[Funland] Leng keng tàu điện.

Minhbeboi

Xe buýt
Biển số
OF-578874
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
850
Động cơ
146,083 Mã lực
Tuổi
39
nhớ thời bấy giờ quá
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Ngày xưa tai nạn tày điện này ở Hà Nội hậu quả nặng nề phết ! Hồi đấy ít xe máy , ô tô càng hiếm! Sau tàu bánh hơi có vẻ ít rai nạn hơn, cũng vì thời gian chạy tàu này ngắn!
Em nhớ có lần ở Ngã Tư Sở tàu bánh hơi lái thế nào chạy xa dây điện quá bà von phải xuống ủn ! Tàu điện chạy ray bỏ cũng được 3 chục năm rồi , tàu bánh hơi cũng tầm 25 năm! Dân lại sắp được đi tàu điện rồi!!
Tàu bánh hơi đâm xe máy, tiền rơi trắng đường, lúc thì né xe ngã chổng kềnh, sau lần ngã vật giữa phố thì thôi luôn.
 

khkt_cc2

Xe buýt
Biển số
OF-82085
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
652
Động cơ
419,729 Mã lực
Giờ xem còm của các cụ em cũng nhớ tiếng tàu điện, nhưng hồi còn tàu điện em chỉ ước không có tàu điện. Đơn giản là vì nhà em ở sát cái dốc lên hàng Đào với hàng Gai nên cứ 5h sáng là tàu chạy rầm rầm, mất ngủ. Chưa kể là hôm nào có mưa phùn hay sương mù nhiều, ray bị ướt, tàu bị pa ti nê có khi hàng 5 - 10 phút, nặng qua thì mấy chú còn phải rắc cát vào ray.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Nếu hoài cổ thì làm một tuyến ngắn ở phố vắng nào đó phục vụ du lịch thôi, nhiều quá đi xe đạp kẹt bánh ngã dập mặt, giao cắt đường các phương tiện khác gây ách tắc, chả hay gì.
 

PDN

Xe máy
Biển số
OF-387522
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
84
Động cơ
240,080 Mã lực
Tuổi
35
Đỉnh cao một thời :D. Ngắm ảnh thôi chứ h mà chạy thì tắc chết :-j
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,764
Động cơ
-25,257 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
Làn gì có cây gạo nào nhỉ, hay em nhớ nhầm.
Chặt đi ròi cụ ah

E Post lại 1 bài đầy đủ về lịch sử của đường ray tàu điện. Giờ e mới biết hanoi là thành phố có điện đầu tiên của châu á.




TẠP CHÍ VĂN HÓA
rssitunes
25/11/2016
Hà Nội và tiếng leng keng tầu điện xưa

Thu Hằng




Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương. Dù bị chỉ trích vì cách quản lý độc đoán và sau này bị triệu về Pháp để giảm bớt căng thẳng với Anh Quốc trong tranh chấp biên giới tại Vân Nam (Trung Quốc), Paul Doumer đã khởi xướng hay cho hoàn thiện rất nhiều công trình quan trọng làm thay đổi cảnh quan Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, Hà Nội trở mình mạnh mẽ để đóng vai trò trung tâm hành chính của Đông Dương. Cũng nhờ Paul Doumer, lúc đó là một trong số nhà quản lý của Tổng Công ty Điện lực (Compagnie général d’électricité, trước đó là Công ty Điện lực Normandie (Société normande d’électricité), do Pierre Azaria thành lập tại Pháp), nên Hà Nội trở thành đô thị đầu tiên tại châu Á có điện thắp sáng. Năm 1897, công suất cơ học của nhà máy điện là 300 mã lực được nâng lên thành 850 mã lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người đặt mua và của thành phố.

Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống xe điện nối trung tâm Hà Nội với các vùng lân cận. Chính quyền thuộc địa hy vọng phương tiện này đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân cư mỗi ngày một đông. Hà Nội được mở rộng gấp 10 lần so với khu phố cũ và phát triển xứng tầm với một đô thị quan trọng cùng với hệ thống thoát nước, xe điện và nhiều công trình có quy mô lớn.

Theo cuốn Thành phố Hà Nội (Ville de Hanoi) do Chính phủ Đông Dương phát hành năm 1905 (Hanoi, Imprimerie G. Taupin et Cie, 1905), một công ty vô danh có vốn 2.750.000 franc đã nhận được hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác một hệ thống xe điện dài 12 km nối trung tâm Hà Nội và vùng ngoại ô. Hợp đồng được ký ngày 02/05/1899 giữa chính quyền bảo hộ Bắc Kỳ, thành phố Hà Nội cùng với các ông Courret, Krug và anh em nhà Durant.

Đến năm 1902, doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của Công ty Điền địa Đông Dương (Société foncière de l’Indochine), trụ sở ở Paris, nhưng có chi nhánh kinh doanh và nhà máy sửa chữa đầu máy, đóng toa xe ở Thụy Khê (Hà Nội) từ năm 1901. Năm 1929, một lần nữa được đổi tên thành Công ty Xe điện Bắc Kỳ (Compagnie des Tramways du Tonkin) và trở thành Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội (Transports en commun de la région de Hanoi) năm 1951 (L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh kinh tế Đông Dương), 02/08/1931).


Tầu điện trên phố Hàng Đào năm 1940.
Flickr.com
Trên dự án, thành phố Hà Nội có ba tuyến xe điện, xuất phát từ quảng trường Négrier (quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay) với tổng chiều dài là 13.101,08 m, gồm: Tuyến A: Quảng trường Négrier (Bờ Hồ) - Bạch Mai (3.524,50 m) ; Tuyến B: Quảng trường Négrier - làng Giấy (5.433,67 m) ; Tuyến C: Quảng trường Négrier - Thái Hà Ấp (Kinh Lược) (4.131,91 m).

Trong cuốn hồi ký Tình hình xứ Đông Dương thuộc Pháp (Situation de l’Indochine française, Paris, Vuibert et Nony, Editeurs, 1905), toàn quyền Paul Doumer cho biết ngay năm 1900, công việc xây dựng nhà máy, lắp đặt đường ray và máy móc nhanh chóng được tiến hành và một phần hệ thống đã được khai thác. Hợp đồng cuối cùng được toàn quyền Đông Dương ký trước khi trở về Pháp là tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy (đường Sơn Tây, route de Sontay) vào tháng 11/1901.

Hợp đồng này nằm trong kế hoạch kéo dài thêm 8.100 m đường sắt, được thành phố Hà Nội lên kế hoạch vào năm 1905. Tuyến A được kéo dài từ Bạch Mai đến đường vành đai (route circulaire, ngã tư Đồng Lầm, nay là ngã tư Đại Cồ Việt-Lê Duẩn). Tuyến B được nối thêm từ Thụy Khuê lên chợ Bưởi. Tuyến C được kéo dài từ Thái Hà vào Hà Đông. Nhiệm vụ duy nhất của chính quyền là xây một cây cầu lớn bằng sắt bắc qua sông Nhuệ thay cho cây cầu gỗ cũ kĩ và không chịu được trọng tải của xe điện. Quá trình phôi thai đoạn kéo dài này mất tận 10 năm. Nhưng đến năm 1915, tuyến xe Hà Nội-Hà Đông vẫn nằm bên kia cầu mà không vào được trung tâm thị xã. Thay vì xây một cây cầu mới, Sở Công Chính lại chỉ cho gia cố bằng xi măng cây cầu cũ, thậm chí làm cả đường ray trên cầu.

Năm 1930, thành phố Hà Nội thông qua dự án xây một tuyến đường mới, dài khoảng 5.500 m, nối hai đầu đường Quan Lộ (Route Mandarine, một đoạn của đường Lê Duẩn ngày nay) từ ngã tư Đại Cồ Việt ngày này đến Yên Phụ, đi qua các phố Thiên Tân (rue Tientsin, nay là phố Hàng Gà) và Hàng Than. Như vậy, tính đến thời điểm này, Hà Nội có 5 tuyến tầu điện, với khoảng 27 km đường sắt, nối từ trung tâm Bờ Hồ với vùng ngoại ô : Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Chợ Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ và một tuyến không qua Bờ Hồ là Yên Phụ - Bạch Mai.

Tầu điện, từ xa xỉ đến thân quen

Trong suốt 13 năm đầu khai thác, công ty luôn bị thua lỗ vì mua vé đi tầu điện vẫn là một điều xa xỉ với người dân nghèo. Họ thà đi bộ 2 km hơn là trả thêm 1 xu. Doanh thu từ xe điện chỉ tăng dần trong khoảng những năm 1920-1930, giữa hai cuộc Thế Chiến. Người dân dư giả hơn một chút và người nông dân sẵn sàng trả hai xu để tránh đi bộ 1 hoặc 2 km.

Thời Pháp thuộc, mỗi đoàn tầu chỉ có hai hoặc ba toa. Theo thống kê năm 1905, có 22 toa lái và 15 toa xe moóc. Xe điện hoạt động được nhờ một chiếc cần sắt dài, trên đầu có một cái ròng rọc để tiếp xúc với đường dây dẫn điện mắc ở phía trên song song với đường tầu. Thiết bị điện ở mỗi toa gồm hai động cơ lớn, mỗi chiếc có công suất 25 sức ngựa.

Đường sắt rộng một mét, giống hệ thống đường sắt Đông Dương. Mọi chi phí xây dựng và để tuyến đường đi vào hoạt động đều do nhà thầu chịu trách nhiệm. Hợp đồng nhượng quyền khai thác kéo dài 60 năm, sau đó sẽ thuộc về chính quyền thuộc địa, trừ thiết bị di động vẫn là tài sản của công ty. Chi phí và rủi ro trong quá trình khai thác hoàn toàn phụ thuộc vào nhà thầu, chính phủ không cấp bất kỳ khoản hỗ trợ nào.


Tầu điện và xe kéo, phố Hàng Bông (rue du Coton) và vườn hoa Cửa Nam (place Neyret), năm 1925.
Flickr.com
Từ năm 1927, Công ty Tài Chính Pháp và Thuộc địa (Société financière française et coloniale, SFFC) của Octave Homberg sở hữu phần lớn cổ phiếu của Công ty Điền Địa, nhà thầu hệ thống xe điện Hà Nội, vì vậy vốn của công ty được tăng lên. Thương vụ này được công luận đánh giá cao vì cuối cùng, những toa tầu cũ từ gần 30 năm kêu ầm ĩ ngoài phố sẽ được tân trang và hiện đại hóa. Nhiều đường ray nhẹ được thay thế bằng đường ray nặng và các thiết bị cũ mòn được thay thế bằng thiết bị mới.

Theo tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp về thế giới lao động (tại Roubaix, Pháp), năm 1951, vốn của Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội (Transports en commun de la région de Hanoi) tăng lên thành 45,9 triệu franc và 114,7 triệu franc vào năm 1953. Đến ngày 01/06/1955, công ty ngừng hoạt động sau khi Pháp thất bại tại Đông Dương. Chính phủ nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cam kết bồi thường cho công ty 300 triệu franc trong vòng 25 năm. Thế nhưng, ngay giữa năm 1959, các khoản nợ đã được thanh toán hết. Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội giải thể vào năm 1962.

Từ năm 1968, tầu điện được phục hồi và phát triển để trở thành phương tiện công cộng quan trọng của thành phố phục vụ hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm. Cho đến cuối những năm 1980, xe đạp và tầu điện vẫn là những phương tiện quen thuộc của người dân thủ đô.

Năm 1991, từ khi tuyến đường cuối cùng bị ngừng hoạt động, xe máy dần dần tràn ngập Hà Nội (chiếm 78% số lượng phương tiện giao thông) cùng với mức đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội cũng như dân số. “Hà Nội không vội được đâu” trở thành câu nói quen thuộc mỗi khi nhắc đến tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Theo Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội, kể từ năm 2001, hệ thống xe buýt được tổ chức lại và được hy vọng là giải pháp thay thế cho phương tiện cá nhân, song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của giao thông nội đô. Trước tính cấp bách của tình trạng “khủng hoảng giao thông đô thị”, năm 2008, thành phố Hà Nội đã thông qua một kế hoạch chỉ đạo, trong đó dự kiến thiết lập một mạng lưới 5 tuyến tàu điện ngầm (dự kiến hoàn thành vào năm 2030). Cơ quan Phát triển Pháp tham gia tài trợ cho tuyến tầu điện ngầm số 3 từ ga Hà Nội đi Nhổn và được đánh giá là tuyến thí điểm.


http://m.vi.rfi.fr/viet-nam/20161125-ha-noi-va-noi-nho-tieng-leng-keng-tau-dien-xua
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Chặt đi ròi cụ ah

E Post lại 1 bài đầy đủ về lịch sử của đường ray tàu điện. Giờ e mới biết hanoi là thành phố có điện đầu tiên của châu á.




TẠP CHÍ VĂN HÓA
rssitunes
25/11/2016
Hà Nội và tiếng leng keng tầu điện xưa

Thu Hằng




Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương. Dù bị chỉ trích vì cách quản lý độc đoán và sau này bị triệu về Pháp để giảm bớt căng thẳng với Anh Quốc trong tranh chấp biên giới tại Vân Nam (Trung Quốc), Paul Doumer đã khởi xướng hay cho hoàn thiện rất nhiều công trình quan trọng làm thay đổi cảnh quan Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, Hà Nội trở mình mạnh mẽ để đóng vai trò trung tâm hành chính của Đông Dương. Cũng nhờ Paul Doumer, lúc đó là một trong số nhà quản lý của Tổng Công ty Điện lực (Compagnie général d’électricité, trước đó là Công ty Điện lực Normandie (Société normande d’électricité), do Pierre Azaria thành lập tại Pháp), nên Hà Nội trở thành đô thị đầu tiên tại châu Á có điện thắp sáng. Năm 1897, công suất cơ học của nhà máy điện là 300 mã lực được nâng lên thành 850 mã lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người đặt mua và của thành phố.

Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống xe điện nối trung tâm Hà Nội với các vùng lân cận. Chính quyền thuộc địa hy vọng phương tiện này đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân cư mỗi ngày một đông. Hà Nội được mở rộng gấp 10 lần so với khu phố cũ và phát triển xứng tầm với một đô thị quan trọng cùng với hệ thống thoát nước, xe điện và nhiều công trình có quy mô lớn.

Theo cuốn Thành phố Hà Nội (Ville de Hanoi) do Chính phủ Đông Dương phát hành năm 1905 (Hanoi, Imprimerie G. Taupin et Cie, 1905), một công ty vô danh có vốn 2.750.000 franc đã nhận được hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác một hệ thống xe điện dài 12 km nối trung tâm Hà Nội và vùng ngoại ô. Hợp đồng được ký ngày 02/05/1899 giữa chính quyền bảo hộ Bắc Kỳ, thành phố Hà Nội cùng với các ông Courret, Krug và anh em nhà Durant.

Đến năm 1902, doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của Công ty Điền địa Đông Dương (Société foncière de l’Indochine), trụ sở ở Paris, nhưng có chi nhánh kinh doanh và nhà máy sửa chữa đầu máy, đóng toa xe ở Thụy Khê (Hà Nội) từ năm 1901. Năm 1929, một lần nữa được đổi tên thành Công ty Xe điện Bắc Kỳ (Compagnie des Tramways du Tonkin) và trở thành Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội (Transports en commun de la région de Hanoi) năm 1951 (L’Eveil économique de l’Indochine (Thức tỉnh kinh tế Đông Dương), 02/08/1931).


Tầu điện trên phố Hàng Đào năm 1940.
Flickr.com
Trên dự án, thành phố Hà Nội có ba tuyến xe điện, xuất phát từ quảng trường Négrier (quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay) với tổng chiều dài là 13.101,08 m, gồm: Tuyến A: Quảng trường Négrier (Bờ Hồ) - Bạch Mai (3.524,50 m) ; Tuyến B: Quảng trường Négrier - làng Giấy (5.433,67 m) ; Tuyến C: Quảng trường Négrier - Thái Hà Ấp (Kinh Lược) (4.131,91 m).

Trong cuốn hồi ký Tình hình xứ Đông Dương thuộc Pháp (Situation de l’Indochine française, Paris, Vuibert et Nony, Editeurs, 1905), toàn quyền Paul Doumer cho biết ngay năm 1900, công việc xây dựng nhà máy, lắp đặt đường ray và máy móc nhanh chóng được tiến hành và một phần hệ thống đã được khai thác. Hợp đồng cuối cùng được toàn quyền Đông Dương ký trước khi trở về Pháp là tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy (đường Sơn Tây, route de Sontay) vào tháng 11/1901.

Hợp đồng này nằm trong kế hoạch kéo dài thêm 8.100 m đường sắt, được thành phố Hà Nội lên kế hoạch vào năm 1905. Tuyến A được kéo dài từ Bạch Mai đến đường vành đai (route circulaire, ngã tư Đồng Lầm, nay là ngã tư Đại Cồ Việt-Lê Duẩn). Tuyến B được nối thêm từ Thụy Khuê lên chợ Bưởi. Tuyến C được kéo dài từ Thái Hà vào Hà Đông. Nhiệm vụ duy nhất của chính quyền là xây một cây cầu lớn bằng sắt bắc qua sông Nhuệ thay cho cây cầu gỗ cũ kĩ và không chịu được trọng tải của xe điện. Quá trình phôi thai đoạn kéo dài này mất tận 10 năm. Nhưng đến năm 1915, tuyến xe Hà Nội-Hà Đông vẫn nằm bên kia cầu mà không vào được trung tâm thị xã. Thay vì xây một cây cầu mới, Sở Công Chính lại chỉ cho gia cố bằng xi măng cây cầu cũ, thậm chí làm cả đường ray trên cầu.

Năm 1930, thành phố Hà Nội thông qua dự án xây một tuyến đường mới, dài khoảng 5.500 m, nối hai đầu đường Quan Lộ (Route Mandarine, một đoạn của đường Lê Duẩn ngày nay) từ ngã tư Đại Cồ Việt ngày này đến Yên Phụ, đi qua các phố Thiên Tân (rue Tientsin, nay là phố Hàng Gà) và Hàng Than. Như vậy, tính đến thời điểm này, Hà Nội có 5 tuyến tầu điện, với khoảng 27 km đường sắt, nối từ trung tâm Bờ Hồ với vùng ngoại ô : Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Chợ Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ và một tuyến không qua Bờ Hồ là Yên Phụ - Bạch Mai.

Tầu điện, từ xa xỉ đến thân quen

Trong suốt 13 năm đầu khai thác, công ty luôn bị thua lỗ vì mua vé đi tầu điện vẫn là một điều xa xỉ với người dân nghèo. Họ thà đi bộ 2 km hơn là trả thêm 1 xu. Doanh thu từ xe điện chỉ tăng dần trong khoảng những năm 1920-1930, giữa hai cuộc Thế Chiến. Người dân dư giả hơn một chút và người nông dân sẵn sàng trả hai xu để tránh đi bộ 1 hoặc 2 km.

Thời Pháp thuộc, mỗi đoàn tầu chỉ có hai hoặc ba toa. Theo thống kê năm 1905, có 22 toa lái và 15 toa xe moóc. Xe điện hoạt động được nhờ một chiếc cần sắt dài, trên đầu có một cái ròng rọc để tiếp xúc với đường dây dẫn điện mắc ở phía trên song song với đường tầu. Thiết bị điện ở mỗi toa gồm hai động cơ lớn, mỗi chiếc có công suất 25 sức ngựa.

Đường sắt rộng một mét, giống hệ thống đường sắt Đông Dương. Mọi chi phí xây dựng và để tuyến đường đi vào hoạt động đều do nhà thầu chịu trách nhiệm. Hợp đồng nhượng quyền khai thác kéo dài 60 năm, sau đó sẽ thuộc về chính quyền thuộc địa, trừ thiết bị di động vẫn là tài sản của công ty. Chi phí và rủi ro trong quá trình khai thác hoàn toàn phụ thuộc vào nhà thầu, chính phủ không cấp bất kỳ khoản hỗ trợ nào.


Tầu điện và xe kéo, phố Hàng Bông (rue du Coton) và vườn hoa Cửa Nam (place Neyret), năm 1925.
Flickr.com
Từ năm 1927, Công ty Tài Chính Pháp và Thuộc địa (Société financière française et coloniale, SFFC) của Octave Homberg sở hữu phần lớn cổ phiếu của Công ty Điền Địa, nhà thầu hệ thống xe điện Hà Nội, vì vậy vốn của công ty được tăng lên. Thương vụ này được công luận đánh giá cao vì cuối cùng, những toa tầu cũ từ gần 30 năm kêu ầm ĩ ngoài phố sẽ được tân trang và hiện đại hóa. Nhiều đường ray nhẹ được thay thế bằng đường ray nặng và các thiết bị cũ mòn được thay thế bằng thiết bị mới.

Theo tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp về thế giới lao động (tại Roubaix, Pháp), năm 1951, vốn của Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội (Transports en commun de la région de Hanoi) tăng lên thành 45,9 triệu franc và 114,7 triệu franc vào năm 1953. Đến ngày 01/06/1955, công ty ngừng hoạt động sau khi Pháp thất bại tại Đông Dương. Chính phủ nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cam kết bồi thường cho công ty 300 triệu franc trong vòng 25 năm. Thế nhưng, ngay giữa năm 1959, các khoản nợ đã được thanh toán hết. Công ty Giao thông công cộng vùng Hà Nội giải thể vào năm 1962.

Từ năm 1968, tầu điện được phục hồi và phát triển để trở thành phương tiện công cộng quan trọng của thành phố phục vụ hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm. Cho đến cuối những năm 1980, xe đạp và tầu điện vẫn là những phương tiện quen thuộc của người dân thủ đô.

Năm 1991, từ khi tuyến đường cuối cùng bị ngừng hoạt động, xe máy dần dần tràn ngập Hà Nội (chiếm 78% số lượng phương tiện giao thông) cùng với mức đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội cũng như dân số. “Hà Nội không vội được đâu” trở thành câu nói quen thuộc mỗi khi nhắc đến tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Theo Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội, kể từ năm 2001, hệ thống xe buýt được tổ chức lại và được hy vọng là giải pháp thay thế cho phương tiện cá nhân, song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của giao thông nội đô. Trước tính cấp bách của tình trạng “khủng hoảng giao thông đô thị”, năm 2008, thành phố Hà Nội đã thông qua một kế hoạch chỉ đạo, trong đó dự kiến thiết lập một mạng lưới 5 tuyến tàu điện ngầm (dự kiến hoàn thành vào năm 2030). Cơ quan Phát triển Pháp tham gia tài trợ cho tuyến tầu điện ngầm số 3 từ ga Hà Nội đi Nhổn và được đánh giá là tuyến thí điểm.


http://m.vi.rfi.fr/viet-nam/20161125-ha-noi-va-noi-nho-tieng-leng-keng-tau-dien-xua
Để các cụ khác ý kiến thêm, chứ theo em thì chả có cây gạo nào cả.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,449 Mã lực
Em thì ở dưới Thanh Xuân, đi học bằng tàu điện nhưng đường ray ở Ngã Tư Sở vào Hà Đông giống ray tàu hỏa, tức là hầu hết nằm trên tà vẹt ở dưới là sỏi cho nên chỗ đi lên đi xuống chỉ ở những chỗ bằng phẳng vài mét. Cũng vì ngắn nên nhảy tàu phải nhanh chứ không qua mất cơ hội. Cũng vì thế mà khu em nhiều đồng chí đi mất 1 chân. Sau này tàu điện hết thì số thanh niên cụt chân cũng mất hẳn.
 

khkt_cc2

Xe buýt
Biển số
OF-82085
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
652
Động cơ
419,729 Mã lực
Để các cụ khác ý kiến thêm, chứ theo em thì chả có cây gạo nào cả.
Em nhớ có cái cây to mà, trước khi có cái miếu xây bằng gạch thì có cái bàn thờ xích đông gắn vào thân cây. Cạnh đó còn có quầy báo nữa. Em vẫn mua báo ở quầy này.
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,577
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Đoạn Hàng Bông thì chia 2 ngả,1 ngả rẽ trái đi Nam Bộ qua Ga HC còn đoạn rẽ đi Nguyễn Thái Học phải đi qua ray đường sắt,ko nhớ lúc nó đi qua điểm chữ + thì dư lào?
Nó gọi là ghi bàn cờ cụ ạ, ghi đó không cần người bẻ ghi.
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,577
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Em cá với cụ, nếu tầu điện còn, có thể nâng cấp và hiệu quả hơn nhiều cái brt đấy nhé. Bởi các tuyến chính khá đầy đủ. Có thể phát triển thêm nhiều tuyến nữa, chayj bánh hơi....
Các nước châu âu vẫn tồn tại tàu điện chạy nổi và đc nâng cấp hiện đại như tàu chạy ngầm. Tuy nhiện, do đg họ rộng, lưu lg xe ít, quan trọng nhiều nơi xe điện có làn đường riêng.
 
Chỉnh sửa cuối:

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,161
Động cơ
413,646 Mã lực
Em 8x nên chỉ loáng thoáng nhớ về tàu điện . Còn xe bus thì kinh vãi , chở cả gà , rau thối mù ka ka
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Bọn pháp lạc hậu làm lên tầu điện leng keng. Cs văn minh quá phá sạch sành sanh, bây giờ ko làm lại đc nữa. Tiếc thật
Em thật thà nên hỏi cụ 1 câu chân tình: Cụ có bị leng keng không đấy?:D
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Em nhớ chứ, em ở gần ga tàu điện ALPO Cửa Nam, nhảy tàu đi chơi suốt ngày, có lần nghịch ngu nhảy từ tàu nọ sang tàu kia nhưng 2 tàu chạy ngược chiều nhau mặc dù chạy chậm, em rơi xuống may rút chân kịp không thì giờ thành tàn tật.
Không rút kịp thì nick OF giờ là khoacut nhể?:D
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,015
Động cơ
397,399 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
xác nhận có cây cổ thụ góc đấy


thời 1994 1995 vưỡn còn vì em hay cúp cua nghịch đi trên tường ấy

thời ấy còn vô gia cư ngủ lại ở cái bãi dựng lại thái học bi giờ với chỗ bồn phun nước


Để các cụ khác ý kiến thêm, chứ theo em thì chả có cây gạo nào cả.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,015
Động cơ
397,399 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
quầy báo em nhớ nó ở chỗ cao bá quát , giờ đi qua vẫn còn thì phải . không để ý , như cái xe nhỏ nhỏ

làm gì có miếu xây bằng gạch nào đâu . chỉ có tự phát thôi .
Em nhớ có cái cây to mà, trước khi có cái miếu xây bằng gạch thì có cái bàn thờ xích đông gắn vào thân cây. Cạnh đó còn có quầy báo nữa. Em vẫn mua báo ở quầy này.
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,008
Động cơ
463,316 Mã lực
Xưa bạn em mất 1 chân vì tàu này ! Hồi đấy bé không nhảy tàu như các anh lớn được toàn chạy theo rồi ngồi vào bậc lên xuống!
Thế hoá ra là thương binh tầu điện à:))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top