối lại việc đánh phá Aden.

Trong nỗ lực cuối cùng chiếm Aden, quân miền Bắc đã bắn phá, ném bom bừa bãi vào dân thường. Đến ngày 4/7/1994, các báo đài đưa tin quân đội Cộng hòa Yemen đã tiến vào thành phố cảng Aden, mở đầu cho cuộc tháo chạy quy mô lớn của các lãnh đạo và người dân ủng hộ phe li khai. Hàng chục nghìn người Aden đã chạy khỏi thành phố bằng đường biển ra vùng biển quốc tế. Trong khi đó, lực lượng chủ lực của phe ly khai ở tỉnh Hadhramaut, nơi Phó tổng thống Ali Salem al Beidh và Thủ tướng Haidar Abu Bakr al-Attas đang đồn trú, rút lui bằng đường bộ sang Oman và được vua Oman cho tị nạn.

Ngày 7/7/1994, quân đội Cộng hòa Yemen chiếm được thành phố Aden và thủ phủ Mukalla của tỉnh Hadhramaut, kết thúc cuộc nội chiến Yemen với thắng lợi hoàn toàn.

Quân miền Bắc tuyên bố có 931 binh sĩ chết, trong khi hãng tin AP đưa tin các cuộc không kích trả đũa của miền Nam làm 5000 dân thường miền Bắc thương vong. Về phe miền Nam, thương vong của họ nặng hơn rất nhiều. Họ có ít nhất 6000 binh sĩ chết và 500 dân thường thiệt mạng. Số dân thường thương vong được cho là khoảng 10.000 người, trong đó có các chiến dịch thanh lọc các nhân vật Cộng sản được tiến hành bởi quân đội Yemen.




0_6N6JGojFUq64WuJ1_.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Yemen sau nội chiến 1994.

Sau sự sụp đổ của chính quyền li khai, hàng chục nghìn các nhân vật lãnh đạo và quân đội miền Nam Yemen đã phải lưu vong sang nước ngoài. Đa số họ chọn cách tị nạn sang Arab Saudi và Oman, tại đây họ vẫn tuyên bố chính phủ lưu vong hợp pháp, mặc dù không được nhiều nước ủng hộ. Mặc dù vậy, ở Yemen đảng Xã hội Yemen vẫn hoạt động với tư cách một đảng cánh tả.

Trên thực tế, đại đa số các nhân vật cấp cao của chính quyền ly khai đã được Tổng thống Ali Abdullah Saleh ân xá, chỉ có 16 nhân vật hàng đầu bị cho là phản quốc. Sau này, thêm 12 người nữa được tuyên bố ân xá, có thể trở về Yemen. Chỉ còn 4 người vẫn đang bị kết án tử hình vắng mặt là 4 lãnh đạo miền Nam: Ali Salem al Beidh (Phó Tổng thống); Haidar Abu Bakr al-Attas (Thủ tướng); Abd Al-Rahman Ali Al-Jifri và Salih Munassar Al-Siyali. Những người này hiện vẫn lưu vong ở láng giềng Oman.

Còn trong nước Yemen, sau cuộc nội chiến năm 1994 Quốc hội bầu Ali Abdullah Saleh tiếp tục làm tổng thống. Trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên, Saleh đã sửa hiến pháp, quy định Tổng thống phải được người dân bầu trực tiếp. Vì vậy đến năm 1999, người dân Yemen đã đi bầu cử, tiếp tục chọn Saleh làm Tổng thống Yemen.

Ali Abdullah Saleh ban đầu chọn đường lối đối ngoại thân phương Tây, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ cho nền kinh tế Yemen bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, càng về sau đó, Saleh càng sa vào một nhà độc tài. Ông đã liên tục nắm quyền trong những năm sau đó, với cáo buộc gian lận bầu cử. Saleh đã lãnh đạo Yemen suốt 21 năm sau ngày thống nhất. Tính cả thời gian 11 năm làm Tổng thống Bắc Yemen (từ năm 1978), Saleh đã là nhà lãnh đạo Yemen trong suốt 32 năm trời. Trong thời gian cầm quyền, Saleh bị cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và hợp tác với khủng bố.

Năm 2011, trong làn sóng của phòng trào Mùa xuân Arab, tổng thống Ali Abdullah Saleh đã phải rời chức vụ sau 32 năm nắm quyền, nhường ghế cho Tổng thống Mansur Hadi. Tuy nhiên, khi lưc lượng Houthi nổi dậy chống tổng thống Hadi, Saleh đã công khai liên minh với Houthi. Tuy nhiên vào năm 2017, do nghi ngờ Saleh phản bội, lực lượng Houthi đã sát hại Cựu tổng thống Saleh, kết thúc cuộc đời nhà lãnh đạo lâu nhất của đất nước Yemen.

Cũng từ khi phong trào Houthi nổi dậy đến nay, Yemen chìm trong khói lửa chiến tranh, bị kẹt giữa cuộc chiến ủy nhiệm giữa các cường quốc, để lại một đất nước tan hoang, nghèo khổ giữa Trung Đông giàu có.



yemen-1994.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đôi nét về Houthi và Phong trào ly khai miền Nam Yemen.

-Phong trào Houthi
: thực chất có tên là Phong trào Ansar Allah (”những người ủng hộ Chúa”), nhưng thường được gọi theo tên của thủ lĩnh sáng lập Hussein Badreddin al-Houthi.

Houthi có bản chất là phong trào Hồi giáo cực đoan của một vài bộ lạc Hồi giáo dòng Shia vùng cực bắc Yemen giáp Arab Saudi. Thành lập vào năm 1990, tức là ngay sau khi Yemen được thống nhất. Những giáo sĩ cực đoan của phong trào này kịch liệt phản đối sự thống nhất với nhà nước Thế tục và Cộng sản ở Nam Yemen, nên đã đòi ly khai khỏi Cộng hòa Yemen thống nhất của Tổng thống Saleh. Năm 2004, lãnh đạo phòng trào Houthi bị ám sát, đã dẫn đến cuộc nổi dậy của nhóm này.

Tiền thân của Houthi là các bộ lạc bảo hoàng thuộc bộ lạc Zaydi ngày xưa đấu tranh chống nền Cộng hòa (sẽ nói phần sau) và trớ trêu thay, thời kỳ đó đồng minh lớn nhất của họ là ... Arab Saudi!!

Từ năm 2015, Houthi được Iran coi là quân bài đồng minh trong cuộc chiến ủy nhiệm của Iran ở Yemen, nên đã hỗ trợ Houthi nổi dậy. Năm 2015, cuộc nổi dậy bất ngờ của nhóm đã khiến chính phủ Tổng thống Hadi phải bỏ chạy sang Arab Saudi, và Houthi chiếm thủ đô Sana’a. Houthi cũng liên minh với cựu tổng thống Saleh, trong khi Arab Saudi can thiệp quân sự vào hỗ trợ tổng thống Hadi.

Hiện nay Houthi được coi là phe phái mạnh nhất ở Yemen.
houthi.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
–Phong trào ly khai Miền Nam Yemen. (Southern Movement)
Vào năm 2007, sau hàng chục năm thất vọng dưới thời Tổng thống Saleh, nhiều nhân vật lãnh đạo cũ của Nam Yemen trước kia đã thành lập một Phong trào ly khai mới, yêu cầu tách khỏi Cộng hòa Yemen, thành lập một quốc gia mới trên cơ sở lãnh thổ Nam Yemen trước năm 1990. Hiện tại cờ của phong trào lấy nguyên bản cờ của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Yemen, nhà nước Cộng sản trước kia.

Dưới thời Saleh, Phong trào này là tổ chức chính trị, nhưng sau khi Saleh bị lật đổ nhóm này đã phát triển thành tổ chức vũ trang. Phong trào đã liên minh với Tổng thống Hadi chống lại quân Houthi ở miền Bắc. Năm 2015, họ đã sát cánh cùng tổng thống Hadi đẩy lùi Houthi khỏi Aden trong cuộc vây hãm nhiều tháng.

Về bản chất, phong trào miền Nam là một tổ chức ly khai theo đường lối cánh tả. Đồng minh thực sự của họ là UAE chứ không phải Arab Saudi. Điều đó cũng có nghĩa là họ có tiềm lực ngang bằng chứ không hề thua kém lực lượng của Tổng thống Hadi, và cũng có đồng minh lớn chống lưng.
Năm 2019, sau một vụ tấn công tên lửa nhằm vào Aden làm nhiều thành viên phong trào thiệt mạng, Southern Movement đã cho rằng Tổng thống Hadi đồng lõa với Houthi và tiến hành tấn công lực lượng của Hadi, chiếm lấy thành phố Aden. Sự kiện là một tin chấn động thế giới lúc đó, cho thấy rằng liên minh chống Houthi đang bị chia rẽ. Tuy nhiên sau đó, thực tế liên minh này đã phục hồi. Phong trào miền Nam vẫn tìm cách độc lập, nhưng họ coi việc làm đầu tiên là phải chống lại phong trào Houthi cực đoan.



yemen-2.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Hình ảnh phong trào Ly khai miền Nam Yemen, hiện đang chống Houthi

20141014115853499734_20.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nội chiến Bắc Yemen – ”Chiến tranh Việt Nam” của Ai Cập (phần này riêng về nội chiến Bắc Yemen).

Cả thế giới đều biết đến Chiến tranh Việt Nam. Cả thế giới cũng gọi Afghanistan là ”chiến tranh Việt Nam của Liên Xô”. Những cường quốc đứng đầu thế giới đều có những kinh nghiệm cay đắng như vậy. Và với một quốc gia được biết đến như ”anh cả khối Arab” – ít nhất với các nền Cộng hòa – Ai Cập, họ cũng không ngoại lệ.

Năm 1967, Tổng thống Gamal Abdel Nasser than phiền với các nhà sử học và ngoại giao (có cả Đại Sứ Mỹ) rằng ”Yemen đang trở thành cuộc chiến Việt Nam của ông”. Câu nói của Nasser trùng vào thời điểm người Mỹ đang dần sa lầy ở Việt Nam. Nó chỉ đến việc quân đội Ai Cập cũng đang rơi vào một tình thế tương tự như thế: một cuộc can thiệp tốn kém người và của ở đất nước khác. Câu nói này đã được giới sử học Ai Cập lưu ý rất lâu sau đó, như là một bài học đắt giá nhất lịch sử đất nước. Để từ đó trở đi, các lãnh đạo Ai Cập sẽ không bao giờ mạo hiểm để can thiệp vào bất cứ quốc gia nào.

Bài học về Yemen đối với Ai Cập sẽ tương đương như bài học Việt Nam với người Mỹ, Afghanistan với người Nga, Algeria với người Pháp, và Lebanon với người Israel: cái giá của can thiệp không bao giờ là rẻ!

Và kẻ coi thường bài học đó: Arab Saudi, đang phải nếm một trái đắng bởi chính những người năm xưa họ từng giúp đỡ.

img_6224.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
I/ Nội chiến Bắc Yemen và cách nó trở thành một Vietnam War.

Từ nhiều thế kỷ trước, khu vực gọi là Bắc Yemen ngày nay sống của nhiều bộ lạc Hồi giáo theo dòng Shia. Những nhóm này tự nhận mình là ”phái Zaydi” với đặc điểm là một trong những phái Hồi giáo nguyên thủy nhất, điển hình bằng các luật lệ khắt khe. Từ thế kỷ 17, những bộ lạc Zaydi ở Bắc Yemen đã liên tục đánh phá quân đội Ottoman trên bán đảo Arab, khiến đế quốc này mất rất nhiều công sức và xương máu vẫn không thể đàn áp do địa hình núi non rất hiểm trở ở Yemen. Từ những năm 1900s, Yemen đã được biết với cái tên ”maqbarat al-atrak” – ”nghĩa địa của bọn Thổ”, sau một trận chiến chôn vùi 1 vạn quân Thổ ở Kawkaban, gần thủ đô Sana’a ngày nay.

Cuộc kháng chiến của các bộ lạc Zaydi buộc Đế chế Ottoman phải nhượng một vài quyền lợi cho họ. Theo đó, quân Thổ sẽ kiểm soát Bắc Yemen trong đó có thủ đô Sana’a. Nhưng vùng núi cao sẽ hoàn toàn do các bộ lạc Zaydi làm chủ. Nhưng hiệp ước này không kéo dài được lâu. Năm 1918, sau sự thất bại của Ottoman trong Thế chiến thứ 1, Yahya Muhammad, tự xưng là ”Imam (vua) của Yemen” đã tuyên bố độc lập cho đất nước và được quốc tế cũng như Đế quốc Anh đang chiếm miền Nam Yemen (gọi là Aden) công nhận. Từ đó đến năm 1962, vùng Bắc Yemen là một Vương quốc độc lập. Họ tự gọi mình bằng cái tên ”Vương quốc Mutawakkilite của Yemen”. Vương quốc Yemen do các vua dòng Zaydi lãnh đạo, và có quan hệ rất mật thiết với các bộ lạc ở nước láng giềng Arab Saudi.

Nhưng đến năm 1962, sau 44 năm trị vì, vua Muhammad al-Badr của Yemen phải đối mặt với sự nổi lên của những người ủng hộ nền Cộng hòa. Thực ra đây là lúc mà Yemen và cả khối Arab bị chia đôi.rơi vào một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa 2 lực lượng, dẫn đầu bởi 2 quốc gia lãnh đạo mỗi bên.

Phe thứ nhất là những người ủng hộ Cộng hòa, được khởi phát từ cuộc cách mạng Ai Cập do Nasser dẫn đầu. Ai Cập lúc đó là một quốc gia có tiềm lực rất mạnh kể cả về kinh tế lẫn quân sự, nên được coi là ”lãnh đạo của khối Arab”. Ban đầu, phe này gồm 2 nước Cộng hòa là Ai Cập và Syria, 2 nước đã liên minh để tạo nên ”Cộng hòa Arab thống nhất” vào năm 1958. Liên minh này được sự ủng hộ của những người theo đuổi một nền Cộng hòa cho các nước Arab, vốn được cho là phục vụ lợi ích của phương Tây. Vì thế trong một chừng mực nào đó, họ được các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc ủng hộ. Năm 1958, những sĩ quan Cộng sản Iraq đã lật đổ vua của nước này, thiết lập nền Cộng hòa. Năm 1962, Algeria độc lập khỏi Pháp, trở thành một nước Cộng hòa. Vì vậy, nòng cốt của phe này gồm Ai Cập, Syria, Algeria, sau này có thêm Libya,…nhưng vai trò chủ đạo nằm ở Ai Cập.

Phe thứ hai đối đầu với họ, là những người ủng hộ duy trì nền quân chủ. Nó bao gồm các nền quân chủ gần như vẫn còn nguyên vẹn cho đến hiện tại như Arab Saudi, Morocco, Jordan, Oman, các quốc gia nhỏ ở Vịnh Ba Tư,…Hơn nữa, trước năm 1979, Iran cũng là một cường quốc khu vực, cũng ủng hộ phe quân chủ. Một đặc điểm chung của hầu hết các quốc gia này là có tài nguyên dầu mỏ lớn, và dĩ nhiên vai trò trung tâm nằm ở quốc gia nhiều dầu nhất: Arab Saudi.

Yemen bị biến thành chiến trường giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng đó cùng với Iraq. Chế độ quân chủ Yemen đã bị đe dọa sau khi cách mạng ở Iraq thành công năm 1958. Nhiều sĩ quan quân đội Yemen được đào tạo ở Iraq đã xuất hiện tư tưởng chống đối nhà vua. Đến năm 1962, với cuộc kháng chiến thành công lập nên nền Cộng hòa ở Algeria, các sĩ quan này đã tiến hành đảo chính. Ngày 26/9/1962, các sĩ quan quân đội Yemen đã phế truất nhà vua và thiết lập chính quyền quân sự mới. Nhà vua Muhammad al-Badr được những người trung thành với mình xả thân bảo vệ để chạy lên phía Bắc, về nơi đất tổ của bộ lạc Zaydi.


Ảnh: Vua al-Badr và các thành viên bộ lạc Zaydi
Imam_Badr.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nền cộng hòa non trẻ của Yemen nhanh chóng được Ai Cập, Syria và các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận. Thậm chí Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev còn tuyên bố: “Bất kỳ hành động xâm lược nào đối với Yemen sẽ được coi là hành động xâm lược Liên Xô”. Số nước không công nhận họ rất ít, chủ yếu là các nước quân chủ còn sót lại. Vì vậy mà chính quyền mới nhanh chóng có được vị thế quốc tế và có mặt ở Liên Hợp Quốc. Họ đổi tên nước thành Cộng hòa Arab Yemen.

Trong khi đó, với việc nhà vua Muhammad al-Badr chạy lên phía Bắc, các bộ lạc Zaydi ở đây đã nhất tề ủng hộ ông. Các bộ lạc đông dân cư nhanh chóng tập trung với con số chóng mặt, chỉ trong vài tháng đã có hơn 200.000 chiến binh bộ lạc tập hợp để phục tùng nhà vua, sẵn sàng tấn công lật đổ nền cộng hòa. Tuy nhiên, đông như vậy không có nghĩa là họ mạnh. Trong 200.000 quân bộ lạc đó có không ít những chiến binh lớn đến 60, 70 tuổi. Thay vì cầm súng, nhiều người trong số họ chỉ có gươm giáo. Thay vì xe thiết giáp, họ cưỡi lạc đà, chiến đấu như thời thế chiến thứ 1. Những vũ khí hiện đại nhất nằm trong tay khoảng 20.000 binh sĩ Hoàng gia trung thành với nhà vua. Sau đảo chính, vẫn có những phi công ở thủ đô Sana’a cướp máy bay lên phía Bắc gia nhập quân của nhà vua.

Ở phía bên kia, những người ủng hộ nền cộng hòa hiểu được nguy cơ họ đối mặt. Điều họ lo sợ nhất, là các quốc gia quân chủ như Arab Saudi, Oman có thể tấn công lật đổ nền Cộng hòa non trẻ của họ. May mắn cho họ, là Nasser của Ai Cập còn sốt sắng hơn họ nhiều. Vào năm 1962, Nasser vừa tranh cãi rất gay gắt với Vua Saud của Arab Saudi về vai trò lãnh đạo với khối Arab. Vì thế nên cuộc đảo chính ở Yemen là cơ hội không thể tốt hơn để Nasser cài lực lượng của mình ngay dưới vùng phía Nam Arab Saudi.

Ảnh: các thành viên Cộng hòa của Yemen trước Cung điện Cộng hòa, thủ đô Sana'a
400px-26_September_Yemeni_Revolution.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tiềm lực quân sự của Ai Cập lúc đó thực sự rất lớn. Với quân số đông đảo nhất khối Arab, nước này còn có lực lượng thiết giáp và không quân mạnh nhất, cùng nhiều tướng lĩnh từng tham gia chống Phát xít hồi thế chiến II. Các cố vấn của Nasser đã gieo vào đầu tổng thống viễn cảnh một cuộc ”dạo chơi quân sự” vài tháng để đè bẹp những bộ lạc Bắc Yemen. Thậm chí theo họ, trực thăng của Ai Cập không cần bắn rocket, chỉ cần thả bom khói là đủ cho các bộ lạc của Yemen sợ hãi bỏ chạy.

Trong suốt năm 1963, qua một cầu không vận được Liên Xô hỗ trợ bằng máy bay vận tải cỡ lớn, quân đội Ai Cập đã vận chuyển đến Yemen một lực lượng 40.000 binh lính cùng vô số khí tài hiện đại, có cả xe tăng, pháo binh, không quân,…Họ cũng gửi hàng nghìn cố vấn Ai Cập đến huấn luyện quân đội Cộng hòa Arab Yemen. Quân số của quân đội Yemen tăng từ 3.000 lên 10.000 năm 1964. Dù không thể so sánh với hàng trăm nghìn quân bộ lạc miền Bắc, nhưng họ lại có trang bị hiện đại và huấn luyện tốt. Mặc dù vậy, quân đội Ai Cập không mạo hiểm để đưa quân đội Yemen trực tiếp ra đối đầu với các bộ lạc miền Bắc, do lo ngại một sai lầm có thể xóa sổ quân đội Yemen. Thay vào đó, trong cuộc chiến này, quân đội Ai Cập giữ vai trò tiên phong trên chiến trường.

Đối với các bộ lạc ủng hộ nhà vua, không phải là họ không có người giúp đỡ. Arab Saudi sẵn sàng gửi cho quân Hoàng gia Yemen tiền và vũ khí bất cứ khi nào họ muốn, dựa vào địa hình vô cùng hiểm trở ở biên giới Tây Bắc Yemen. Trong suốt những năm sau đó, bất chấp các cuộc không kích miệt mài của Ai Cập, những binh sĩ Arab Saudi vẫn hàng ngày đi qua các hẻm núi, chở hàng đến cho vua Yemen. Cần phải biết rằng bộ lạc Zaydi ở miền Bắc Yemen có quan hệ mật thiết với các bộ lạc miền Nam Arab Saudi, nên sự vận chuyển này đã diễn ra hàng thế kỷ nay không có chút khó khó khăn nào.

Thứ 2 là từ lính đánh thuê châu Âu. Không hoàn toàn là chủ ý của các chính phủ châu Âu, nhưng vào khoảng thời gian những năm 1960s đó, số lượng lính giải ngũ sau Thế chiến II ở châu Âu còn rất nhiều. Những binh lính thất nghiệp không kiếm sống được ở quê nhà thường có lựa chọn tham gia vào các đội quân cần giúp đỡ ở bất kỳ đâu. Những binh sĩ này đến từ khắp các quốc gia châu Âu: Anh, Pháp, Bỉ,…nhưng cũng có nhiều người đến từ Nam Phi hay Rhodesia, những quốc gia châu Phi có nhiều người châu Âu sinh sống. Các cuộc chiến mà lính đánh thuê tham gia thường ở châu Phi hoặc Đông Nam Á, nhưng trong cuộc chiến ở Yemen, họ cũng tham gia. Con số này vào khoảng vài trăm đến vài nghìn lính đánh thuê, chủ yếu đến từ Anh, đã gia nhập các đội quân bộ lạc ở Bắc Yemen. Vai trò của họ đến ngày nay vẫn đang được tìm hiểu thêm.

Trong thời gian đến năm 1964, quân đội Ai Cập tập trung bình định vùng Tây Bắc Yemen. Họ sớm nhận ra sự ảo tưởng của các chỉ huy Ai Cập đã tuyên bố với Tổng thống Nasser. Với địa hình đồi núi hiểm trở nhất bán đảo Arab, vùng núi phía Bắc Yemen vô hiệu hóa hoàn toàn lực lượng thiết giáp Ai Cập. Địa hình đồi núi cung cấp một không gian lý tưởng cho các cuộc phục kích chớp nhoáng của các bộ lạc Yemen dù chỉ là bằng dao hay súng trường nhỏ. Việc tiếp viện cho quân đội Ai Cập chỉ có thể thực hiện bằng đường hàng không, việc mà các phi vụ cất cánh từ lãnh thổ Yemen không đáp ứng đủ.

Ngược lại phía bên kia, các bộ lạc Yemen đã chiến đấu hơn 100 năm chống Ottoman trên địa hình đồi núi có thừa sự thiện chiến với vũ khí kém hơn. Càng về sau, sự tiếp viện của Arab Saudi và sự huấn luyện từ lính đánh thuê cho họ một sự cân bằng với quân đội Ai Cập và quân đội Yemen. Ở phần sau cuộc chiến, quân bộ lạc đã biết sử dụng cả pháo chống tăng 106mm, biết chế tạo mìn,…gây cho quân đội Ai Cập nhiều thương vong.


Ảnh: quân đội Ai Cập huấn luyện lính Yemen

Msr-11.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tướng trong ảnh là Abdul Hakim Amer, tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ai Cập



Abdel_Hakim_Amer_in_sanaa.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Lính Ai Cập ở Học viện Quân sự ở Sana'a dạy lính Yemen sử dụng lưỡi lê
800px-Egyptian_instructing.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bức ảnh được cho là lính đánh thuê Châu Âu lắp súng máy giúp quân bộ lạc Yemen

800px-British_Mercenaries_in_North_Yemen_Civil_War.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top