[Funland] Lên mặt trăng đâu có đơn giản

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Trọng lực trên Trạm Hoà Bình vẫn có, nó làm trạm lệch quỹ đạo dần. Định kỳ vẫn phải dùng tàu để đẩy nó về đúng quỹ đạo nếu không nó sẽ rơi về trái đất.
Cái vệ tinh luôn hướng một mặt về trái đất thì sao cụ, nó không tự quay quanh mình nó nên lấy đâu ra trọng lực.
Lý thuyết trọng lực mặt trăng bằng 1/x lần trái đất thì cũng giống như bảo người tiến hóa từ vượn vậy.
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Trạm I SS cách Trái Đất khoảng 360- 400km. Và nó tại đây nó vẫn chịu lực hấp dẫn của Trái Đất và bằng 99% tại mực nước biển Nhưng nó chuyển động quanh Trái Đất rất nhanh 27.600km/h.
Tốc độ quay này nó tạo ra lực ly tâm. Lực ly tâm này cân bằng với lực hấp dẫn của Trái Đất. Do đó con người sống trong đó như sống trong môi trường không trọng lực.
Cụ phát biểu chuẩn không cần chỉnh rồi. Chính là do cái vận tốc chuyển động quanh trái đất đó mới giữ trạm như một vệ tinh được, trạm như vậy, thì mặt trăng sao khác được.
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Chỗ này thì cụ sai rồi. Nếu nói "mặt trăng ko có khí quyển, ko có có gió thôi tung lá cờ" thì đúng. Còn nói mặt trăng ko có trọng lực thì sai đấy.
Gia tốc trọng trường trên bề mặt Mặt Trăng là khoảng 1,625 m/s2 khoảng 16,6% so với trên bề mặt của Trái Đất hoặc 0,166 ɡ.[1] Trên toàn bộ bề mặt, sự thay đổi của gia tốc trọng trường là khoảng 0,0253 m/s2 (1,6% gia tốc trọng trường). Do trọng lượng phụ thuộc trực tiếp vào gia tốc trọng trường, nên những thứ trên Mặt Trăng sẽ chỉ nặng 16,6% (≈ 1/6) so với trọng lượng của chúng trên Trái Đất.
Cụ đo gia tốc trọng trường trên mặt trăng bằng cách nào? Hay chỉ suy luận bằng lý thuyết lực hấp dẫn???
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cái vệ tinh luôn hướng một mặt về trái đất thì sao cụ, nó không tự quay quanh mình nó nên lấy đâu ra trọng lực.
Lý thuyết trọng lực mặt trăng bằng 1/x lần trái đất thì cũng giống như bảo người tiến hóa từ vượn vậy.
Vâng, đa số đã tiến hoá rồi bác ạ.
 

3chan4cang

Xe tải
Biển số
OF-172594
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
361
Động cơ
334,778 Mã lực
Thì chắc các cụ ấy nghĩ đơn giản như kiểu tàu con thoi về trái đất, dùng động cơ phản lực để về, lúc lên thì đương nhiên phải dùng tên lửa đẩy.
Cơ mà để đáp xuống bề mặt mặt trăng thì chắc phê phết, vì khả năng tại mặt trăng, các vật thể tiếp cận cũng là dạng không trọng lực, em đồ rằng, mặt trăng cũng không có lực hút như mọi người nghĩ.
Cụ bị Joker nó cho chơi thuốc quá liều rồi. Mặt trăng không có lực hút thì chắc là do thằng Aquaman trong team nhà cụ nó quậy bên dưới nên thủy triều mới lên xuống hàng ngày.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Cái vệ tinh luôn hướng một mặt về trái đất thì sao cụ, nó không tự quay quanh mình nó nên lấy đâu ra trọng lực.
Lý thuyết trọng lực mặt trăng bằng 1/x lần trái đất thì cũng giống như bảo người tiến hóa từ vượn vậy.
Cụ tốt nghiệp cấp 2 chưa ạ?
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Nguồn gốc màu thì đúng là bắt đầu từ trải nghiệm thật của con người. Tuy nhiên có thể dễ dàng đưa nó lên thành đại lượng không còn phụ thuộc vào con người nữa.
Định nghĩa màu sắc dựa trên bước sóng ánh sáng của nó. VD ánh sáng bước sóng 380-450nm là màu tím (violet/indigo), 450-500nm là màu xanh blue/aqua, 500-570nm là màu green, 570-590nm là màu vàng, 590-610nm là màu cam, 610-710nm là màu đỏ.

Định nghĩa như vậy khách quan, khoa học, không phụ thuộc vào con người nữa, cũng không phụ thuộc vào cơ chế xử lý tín hiệu, không phụ thuộc vào nội dung các câu nói trong tiểu thuyết kiếm hiệp.
Cụ giải thích gì gớm thế. Trên mặt trăng không có khí quyển vì lực hút quá yếu, đương nhiên không có hạt không khí hoặc hạt bụi lơ lửng nào khuyếch xạ ánh sáng khiến cho mắt con người bắt được mầu sắc hoặc mầu phản chiếu của hạt mưa rơi rồi
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
754,285 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Không có cái vệ tinh nhân tạo, trạm vũ trụ hay kính thiên văn nào tự quay quanh nó cả. Nó chỉ quay quanh Trái Đất thôi.
Vệ tỉnh tự nhiên ( mặt trăng) thì ngoài quay quanh hành tinh mẹ nó còn tự quay quanh trục của nó nữa.
Quay quanh hành tinh mẹ để tạo lực ly tâm cân bằng với lực hấp dẫn của nó và của hành tinh mẹ. Khối lượng hành tinh mẹ càng lớn, khối lượng mặt trăng càng lớn, khoảng cách giữa chúng càng nhỏ thì tốc độ quay của mặt trăng phải càng lớn. Và ngược lại.
Ngoài ra chúng còn tự quay quanh trục của nó nữa. Hiện tượng này xuất phát từ đĩa bồi tụ tiền hành tinh.
Hiện tượng tự quay quanh trục chỉ diễn ra ở mặt trăng có Khối lượng lớn( lớn đến mức tự vo tròn) còn các thiên thể nhỏ ( thiên thạch) thì không.
 
Biển số
OF-451479
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
1,803
Động cơ
210,510 Mã lực
Trong này ít nhất có 1vị thần, thần đằng, đáng nể ^_^
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Thú thật với cụ là em chưa tốt nghiệp cấp 2 ạ, nhưng em mua được cái bằng ĐH rồi đấy nhé. :D
Thế thì chắc là cụ học lâu rồi nên quên đấy, các khái niệm về trọng lực, lực hấp dẫn trong SGK lớp 6 cụ ạ.

Tóm lại là vật vào có khối lượng thì đều có lực hấp dẫn (hút) các vật khác. Mặt trăng có khối lượng khá lớn đấy, nên tất nhiên là nó có lực hút phi hành gia đứng trên bề mặt của nó. Lực hút của mặt trăng bằng 1/6 của trái đất, nên một người lên trên đó sẽ nhẹ đi khá nhiều, 60kg thì chỉ còn 10kg thôi.
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Thế thì chắc là cụ học lâu rồi nên quên đấy, các khái niệm về trọng lực, lực hấp dẫn trong SGK lớp 6 cụ ạ.

Tóm lại là vật vào có khối lượng thì đều có lực hấp dẫn (hút) các vật khác. Mặt trăng có khối lượng khá lớn đấy, nên tất nhiên là nó có lực hút phi hành gia đứng trên bề mặt của nó. Lực hút của mặt trăng bằng 1/6 của trái đất, nên một người lên trên đó sẽ nhẹ đi khá nhiều, 60kg thì chỉ còn 10kg thôi.
Lực vạn vật hấp dẫn thì em lạ gì. Chẳng cần nhắc em vẫn nhớ.
Cơ mà em nghĩ các bác không đứng trên mặt trăng được vì mặt trăng nó đứng im (không tự quay quanh mình nó), nên tốc độ quay quanh trái đất của mặt trăng khá lớn, bác đứng trên đó thì sẽ bị đẩy văng ra khỏi bề mặt. Bác vẫn đứng trong môi trường chân không (mà không có cách nào đáp xuống mặt trăng được).
Trong chân không, một cọng lông cũng bằng 1 cân sắt, chả có khác gì nhau cả.
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Cụ bị Joker nó cho chơi thuốc quá liều rồi. Mặt trăng không có lực hút thì chắc là do thằng Aquaman trong team nhà cụ nó quậy bên dưới nên thủy triều mới lên xuống hàng ngày.
Thế em đố cụ giải thích được là tại sao nước lại bị mặt trăng hút lên gây ra thủy triều, trong khi các vật chất khác như đất đá, cây cỏ,... và con người lại không bị nó hút lên? :D
Kl: Lực hấp dẫn và trọng lực, chả liên quan gì đến nhau. :D
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
754,285 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Lực vạn vật hấp dẫn thì em lạ gì. Chẳng cần nhắc em vẫn nhớ.
Cơ mà em nghĩ các bác không đứng trên mặt trăng được vì mặt trăng nó đứng im (không tự quay quanh mình nó), nên tốc độ quay quanh trái đất của mặt trăng khá lớn, bác đứng trên đó thì sẽ bị đẩy văng ra khỏi bề mặt. Bác vẫn đứng trong môi trường chân không (mà không có cách nào đáp xuống mặt trăng được).
Trong chân không, một cọng lông cũng bằng 1 cân sắt, chả có khác gì nhau cả.
Cụ nhầm rồi đấy ạ. Môi trường chân không và Môi trường không trọng lực là hoàn toàn khác nhau. ( nó thường xảy ra ngoài vũ trụ nên mọi người tưởng là 1)
Mặt trăng vẫn tự quay quanh trục của nó đấy chứ. Nhưng không đủ nhanh để lực ly tâm thắng được lực hấp dẫn của nó nên mọi người vẫn đứng trên bề mặt của nó bình thường. Nếu quanh nhanh đến nỗi lực ly tâm thắng được lực hấp dẫn thì mặt trăng đã bị xé toạc ra rồi.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Thế em đố cụ giải thích được là tại sao nước lại bị mặt trăng hút lên gây ra thủy triều, trong khi các vật chất khác như đất đá, cây cỏ,... và con người lại không bị nó hút lên? :D
Kl: Lực hấp dẫn và trọng lực, chả liên quan gì đến nhau. :D
Mặt trăng hút tất cả mọi thứ trên trái đất ( cả con người ) chứ không chỉ nước. Tuy nhiên Trái đất cũng hút các thứ đó mạnh hơn nên các thứ đó không bị bắn ra khỏi trái đất. Chỉ có nước, do là chất lỏng nên dễ dàng nhận thấy nó di chuyển ( thủy triều ). Kiểu bị giằng co giữa Mặt trăng và Trái đất.
Cụ cũng bị Mặt trăng ( lúc trăng tròn) kéo 1 lực....nhưng không nhận ra vì nó quá nhỏ.
Tôi nhớ có vận động viên lướt sóng, đã lợi dụng lúc thủy triều lên để đạt kỷ lục Guiness về lướt trên sóng cao nhất, do lúc đó Mặt trăng cũng tác động ( hút anh ta ) 1 lực, làm anh ta bị nâng lên cao hơn ( so với lúc không có thủy triều lên).

KLQ....các cụ có biết tại sao lại có Triều cường không ?

Để trả lời câu hỏi của cụ về quan hệ giữa lực hấp dẫn và trọng lực :
Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn được gọi là trọng lực. + Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Mặt trăng, do cũng có lực hấp dẫn ( nhỏ hơn lực hấp dẫn Trái đất, do Mặt trăng nhỏ hơn, khối lượng nhỏ hơn) nên mọi vật trên bề mặt Mặt trăng cũng có trọng lực. Các nhà khoa học tính ra lực hấp dẫn Mặt trăng = 1/6 lực hấp dẫn Trái đất. Nghĩa là 1 người năng 60kg...nếu đổ bộ trên Mặt trăng, sẽ có trọng lượng 10kg.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Lực vạn vật hấp dẫn thì em lạ gì. Chẳng cần nhắc em vẫn nhớ.
Cơ mà em nghĩ các bác không đứng trên mặt trăng được vì mặt trăng nó đứng im (không tự quay quanh mình nó), nên tốc độ quay quanh trái đất của mặt trăng khá lớn, bác đứng trên đó thì sẽ bị đẩy văng ra khỏi bề mặt. Bác vẫn đứng trong môi trường chân không (mà không có cách nào đáp xuống mặt trăng được).
Trong chân không, một cọng lông cũng bằng 1 cân sắt, chả có khác gì nhau cả.
Mặt trăng có quay quanh nó, với chu kỳ khoảng gần 30 ngày một vòng, trùng với chu kỳ quay quanh trái đất. Đấy là lý do mặt trăng luôn hướng 1 phía về trái đất.

Bác đang hình dung là lực ly tâm khi người đứng trên mặt trăng và cả người cả mặt trăng quay quanh trái đất lớn đến nỗi người văng ra vũ trụ? Lực này nhỏ lắm bác ạ, chỉ khoảng 130g cho 1 người 60kg thôi.

Thật ra thì có thể suy luận là nếu lực này lớn đến thế, thì đất đá trên mặt trăng đã bay rào rào vào vũ trụ rồi, cứ gì ông phi hành gia :))
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Tôi nghĩ trong vũ trụ bao la, là môi trường chân không, chúng ta nghĩ là trọng lượng không tồn tại....Nhưng không phải. Mọi hành tinh đều có trọng lượng của nó, từ Mặt trời đến Trái đất, Mặt trăng, các vì sao, tất cả đều có trọng lượng hết. Mà có trọng lượng sẽ sinh ra lực hấp dẫn hay trọng lực cho bất kỳ vật nào ( có trọng lượng) đứng trên bề mặt của nó ( bị nó hút vào).
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,371
Động cơ
285,401 Mã lực
Mặt trăng có quay quanh nó, với chu kỳ khoảng gần 30 ngày một vòng, trùng với chu kỳ quay quanh trái đất. Đấy là lý do mặt trăng luôn hướng 1 phía về trái đất.

Bác đang hình dung là lực ly tâm khi người đứng trên mặt trăng và cả người cả mặt trăng quay quanh trái đất lớn đến nỗi người văng ra vũ trụ? Lực này nhỏ lắm bác ạ, chỉ khoảng 130g cho 1 người 60kg thôi.

Thật ra thì có thể suy luận là nếu lực này lớn đến thế, thì đất đá trên mặt trăng đã bay rào rào vào vũ trụ rồi, cứ gì ông phi hành gia :))
=))
Em chấp nhận phản biện của bác là có khoa học, lực ly tâm thì đúng như bác nói.
Cơ mà còn một vấn đề nữa là muốn đáp được xuống mặt trăng thì tàu con thoi phải đạt được sự đồng tốc với vận tốc quay của mặt trăng xung quanh trái đất, ca này thì khoai hơn đó bác.
Đứng được trên bề mặt rồi thì em nói làm gì. :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top