[Funland] Lên mặt trăng đâu có đơn giản

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,926
Động cơ
253,105 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Module hạ cánh của Apollo có thể vừa bay tự động, vừa lái tay bởi phi công. Amstrong trong lần hạ cánh đầu tiên xuống mặt trăng đã cướp quyền điều khiển từ bộ phận hạ cánh tự động để hạ tay khi thấy điểm hạ không an toàn.

Còn các tàu khác không người lái thì hạ cánh tự động, dùng các loại sensor máy đo nọ kia để hạ cánh mềm xuống mặt trăng. Hình như thời kỳ đầu có tàu còn dùng 1 bộ phận như kiểu dây dọi để phát hiện tàu đã đến ngưỡng độ cao thích hợp để tắt động cơ.

Còn 1 kiểu hạ cánh nữa là hạ cánh cứng, bản chất chỉ cần lao trúng mặt trăng là được. Tàu đầu tiên hạ lên mặt trăng là tàu Nga hạ kiểu cứng này. Nghe đơn giản nhưng hồi đó là một thành tựu ghê gớm, Nga phóng hỏng mấy phát mới thành công.
Cảm ơn cụ. Thực sự là em chưa tìm hiểu về hạ cánh trên Mặt Trăng đâu. Hạ cánh trên Sao Hỏa thì có tìm hiểu chút ít.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
832
Động cơ
283,012 Mã lực
Em nghĩ đáp lên được mặt trăng không khó.Cái khó là làm sao trở về được thôi ạ.Ngay cả tín hiệu còn không trở về được(robot hoặc tầu đổ bộ xuống mặt trăng đều không quay được video hay hình ảnh gì gửi lại) thì vật chất trở về bằng niềm tin à.
Chả hiểu cụ dựa vào niềm tin nào mà nói là không quay được video hay hình ảnh gì trên mặt trăng? Ảnh mặt trăng được chụp lần đầu tiên trên bề mặt mặt trăng là từ năm 1966 do tàu Luna 9 của Liên Xô chụp và gửi về. Video đầu tiên được ghi lại trên mặt trăng là do tàu Apollo 11 quay và gửi trực tiếp về. Nếu không tin Apollo thì xe tự hành Lunokhod 1 là phương tiện đầu tiên của Liên Xô quay video trên mặt trăng và gửi về từ năm 1970.

moon.png


Ảnh chụp trên mặt trăng đầu tiên do Luna 9 gửi về.
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,060
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48


Chang'e-6 lunar sample return mission is planned to be launched in May 2024. I will take a sample in the area located at 43º (±2º) S, 154º (±4º) W on the far side of the moon, just southwest of the Apollo crater (see circled area in 2nd image).
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Giờ chỉ còn hai ông lớn là Trung Quốc và Mỹ là có đủ tiền thực hiện những tham vọng ném tiền của cửa sổ này nhỉ. Nước Nga vĩ đại chắc trong 5, 6 năm tới , tập trung vào nâng cấp xe tăng và sản xuất đạn pháo cũng đủ sạt nghiệp rồi.
Cụ Putin đã khởi động lại chương trình tên lửa siêu nặng super heavy từ 2018 rồi cụ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đợi ông Nga thì còn tướt.
Tập Cận Bình mới tặng Putin hộp quà bụi mặt trăng mà chương trình Hằng Nga mang về nên Putin nói năm nay sẽ cho Luna-25 bay mặt trăng đó cụ

P/s. Cụ Putin cũng tặng Tập Cận Bình 1 hộp bụi mặt trăng mang về từ Luna-16
 
Chỉnh sửa cuối:

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
850
Động cơ
-319,331 Mã lực
Chả hiểu cụ dựa vào niềm tin nào mà nói là không quay được video hay hình ảnh gì trên mặt trăng? Ảnh mặt trăng được chụp lần đầu tiên trên bề mặt mặt trăng là từ năm 1966 do tàu Luna 9 của Liên Xô chụp và gửi về. Video đầu tiên được ghi lại trên mặt trăng là do tàu Apollo 11 quay và gửi trực tiếp về. Nếu không tin Apollo thì xe tự hành Lunokhod 1 là phương tiện đầu tiên của Liên Xô quay video trên mặt trăng và gửi về từ năm 1970.

moon.png


Ảnh chụp trên mặt trăng đầu tiên do Luna 9 gửi về.
Mấy cái này tôi nghĩ đều là tàu bên ngoài mặt trăng hoặc do một loại kính viễn vọng chụp mà.Ý tôi là các tàu đổ bộ hoặc robot thực sự đã đáp xuống mặt trăng gửi tín hiệu về nó sẽ rõ nét và cận cảnh như các cụ chụp girl vây.Cái tôi nghi ngờ chả có nhẽ sai...
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Module hạ cánh của Apollo có thể vừa bay tự động, vừa lái tay bởi phi công. Amstrong trong lần hạ cánh đầu tiên xuống mặt trăng đã cướp quyền điều khiển từ bộ phận hạ cánh tự động để hạ tay khi thấy điểm hạ không an toàn.

Còn các tàu khác không người lái thì hạ cánh tự động, dùng các loại sensor máy đo nọ kia để hạ cánh mềm xuống mặt trăng. Hình như thời kỳ đầu có tàu còn dùng 1 bộ phận như kiểu dây dọi để phát hiện tàu đã đến ngưỡng độ cao thích hợp để tắt động cơ.

Còn 1 kiểu hạ cánh nữa là hạ cánh cứng, bản chất chỉ cần lao trúng mặt trăng là được. Tàu đầu tiên hạ lên mặt trăng là tàu Nga hạ kiểu cứng này. Nghe đơn giản nhưng hồi đó là một thành tựu ghê gớm, Nga phóng hỏng mấy phát mới thành công.
Có lẽ vì lúc đó 1969 sắp hết thập niên 1960s rồi mà John F. Kennedy đã hứa từ 1961 là phải đưa người lên người về trong thập niên 1960s rồi (sau khi Mỹ tụt hậu LX trong chương trình vũ trụ) nên Amstrong nghiến răng lái liều? Và vẫn có thuyết âm miu đến tận hôm nay? Lái liều cũng ok thôi mà thời đó phi công LX và Mỹ đã lái mb tiếp liệu trên không rồi
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Mấy cái này tôi nghĩ đều là tàu bên ngoài mặt trăng hoặc do một loại kính viễn vọng chụp mà.Ý tôi là các tàu đổ bộ hoặc robot thực sự đã đáp xuống mặt trăng gửi tín hiệu về nó sẽ rõ nét và cận cảnh như các cụ chụp girl vây.Cái tôi nghi ngờ chả có nhẽ sai...
Cụ nghi ngờ rất thú vị đấy.

Vấn đề là cụ đang lấy tiêu chuẩn về ảnh năm 2023 để đánh giá các bức ảnh năm 196x.

Năm 196x mới chỉ có máy ảnh chụp phim, chưa có cảm biến và máy kỹ thuật số cụ ạ, có lẽ cái máy ảnh KTS đầu tiên chính là từ ngành hàng không vũ trụ mà ra đấy. Tất nhiên chả hy vọng gì ở chất lượng ảnh của cái máy sơ khai đó cả.

Kể cả chụp được cũng không xử lý được. Máy tính đầu tiên trên mấy con tàu vũ trụ này tốc độ hình như có mấy chục Kb/s, nhét cho cái ảnh 1Mb vào chắc treo cứng, nổ chíp luôn :D

Vì thế không có ảnh nét như ảnh gái cho cụ xem đâu :))
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,812
Động cơ
481,988 Mã lực
Bốc phét thôi cụ.
Giống như trạm Hòa Bình, người trong trạm ở trạng thái không trọng lượng.
Mặt trăng nó cũng như trạm Hòa Bình, trên bề mặt mặt trăng cũng là không trọng lượng.
Vậy thì hạ cánh vào mắt, trừ khi dùng dây cáp, mà dùng dây cáp thì nguy cơ va chạm là rất cao, nên bao nhiêu năm, mặt trăng vẫn là sự thèm khát của nhiều thế lực.
Cụ học ở đâu mà lại bảo mặt trăng ko trọng lượng? Thế thì đất đá trên đấy nó bay tứ tung rồi chứ?
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,060
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48
Cụ Putin đã khởi động lại chương trình tên lửa siêu nặng super heavy từ 2018 rồi cụ.
=)) Chắc tiến độ thực hiện dự án 0.01% . Lại sắp có mô hình,ảnh Photoshop xuất hiện .
Giờ này Nga tập trung đúc đạn pháo và phục hồi T54, 62 thôi, chuyện mặt trăng quá xa vời rồi.
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,060
Động cơ
113,585 Mã lực
Tuổi
48
Có cả cẩm nang bay tàu đáp của Apollo này cụ. Cả bài học rút ra từ các lần bay (lessons learnt). Nhiều quá đọc không hết mà ném đá

Screenshot_20230428-134659_Write on PDF.jpg
Screenshot_20230428-134641_Write on PDF.jpg
Screenshot_20230428-134616_Write on PDF.jpg


Chính ra đội "không thích Mỹ" ở Việt Nam tập hợp lại viết hẳn thành một đề tài nghiên cứu chứng minh là: đổ bộ xuống mặt trăng không thể quay về trái đất , nước Mỹ đã nói dối. Sau đó công bố ra thế giới, khéo làm dung chuyển giới khoa học toàn cầu. Việt Nam chắc chắn sẽ có tên trên bản đồ khoa học vũ trụ thế giới, tha hồ mà ngạo nghễ nhỉ
 

Tuấn_132

Xe tải
Biển số
OF-581625
Ngày cấp bằng
26/7/18
Số km
426
Động cơ
276,470 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Lâm Đồng
Trên mặt trăng không có gió nên những dấu vết đổ bộ lên đó có thể duy trì cả tỷ năm. Sao người ta không soi kính thiên văn hay vệ tinh lên đó mà chụp ảnh để chứng minh nhỉ?
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Cụ nghi ngờ rất thú vị đấy.

Vấn đề là cụ đang lấy tiêu chuẩn về ảnh năm 2023 để đánh giá các bức ảnh năm 196x.

Năm 196x mới chỉ có máy ảnh chụp phim, chưa có cảm biến và máy kỹ thuật số cụ ạ, có lẽ cái máy ảnh KTS đầu tiên chính là từ ngành hàng không vũ trụ mà ra đấy. Tất nhiên chả hy vọng gì ở chất lượng ảnh của cái máy sơ khai đó cả.

Kể cả chụp được cũng không xử lý được. Máy tính đầu tiên trên mấy con tàu vũ trụ này tốc độ hình như có mấy chục Kb/s, nhét cho cái ảnh 1Mb vào chắc treo cứng, nổ chíp luôn :D

Vì thế không có ảnh nét như ảnh gái cho cụ xem đâu :))
Cụ nhầm!
Độ phân giải tương đương của film 70mm trên Apollo 11 tương đương 90-120Mega pixel trên máy DSLR hiện nay (- không phải cảm biến lởm 100M như trên máy SS đâu)
Mà DSLR tầm 90 Mp thì mấy con Hasselblad toàn tiền tỷ nhé.
Link của hasselblad về phần hợp tác với Apollo
Đội ấy nó có 1 site riêng apollo 11! Mấy cụ thử xem để LX làm giả được bằng này dữ liệu khéo sụp sớm hơn vài năm.
Mẽo nó số hoá cho tiện tra cứu thì được đội đầu đất đi đòi bản gốc ở đâu.?!
Sơ sơ phần ảnh có 2000 tấm ảnh thôi
:))
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
832
Động cơ
283,012 Mã lực
Cụ nhầm!
Độ phân giải tương đương của film 70mm trên Apollo 11 tương đương 90-120Mega pixel trên máy DSLR hiện nay (- không phải cảm biến lởm 100M như trên máy SS đâu)
Mà DSLR tầm 90 Mp thì mấy con Hasselblad toàn tiền tỷ nhé.
Link của hasselblad về phần hợp tác với Apollo
Đội ấy nó có 1 site riêng apollo 11! Mấy cụ thử xem để LX làm giả được bằng này dữ liệu khéo sụp sớm hơn vài năm.
Mẽo nó số hoá cho tiện tra cứu thì được đội đầu đất đi đòi bản gốc ở đâu.?!
Sơ sơ phần ảnh có 2000 tấm ảnh thôi
:))
Tàu Apollo vừa dùng ảnh film (máy Hasselblad) vừa truyền hình ảnh trực tiếp bằng máy kiểu camera truyền hình. Ảnh chụp film chất lượng rất tốt, nhưng hình ảnh truyền hình trực tiếp thì chất lượng không thể tốt được.

Ảnh chụp trên mặt trăng bởi các tàu không người lái đều được truyền về trái đất giống như truyền tín hiệu truyền hình nên chất lượng không tốt lắm nếu so với tiêu chuẩn bây giờ.

Liên xô hồi đó còn cố tình truyền hình ảnh từ mặt trăng về theo các chuẩn truyền hình thông thường không mã hóa gì cho phương Tây chặn xem thoải mái để truyền thông phương Tây dễ dàng tuyên truyền miễn phí thành tựu của khoa học công nghệ Liên xô.

Cuộc đua lên mặt trăng hồi đó thực sự gay cấn.

Screenshot_20230429_011839_Chrome.jpg

Neil Armstrong với chiếc máy ảnh Hasselblad gắn cố định trước ngực. Chỉ có film ảnh được phi hành đoàn mang về trái đất, còn toàn bộ máy ảnh được bỏ lại mặt trăng để hạ tải.
 
Chỉnh sửa cuối:

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
117
Động cơ
297,756 Mã lực
Các cụ trên OF kiến thức uyên thâm thì hẳn rồi, nhưng khi tranh luận các cụ cứ trình bày quan điểm, đưa ra luận chứng và trích dẫn nguồn rõ ràng, không nên công kích cá nhân. Các cụ lôi khối A với khối C, rồi cô giáo này nọ vào làm gì. Cháu thấy tranh luận như vậy làm loãng top. Cả khối A/B/C/D/E/F cho đến X/Y/Z lẫn cô giáo đều không có lỗi nếu học sinh học xong chữ trả lại…sách :).

Mong các cụ tiếp tục tranh luận “rặt” khoa học để những kẻ ngoại đạo nhưng trình hóng cao như cháu được mở mang thêm kiến thức và góc nhìn về vụ người Mỹ lên thăm chị Hằng cách đây đã lâu.

Cháu hóng cao độ xem bao giờ người Mỹ lại có người đặt chân lên mặt trăng thăm lại chị Hằng, để chụp mấy bức portrait độ phân giải cao mang về, xem giờ dung nhan chỉ ra sao sau 50-60 năm :).
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Cty iSpace của Nhật sai lầm khi đặt tên tàu đổ bộ mặt trăng là Thỏ Trắng ( Hakuto-R) ...nên thất bại.
Với 1 dự án phức tạp và nhạy cảm, nên đặt tên phong thuỷ chút...Thỏ là con vật nhút nhát không phù hợp để đặt tên cho con tàu đổ bộ...Haizzz...:D

Israel và Ấn độ cũng đã thất bại trong việc đưa tàu đổ bộ Mặt trăng.
Cho đến nay mới có 3 nước : LX, Mỹ, TQ đã thành công chinh phục Mặt trăng.
Điều đó chứng tỏ lên Mặt trăng không hề đơn giản, mặc dầu lý thuyết thì nhiều người biết rõ, nhiều cụ trên OF này cũng vẽ được mô hình quy trình hạ cánh của tàu đổ bộ ....hehe...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,926
Động cơ
253,105 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Cty iSpace của Nhật sai lầm khi đặt tên tàu đổ bộ mặt trăng là Thỏ Trắng ( Hakuto-R) ...nên thất bại.
Với 1 dự án phức tạp và nhạy cảm, nên đặt tên phong thuỷ chút...Thỏ là con vật nhút nhát không phù hợp để đặt tên cho con tàu đổ bộ...Haizzz...:D
Lần sao đặt T.Rex đi cho nó chắc cú.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top