Chém thêm về quyền trưng dụng của các lực lượng khác
DỰ THẢO
LUẬT CẢNH VỆ
...
Điều 21. Trưng dụng, huy động người, tài sản, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ
1.
Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ,
sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ được trưng dụng, huy động người, tài sản, phương tiện của lực lượng vũ trang, cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác cảnh vệ, trừ trường hợp người, tài sản, phương tiện thuộc cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tài sản, phương tiện có thể được trưng dụng, huy động gồm:
a) Các vật dụng, tài sản, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông (kể cả người sử dụng, điều khiển các phương tiện đó) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang và cá nhân;
b) Trụ sở làm việc của các tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, các địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, nhà ở của công dân.
3. Sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt, cơ quan, người trưng dụng, huy động có trách nhiệm trả lại trụ sở làm việc, nhà ở, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, vật dụng và tài sản đã trưng dụng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Nếu vật dụng, tài sản, trụ sở, nhà ở, phương tiện được trưng dụng, huy động bị mất mát, hư hỏng thì cơ quan trưng dụng, huy động phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
...
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2016.
Pháp lệnh Cảnh vệ số
25/2005/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 29. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ thông qua ngày tháng năm 2016.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng