[Funland] Lễ duyệt binh tại quảng trường đỏ ngày 9/5/2015

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,922
Động cơ
420,784 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
14h mới bắt đầu, trực tiếp trên vtv1 đấy ạ. Mà từ ngày LX tan rã nước Nga hầu như năm nào cũng tổ chức duyệt binh để kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh và cũng là để tưởng nhớ tri ân những người đã đổ máu, hy sinh. Mọi năm thì chả thấy các cụ quan tâm mấy mà sao năm nay chia thành 3 phe 4 mâu thuẫn chém nhau dữ dội thía nhỉ...hị hị
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,812 Mã lực
14h mới bắt đầu, trực tiếp trên vtv1 đấy ạ. Mà từ ngày LX tan rã nước Nga hầu như năm nào cũng tổ chức duyệt binh để kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh và cũng là để tưởng nhớ tri ân những người đã đổ máu, hy sinh. Mọi năm thì chả thấy các cụ quan tâm mấy mà sao năm nay chia thành 3 phe 4 mâu thuẫn chém nhau dữ dội thía nhỉ...hị hị
Hình như đang rộ lên phong trào viết lại lịch sử, mà nhà mình thì rất "nổi tiếng" về các phòng trào, quần chúng nhà mềnh được cái hô phong trào phát là hưởng ứng ngay, mặc dù cũng ếu biết để làm gì! =)) =))
 

leika

Xe tải
Biển số
OF-152954
Ngày cấp bằng
16/8/12
Số km
273
Động cơ
357,650 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
www.Bdsvin.com
Website
www.Bdsvin.com
Hôm qua Vtv có chương trình "Đội ơn những năm tháng hào hùng" hay quá các cụ ạ...
Chiến tranh thế giới phân chia lại trật tự thế giới đã chứng kiến những thiên tài 2 phe, phe lạc lối và phe bảo vệ đất mẹ, quả là 1 dấu mốc không thể nào quên, tất cả xương máu đổ xuống vì quê hương, vì tự do
 

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
289
Động cơ
301,590 Mã lực
"

Munich là thỏa thuận của 4 cường quốc về vùng đất nói tiếng Đức trên đất Tiệp, thỏa thuận này tránh cho một cuộc chiến ở Châu Âu bùng phát. Tuy nhiên người Tiệp ko có mặt và họ coi bị Anh Pháp bán đứng. Cái khác biệt lớn nhất mà kiểu đọc sử 1 lề cố gán ghép đó là Anh Pháp ko chia chác xâm lược quốc gia nào cả, khác biệt hoàn toàn hiệp ước Xô - Đức trong đó 2 bên thỏa thuận ko chiến nhau, ngầm giúp đỡ nhau và phần của Nga là xâm lược Phần Lan, Ba Lan, các nước Baltic...
Anh Pháp nhân nhượng Đức hết sức mới chiến chứ ko như mấy bạn nghĩ kiểu hăng tiết vịt.
- Thế khi nào thì gọi là làm tình, khi nào gọi thỏa thuận? Khi nào gọi xâm lược, khi nào gọi nhân nhượng?

- Tùy tiện cắt đất của một nước khác cho Đức còn hơn cả xâm lược. Coi như đã đã xâm lược, nắm trọn chủ quyền thống trị và toàn quyền định đoạt. Giống như Pháp đã cắt vùng mỏ Tụ Long cho Trung Quốc.

- Munich ký 1938, Xô - Đức ký 1939. Tại sao Anh-Pháp có quyền nhân nhương, thỏa thuận với Đức còn LX thì không? Trước đó, Pháp đã ký hiệp ước tương trợ với LX nhưng xé bỏ để quay sang Munich.

- Những vùng LX đem quân vào đều từng thuộc Nga. Ba Lan chiếm được sao Nga lại không? Chính Balan nhân cơ hội Munich đã đoạt luôn vùng Zaolzie của Tiệp.

Túm lại, WW2 là sự hỗn mang phân chia châu Âu thời phát xít, mạnh được yếu thua, cấm cãi. Thời kỳ này, Anh - Pháp đang nắm trong tay hàng loạt thuộc địa tận Á - Phi, bạo chúa gặp bạo tàn
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Lúc đó Châu Âu ông nào chả sợ Đức, Anh Pháp hèn nhưng cũng dám tuyên chiến là hèn vừa vừa thôi. Anh Nga Xô dũng cảm đứng ra bắt tay chia bôi luôn, sự thật là vậy
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,405
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Đọc kỹ tiềm lực quân sự của các nước trươc Munich đi nhé. Đức bị hạn chế phts triển sau WW1 mà hơn Anh+Pháp hố hố. 2 thằng này siêu hèn
Thằng "siêu hèn" đây nè

Khi quân Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô, các nước Anh - Mỹ đều tuyên bố ủng hộ nhà nước Xô viết. Thủ tướng Anh Winston Churchill cam đoan rằng Anh quốc sẽ không chấp nhận hòa bình với Đức để giúp Stalin thì đáp trả lại, Stalin lại lén cử người đi Berlin để cầu hòa, đề xuất nhường cho Đức Quốc xã các nước vùng Baltic, Bessarabia và thậm chí cả 1 phần Ukraina. Liên Xô còn tuyên bố cuộc tấn công của Đức là 1 cuộc "tấn công hòa bình".[77]

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Barbarossa
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
- Thế khi nào thì gọi là làm tình, khi nào gọi thỏa thuận? Khi nào gọi xâm lược, khi nào gọi nhân nhượng?

- Tùy tiện cắt đất của một nước khác cho Đức còn hơn cả xâm lược. Coi như đã đã xâm lược, nắm trọn chủ quyền thống trị và toàn quyền định đoạt. Giống như Pháp đã cắt vùng mỏ Tụ Long cho Trung Quốc.

- Munich ký 1938, Xô - Đức ký 1939. Tại sao Anh-Pháp có quyền nhân nhương, thỏa thuận với Đức còn LX thì không? Trước đó, Pháp đã ký hiệp ước tương trợ với LX nhưng xé bỏ để quay sang Munich.

- Những vùng LX đem quân vào đều từng thuộc Nga. Ba Lan chiếm được sao Nga lại không? Chính Balan nhân cơ hội Munich đã đoạt luôn vùng Zaolzie của Tiệp.

Túm lại, WW2 là sự hỗn mang phân chia châu Âu thời phát xít, mạnh được yếu thua, cấm cãi. Thời kỳ này, Anh - Pháp đang nắm trong tay hàng loạt thuộc địa tận Á - Phi, bạo chúa gặp bạo tàn
Làm tình là cả 2 bên đều hưởng sướng, đều có lợi. Thỏa thuận là sự đồng thuận, đánh đổi và nhiều khi một bên phải ngậm ngùi.

Nga Xô xâm lược rất nhiều nước Baltic, Phần Lan, Ba lan...
Chuyện Pháp Anh hèn cầu hòa là rõ ràng nhưng nói có dã tâm ăn chia Châu Âu là ko đúng. Bản thân vùng đất đó mới hình thành sau khi đế quốc Áo Hung tan rã. Sau sự nhũn nhịn đó Anh Pháp vẫn tỏ rõ trách nhiệm khi tuyên chiến với Đức, lúc đó họ đâu có bị xâm lược?
Cuộc chiến Xô-Đức là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, nó góp phần quan trọng làm CN phát xít sụp đổ vậy thôi, còn trách nhiệm với nhân loại thì...
 
Chỉnh sửa cuối:

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
289
Động cơ
301,590 Mã lực
Anh - Pháp không những hèn mà còn tâm địa tráo trở, lật lọng, khẩu phật tâm xà nhằm đẩy Đức đối đầu với LX, tránh hiểm họa cho mình

Này thì trích wiki chiến dịch Barbarrosa

Anh lại "chơi cả hai con bài" Đức và Liên Xô. Chính phủ Anh ra sức đẩy Liên Xô và Đức đối đầu nhau, cung cấp tin giả cho người Đức về mối đe dọa quân sự của Liên Xô cũng như cung cấp tin thật cho Liên Xô về mối đe dọa của Đức. ... Đến tháng 4 năm 1941, chính phủ Anh đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thúc đẩy nước Đức gây hấn với Liên Xô. ... Tất cả đều nhằm một mục tiêu, hướng nước Đức Quốc xã mở rộng sự bành trướng của nó sang phía Đông. Chính phủ Anh rất có lợi nếu Đức phạm sai lầm về điểm này. Điều đó có nghĩa là nước Anh sẽ có nhiều hy vọng được cứu thoát.
 

Newnick

Xe buýt
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
886
Động cơ
269,869 Mã lực
Mỹ viện trợ vì nó là chính. Thế cụ nghĩ lx viện trợ tăng cho mỹ làm gì. Đi đánh các nc khác cho vui à. Mỹ có nguồn gốc từ anh nên khi lợi ích của anh có nguy cơ bị tổn hại nó mới phải làm thế. Thằng anh cũng vậy từ đầu đức nó đánh có ý kiến gì ko hay đợi nó sát sườn mới thấy nóng. Tóm lại chả thằng nào hành động vì nhân loại hay vì quốc gia khác. Trc hết phải có lợi ích bản thân
ANh Pháp yếu hơn nên ko dám ho he nhiều hy vọng nó tha cho. Nhưng đời không như là mơ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Anh - Pháp không những hèn mà còn tâm địa tráo trở, lật lọng, khẩu phật tâm xà nhằm đẩy Đức đối đầu với LX, tránh hiểm họa cho mình

Này thì trích wiki chiến dịch Barbarrosa

Anh lại "chơi cả hai con bài" Đức và Liên Xô. Chính phủ Anh ra sức đẩy Liên Xô và Đức đối đầu nhau, cung cấp tin giả cho người Đức về mối đe dọa quân sự của Liên Xô cũng như cung cấp tin thật cho Liên Xô về mối đe dọa của Đức. ... Đến tháng 4 năm 1941, chính phủ Anh đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thúc đẩy nước Đức gây hấn với Liên Xô. ... Tất cả đều nhằm một mục tiêu, hướng nước Đức Quốc xã mở rộng sự bành trướng của nó sang phía Đông. Chính phủ Anh rất có lợi nếu Đức phạm sai lầm về điểm này. Điều đó có nghĩa là nước Anh sẽ có nhiều hy vọng được cứu thoát.
Tặng Mợ Hoa một đoạn trích ngay trong nguồn của Mợ:
"Hệ thống thông tin báo chí của Anh và sau này là cả Hoa Kỳ đều thường xuyên đăng những tin tức về cuộc chuyển quân của các hai bên đến vùng biên giới mà hãng TASS của Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ[72]."
Nó nói thật mà vẫn cãi nhem nhẻm đến khi Đức nó táng thì ... quá muộn phải hông?
Bonus thêm phần nguyên bản tiếng Anh cho Máo:
"But Stalin's distrust of the British led him to ignore their warnings, believing it to be a trick designed to bring the Soviet Union into the war on their side.[74]"
Stalin không tin tưởng nước Anh nên đã phớt lờ sự cảnh báo, cho rằng đây là trò lừa đảo để đưa Liên xô tham chiến bên phía Anh.
Mấy bác dịch Wiki sang Viki cũng phải đưa quan điểm của cảng vào.:))
 
Chỉnh sửa cuối:

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
289
Động cơ
301,590 Mã lực
Làm tình là cả 2 bên đều hưởng sướng, đều có lợi. Thỏa thuận là sự đồng thuận, đánh đổi và nhiều khi một bên phải ngậm ngùi.

Nga Xô xâm lược rất nhiều nước Baltic, Phần Lan, Ba lan...
Chuyện Pháp Anh hèn cầu hòa là rõ ràng nhưng nói có dã tâm ăn chia Châu Âu là ko đúng. Bản thân vùng đất đó mới hình thành sau khi đế quốc Áo Hung tan rã. Sau sự nhũn nhịn đó Anh Pháp vẫn tỏ rõ trách nhiệm khi tuyên chiến với Đức, lúc đó họ đâu có bị xâm lược?
Cuộc chiến Xô-Đức là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, nó góp phần quan trọng làm CN phát xít sụp đổ vậy thôi, còn trách nhiệm với nhân loại thì...
Lại tiếp tục sự nghiệp giồng người:

Thỏa thuận là để 2 bên cùng sướng, cùng có lợi. Nếu Đức tấn công Tiệp, Anh-Pháp có trách nhiệm chia lửa theo hiệp định tương trợ đã ký. Đó là điều Anh - Pháp không muốn. Cắt đất của Tiệp cho Đức, Anh - Pháp mưu cầu vừa làm cho Đức sướng, vừa có lợi cho mình.

- Trước WW2, cả châu Âu hỗn mang lúc tan, lúc hợp, lúc chia, lúc tách. Balan bị xâu xé bới cả Nga-Áo-Phổ-Đức- Thụy Điển. Bản thân Balan cũng chiếm nhiều vùng của Nga và Tiệp. Ưng làm cáo thì gặp hổ, trách gì ai.

- Về trách nhiệm với nhân loại, cụ nên quan tâm đến 2 quả nguyên tử mới phải đạo.
 

quattranck

Xe tải
Biển số
OF-353143
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
254
Động cơ
267,640 Mã lực
Tặng Mợ Hoa một đoạn trích ngay trong nguồn của Mợ:
"Hệ thống thông tin báo chí của Anh và sau này là cả Hoa Kỳ đều thường xuyên đăng những tin tức về cuộc chuyển quân của các hai bên đến vùng biên giới mà hãng TASS của Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ[72]."
Nó nói thật mà vẫn cãi nhem nhẻm đến khi Đức nó táng thì ... quá muộn phải hông?
Ngay từ khi Hít Le lên nắm quyền đã xác định tiêu diệt Liên Xô rồi. Sớm hay muộn mà thôi. Cho nên Nhà nước Liên Xô đã có sự đề phòng.

Tuy nhiên Đức là quốc gia công nghiệp hóa sớm hơn Liên Xô. Đâu phải một sớm một chiều công nghiệp hóa cái là xong. Cho nên kể cả biết trước cũng không làm gì được
 

quattranck

Xe tải
Biển số
OF-353143
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
254
Động cơ
267,640 Mã lực
Lại tiếp tục sự nghiệp giồng người:

Thỏa thuận là để 2 bên cùng sướng, cùng có lợi. Nếu Đức tấn công Tiệp, Anh-Pháp có trách nhiệm chia lửa theo hiệp định tương trợ đã ký. Đó là điều Anh - Pháp không muốn. Cắt đất của Tiệp cho Đức, Anh - Pháp mưu cầu vừa làm cho Đức sướng, vừa có lợi cho mình.

- Trước WW2, cả châu Âu hỗn mang lúc tan, lúc hợp, lúc chia, lúc tách. Balan bị xâu xé bới cả Nga-Áo-Phổ-Đức- Thụy Điển. Bản thân Balan cũng chiếm nhiều vùng của Nga và Tiệp. Ưng làm cáo thì gặp hổ, trách gì ai.

- Về trách nhiệm với nhân loại, cụ nên quan tâm đến 2 quả nguyên tử mới phải đạo.
Bổ sung thêm với cụ các hiệp ước mà các nước khác ký với Đức

 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
Thằng "siêu hèn" đây nè

Khi quân Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô, các nước Anh - Mỹ đều tuyên bố ủng hộ nhà nước Xô viết. Thủ tướng Anh Winston Churchill cam đoan rằng Anh quốc sẽ không chấp nhận hòa bình với Đức để giúp Stalin thì đáp trả lại, Stalin lại lén cử người đi Berlin để cầu hòa, đề xuất nhường cho Đức Quốc xã các nước vùng Baltic, Bessarabia và thậm chí cả 1 phần Ukraina. Liên Xô còn tuyên bố cuộc tấn công của Đức là 1 cuộc "tấn công hòa bình".[77]

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Barbarossa
Nga nó không câu giờ với Đức thì tèo à? Đọc nhiều và ngẫm nghĩ đi chứ. Churchill hứa thế Anh Pháp có mở mặt trận thứ 2 lúc đó không? Người ta nói stalin hiểm và độc tài nhưng chưa ai dám bảo là hèn.

Trích cả cụm nhé đừng giơ ra 1-2 câu
Thái độ của Hoa Kỳ và AnhSửa đổi
Trong khi Hoa Kỳ tạm giữ thái độ của "người ngoài cuộc" giống như giai đoạn mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất thì Anh lại "chơi cả hai con bài" Đức và Liên Xô. Một mặt, chính phủ Anh do Neville Chamberlain và sau này là Winston Churchill đứng đầu ra sức đẩy Liên Xô và Đức đối đầu nhau, cung cấp tin giả cho người Đức về mối đe dọa quân sự của Liên Xô cũng như cung cấp tin thật cho Liên Xô về mối đe dọa của Đức. Hệ thống thông tin báo chí của Anh và sau này là cả Hoa Kỳ đều thường xuyên đăng những tin tức về cuộc chuyển quân của các hai bên đến vùng biên giới mà hãng TASS của Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ[72].

Sau chuyến công cán đặc biệt của Rudolf Hess, phó thủ lĩnh **** Quốc xã sang Anh tháng 5, tháng 6 năm 1940 và bị phía Anh bắt bỏ tù cho tới khi chết năm 1987, đại sứ Đức tại London báo cáo về nước những chính sách có chiều hướng xây dựng trong giới cầm quyền Anh[73]. Cũng tại thời điểm đó, từ Moskva, đại sứ Đức tại Liên Xô Schulenburg lại báo cáo với Berlin rằng: Chính phủ Xô Viết, trong tình hình quốc tế hiện nay mà họ coi là nghiêm trọng, vẫn tìm cách tránh cuộc xung đột với Đức[74]. Đến tháng 4 năm 1941, chính phủ Anh đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thúc đẩy nước Đức gây hấn với Liên Xô. Trung tâm cơ quan MI6 đặt tại New York đã chuyển đến Đại sứ quán Đức ở Hoa Kỳ tin tức về việc người Nga có kế hoạch hoạt động quân sự mạnh ngay sau khi nước Đức bị lôi kéo vào cuộc chiến với Anh[75].

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill lại thông báo cho I.V. Stalin rằng cuộc khởi nghĩa của Serbia do người Anh giúp đỡ tháng 3 năm 1941 đã làm cho quân Đức không thể điều động thêm ba sư đoàn xe tăng từ đây sang Nam Ba Lan[73]. Tất cả những điều đó đều nhằm một mục tiêu, hướng nước Đức Quốc xã mở rộng sự bành trướng của nó sang phía Đông. Chính phủ Anh rất có lợi nếu Đức phạm sai lầm về điểm này. Điều đó có nghĩa là nước Anh sẽ có nhiều hy vọng được cứu thoát[76].

Khi quân Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô, các nước Anh - Mỹ đều tuyên bố ủng hộ nhà nước Xô viết. Thủ tướng Anh Winston Churchill cam đoan rằng Anh quốc sẽ không chấp nhận hòa bình với Đức để giúp Stalin thì đáp trả lại, Stalin lại lén cử người đi Berlin để cầu hòa, đề xuất nhường cho Đức Quốc xã các nước vùng Baltic, Bessarabia và thậm chí cả 1 phần Ukraina. Liên Xô còn tuyên bố cuộc tấn công của Đức là 1 cuộc "tấn công hòa bình".[77]
 

quattranck

Xe tải
Biển số
OF-353143
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
254
Động cơ
267,640 Mã lực
Thời điểm đó Tiệp Khắc là nước có nền kinh tế mạnh thứ 10 thế giới. Việc Anh và Pháp ký hiệp ước Munich năm 1938 với Đức, cắt 1 phần Tiệp Khắc cho Đức (vùng công nghiệp phát triển bậc nhất) khiến Đức mạnh hơn rất nhiều khi có thêm cơ sở công nghiệp sản xuất quốc phòng. Mà Đức có lấy 1 phần đâu. Chiếm toàn bộ Tiệp Khắc luôn. Vậy mà Anh, Pháp vẫn hoan hô :))
 

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
289
Động cơ
301,590 Mã lực
Tặng Mợ Hoa một đoạn trích ngay trong nguồn của Mợ:
"Hệ thống thông tin báo chí của Anh và sau này là cả Hoa Kỳ đều thường xuyên đăng những tin tức về cuộc chuyển quân của các hai bên đến vùng biên giới mà hãng TASS của Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ[72]."
Nó nói thật mà vẫn cãi nhem nhẻm đến khi Đức nó táng thì ... quá muộn phải hông?
Tặng lại cụ nè, một đoạn trích trong nguồn của em: "Winston Churchill đứng đầu ra sức đẩy Liên Xô và Đức đối đầu nhau, cung cấp tin giả cho người Đức về mối đe dọa quân sự của Liên Xô

Nó nói láo để khích Đức táng Nga chứ tốt lành gì.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,445
Động cơ
453,512 Mã lực
Thêm hậu quả của hiệp ước munich

http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hiệp_ước_München
Hậu quảSửa đổi

Hiệp ước München trao cho Hitler những gì mà ông đòi hỏi ở Godesberg, và "Ủy hội Quốc tế" vì những hù dọa của ông mà phải cho thêm. Cuối cùng, đến ngày 20 tháng 11 năm 1938, Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ, trên đó có 2.800.000 người Đức Sudeten và 800.000 người Séc sinh sống. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp.

Nhưng không chỉ có thế. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.

Liệu Anh và Pháp có cần thiết phải nhượng bộ ở München không? Liệu Adolf Hitler có chơi nước bài tháu cáy hay không?

Bây giờ người ta biết rằng câu trả lời – một cách nghịch lý đối với cả hai câu hỏi – là: Không. Tất cả tướng lĩnh thân cận với Hitler và sống sót sau chiến tranh đều đồng ý là nếu không có Hiệp ước München, Hitler hẳn đã tấn công Tiệp Khắc ngày 1/10/1938, và họ nghĩ rằng dù lúc đầu có lưỡng lự, cuối cùng Anh, Pháp và Liên Xô sẽ bị cuốn hút vào chiến tranh.

Và điều quan trọng nhất cho lịch sử ở điểm này: các tướng lĩnh Đức đều nhất trí với nhau rằng Đức sẽ bại trận, và bại trận nhanh chóng. Còn người ủng hộ Chamberlain và Daladier – họ chiếm đa số lúc này – lập luận rằng Hiệp ước München không phải giúp phương Tây tránh chiến tranh, mà giúp cho họ tránh tàn phá trong chiến tranh, nhân thể tránh cho London và Paris bị không quân Đức san bằng.

Luận cứ này bị những người biết rõ nhất phản bác: chính là các tướng lĩnh thân cận với Hitler và ủng hộ ông từ đầu đến cuối. Người đứng đầu nhóm này là Thống chế Wilhelm Keitel (Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Đức), trong Tòa án Nürnberg, khi được hỏi về phản ứng của tướng lĩnh Đức đối với Hiệp ước München, Keitel trả lời:

Chúng tôi rất đỗi vui mừng là việc này không dẫn đến chiến dịch quân sự bởi vì... chúng tôi luôn nghĩ rằng chúng tôi không có đủ phương tiện để đánh phá những công sự phòng thủ vùng biên giới của Tiệp Khắc.
Những chuyên gia quân sự Đồng minh luôn cho rằng Quân đội Đức đã có thể xuyên thủng Tiệp Khắc. Nhưng ngoài lời khai của Keitel rằng không phải như thế, còn có thêm ý kiến của Thống chế Erich von Manstein, một trong những tư lệnh mặt trận tài giỏi nhất của Đức. Khi khai ở Nürnberg về vị thế của Đức vào thời điểm Hiệp ước München, ông giải thích:

Nếu chiến tranh bùng nổ, chúng tôi không thể bảo vệ biên giới phía Tây lẫn biên giới Ba Lan, và rõ ràng là chúng tôi hẳn đã bị các công sự phòng thủ của Tiệp Khắc chặn đứng, bởi vì chúng tôi không có khả năng để xuyên phá.
Đại tướng Alfred Jodl (Tham mưu trưởng Hành quân của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Đức) khai trước Tòa án Nürnberg:

Không thể nào năm sư đoàn tác chiến và bảy sư đoàn dự bị ở miền Tây... chống chọi được 100 sư đoàn của Pháp. Về mặt quân sự, việc này là không thể được.
Trong giai đoạn ấy, ở Berlin người ta công nhận rằng Anh và Pháp có khả năng quân báo khá tốt. Rất khó mà tin rằng các nhà lãnh đạo quân sự Anh và Pháp không biết gì về những điểm yếu hiển nhiên của Quân đội Đức trong việc tham dự cuộc chiến ở cả hai mặt trận. Dù là con người rất cẩn trọng, Thống chế Gamelin, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, còn e ngại gì khi ông có đến 100 sư đoàn đối mặt với 5 sư đoàn tác chiến và 7 sư đoàn dự bị của Đức?

Nhiều luận cứ cho rằng một lý do khiến cho Anh quốc nhượng bộ là họ sợ không quân Đức sẽ san bằng London, và chắc hẳn người Pháp cũng run sợ trước viễn cảnh kinh khiếp là thủ đô hoa mỹ của họ cũng bị tàn phá. Nhưng khi được biết về sức mạnh của không quân Đức lúc bấy giờ, dân chúng London và Paris cũng như hai vị Thủ tướng không cần phải lo sợ quá đáng. Không quân Đức, giống như Lục quân Đức, đang tập trung chống lại Tiệp Khắc, vì thế không có khả năng đe dọa phương Tây. Ngay cả nếu vài máy bay thả bom của Đức có thể được tách ra để tấn công London và Paris, họ hẳn đã khó bay được đến các mục tiêu. Đức không có khả năng cung cấp máy bay chiến đấu để bảo vệ các máy bay thả bom của họ. Các sân bay quân sự của Đức ở khoảng cách quá xa.

Cũng đã có lập luận – nhất là từ hai đại sứ Pháp và Anh – rằng Hiệp ước München cho Pháp và Anh có được gần một năm để bắt kịp cuộc tái vũ trang của Đức. Sự kiện đi ngược lại lập luận này. Như Churchill, được mọi sử gia quân sự Đồng minh ủng hộ, đã viết:

Thời gian một năm ‘có thêm’ do Hiệp ước München khiến cho Anh và Pháp sau đấy ở vị thế còn tệ hại hơn so với thời điểm ký Hiệp ước.
Khi soát xét lại sự việc và với thông tin bây giờ người ta có được từ tài liệu mật của Đức cùng lời khai của chính người Đức, có thể đúc kết như sau:

Đức không đủ mạnh để tham chiến ngày 1 tháng 10 năm 1938 chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba.

Thái độ ương ngạnh, cuồng tín của Chamberlain trong việc đáp ứng những gì Hitler đòi hỏi, và ba chuyến đi đến Đức đã cứu nguy cho Hitler, củng cố vị thế của ông này đối với Châu Âu, dân Đức và Quân đội Đức vượt quá những gì có thể tưởng tượng được vài tuần trước đấy. Việc này cũng tiếp sức mạnh vô hạn cho Đế chế thứ Ba so với các nền dân chủ phương Tây và Liên Xô.

Đối với Pháp, Hiệp ước München là thảm họa: vị thế quân sự của Pháp bị suy sụp. Vì lý do quân đội Pháp không bằng phân nửa quân đội Đức khi Đức đã động viên tổng lực và cũng vì khả năng sản xuất vũ khí yếu kém, Pháp đã khổ công gây dựng những mối liên minh với các nước nhỏ hơn bên cạnh sườn của Đức – và của Ý. Những nước này là Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư và Rumani. Hợp lại, họ có tiềm năng quân sự ngang bằng một cường quốc Châu Âu. Bây giờ, Pháp mất đi sự yểm trợ của 35 sư đoàn Tiệp Khắc được huấn luyện nhuần nhuyễn, được trang bị hùng hậu, trấn giữ những pháo đài kiên cố vùng đồi núi và có khả năng chống trả một lực lượng Đức lớn hơn. Nhưng không chỉ có thế. Sau Hiệp ước München, những nước liên minh với Pháp còn lại ở Tây Âu không còn tin tưởng nơi lời hứa hẹn trên giấy tờ của Pháp. Họ cố chen lấn nhau để tìm cách thỏa hiệp với Quốc xã trong khi còn có thời giờ.

Nếu không chen lấn, thì Moskva cũng cựa mình. Dù Liên Xô lập liên minh quân sự với cả Tiệp Khắc và Pháp, chính phủ Pháp đã về hùa với Đức và Anh mà loại Liên Xô ra khỏi hội nghị München. Josef Stalin sẽ không bao giờ quên hành động khinh rẻ này và sẽ khiến cho hai nước phương Tây trả giá đắt về sau.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,697
Động cơ
422,620 Mã lực
Hầu các cụ thêm sức sản xuất của Liên Xô so với Đức. Liên Xô lãnh thổ quá rộng, có sức sản xuất và tài nguyên. Để có thể chiến thắng và giành thắng lợi, Đức không chỉ cần 10 triệu quân mà phải gấp đôi số đó.

Trung tâm công nghiệp quốc phòng của nó nằm sau dãy núi Ural.Nơi mà quân Đức ko tài nào tới được.Nếu mất vùng này,LX coi như sập.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top