[Funland] Lịch sử - chính trị Trung Đông hiện đại (tiếp nối thớt châu Phi)

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) - xây tượng đài trong khuôn viên lấy hình ảnh cái chết 2 mẹ con người Kurd

Statement by H.E. Mr Ahmet Üzümcü Director-General of the OPCW Commemoration of the 1988 Halab...jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Giáo chủ Iran từng ''xúi'' lãnh đạo Liên Xô Gorbachev bỏ chủ nghĩa Cộng sản

Đại Giáo chủ Iran - Ruhollah Khomeini là một nhân vật vô cùng nổi tiếng, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở nước này. Ông cũng được biết đến với lập trường ngoại giao cứng rắn với phương Tây đến mức cự tuyệt gần như mọi đàm phán với nước ngoài. Điển hình cho việc đó là gần suốt cuộc đời giáo chủ Khomeini không gửi bất cứ một văn bản ngoại giao nào cho các nguyên thủ nước ngoài.

Tuy nhiên, đến năm 1989 đã có một ngoại lệ. Theo đó, vào đầu năm 1989 giáo chủ Khomeini đã viết một bức thu cho Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Về tổng quan, nội dung của bức thư có thể coi là kêu gọi Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản; phê phán chính sách bài tôn giáo của Liên Xô; khuyên Gorbachov chọn hệ tư tưởng Hồi giáo; khuyên ông không ngả theo phương Tây; và một trong những điều quan trọng nhất là việc tiên đoán sự sụp đổ của Liên Xô.

Giáo chủ Khomeini viết thư cho Gorbachev tháng 1/1989. Đến ngày 5/1/1989, thông tin về bức thư được đài phát thanh ở Teheran lan đi, và được nhiều báo chí lớn của quốc tế tường thuật lại, vào thời điểm vài ngày trước khi một phái đoàn ngoại giao của Iran đến Liên Xô.

Ngày 7/1/1989, phái đoàn ngoại giao của Iran, bao gồm các nhà ngoại giao Abdollah Javadi-Amoli , Mohammad-Javad Larijani và Marzieh Hadidchi, đã đến Moscow để truyền thư của giáo chủ cho Lãnh đạo Liên Xô. Bức thư sau đó được phiên dịch cho Lãnh đạo Mikhail Gorbachev nghe. Nhưng nội dung của nó không được công bố với người dân Liên Xô.

Một trong những nội dung của bức thư có thể coi là việc giáo chủ Iran đưa ra tiên đoán về sự sụp đổ chủ nghĩa Marx ở Liên Xô. Và thực sự 2 năm sau, việc đó đã xảy ra. Cũng trong đó, giáo chủ Iran đã khuyên Gorbachev hãy chọn hệ tư tưởng của Hồi giáo thay thế, điều này đã không được Gorbachev chấp nhận.



80117644_1250197915165294_3222151591503069184_o.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nội dung cụ thể bức thư:

"Nhân danh Allah, từ bi và nhân hậu

Thưa ngài Gorbachev, chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô
Tôi chúc ngài và đất nước Xô viết hạnh phúc và bình an.

Từ khi lên nắm quyền, có vẻ Ngài đã có cách tiếp cận mới với các vấn đề của thế giới và Liên Xô. Tôi thấy cần phải nhắc nhở Ngài một chút rằng sự táo bạo và chủ động này có thể dẫn đến làm lung lay các sự cân bằng quyền lực đang có có trên thế giới.

Ngay cả khi cách tiếp cận và giải quyết của Ngài chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề của Đảng và của người dân; việc Ngài diễn giải lại một Tư tưởng đã kéo dài hàng thập kỷ đằng sau Bức màn Sắt vẫn rất đáng khen ngợi.

Tuy nhiên, nếu Ngài có ý định tiến lên thêm nữa, thì việc đầu tiên Ngài nên làm là đánh giá lại chính sách của những người tiền nhiệm về việc xóa bỏ Chúa Trời và tôn giáo khỏi xã hội; một chính sách chắc chắn đã giáng đòn mạnh nhất vào nhân dân Liên Xô. Hãy tin rằng đây là cách duy nhất mà các vấn đề được giải quyết!

Xem Hồi giáo là tàn dư của giai đoạn tiền xã hội chủ nghĩa, những người Marxist đã làm hai việc: quét sạch Hồi giáo khỏi cuộc sống công cộng bằng cách bài trừ công khai nó; và đồng hóa Hồi giáo vào xã hội Nga bằng cách Nga hóa Hồi giáo. Stalin, người khét tiếng nhất trong tất cả các nhà lãnh đạo cộng sản, đã đàn áp người Hồi giáo trên quy mô lớn bằng cách trục xuất một số lượng lớn người Hồi giáo đến Siberi và Tiểu Á [1]. Một số lượng đáng kinh ngạc các ấn phẩm chống tôn giáo của Nga được phân phát ở các nước Hồi giáo là một phần nỗ lực của chính phủ Liên Xô, trong cuộc đấu tranh toàn cầu chống lại Hồi giáo. Sự chiếm đóng của Afghanistan là Liên Xô, là nỗ lực cuối cùng để xâm chiếm thế giới Hồi giáo.

Tất nhiên, do hậu quả của các chính sách kinh tế sai lầm của các nhà cầm quyền Liên Xô trước đây, thế giới phương Tây, một thiên đường giả tạo, có thể sẽ xuất hiện để trở nên hấp dẫn với người dân Liên Xô. Nhưng sự thật không phải vậy.

Nếu Ngài hy vọng tại thời điểm này, có thể giải quyết các nút thắt kinh tế của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản bằng cách nắm lấy chủ nghĩa tư bản phương Tây, Ngái sẽ không khắc phục được bất kỳ bệnh tật nào trong xã hội của Ngài; Ngài không chỉ phạm một sai lầm mà còn khiến những người khác phải tìm đến để sửa chữa sai lầm cho Ngài.

Bởi vì nếu chủ nghĩa Marx đang đi vào bế tắc trong các chính sách xã hội và kinh tế của nó, chủ nghĩa tư bản cũng bị sa lầy về nhiều mặt; mặc dù dưới một hình thức khác.

Ngài Gorbachev,
Sự thực cần phải được đối mặt. Vấn đề chính đối với đất nước Xô Viết của Ngài không phải là vấn đề tư hữu, tự do hay kinh tế; vấn đề của đất nước Ngài là sự thiếu vắng niềm tin thực sự vào Chúa Trời, chính là vấn đề đã kéo, hoặc sẽ kéo phương Tây đến thô tục và bế tắc. Vấn đề chính của Liên Xô là cuộc chiến kéo dài và vô ích mà họ đã tiến hành chống lại Thiên Chúa, nguồn gốc của sự tồn tại và sáng tạo.

Ngài Gorbachev,
Rõ ràng với mọi người rằng từ nay chủ nghĩa cộng sản sẽ chỉ được được tìm thấy trong các bảo tàng lịch sử chính trị thế giới, vì chủ nghĩa Mác không thể đáp ứng bất kỳ nhu cầu thực sự nào của nhân loại. Chủ nghĩa Marx là một hệ tư tưởng duy vật và chủ nghĩa duy vật không thể đưa nhân loại ra khỏi cuộc khủng hoảng do thiếu niềm tin vào tâm linh - đó là sự phiền não của xã hội loài người ở phương Đông và phương Tây.

Ngài Gorbachev,
Về lý thuyết, Ngài có thể không quay lưng hoàn toàn với những khía cạnh nhất định của chủ nghĩa Mác và có thể tiếp tục trung thành với nó trong các cuộc phỏng vấn, nhưng Ngài hẳn biết rằng, trên thực tế,không phải vậy. Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã giáng đòn đầu tiên vào chủ nghĩa cộng sản và Ngài có thể là đòn thứ hai, rõ ràng, là đòn cuối cùng. Ngày nay chúng ta không có thứ gọi là chủ nghĩa cộng sản trên thế giới.

Tuy nhiên, tôi tha thiết khuyên Ngài đừng để bị mắc bẫy; trong khi phá bỏ những bức tường của Mác [2], đừng để rơi vào nhà tù của phương Tây và quỷ Satan. Tôi hy vọng Ngài có thể tự hào rằng là người loại bỏ lớp bình phong thối rữa suốt 70 năm qua của đất nước Ngài.

Ngày nay, những quốc gia đồng minh của Ngài đang thực sự quan tâm đến người dân của họ; và mọi người không còn sẵn sàng hy sinh để duy trì cho huyền thoại về sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, một hệ tư tưởng mà sự sụp đổ của nó đã đến tai con cái họ.

Ông Gorbachev,
Sau 70 năm, lời cầu nguyện ''Allah vĩ đại'' đã được nghe thấy từ những ngọn tháp của nhà thờ Hồi giáo ở một số nước Cộng hòa của Liên Xô; hẳn tất cả các tín đồ của đạo Hồi đã xúc động rơi nước mắt vì điều này.

Do đó, tôi thấy cần phải nhắc Ngài suy ngẫm một lần nữa về thế giới quan duy vật và hữu thần.

[Bỏ qua đoạn tiếp theo Khomeini giảng cho Gorbachev về khác biệt giữa duy vật và hữu thần, đề cập đến một số triết gia của Hồi giáo như Arabi , Avicenna và Farabi]

Ngài Gorbachev,
Sau khi đề cập đến những vấn đề sơ bộ này, tôi xin kêu gọi Ngài hãy nghiên cứu Hồi giáo một cách nghiêm túc, không phải vì Hồi giáo và người Hồi giáo cần Ngài quan tâm; mà là vì Hồi giáo đề cao các giá trị phổ quát có thể mang lại sự giải thoát và cứu rỗi cho tất cả các quốc gia và giải quyết các vấn đề cơ bản của nhân loại. Một sự hiểu biết thực sự về đạo Hồi có thể giải phóng Ngài mãi mãi khỏi vấn đề Afghanistan và các vấn đề tương tự khác. Chúng tôi coi mọi người Hồi giáo trên thế giới là người anh em của đất nước chúng tôi và sẽ chia sẻ số phận của họ.

Bằng cách trao quyền tự do nhất định cho một số nước Cộng hòa của Ngài trong các vấn đề liên quan đến tôn giáo, Ngài đã cho thấy rằng bạn không còn coi tôn giáo là thuốc phiện của người dân [3]. Thật vậy, làm thế nào đạo Hồi có thể là thuốc phiện của người dân? Tôn giáo đã làm cho người Iran vững chắc như một ngọn núi chống lại các siêu cường? [4] Có loại thuốc phiện nào lại nhắm đến công lý trên thế giới và tự do của con người khỏi xiềng xích của vật chất và tinh thần?

Chỉ có một tôn giáo là thuốc phiện của người dân, khiến tài nguyên vật chất và tinh thần của các quốc gia Hồi giáo và phi Hồi giáo đi vào nanh vuốt của các cường quốc. Tuy nhiên, điều này không thể được gọi là một tôn giáo thực sự; đó là những gì người dân chúng tôi gọi là ''tôn giáo Mỹ''. (“an American religion.”).

Tóm lại, tôi tuyên bố rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran là căn cứ lớn nhất và hùng mạnh nhất của thế giới Hồi giáo có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống của đức tin tôn giáo trong xã hội của Liên Xô. Trong mọi trường hợp, đất nước của chúng ta, như trong quá khứ, sẽ tôn vinh những người bạn tốt và quan hệ song phương.

Peace be upon those who follow the guidance

Ruhullah al-Musawi al-Khomeini
1367/10/11 [5].''

Chú thích:
[1] Ở đây có lẽ đang nói đến chiến dịch trục xuất người Tatar Krym của Stalin vào khoảng năm 1944-1945.
[2] ''Phá bỏ bức tường'' ở đây là Khomeini đang nhắc lại câu nói cũng rất nổi tiếng trước đó vào năm 1987, do Tổng thống Mỹ Reagan thách thức Gorbachev: ''Hãy phá đổ bức tường này''. Bức tường Reagan nói là bức tường Berlin, nhưng Khomeini coi đó là bức tường Sắt bao vây khối Cộng sản.
[3] Khomeini đang nhắc lại câu nói ''Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân'' của Karl Marx
[4] Bức thư viết vào thời điểm vừa kết thúc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988). Ở cuộc chiến này Iran đã đứng vững bất chấp bị gần như cả thế giới chống lại, gồm cả Mỹ, Liên Xô, Israel, Iraq,...Khomeini coi niềm tin tôn giáo là nguyên nhân Iran đứng vững.
[5] Ngày 11 tháng 10 năm 1367 theo lịch Iran, tức ngày 1/1/1989.



alqLYu3KTVVts6BpFaH5MS5mzASKY8CE4NFntJDw.jpeg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Những sự kiện sau đó:
-Một tháng sau đó, tháng 2 năm 1989, Eduard Shevardnadze , Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Liên Xô , giao trả lời Gorbachev đến Khomeini khi ông đi du lịch đến Iran (không phải chuyến thăm chính thức).

-Trên thực tế, bức thư đã không được Gorbachev để tâm quá nhiều. Năm 1999, mười năm sau khi bức thư được gửi đi, Gorbachev hối hận vì đã bỏ qua lá thư của Khomeini đã được gửi ba năm trước khi Liên Xô sụp đổ. Trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn IRIB tại Moscow năm 1999, nhân kỷ niệm ngày mất của Khomeini, Gorbachev nói: "Tôi nghĩ thông điệp của Imam Khomeini đã đề cập đến mọi thời đại trong suốt lịch sử." "Khi tôi nhận được thông điệp này, tôi cảm thấy người viết nó rất chu đáo và quan tâm đến tình hình của thế giới. Bằng cách nghiên cứu bức thư, tôi nhận ra rằng ông ta là một người lo lắng về thế giới và muốn tôi hiểu thêm về Cách mạng Hồi giáo'' Gorbachev nói thêm.

-Nhiều người đồng ý Gorbachev đã đúng khi từ chối hệ tư tưởng Hồi giáo do Giáo chủ Iran đề xuất. Tuy nhiên, người ta chỉ trích ông đã để đất nước vào tay Yeltsin, ngả theo phương Tây, nghĩa là trái với lời cảnh báo của Giáo chủ Iran trước kia. Điều này sau đó thưc tế đã dẫn đến nước Nga vô cùng khó khăn suốt thời gian dài.

-Làm theo giáo chủ Ruhullah al-Musawi al-Khomeini, giáo chủ kế vị ngài là Ali Khamenei đã gửi 2 bức thư [thực chất là 1]. Bức thư đầu tiên là ''Gửi giới trẻ Châu Âu và Bắc Mỹ'' tháng 1 năm 2015, sau khi xảy ra vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo ở Pháp. Bức thứ 2 tên là ''gửi giới trẻ phương Tây'', viết trên mạng xã hội Twitter. Nội dung nhằm giải thích lại về Hồi giáo và rằng Hồi giáo không đồng lõa với khủng bố.

tải xuống.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Khủng hoảng Iran 1946

Ở đây đề cập đến lịch sử (hy vọng năm 1946 đủ xa để các bạn coi là lịch sử) đã diễn ra vào năm 1946, ở Iran. Sự kiện được coi là một trong những sự kiện đối đầu đầu tiên ngoài châu Âu trong Chiến tranh Lạnh, mở đầu cho chiến tranh Lạnh trên lục địa châu Á.

1/ Iran trong Thế chiến 2.
Năm 1939 chiến tranh Thế giới bùng nổ. Lúc này Liên Xô và phe Anh-Mỹ vẫn chưa coi nhau là đồng minh. Nhưng đến khi Đức tấn công Liên Xô năm 1941, thì câu chuyện đã khác.

Anh và Mỹ rõ ràng nhận ra phải viện trợ cho Liên Xô bằng mọi giá, bằng mọi con đường có thể. Nhưng tất nhiên không thể băng thẳng qua lục địa châu Âu hay Địa Trung Hải đã nằm hẳn trong tay phát xít. Vòng qua Bắc Cực, chỉ được 6 tháng mùa hè. Khi mùa Đông đóng băng Bắc Băng Dương, con đường coi như bỏ không. Con đường từ Mỹ đến Viễn Đông qua Siberia, không sớm hơn nửa năm để đến mặt trận phía Tây.

Vậy nên tình thế buộc người Anh phải tính đến con đường viện trợ cho Liên Xô từ phía Nam, từ Trung Quốc hoặc Trung Đông. Trong số này Trung Đông dĩ nhiên được ưu tiên hơn là Trung Quốc cũng đang oằn mình chống chịu người Nhật. Nhưng khổ nỗi, quốc gia giáp trực diện với các nước Cộng hòa Trung Á của Liên Xô là Iran (lúc đó vẫn gọi là Ba Tư), lại thân Đức.

Không còn cách nào khác, họ phải cùng nhau phá bỏ vật cản này. Nên tháng 8 năm 1941, quân Liên Xô từ phía Bắc và quân Anh từ phía Tây ồ ạt tiến vào xâm chiếm Ba Tư. Quân đội Ba Tư không có cơ hội chống lại một trong 2 đế quốc chứ chưa nói đến cả hai. Ba Tư hoàn toàn chịu trận, buông vũ khí sau 1 tháng. Quân Đồng Minh đặt Iran dưới quy chế nước Trung lập, đưa một vị vua thân Đồng Minh lên thay vua thân Đức. Quân đội Liên Xô vẫn chiếm đóng miền Bắc, quân Anh chiếm miền Nam.

Lãnh thổ Iran được dùng để vận chuyển hàng hóa vũ khí cho Liên Xô đến hết chiến tranh Thế giới. Trong thời gian đó, dầu được khai thác trực tiếp từ các giếng dầu Ba Tư chở đến Liên Xô.

2/ Sau chiến tranh và khủng hoảng
Thế chiến kết thúc, không có lý do gì để cho quân đội các nước ở lại Iran. Quốc tế thỏa thuận quân nước ngoài phải rút khỏi Iran sau 6 tháng sau khi Chiến tranh kết thúc.

Quân đội Anh nhanh chóng rút về Iraq và Ấn Độ thậm trước thời hạn rất sớm. Họ rút về xong xuôi ngay khi Nhật Bản đầu hàng, vào tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên ở phía Bắc, việc rút quân của Liên Xô rất chậm chạp. Điều này gây ra một số nghi ngờ.

Sau đó, nghi ngờ đã biến thành sự hoảng sợ. Tháng 12 năm 1945, thế giới tá hỏa khi hai nước Cộng hòa bất ngờ xuất hiện ở miền Bắc Iran, với cha đỡ đầu không ai khác ngoài Liên Bang Xô Viết. Hai nước đó là Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan và Cộng hòa Mahabad của người Kurd.

*Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan
Cộng hòa nhân dân Azerbaijan được manh nha hình thành từ tháng 9 năm 1945. Đứng đầu bởi Jafar Pishevari, một người Cộng sản Ba Tư đã lưu vong vài năm ở Liên Xô. Đảng Dân chủ Azerbaijan của ông có nhiều người Azerbaijan, chủ trương thiết lập quyền tự trị ở phía Bắc giáp với Cộng hòa XHCN Xô Viết Azerbaijan trong lãnh thổ Liên Xô.

Từ đó cho đến khi bị giải tán, nước Cộng hòa không có chiến tranh với quân đội Iran, nhưng các cuộc bạo loạn giữa chính quyền với người dân sắc tộc Ba Tư diễn ra thường xuyên. Với sự giúp đỡ của cảnh sát mật và quân đội Liên Xô, họ đã đàn áp người Ba Tư khiến hàng trăm người thiệt mạng.

*Cộng hòa Mahabad của người Kurd
So với CHND Azerbaijan, con đường của Cộng hòa Mahabad gập ghềnh và đẫm máu hơn nhiều.
Liên Xô hỗ trợ cho Qazi Muhammad, một người Kurd thành lập nên Cộng hòa Mahabad, một quốc gia của người Kurd ở miền Bắc Iran. Nó được thành lập sau CHND Azerbaijan 3 tháng, vào tháng 12 năm 1945.

Quân đội Kurd của CH Mahabad được nhanh chóng xây dựng hùng hậu, với từ 1.200-2000 quân trong tháng đầu tiên, do đích thân tướng Salahuddin Kazimov của Liên Xô huấn luyện.

Vào tháng 4 năm 1946, quân đội này đã đụng độ với quân đội Iran. Quân Iran chỉ có 600 lính nhưng có xe tăng, pháo binh yểm trợ. Nhưng quân Kurd được Liên Xô hỗ trợ, đã đánh bại quân Iran. Thất bại này khiến Iran phải ký hòa ước tạm thời vào tháng 5/1946, tạm thời công nhận Cộng hòa Mahabad của người Kurd.

Nhưng vào tháng 6 năm 1946, khi ngừng bắn tạm thời kết thúc, 2 tiều đoàn quân Iran đã tấn công trở lại. Lần này họ đánh bại người Kurd, khiến quân đội CH Mahabad bị tổn thất nặng nề.

Nước Cộng hòa đứng trước nguy cơ bị giải thể. Nhưng nhiều chiến binh người Kurd vẫn bí mật chiến đấu chống nhà nước Iran trong không phải một vài, mà là hàng chục năm sau.

3/ Hoạt động ngoại giao và kết thúc khủng hoảng
Trên bình diện quốc tế, khủng hoảng Iran năm 1946 là một trong những sự kiện được chú ý đặc biệt lúc đó.
Sự hình thành 2 nước Cộng hòa ở miền Bắc Iran rõ ràng có sự tác động rất lớn từ bàn tay Stalin của Liên Xô. Thậm chí có người còn cho rằng, Stalin có ý định sẽ sáp nhập những vùng lãnh thổ này vào đất Liên Xô.

Iran tất nhiên không muốn để mất các vùng lãnh thổ phía Bắc. Nhưng khi bị quân đội Liên Xô ngăn chặn tới các khu vực này, và bị quân Kurd đánh bại tháng 4/1946, Tehran quyết định theo đuổi các kênh ngoại giao. Cụ thể ở đây là nhà vua Iran đã đưa vấn đề lên LHQ, với sự ủng hộ của Anh, Mỹ.
HĐBA LHQ ra nghị quyết vào tháng 1/1946 buộc Liên Xô rút quân ngay lập tức. Dù đồng ý nhưng cuộc rút quân của Liên Xô chậm chạp và không hoàn tất. Sau đó 2 nghị quyết khác được đưa ra, thúc giục Liên Xô rút nhanh chóng.

Đến cuối năm 1946, Stalin đã biết không còn níu kéo Iran được thêm nữa. Quân đội Liên Xô hoàn tất việc rút quân vào tháng 12/1946.

Hai nước Cộng hòa do Liên Xô thành lập bị bỏ rơi. Các lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan bỏ chạy sang Liên Xô. Sayyed Ja’far Pishevari, bị coi là thiệt mạng trong tai nạn ô tô do đặc vụ Liên Xô dàn xếp ở Baku, thủ đô Cộng hòa XHCN Xô Viết Azerbaijan.

Ngược lại các lãnh đạo người Kurd của CH Mahabad đã ở lại chiến đấu với quân đội Iran. Cuối cùng họ bị quân đội Iran đánh bại và bị bắt. Phần lớn lãnh đạo người Kurd bị kết án tử hình và treo cổ. Điều này dẫn đến sự chống đối của người Kurd với chính quyền Iran trong nhiều thập kỷ sau này.
Cuộc khủng hoảng ở miền Bắc Iran coi như kết thúc!

Nhưng có phải Stalin dễ dàng bỏ rơi 2 nước Cộng hòa do mình đỡ đầu cho Iran như vậy?

Không có chuyện cho không như vậy. Cái giá của việc đòi lại các lãnh thổ phía Bắc của mình với Iran là các nguồn tài nguyên. Để đổi lấy việc Liên Xô nhượng bộ, Iran phải ký kết Thỏa thuận với Liên Xô, chấp nhận cho Liên Xô quyền kiểm soát 51% quyền sở hữu các mỏ dầu ở miền Bắc Iran. Tất nhiên việc này không do Iran trực tiếp đàm phán với Liên Xô; nó do Các nước HĐBA LHQ sắp đặt rồi buộc Iran thực hiện.

Tuy nhiên thỏa thuận bất bình đẳng này không kéo dài quá lâu. Vào cuối năm 1947, khi quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô xấu đi, học thuyết cứng rắn của Tổng thống Mỹ Truman đã khuyên Iran xé bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với Xô Viết. Vậy nên đến tháng 12 năm 1947, các hiệp ước dầu mỏ đã bị hủy bỏ. Iran lấy lại toàn bộ các mỏ dầu của mình.

Sau cuộc khủng hoảng này, quan hệ Iran với Liên Xô xấu đi, và cố nhiên trong chiến tranh Lạnh, nước này dễ dàng trở nên gần gũi và sau này trở thành Đồng Minh của Mỹ. Tất nhiên là chỉ đến năm 1979 thôi.

Ảnh: phân vùng chiếm đóng lãnh thổ và các mỏ dầu của Iran cho Anh và Liên Xô trong Thế chiến 2.


82069059_1260165530835199_7137534337922105344_n.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tranh biếm họa khủng hoảng Iran 1946


b7b3a329388577b134aa02aa8cf44da3.jpg


images.jpg

unnamed.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Lính Azerbaijan thân Liên Xô sử dụng súng chống tăng PAK-40

tumblr_ncn0boWfk41tf1w3qo1_500.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Quân ly khai Azerbaijan và ảnh lãnh tụ Stalin của Liên Xô
استالین_و_فرقه_دموکرات_آذربایجان.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ảnh Stalin trên báo tuyên truyền của nhà nước CHND Azerbaijan ly khai
Azerbaijan_newspaper2.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Các thủ lĩnh ly khai người Kurd - Kazi Mohammed và Mustafa Barzani

43143_900.gif
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Treo cổ lính li khai người Kurd

13980923104947773191144014.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tranh biếm họa Iran
-To bên trái: Stalin
-Dưới Stalin: Jafar Pishevari. thủ lĩnh Azerbaijan ly khai
-Nhỏ bên phải: lãnh tụ communist Iraq, Karim Qasim

-To bên phải: không nhìn ra ai hết các bác giúp em!!!!!


47692833_339154136674645_6516905181943112534_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nội chiến Yemen 1994 – khi thống nhất mang lại chia rẽ!

untitled.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
”Trước khi thống nhất, chúng tôi là một dân tộc ở hai quốc gia.
Sau thống nhất, chúng tôi là 2 loại người trong một đất nước”.


Năm 1990, cả thế giới hướng mắt về nước Đức để chứng kiến một trong những câu chuyện đẹp nhất trong thời Chiến tranh Lạnh. Những người dân Đông Đức, sau 44 năm bị chia cắt với phía Tây, đã phá tan bức tường Berlin do Liên Xô và chính phủ họ dựng lên để tiến về phía bên kia, gặp những người đồng bào Tây Đức của mình. Sau sự kiện tái thống nhất, nước Đức trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu, với nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến, mức sống cao,…thường được lấy ra làm mẫu mực về sự thống nhất hoàn hảo.
Nhưng cũng trong chính năm đó, xa hơn về phía Nam trên bán đảo Arab, một cuộc thống nhất hoàn toàn tương tự cũng diễn ra. Tuy nhiên, ngoại trừ các nước Arab hân hoan, cả thế giới có vẻ bị thu hút bởi sự kiện ở Đức. Cuối cùng, 2 sự thống nhất giống nhau đem lại kết quả hoàn toàn trái ngược. Đất nước Arab sau khi thống nhất lại càng chia rẽ tương tàn dẫn đến nội chiến không dứt tàn phá quốc gia đến ngày hôm nay. Đất nước đang nói đến ở đây chính là Yemen và cuộc nội chiến năm 1994.
Lưu ý: nội chiến Yemen trong bài này tuyệt đối không liên quan đến cuộc chiến ủy nhiệm hiện nay giữa Arab Saudi và Iran ở Yemen. Chống chỉ định đổ thừa.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phần 1: Lịch sử chia cắt và thống nhất Yemen.
Trong chiến tranh Lạnh, người ta thường nhắc tới 3 đất nước bị chia cắt là Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Thực ra còn một đất nước nữa cũng bị chia cắt là Yemen. Nhưng người ta có lý do để xếp Yemen không cùng 3 nước trên. Đó là vì sự chia cắt của Yemen đã có từ trước Thế chiến 2 và bản chất khác với các sự phân chia còn lại.

Từ trước khi Thế chiến 1 nổ ra, Yemen đã là vùng đất bị chia cắt. Vùng phía Bắc (gọi là vậy nhưng thực chất là nằm ở phía Tây đất nước) nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Hồi giáo Ottoman, và thực sự có tên là Yemen. Vùng còn lại chiếm phần lớn miền Đông đất nước, sau này gọi là Nam Yemen. Nhưng vào thời gian đó, nó là lãnh thổ cai quản của Đế quốc Anh. Cảng Aden quan trọng nhất trên bán đảo Arab lúc đó là thuộc địa của Anh. Phần còn lại bao quanh bao quanh Aden là vùng bảo hộ.

Năm 1918, sau sự thất bại và sụp đổ của Ottoman, miền bắc tuyên bố trở thành Vương quốc độc lập và lấy tên làm Yemen như ngày nay. Miền Nam tiếp tục nằm dưới tay người Anh. Tuy vậy, sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào dân tộc ở đây đã diễn ra mạnh mẽ. Vào năm 1963, một cuộc bạo loạn do Ai Cập kích động đã nổ ra ở Aden và lan rộng cả nước đã dẫn đến xung đột đẫm máu giữa người Anh và người Yemen. 100 lính Anh Quốc và gần 3000 dân thường Yemen chết trong sự kiện gọi là ”Tình trạng khẩn cấp Aden” năm 1963. Sau sự kiện này, người Anh bắt đầu tính chuyện rút khỏi Aden. Năm 1967, người Anh trao trả độc lập cho nơi này. Cùng năm đó, Nam Yemen gia nhập Liên hợp quốc. Như vậy là từ năm 1967, trên vùng đất Yemen đã hình thành 2 nhà nước khác nhau của người Yemen.

Yemen_1918_1937.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Miền Bắc Yemen chỉ rộng bằng một nửa miền Nam (160.000km2 so với 360.000km2), nhưng dân số lại gấp tới 4 lần (12 triệu so với gần 3 triệu năm 1980). Ban đầu nhà nước Bắc Yemen là một cuộc gia quân chủ. Nhưng hết sức kỳ lạ ở chỗ Vua của Yemen lại gia nhập liên minh ”Cộng hòa Arab thống nhất”, một liên minh nhà nước giữa 2 quốc gia Xã hội chủ nghĩa trong khối Arab là Ai Cập và Syria. Nhưng liên minh này nhanh chóng tan vỡ do Ai Cập ủng hộ những người Cộng hòa đòi lật đổ vua Yemen. Đến năm 1962, một cuộc nội chiến tàn khốc đã nổ ra ở miền Bắc Yemen.

Cuộc nội chiến Bắc Yemen (lưu ý chưa phải ”nội chiến Yemen”) nổ ra năm 1962, ban đầu giữa những người Cộng hòa được Liên Xô, Ai Cập, Syria ủng hộ với những người Quân chủ do Anh, Mỹ, Arab Saudi, Jordan ủng hộ. Về sau cuộc chiến leo thang với sự can thiệp của các nước bên ngoài, như sự xuất hiện của vài trăm lính đánh thuê Anh, những bộ lạc từ Arab Saudi,…nhưng đáng kể nhất là sự hiện diện của 130.000 binh lính Ai Cập đổ bộ vào bắc Yemen hỗ trợ quân cộng hòa.

Sự kiện Ai Cập can thiệp vào Bắc Yemen là một sự kiện chấn động thế giới lúc bấy giờ. Đa số các nước Arab cùng nhiều nước khác đều tuyên bố đây là một cuộc ”xâm lược của Ai Cập”. Với bản thân Ai Cập, quốc gia này tự đánh giá cuộc chiến Bắc Yemen là ”chiến tranh Việt Nam của Ai Cập”. Và ngược lại, đại sứ Israel ở Mỹ Michael Oren tuyên bố chiến tranh Việt Nam sắp tới là ”Yemen của nước Mỹ”.

Với sự can thiệp mạnh mẽ của Ai Cập, phe cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc chiến Bắc Yemen, gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và Arab Saudi khỏi nước này. Tuy nhiên, trong nội các của chính phủ mới, lại có rất nhiều thành viên hoàng gia. Cuộc nội chiến tàn khốc ở Bắc Yemen đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 200.000 dân thường, 26.000 lính Ai Cập và hơn 1000 lính đánh thuê Anh-Arab Saudi. Nhưng thành quả đạt được là Bắc Yemen trở thành nước Cộng hòa, đổi tên thành ”Cộng hòa Arab Yemen”.

North_Yemen_Civil_War_1967.jpg
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Tranh biếm họa Iran
-To bên trái: Stalin
-Dưới Stalin: Jafar Pishevari. thủ lĩnh Azerbaijan ly khai
-Nhỏ bên phải: lãnh tụ communist Iraq, Karim Qasim

-To bên phải: không nhìn ra ai hết các bác giúp em!!!!!


47692833_339154136674645_6516905181943112534_n.jpg
Ám chỉ Khơrutsev, TBT LX hồi đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top