Chuyến đi có hành trình xuất phát từ cảng biển Singapo, ra Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malaca cặp cảng Poklang của Malaixia rồi quay trở lại Singapo.
Con tàu này được gọi là Sta-Crui. Nó to và dài hơn cả tàu TiTanic, vì thế mình gọi nó là TiaTa nic của Châu Á. (dài 385mét).
Tàu được sản xuất ở Đức với những tiện nghi và an toàn hàng hải hàng đầu thế giới.
Rời cảng Singapo vào lúc 20 giờ, các hành khách xếp hàng lên tàu. Con tàu như một khách sạn 5sao này có thể chở được 4000 du khách (Bốn ngàn). Để có thể lên tàu, phải đăng ký vé trước cả tháng vì có quá nhiều người muốn lên tàu...
Hãng tàu này có mấy con tàu như thế. Tàu chạy nhiều hành trình: Singapo-HongKong-MaLai-Indonexia...
Xếp hàng lên tàu:
Đây là phần đuôi tàu. Chiếc xe ô tải bỗng trở nên quá bé nhỏ. Chỉ bằng một ô cửa sổ của con tàu. Phần thân tàu chìm dưới nước khoảng 4-5 tầng là dành riêng cho nhà tàu làm hầm chứa thực phẩm, máy móc thiết bị...nợi ở của nhân viên... du khách không bén mảng đến. Phần nổi từ tầng 6 đến tâng 13 dành cho du khách...
Đây là phần Mũi Tàu
Chiếc cầu cảng này được Malaixia xây dành cho tàu cặp bến
Đứng trên tầng 13 ngắm bình minh trên Thái Bình Dương, bỗng thấy mình bé nhỏ vô cùng...
Nếu biết lái con tàu cuộc đời đi đúng hành trình, người ta có thể sẽ cặp được bến bờ mơ ước...Nhưng mà được lái tàu vừa là vinh dự lại vừa trách nhiệm nặng nề. Phải làm sao để nó không va phải đá ngầm và vững vàng trước phong ba bão táp của cuộc đời...hehe.
Thôi thì..cứ lái phát đã, muốn đến đâu thì đến...
Thang máy đưa du khách từ tầng 6 lên tầng 12 của tàu. Khách chỉ ở trên những tầng cao (phần nổi trên mặt biển, có thể ngắm cảnh...)
Rạp hát có sức chứa 800 chỗ ngồi, mỗi ngày có 3 suất diễn ca múa nhạc xiếc ảo thuật kịch câm phục vụ du khách miễn phí...Có màn võ thuật thiếu lâm tự mời các võ sỹ Hồng Kông biểu diễn như trong phim chưởng. Nghe nói dàn dựng vô cùng tốn kém...xem thấy mát cả mắt...
Phòng ăn Âu (phân biệt với quán ăn Á).
Nhân viên phục vụ cũng có mấy chú người Việt, được tuyển từ Hà Nội và TPHCM.
Họ lên tàu làm phục vụ liền 2 năm, về nghỉ 4 tháng rồi lại ký hợp đồng làm tiếp 2 năm nữa...
Gặp nhà cháu trên tàu mừng quýnh vì người Việt trên tàu...không nhiều (), nên thân thiết như người nhà, giới thiệu hết món này món nọ, phục vụ nhiệt tình lại còn...tăng thêm khẩu phần cho ăn thỏa thích...(no phưỡn, ngon tuyệt: Các loại kem Âu, bánh ngọt, sinh tố...)
Còn đây là tàu cứu hộ, đủ dùng cho tình huống khẩn cấp chứ không lo như TiTaNic đâu nhé...
Ban đêm, nhìn bể bơi tầng 12 thật là lung linh.
Trên tầng 12, 13 còn có dịch vụ spa miễn phí nữa chứ...
Ngày thì ngồi nhìn ra biển (nếu không vào Casino đánh bạc hay vào phòng trò chơi điện tử), hoặc đi shopping. Trên tàu có cả hệ thống siêu thị, toàn hàng xịn nhưng mà giá thì...hơi mắc...
Sau một đêm và một nửa ngày thì đến cảng Poklang của Malaixia, du khách lên tàu, đi taxi vào thủ đô Kualalampơ trong vòng một buổi chiều, nếu không vào thủ đô thì có thể nhập cảnh vào cảng này chơi, mua sắm...
Trong khi mọi người lên bờ mua sắm, tham quan thì Nhà Tàu tiến hành diễn tập cứu hộ cứu nạn, kiểm tra các thiết bị an toàn trên tàu.
Họ thả xuồng cứu hộ cấp cứu khẩn cấp, bấm giờ xem các thao tác có chuẩn không. Diễn tập cấp cứu...như thật.
Nếu mua sắm trên đất MaLai thì phải chuẩn bị tiền tươi, còn mua sắm trên tàu thì mỗi du khách được phát một cái thẻ như thế này.
Tất cả đều dùng thẻ chứ không dùng tiền mặt. Khi nào rời tàu, họ trả hộ chiếu thì lúc đó mới tính toán trả tiền...Vì vậy khi quẹt có cảm giác không phải trả tiền, nhưng khi thanh toán thì mới xót...Trả lại thì không được nữa...hichic
Cái thẻ này cũng kiêm luôn chìa khóa của phòng khách sạn trên tàu, kiêm luôn thẻ kiểm tra (điểm danh) mỗi khi vào nhà ăn.
Khi vào ăn, quẹt thẻ và ngồi chờ phục vụ. Thực đơn theo yêu cầu. Nếu đã quẹt, đã ăn ở nhà ăn Âu rồi thì không được sang ăn lần nữa ở quán ăn Tàu hoặc nhà hàng bup-phê.
Tuy nhiên, họ kiểm tra cũng không gắt gao lắm, vì thế, nếu muốn thì mỗi nữa vẫn có thể ăn cả 3 loại. Tất nhiên, vì ăn miễn phí (Giá được tính vào vé), nên thỉnh thoảng cũng chạy lên chạy xuống ăn cho bõ.
Muốn ăn kiểu này phải có mẹo. Nếu đã quẹt thẻ một lần mà sang phòng ăn lần nữa thì đừng đưa thẻ ra lần 2. Gặp nhân viên đứng gác bảo họ: I'm looking for my son (Tao tìm con tao trong này)...Nó sẽ tươi cười mời vào...Sau đó, đến lượt con sẽ nói: Tao tìm bố mẹ tao trong này...hehe...
Mẹo vặt cho vui thôi chứ bụng thì cũng giới hạn...có ăn được bao nhiêu đâu.
Họ xếp thời gian Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn giữa giờ, ăn đêm...cũng gần nhau nên chả mấy khi đói.
Thế mà có những người giàu có, họ không thèm ăn theo mọi người quẹt thẻ mà gọi riêng từng món theo sở thích, nhân viên phục vụ bê lên tận phòng...Ăn kiểu này thì trả theo giá phục vụ đặc biệt ngoài giá vé...(Rất đắt).
Đầu bếp phục vụ rất chuyên nghiệp. Nghe nói, riêng món thịt bò cho mỗi chuyến đi 3ngày như thế này, người ta đã đem lên tàu khoảng...4 tấn.
Phòng khách sạn trên tàu có đủ tiện nghi cho một gia đình 4 người.
Giá rổ phải chăng nếu bạn chọn phòng không có view nhìn ra biển (giá bằng một nửa phòng có ban-công ngồi ngắm biển).
Lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, ngắm biển để thấy giá trị cuộc sống nhỏ nhoi giữa ngàn trùng thiên nhiên...
Cuối cùng, sau 3 ngày ăn chơi, con tàu sẽ đưa ta trở về nơi xuất phát, trả ta hộ chiếu, đòi ta xiền không thiếu một xu...
Nếu bạn đã từng lên tàu này, bạn có thể giữ cái thẻ đó làm bằng chứng để lần lên sau sẽ được giảm giá...
Đây là ảnh khi con tàu cặp cảng Singapo...
Về Giá rổ: Một chuyến đi như thế này cũng chỉ tương đương một suất xuyên Việt từ Hà Nội vào Miền Tây Nam Bộ thôi. Tuy nhiên về thủ tục thì hơi phức tạp chút..
Con tàu này được gọi là Sta-Crui. Nó to và dài hơn cả tàu TiTanic, vì thế mình gọi nó là TiaTa nic của Châu Á. (dài 385mét).
Tàu được sản xuất ở Đức với những tiện nghi và an toàn hàng hải hàng đầu thế giới.
Rời cảng Singapo vào lúc 20 giờ, các hành khách xếp hàng lên tàu. Con tàu như một khách sạn 5sao này có thể chở được 4000 du khách (Bốn ngàn). Để có thể lên tàu, phải đăng ký vé trước cả tháng vì có quá nhiều người muốn lên tàu...
Hãng tàu này có mấy con tàu như thế. Tàu chạy nhiều hành trình: Singapo-HongKong-MaLai-Indonexia...
Xếp hàng lên tàu:
Đây là phần đuôi tàu. Chiếc xe ô tải bỗng trở nên quá bé nhỏ. Chỉ bằng một ô cửa sổ của con tàu. Phần thân tàu chìm dưới nước khoảng 4-5 tầng là dành riêng cho nhà tàu làm hầm chứa thực phẩm, máy móc thiết bị...nợi ở của nhân viên... du khách không bén mảng đến. Phần nổi từ tầng 6 đến tâng 13 dành cho du khách...
Đây là phần Mũi Tàu
Chiếc cầu cảng này được Malaixia xây dành cho tàu cặp bến
Đứng trên tầng 13 ngắm bình minh trên Thái Bình Dương, bỗng thấy mình bé nhỏ vô cùng...
Nếu biết lái con tàu cuộc đời đi đúng hành trình, người ta có thể sẽ cặp được bến bờ mơ ước...Nhưng mà được lái tàu vừa là vinh dự lại vừa trách nhiệm nặng nề. Phải làm sao để nó không va phải đá ngầm và vững vàng trước phong ba bão táp của cuộc đời...hehe.
Thôi thì..cứ lái phát đã, muốn đến đâu thì đến...
Thang máy đưa du khách từ tầng 6 lên tầng 12 của tàu. Khách chỉ ở trên những tầng cao (phần nổi trên mặt biển, có thể ngắm cảnh...)
Rạp hát có sức chứa 800 chỗ ngồi, mỗi ngày có 3 suất diễn ca múa nhạc xiếc ảo thuật kịch câm phục vụ du khách miễn phí...Có màn võ thuật thiếu lâm tự mời các võ sỹ Hồng Kông biểu diễn như trong phim chưởng. Nghe nói dàn dựng vô cùng tốn kém...xem thấy mát cả mắt...
Phòng ăn Âu (phân biệt với quán ăn Á).
Nhân viên phục vụ cũng có mấy chú người Việt, được tuyển từ Hà Nội và TPHCM.
Họ lên tàu làm phục vụ liền 2 năm, về nghỉ 4 tháng rồi lại ký hợp đồng làm tiếp 2 năm nữa...
Gặp nhà cháu trên tàu mừng quýnh vì người Việt trên tàu...không nhiều (), nên thân thiết như người nhà, giới thiệu hết món này món nọ, phục vụ nhiệt tình lại còn...tăng thêm khẩu phần cho ăn thỏa thích...(no phưỡn, ngon tuyệt: Các loại kem Âu, bánh ngọt, sinh tố...)
Còn đây là tàu cứu hộ, đủ dùng cho tình huống khẩn cấp chứ không lo như TiTaNic đâu nhé...
Ban đêm, nhìn bể bơi tầng 12 thật là lung linh.
Trên tầng 12, 13 còn có dịch vụ spa miễn phí nữa chứ...
Ngày thì ngồi nhìn ra biển (nếu không vào Casino đánh bạc hay vào phòng trò chơi điện tử), hoặc đi shopping. Trên tàu có cả hệ thống siêu thị, toàn hàng xịn nhưng mà giá thì...hơi mắc...
Sau một đêm và một nửa ngày thì đến cảng Poklang của Malaixia, du khách lên tàu, đi taxi vào thủ đô Kualalampơ trong vòng một buổi chiều, nếu không vào thủ đô thì có thể nhập cảnh vào cảng này chơi, mua sắm...
Trong khi mọi người lên bờ mua sắm, tham quan thì Nhà Tàu tiến hành diễn tập cứu hộ cứu nạn, kiểm tra các thiết bị an toàn trên tàu.
Họ thả xuồng cứu hộ cấp cứu khẩn cấp, bấm giờ xem các thao tác có chuẩn không. Diễn tập cấp cứu...như thật.
Nếu mua sắm trên đất MaLai thì phải chuẩn bị tiền tươi, còn mua sắm trên tàu thì mỗi du khách được phát một cái thẻ như thế này.
Tất cả đều dùng thẻ chứ không dùng tiền mặt. Khi nào rời tàu, họ trả hộ chiếu thì lúc đó mới tính toán trả tiền...Vì vậy khi quẹt có cảm giác không phải trả tiền, nhưng khi thanh toán thì mới xót...Trả lại thì không được nữa...hichic
Cái thẻ này cũng kiêm luôn chìa khóa của phòng khách sạn trên tàu, kiêm luôn thẻ kiểm tra (điểm danh) mỗi khi vào nhà ăn.
Khi vào ăn, quẹt thẻ và ngồi chờ phục vụ. Thực đơn theo yêu cầu. Nếu đã quẹt, đã ăn ở nhà ăn Âu rồi thì không được sang ăn lần nữa ở quán ăn Tàu hoặc nhà hàng bup-phê.
Tuy nhiên, họ kiểm tra cũng không gắt gao lắm, vì thế, nếu muốn thì mỗi nữa vẫn có thể ăn cả 3 loại. Tất nhiên, vì ăn miễn phí (Giá được tính vào vé), nên thỉnh thoảng cũng chạy lên chạy xuống ăn cho bõ.
Muốn ăn kiểu này phải có mẹo. Nếu đã quẹt thẻ một lần mà sang phòng ăn lần nữa thì đừng đưa thẻ ra lần 2. Gặp nhân viên đứng gác bảo họ: I'm looking for my son (Tao tìm con tao trong này)...Nó sẽ tươi cười mời vào...Sau đó, đến lượt con sẽ nói: Tao tìm bố mẹ tao trong này...hehe...
Mẹo vặt cho vui thôi chứ bụng thì cũng giới hạn...có ăn được bao nhiêu đâu.
Họ xếp thời gian Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn giữa giờ, ăn đêm...cũng gần nhau nên chả mấy khi đói.
Thế mà có những người giàu có, họ không thèm ăn theo mọi người quẹt thẻ mà gọi riêng từng món theo sở thích, nhân viên phục vụ bê lên tận phòng...Ăn kiểu này thì trả theo giá phục vụ đặc biệt ngoài giá vé...(Rất đắt).
Đầu bếp phục vụ rất chuyên nghiệp. Nghe nói, riêng món thịt bò cho mỗi chuyến đi 3ngày như thế này, người ta đã đem lên tàu khoảng...4 tấn.
Phòng khách sạn trên tàu có đủ tiện nghi cho một gia đình 4 người.
Giá rổ phải chăng nếu bạn chọn phòng không có view nhìn ra biển (giá bằng một nửa phòng có ban-công ngồi ngắm biển).
Lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, ngắm biển để thấy giá trị cuộc sống nhỏ nhoi giữa ngàn trùng thiên nhiên...
Cuối cùng, sau 3 ngày ăn chơi, con tàu sẽ đưa ta trở về nơi xuất phát, trả ta hộ chiếu, đòi ta xiền không thiếu một xu...
Nếu bạn đã từng lên tàu này, bạn có thể giữ cái thẻ đó làm bằng chứng để lần lên sau sẽ được giảm giá...
Đây là ảnh khi con tàu cặp cảng Singapo...
Về Giá rổ: Một chuyến đi như thế này cũng chỉ tương đương một suất xuyên Việt từ Hà Nội vào Miền Tây Nam Bộ thôi. Tuy nhiên về thủ tục thì hơi phức tạp chút..