[Funland] Lên mặt trăng đâu có đơn giản

akara

Xe hơi
Biển số
OF-826222
Ngày cấp bằng
11/2/23
Số km
190
Động cơ
5,873 Mã lực
Tuổi
34
Cháu gg thì thấy ảnh này, bên phải là nhà phi hành gia Neil Amstrong một trong những người đầu tiên đặt trân xuống Mặt trăng, còn bên trái là Valentina Tereshkova là nhà du hành vũ trụ của Liên xô,không biết trong hình là sự kiện gì nhỉ?
640px-RIAN_archive_837790_Valentina_Tereshkova_and_Neil_Armstrong.jpg

Có sếp tổng của Roscosmos chúc mừng NASA nhân dịp kỷ niệm 50 năm lên mặt trăng.

Nhưng mà chắc cha tổng này là gián điệp công nghệ Mỹ cài vào Nga, hoặc là thành phần phá hoại.

 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,214 Mã lực
Cháu gg thì thấy ảnh này, bên phải là nhà phi hành gia Neil Amstrong một trong những người đầu tiên đặt trân xuống Mặt trăng, còn bên trái là Valentina Tereshkova là nhà du hành vũ trụ của Liên xô,không biết trong hình là sự kiện gì nhỉ?
640px-RIAN_archive_837790_Valentina_Tereshkova_and_Neil_Armstrong.jpg
Đúng rồi, còn có vụ này. Đây là chuyến đi của Amstrong sang Liên Xô năm 1970 theo lời mời của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, trong đó Amstrong có bài nói về khám phá bề mặt mặt trăng trước khoảng 1000 học giả Liên Xô và nhiều nước khác. Trong ảnh trên là Tereshkova, nữ phi hành gia đầu tiên của thế giới, gắn huy hiệu kỷ niệm cho Amstrong. Nếu Liên Xô nghi ngờ thì liệu họ có tiếp đón Amstrong trọng thị thế này không? Mô hình trên bàn mô tả vụ lắp ghép thành công 2 tàu Soyuz của Liên Xô năm 1968.
 

akara

Xe hơi
Biển số
OF-826222
Ngày cấp bằng
11/2/23
Số km
190
Động cơ
5,873 Mã lực
Tuổi
34
Vậy rõ rồi cụ, đến đối thủ truyền kiếp của Mỹ còn không dám nói Mỹ fake vụ lên mặt trăng thì chứng tỏ Mỹ lên thật rồi, em tin lời của các nhà khoa học gia, lãnh đạo Liên Xô hơn mấy cụ trên đây :D
Đúng rồi, còn có vụ này. Đây là chuyến đi của Amstrong sang Liên Xô năm 1970 theo lời mời của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, trong đó Amstrong có bài nói về khám phá bề mặt mặt trăng trước khoảng 1000 học giả Liên Xô và nhiều nước khác. Trong ảnh trên là Tereshkova, nữ phi hành gia đầu tiên của thế giới, gắn huy hiệu kỷ niệm cho Amstrong. Nếu Liên Xô nghi ngờ thì liệu họ có tiếp đón Amstrong trọng thị thế này không? Mô hình trên bàn mô tả vụ lắp ghép thành công 2 tàu Soyuz của Liên Xô năm 1968.
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
845
Động cơ
-319,399 Mã lực
Nói về trình độ thẩm thấu khoa học công nghệ thì Việt đang thua Tây, mà Tây còn còm đến 5k về vấn đề bay lên từ mặt trăng về trái đất. Yên tâm, thớt này nếu chã để yên thì số lượng còm phải gấp đôi, gấp 3 Tây ấy chứ.
Mấy clip trên youtube thì công nhận là đẹp thật, nhưng nhìn nó có quá nhiều qui trình, và trong mỗi qui trình đó lại thực hiện lắp ráp này nọ, rồi đủn đít nhau cho nhau bay ngoài không gian, em thấy quá nhiều rủi ro cho con người ạ. Xác xuất thành công để đi hết chặng đường là quá nhỏ, và nó càng nhỏ hơn nữa nếu con tàu đó chở thêm con người khi kéo theo đủ thứ hỗ trợ phức tạp cho sự sống.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,214 Mã lực
Giờ hạ star ship hạ cánh tự động với trọng lực lớn đã thực hiện nhiều rồi ah. Mà cái mình nói khó là lúc về mà.
Lúc về có 2 vấn đề mà nhiều cụ thắc mắc: 1 là sao tàu nhỏ thế mà cũng bay về được? 2 là làm sao 2 tàu có thể lắp ghép được chính xác?

Về vấn đề 1, tàu nhỏ lại chính là lợi thế mà nhờ đó nó có thể về được dễ hơn. Tàu càng nhỏ, trọng lượng càng nhỏ thì càng chỉ cần động cơ nhỏ và ít nhiên liệu. Ở lượt đi, do sức hút trái đất rất lớn + sức cản không khí + tải trọng lớn + cú đẩy chuyển từ quỹ đạo quanh trái đất sang quỹ đạo tới mặt trăng nên mới cần tên lửa Saturn V khổng lồ. Ở lượt về, do sức hút mặt trăng nhỏ + không có sức cản khí quyển + tải trọng rất nhỏ + không cần nhiều nhiên liệu để chuyển từ quỹ đạo mặt trăng sang quỹ đạo về trái đất nên tàu chỉ cần các động cơ nhỏ và ít nhiên liệu. Nếu chỉ tính từ mặt trăng bay lên gặp tàu Columbia thì lại càng cần ít nhiên liệu hơn.

Có bảng thống kê sau cho thấy lượng nhiên liệu tiêu tốn cho mỗi quá trình bay trong toàn bộ hành trình của Apollo:

ApolloEnergyRequirementsMSC1966.png


Cột màu đen là lượng nhiên liệu tiêu thụ, với thước đo bên tay phải, đơn vị lbs (khoảng 0,5kg). Cột đầu tiên bên trái có chứ LAUNCH là cột lượng nhiên liệu cần để phóng lên quỹ đạo trái đất. Cột này quá dài nên họ phải cắt bớt đi, giá trị gần đúng là 5,6 triệu lbs, tức là khoảng 2500 tấn. Cột màu đen có chữ LM ASCENT là cột nhiên liệu cần thiết để phóng Ascent Stage lên ghép với Columbia, bé tí tẹo, khoảng 2 tấn. Đây là quá trình tiêu tốn ít nhiên liệu nhất trong toàn hành trình.

Còn điểm thứ 2, làm thế nào 2 tàu ghép được với nhau, thì tôi đã giải thích rồi, nhưng ở đây sẽ nói rõ hơn về quá trình đã diễn ra thế nào.

lor3a.gif


Trong hình trên, tàu Ascent Stage là chấm đen, quỹ đạo bay của nó là đường màu đen. Tàu Columbia bay ổn định trên quỹ đạo màu đỏ.

Để 2 tàu gặp nhau thì bước đầu tiên Ascent Stage sẽ phóng lên theo quỹ đạo elip màu xanh rêu với độ cao 17*83 km.

Tại điểm 1:00 (1 giờ sau khi phóng) tàu thực hiện CSI burn đốt động cơ để nhảy sang quỹ tròn màu tím độ cao 83km.

Tại điểm 2:00, tàu thực hiện CDH burn, đốt động cơ để tàu duy trì quỹ đạo tròn 83km.

lor3b.gif


Tại điểm 2:40 tàu thực hiện TPI burn, đốt động cơ để nhảy lên quỹ đạo màu đỏ độ cao 110km.

Tại các điểm 2:55 và 3:10, tàu thực hiện các lần đốt nhỏ để điều chỉnh quỹ đạo.

Tại điểm 3:25 tàu lên tới quỹ đạo màu đỏ, vừa lúc gặp tàu Columbia, tàu đốt động cơ để hãm bớt lại, 2 tàu tiến hành điều chỉnh nhỏ cần thiết rồi ghép nối luôn. Toàn bộ quá trình hết 3,5 giờ và gần 2 vòng quay quanh mặt trăng.

Vấn đề phức tạp đầu tiên là 2 tàu phải bay trên cùng 1 mặt phẳng. Tàu Ascent Stage tách ra từ Columbia nên địa điểm phóng vốn đã nằm trên cùng mặt phẳng quỹ đạo tàu Columbia rồi. Vì vậy tàu Ascent Stage chỉ việc phóng đúng hướng là sẽ bay trên cùng mặt phẳng với Columbia. Nếu có phóng lệch một chút thì Ascent Stage vẫn có thể điều chỉnh để về đúng mặt phẳng quỹ đạo của Columbia.

Một khi đã cùng mặt phẳng thì công việc trở nên dễ hơn. Vì tàu Ascent Stage bay ở quỹ đạo thấp hơn Columbia nên nó bay nhanh hơn. Với việc 2 tàu bay với 2 tốc độ khác nhau, nên người ta có thể tính toán được thời điểm chính xác tàu Ascent Stage cần thực hiện TPI burn để nhảy lên quỹ đạo màu đỏ vừa đúng lúc tàu Columbia đi tới.

Trên đây là chu trình của tàu Apollo 11, làm theo cách thận trọng từng bước nên mất nhiều thời gian. Sau này NASA tự tin hơn tiến hành theo cách phóng thẳng lên ghép luôn, mất chưa đến 2 giờ là xong.

Tất cả các việc đo đạc tính toán này đều có thể làm được tốt với công nghệ thời đó. Không chỉ Mỹ mà Liên Xô cũng làm chủ được kỹ thuật này. Liên Xô đã cho 2 tàu Soyuz lắp ghép tự động với nhau từ năm 1968 sử dụng kỹ thuật khó hơn là phóng thẳng lên ghép, tàu sau bay lên chỉ hơn 60 phút là ghép được với tàu trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Các cụ thích đọc Apollo 11 có thể tìm file pdf cuốn in năm 1969 này.
IMG_2239.jpeg
IMG_2240.jpeg

Em chụp vài trang demo
IMG_2241.png

Hoặc cuốn này:

IMG_2242.jpeg

Cuốn này cũng pdf

IMG_2243.jpeg

Trình bọn Mỹ làm giả rất siêu. Nên các cụ tin vào Moon hoax cũng nên đọc mà bóc cho nó pro.
iBooks có thể tìm cuốn này

IMG_2244.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Để tin thì cần rất nhiều thông tin, sự kiện, dữ liệu, kiến thức,... Để ko tin thì có đưa ra dẫn chứng gì cũng chỉ cần bảo "khó lắm, sao mà làm được, xác xuất nhỏ lắm,.." là xong. Ko tin là ko tin. Cách duy nhất có thể thay đổi được là phải được ngồi trực tiếp vào con tàu vũ trụ đó, chứng kiến tận mắt sự việc thì may ra.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Để tin thì cần rất nhiều thông tin, sự kiện, dữ liệu, kiến thức,... Để ko tin thì có đưa ra dẫn chứng gì cũng chỉ cần bảo "khó lắm, sao mà làm được, xác xuất nhỏ lắm,.." là xong. Ko tin là ko tin. Cách duy nhất có thể thay đổi được là phải được ngồi trực tiếp vào con tàu vũ trụ đó, chứng kiến tận mắt sự việc thì may ra.
Chỉ cần Nga ngố nói thì tin ngay, không cần mất công tư duy phản biện đâu cụ, hehe
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Lúc về có 2 vấn đề mà nhiều cụ thắc mắc: 1 là sao tàu nhỏ thế mà cũng bay về được? 2 là làm sao 2 tàu có thể lắp ghép được chính xác?

Về vấn đề 1, tàu nhỏ lại chính là lợi thế mà nhờ đó nó có thể về được dễ hơn. Tàu càng nhỏ, trọng lượng càng nhỏ thì càng chỉ cần động cơ nhỏ và ít nhiên liệu. Ở lượt đi, do sức hút trái đất rất lớn + sức cản không khí + tải trọng lớn + cú đẩy chuyển từ quỹ đạo quanh trái đất sang quỹ đạo tới mặt trăng nên mới cần tên lửa Saturn V khổng lồ. Ở lượt về, do sức hút mặt trăng nhỏ + không có sức cản khí quyển + tải trọng rất nhỏ + không cần nhiều nhiên liệu để chuyển từ quỹ đạo mặt trăng sang quỹ đạo về trái đất nên tàu chỉ cần các động cơ nhỏ và ít nhiên liệu. Nếu chỉ tính từ mặt trăng bay lên gặp tàu Columbia thì lại càng cần ít nhiên liệu hơn.

Có bảng thống kê sau cho thấy lượng nhiên liệu tiêu tốn cho mỗi quá trình bay trong toàn bộ hành trình của Apollo:

ApolloEnergyRequirementsMSC1966.png


Cột màu đen là lượng nhiên liệu tiêu thụ, với thước đo bên tay phải, đơn vị lbs (khoảng 0,5kg). Cột đầu tiên bên trái có chứ LAUNCH là cột lượng nhiên liệu cần để phóng lên quỹ đạo trái đất. Cột này quá dài nên họ phải cắt bớt đi, giá trị gần đúng là 5,6 triệu lbs, tức là khoảng 2500 tấn. Cột màu đen có chữ LM ASCENT là cột nhiên liệu cần thiết để phóng Ascent Stage lên ghép với Columbia, bé tí tẹo, khoảng 2 tấn. Đây là quá trình tiêu tốn ít nhiên liệu nhất trong toàn hành trình.

Còn điểm thứ 2, làm thế nào 2 tàu ghép được với nhau, thì tôi đã giải thích rồi, nhưng ở đây sẽ nói rõ hơn về quá trình đã diễn ra thế nào.

lor3a.gif


Trong hình trên, tàu Ascent Stage là chấm đen, quỹ đạo bay của nó là đường màu đen. Tàu Columbia bay ổn định trên quỹ đạo màu đỏ.

Để 2 tàu gặp nhau thì bước đầu tiên Ascent Stage sẽ phóng lên theo quỹ đạo elip màu xanh rêu với độ cao 17*83 km.

Tại điểm 1:00 (1 giờ sau khi phóng) tàu thực hiện CSI burn đốt động cơ để nhảy sang quỹ tròn màu tím độ cao 83km.

Tại điểm 2:00, tàu thực hiện CDH burn, đốt động cơ để tàu duy trì quỹ đạo tròn 83km.

lor3b.gif


Tại điểm 2:40 tàu thực hiện TPI burn, đốt động cơ để nhảy lên quỹ đạo màu đỏ độ cao 110km.

Tại các điểm 2:55 và 3:10, tàu thực hiện các lần đốt nhỏ để điều chỉnh quỹ đạo.

Tại điểm 3:25 tàu lên tới quỹ đạo màu đỏ, vừa lúc gặp tàu Columbia, tàu đốt động cơ để hãm bớt lại, 2 tàu tiến hành điều chỉnh nhỏ cần thiết rồi ghép nối luôn. Toàn bộ quá trình hết 3,5 giờ và gần 2 vòng quay quanh mặt trăng.

Vấn đề phức tạp đầu tiên là 2 tàu phải bay trên cùng 1 mặt phẳng. Tàu Ascent Stage tách ra từ Columbia nên địa điểm phóng vốn đã nằm trên cùng mặt phẳng quỹ đạo tàu Columbia rồi. Vì vậy tàu Ascent Stage chỉ việc phóng đúng hướng là sẽ bay trên cùng mặt phẳng với Columbia. Nếu có phóng lệch một chút thì Ascent Stage vẫn có thể điều chỉnh để về đúng mặt phẳng quỹ đạo của Columbia.

Một khi đã cùng mặt phẳng thì công việc trở nên dễ hơn. Vì tàu Ascent Stage bay ở quỹ đạo thấp hơn Columbia nên nó bay nhanh hơn. Với việc 2 tàu bay với 2 tốc độ khác nhau, nên người ta có thể tính toán được thời điểm chính xác tàu Ascent Stage cần thực hiện TPI burn để nhảy lên quỹ đạo màu đỏ vừa đúng lúc tàu Columbia đi tới.

Trên đây là chu trình của tàu Apollo 11, làm theo cách thận trọng từng bước nên mất nhiều thời gian. Sau này NASA tự tin hơn tiến hành theo cách phóng thẳng lên ghép luôn, mất chưa đến 2 giờ là xong.

Tất cả các việc đo đạc tính toán này đều có thể làm được tốt với công nghệ thời đó. Không chỉ Mỹ mà Liên Xô cũng làm chủ được kỹ thuật này. Liên Xô đã cho 2 tàu Soyuz lắp ghép tự động với nhau từ năm 1968 sử dụng kỹ thuật khó hơn là phóng thẳng lên ghép, tàu sau bay lên chỉ hơn 60 phút là ghép được với tàu trước.
"Tại điểm 3:25 tàu lên tới quỹ đạo màu đỏ, vừa lúc gặp tàu Columbia, tàu đốt động cơ để hãm bớt lại, ": Tiện quá bác nhỉ, vừa lên làn đỏ, vô tình anh tàu mẹ Columbia đã ở đó luôn rồi.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,214 Mã lực
"Tại điểm 3:25 tàu lên tới quỹ đạo màu đỏ, vừa lúc gặp tàu Columbia, tàu đốt động cơ để hãm bớt lại, ": Tiện quá bác nhỉ, vừa lên làn đỏ, vô tình anh tàu mẹ Columbia đã ở đó luôn rồi.
Cái này căn giờ phóng chuẩn là ngon. Đoạn cuối điều chỉnh chút nữa.

Những tính toán này không quá khó, nhất là khi đã có máy tính. Cái khó là làm sao để toàn bộ hệ thống hoạt động trơn tru không có sự cố gì từ lúc phóng lên từ mặt đất đến khi hạ xuống biển.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,859
Động cơ
113,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao lại là mặt trăng các kụ biết không. Là để khè tên lửa đẩy. Hay nói cách khác là các cường quốc răn đe hạt nhân với nhau. Kiểu như các mợ hơn nhau ở tấm chồng thì mang các sói ra khè nhau thây...
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
60 năm kể từ khi các phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng....nhiều nước vẫn chật vật dù chỉ hạ cánh tàu tự hành trên Mặt trăng.


Thế mới biết Mỹ kinh khủng thật, 60 năm trước đã đưa tàu tự hành lên Mặt trăng và năm 1969 đã đưa 2 phi hành gia cùng tàu vũ trụ lên Mặt trăng....rồi 2 người cùng tàu lại bay về được Trái đất bình an....Mỹ vẫn là nước duy nhất trên TG đưa được người lên Mặt trăng cho đến nay.
Thường thôi ! Cũng quãng thời gian đấy, một tay xơi rau muống cũng đem được bèo hoa dâu lên không gian khoe hàng ! Kk ! Có gì đâu mà cụ phải bợ !
 

lowschool

Xe tải
Biển số
OF-358133
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
480
Động cơ
263,128 Mã lực
Giờ lên sao Hỏa mới khó chứ lên mặt trăng thì các nước đang thi nhau lên rồi.
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
845
Động cơ
-319,399 Mã lực
Cái này căn giờ phóng chuẩn là ngon. Đoạn cuối điều chỉnh chút nữa.

Những tính toán này không quá khó, nhất là khi đã có máy tính. Cái khó là làm sao để toàn bộ hệ thống hoạt động trơn tru không có sự cố gì từ lúc phóng lên từ mặt đất đến khi hạ xuống biển.
Vầng cụ, việc tính toán sao cho tên lửa ủn đít tàu đổ bộ cho nó bay, rồi tầu đổ bộ bay theo quĩ đạo chuẩn để không bị hạ cánh bằng đầu xuống mặt trăng, rồi sau đó dừng lại ngắm mặt trăng. Tiếp đến chờ người lấy một nắm đất, sau đó lại dùng tên lửa ủn đít lên trạm quĩ đạo, hình như có lắp gép gì đó, bấy nhiêu công đoạn với quá nhiều rủi ro. Xác xuất để không có rủi ro là rất rất nhỏ cụ ạ.
Vậy cho con người ngồi vào cái tầu đổ bô, nhầm đổ bộ đó có ai dám ngồi vào không ạ, hay chỉ có robot hoặc các thiết bị thăm dò dám ngồi vào. Khi mà xác suất để thực hiện bấy nhiêu công đoạn đó thành công là rất rất nhỏ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Nói về trình độ thẩm thấu khoa học công nghệ thì Việt đang thua Tây, mà Tây còn còm đến 5k về vấn đề bay lên từ mặt trăng về trái đất. Yên tâm, thớt này nếu chã để yên thì số lượng còm phải gấp đôi, gấp 3 Tây ấy chứ.
Mấy clip trên youtube thì công nhận là đẹp thật, nhưng nhìn nó có quá nhiều qui trình, và trong mỗi qui trình đó lại thực hiện lắp ráp này nọ, rồi đủn đít nhau cho nhau bay ngoài không gian, em thấy quá nhiều rủi ro cho con người ạ. Xác xuất thành công để đi hết chặng đường là quá nhỏ, và nó càng nhỏ hơn nữa nếu con tàu đó chở thêm con người khi kéo theo đủ thứ hỗ trợ phức tạp cho sự sống.
Nó không phải là một lần mà tất cả từ Appolo 11 đền Appolo17 (Applo 13 bị hủy vì lỗi kỹ thuật). Có 12 người đã lên cung Trăng và ở lại lâu nhất là gần 01 ngày. Mỹ gửi mẫu đất đá trên Mặt Trăng cho rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới.
Ngần đó nguồn xác thực chưa để cụ tin sao?
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Đúng rồi, còn có vụ này. Đây là chuyến đi của Amstrong sang Liên Xô năm 1970 theo lời mời của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, trong đó Amstrong có bài nói về khám phá bề mặt mặt trăng trước khoảng 1000 học giả Liên Xô và nhiều nước khác. Trong ảnh trên là Tereshkova, nữ phi hành gia đầu tiên của thế giới, gắn huy hiệu kỷ niệm cho Amstrong. Nếu Liên Xô nghi ngờ thì liệu họ có tiếp đón Amstrong trọng thị thế này không? Mô hình trên bàn mô tả vụ lắp ghép thành công 2 tàu Soyuz của Liên Xô năm 1968.
Đây là kế hoạch phản gián bác ạ:
Mỹ muốn thể hiện cho Liên Xô tưởng là, Tau đã lên trển rồi.
Còn Liên Xô cứ giả vờ thể hiện, họ thực sự tin rằng, Mỹ đã lên đó thực.
:D
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
845
Động cơ
-319,399 Mã lực
Nó không phải là một lần mà tất cả từ Appolo 11 đền Appolo17 (Applo 13 bị hủy vì lỗi kỹ thuật). Có 12 người đã lên cung Trăng và ở lại lâu nhất là gần 01 ngày. Mỹ gửi mẫu đất đá trên Mặt Trăng cho rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới.
Ngần đó nguồn xác thực chưa để cụ tin sao?
Cám ơn cụ dẫn chứng, mẫu đất đá, nếu quả thực đó là của mặt trăng thì rất có thể là do robot thu thập ạ, chứ con người em vẫn cho rằng khó tại thời điểm này. Mà em tin hay chưa tin thì cũng như nhiều người chém cho vui thôi ạ. Quan trọng gì đâu >:D<
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,385 Mã lực
Cám ơn cụ dẫn chứng, mẫu đất đá, nếu quả thực đó là của mặt trăng thì rất có thể là do robot thu thập ạ, chứ con người em vẫn cho rằng khó tại thời điểm này. Mà em tin hay chưa tin thì cũng như nhiều người chém cho vui thôi ạ. Quan trọng gì đâu >:D<
Em chỉ dám nói khó thôi. Vì thực ra lấy mẫu chỉ mỗi lần đc vài gam cho đến vài kg. Như em đi mua đất trồng cây là phải vài bao tải.
 

vietdung_790

Xe đạp
Biển số
OF-406018
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
23
Động cơ
226,944 Mã lực
Tuổi
34
Nhắc đến khám phá Mặt Trăng mà ko nói tới bức ảnh Earthrise và Apollo 8-sứ mệnh đánh dấu lần đầu tiên con người rời xa khỏi vòng tay của hành tinh mẹ và hướng tới một thế giới khác là thiếu sót lớn đấy.

CÂU CHUYỆN VĨ ĐẠI TỪ MỘT BỨC ẢNH
Bức ảnh Trái Đất Mọc (Earthrise)- vị cứu tinh của năm 1968 và đêm giáng sinh đáng nhớ nhất trong lịch sử loài Người.


Trước hết, đây không phải là câu chuyện về Apollo 11 với Neil Armstrong, cũng không phải là về Chú Cuội bám gốc cây đa bay vèo lên cung Trăng đã rất quen thuộc với nhiều người, mà đây là câu chuyện về Apollo 8-sứ mệnh đầu tiên đưa con người rời khỏi quê nhà và tới một thế giới khác.

cách đây Hơn 55 năm, phi hành đoàn Apollo 8 đã chụp bức ảnh Earthrise, nó đã làm thay đổi mãi mãi lịch sử Nhân loại, nó đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, loài Người tận mắt trông thấy toàn bộ hành tinh quê hương trôi nổi trong không gian sâu thẳm, tận mắt nhìn thấy mình đang sống ở đâu trong vũ trụ.

Nhìn từ bề mặt của Mặt Trăng thì sự đau thương và tăm tối của năm 1968 đã hoàn toàn biến mất, mà Trái Đất hiện lên như một viên ngọc sáng lấp lánh, nó là thứ duy nhất có màu sắc trong vũ trụ bao la rộng lớn.

Sự hỗn loạn và bi kịch ở Trái Đất trong năm 1968:

Bức ảnh Earthrise ra đời vào năm 1968, đó là năm hỗn loạn bậc nhất trên thế giới kể từ sau Thế Chiến 2.

Nó bao gồm các vụ ám sát nhân vật nổi tiếng như Bobby Kennedy (em trai của thổng thống John Kenedy) và Martin Luther King- nhà hoạt động nhân quyền người gốc Phi, bạo loạn, biểu tình, chia rẽ và xung đột sắc tộc bao trùm cả nước Mỹ khi đó.

Chiến tranh Việt Nam cũng leo thang cực kỳ tàn k.hốc với sự kiện Mậu Thân làm bùng nổ các cuộc biểu tình phản chiến khắp toàn cầu, hình ảnh Biệt động Sài Gòn chiếm tòa đại sứ Mỹ ngay giữa thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hòa khiến cả thế giới bàng hoàng.

Người Việt thì vẫn kiên cường chiến đấu vì độc lập dân tộc của họ bất chấp việc phải trả giá bằng hàng triệu sinh mạng, người Mỹ thì ngày càng sa lầy ở đây, những hình ảnh chiến sự kinh kh.ủng ở Việt Nam làm cả thế giới bị sốc và chấn động.

Rồi cả bạo động, đình công lan rộng khắp Paris (Pháp), London (Anh), Mexico... cuộc can thiệp của Liên Xô vào Tiệp Khắc, cùng vô số bất ổn khác trên thế giới.

Trái Đất của năm 1968 là một hành tinh với hàng ngàn vết thương chảy m.áu khắp nơi, những vết thương mà bằng cách nào đó đã được cảm nhận và chia sẻ bởi hơn 3,5 tỷ người sống trên 160 quốc gia có chủ quyền, trên một hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi.
Nhưng vào đêm giáng sinh năm 1968, người dân thế giới tạm quên đi cái nỗi đau thương, cái sự hỗn loạn tăm tối đó và cùng nhau theo dõi và lắng nghe chuyến du hành của Apollo 8.

Đêm giáng sinh 1968

Người dân thế giới nói hơn 7000 loại ngôn ngữ khác nhau, đại diện cho hàng ngàn nền văn hóa khác nhau đến từ vô số lịch sử khác biệt, nhưng vào đêm Giáng sinh năm 1968, sự khác biệt đó được tạm gác lại, toàn thể người dân trên Trái Đất đã cùng lắng nghe những lời chúc Giáng sinh từ phi hành đoàn Apollo 8, (Không rõ ở Việt Nam lúc bấy giờ có ai để ý sự kiện này không).

Vào thời khắc vĩ đại này, toàn thể loài Người là một thể thống nhất không thể tách rời...

Và cũng giống như những nền văn minh lớn trong lịch sử loài Người như Aztec, Maya..họ luôn có những câu chuyện về nguồn gốc của chính mình.

Phi hành đoàn của Apollo 8 cũng phát đi câu chuyện mang tính sáng tạo về nguồn gốc và sự ra đời của chính nền văn minh loài Người, của chính ngôi nhà Trái Đất, họ trích ra những câu đầu tiên trong Sáng Thế Ký(Genesis) để phát nó đi cho toàn thể Nhân loại lắng nghe..

Ước tình có hơn 1/3 dân số thế giới theo dõi buổi phát sóng, buổi phát sóng có lượng người xem lớn nhất trong lịch sử tính đến thời điểm đó.

Khi phi hành đoàn nói những lời cuối trong buổi phát sóng: "Chúc ngủ ngon, chúc may mắn, chúc Giáng sinh vui vẻ và cầu chúa ban phước lành cho tất cả mọi người-những người đang ở trên một Trái Đất tươi đẹp".

Màn hình tivi khắp mọi nơi trên thế giới bỗng chuyển sang màu tối, khắp mọi nơi người dân kéo nhau ra ngoài đường, ngước nhìn lên trời để cố gắng trông thấy những người đàn ông vừa nói với họ từ Mặt Trăng, dù biết là không thể.

Vị cứu tinh của năm 1968:

Apollo 8 và bức ảnh Earthrise đó không thể cân bằng lại cuốn sổ sinh tử của năm 1968, những sinh mạng đã mất trong năm đó đều không thể sống lại, các cuộc chiến như ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đổ máu.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Apollo 8 không thể chuộc lại năm đó, và bằng một cách nào đó, nó đã chuộc lại nền văn minh và chủng loài đã gửi phi hành đoàn đến Mặt Trăng trong một nhiệm vụ bất thường như thế.

Apollo 8 đã vượt qua giới hạn của một quốc gia và đánh dấu một giai đoạn mới trong việc phát triển nền văn hóa vũ trụ của loài Người.

Sau khi trở về nhà, Frank Borman-chỉ huy của sứ mệnh Apollo 8 nhận được một bức thư nặc danh, nó không đến từ một lãnh đạo, người nổi tiếng nào cả.

Nó được chuyển qua tay những quầy ăn trưa chỉ dành cho người da đen ở miền Nam nước Mỹ, nó xuyên qua những cánh rừng rậm của chiến trường khốc liệt ở Việt Nam, nơi binh sỹ Mỹ thiệt mạng hàng ngày, nó băng qua khắp các con đường đẫm máu giữa những người biểu tình và cảnh sát, nơi mà đã sặc mùi phân biệt chủng tộc.

Nó vượt qua linh hồn của 10 triệu dân thường Mỹ không đủ ăn từng bữa, cùng các thế hệ người dân chia rẽ không tin tưởng nhau.
Nó chỉ ngắn gọn có một dòng thôi, cụ thể là:
XIN CẢM ƠN, các bạn đã cứu rỗi năm 1968!

Nguồn tham khảo:
Sách: Rocket Men, Apollo 8: The Thrilling Story of the First Mission to the Moon.
Phim tài liệu: Human Universe (2013), First to the moon (2018).

1706261653135.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top