[Funland] Lật mặt 3 anh hùng “giả cầy” trong Thủy Hử

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
3,024
Động cơ
1,264,985 Mã lực
Minh thái tổ còn có một đoạn đời làm hoà thượng, sau mới đầu nhập Ma ni giáo.
Thời Chu sư cọ này có chú Trần Hữu Lượng mạo nhận con cháu Trần Ích Tắc. Quả đó mà Lượng thắng Chương thì Việt ko bị hoạ diệt chủng, diệt văn, diệt sử của bọn nhà Minh sau này.
Anh Lê Lợi có chính nghĩa là đánh ngoại xâm
Còn các anh khác đếch có chính nghĩa đó. Hoặc chính nghĩa ngụy tạo sớm muộn chả lòi đuôi
Mấy anh nhà Trần đâu có khởi nghĩa. Trần nhờ cái trong váy của bà Dung mà lọt vào vương triều Lý nhờ đoản đao Trần Cảnh mà mò lên ngai vàng và khả năng đánh dẹp của Khánh Thừa Độ
Liên can gì khởi nghĩa nông dân
So với Mạc còn không bằng. Anh Mạc tự mình đoạt ngôi chả dựa vào chim bướm gì hết
Lê Lợi có chính nghĩa, nhưng sau vẫn phải nguỵ tạo chính danh.
Đánh Minh xong cụ Lợi còn phải lập Trần Cảo lên làm vua, xong rồi ngầm hạ thủ để nối ngôi nhà Trần. Lúc đó mới có chính danh chính nghĩa lên làm vua :D
 

muoibaconcho

Xe container
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
5,065
Động cơ
651,953 Mã lực
Chắc ông Phùng Hưng nhà mình đánh cọp cũng điêu nhỉ.
Rồi vợ chồng Bùi Thị Xâu đánh cọp cũng bốc phét hết
Trong truyện Thú rừng Tây Nguyên có đoạn miêu tả về anh chiến sỹ quân y Lê Đình Đơ đánh hổ.
Đại loại là đi rừng sớm, phát hiện hổ, anh giương súng bắn nhưng hãi quá nên đạn găm xuống đất, định làm phát nữa thì kẹt đạn. Con hổ xông đến anh chạy quanh gốc cây được vài vòng thì bình tĩnh lại trở lê đâm nó. Quần nhau đc 1 lúc thì đồng đội nghe tiếng đến cứu bắn chết con hổ. Xem xác đếm đc mấy chục nhát lê.
Như vậy chuyện bụp nhau với hổ là bình thường. Khi con người ta vào thế đường cùng tự nhiên mạnh mẽ.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,996
Động cơ
1,873,824 Mã lực
Sinh lực quốc gia của Tàu thời ấy ko nằm ở Lưu Bang, nó nằm ở các cựu quí tộc các nước khi xưa, nên cụ ko thể nói ông ấy như thế nào cả. Mà ông ấy chỉ là đám mọi đi theo quí tộc nước Sở thôi. Bản chất Bang chả có mục đích quái gì ban đầu. Nên cứ ai khởi nghĩa là ta cứ gán ghép là khởi nghĩa nông dân nó chả đúng lắm đâu.
Cụ đánh giá về Hoàng đế khai quốc mà giống như đi đào khoai ấy nhỉ?
 

Atlas12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-691667
Ngày cấp bằng
23/7/19
Số km
212
Động cơ
103,834 Mã lực
Tuổi
41
Thời Chu sư cọ này có chú Trần Hữu Lượng mạo nhận con cháu Trần Ích Tắc. Quả đó mà Lượng thắng Chương thì Việt ko bị hoạ diệt chủng, diệt văn, diệt sử của bọn nhà Minh sau này.

Lê Lợi có chính nghĩa, nhưng sau vẫn phải nguỵ tạo chính danh.
Đánh Minh xong cụ Lợi còn phải lập Trần Cảo lên làm vua, xong rồi ngầm hạ thủ để nối ngôi nhà Trần. Lúc đó mới có chính danh chính nghĩa lên làm vua :D
Cho nên đám khởi nghĩa nông dân Việt chả ông nào thành công cả.
Thiếu chính danh và chính nghĩa
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
38
Nói như cụ thì anh Lê Lợi là gì , hơn gì anh Huệ đâu ? Mà vẫn đoạt được cả giang sơn ?
Xa hơn thì mấy anh nhà Trần khác gì đám vạn chài bây giờ ?
Cụ hẳn là người thạo sử mà còn hỏi em câu ấy.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,005
Động cơ
102,200 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Hổ ở đây là họ của Tam Nương, không phải Hỗ.
Nhất Trượng Thanh là biệt hiệu, kiểu như Báo tử đầu của ông Lâm Xung vậy.
Bày kế liên hoàn phá nhà Hổ, Chúc.
Kéo cờ thắng trận về trại Lương Sơn.
Hổ Tam Nương vẫn còn ông anh là Hổ Thành chạy mất, sau phát tích làm quan ở đâu đó.
Do lỗi in ấn đó cụ, chính xác là Hỗ chứ không phải là Hổ, em có bản tiếng Hoa do Đài Loan xuất bản, em cũng đọc qua bản của Tàu xuất bản, không phải là Hổ đâu cụ.
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,858 Mã lực
Tuổi
46
Đầu lĩnh thủy quân Lương Sơn: Kẻ làm vua, người tử trận

Trong 6 vị đầu lĩnh thủy quân của Lương Sơn, Lý Tuấn – chuyên gia đánh thủy có thứ hạng cao nhất Lương Sơn Bạc (ghế 26) và là 1 trong 2 người bảo toàn tính mạng sau cuộc chiến với Phương Lạp. Thậm chí, Lý Tuấn còn có hậu vận tốt nhất, vượt xa tất cả các huynh đệ còn sống sót khác...

Tại sao Thi Nại Am “để” Lý Tuấn làm vua Xiêm La

Hậu Thủy Hử (hồi 119- chương 49) viết: “Bấy giờ Hỗn giang long Lý Tuấn vờ bị trúng gió nằm ốm liệt giường, sai thuộc hạ đến báo với Tống tiên phong. Tống Giang liền dẫn thầy thuốc đến tận nơi chạy chữa. Lý Tuấn nói:… Huynh trưởng có lòng thương Lý Tuấn tôi, xin cho bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh ở lại giúp thuốc men chăm sóc, khi nào khỏi bệnh sẽ theo về kinh triều cận xin huynh trưởng cứ yên lòng đem quân về kinh”.


Số phận của 6 đầu lĩnh Thủy quân Lương Sơn, mỗi người mỗi khác.



Sau khi Lý Tuấn triển mưu giả bệnh thành công và lưu lại được 2 huynh đệ họ Đồng,Thi Nại Am viết tiếp “bọn Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng mãnh trở lại Du Liễu trang tìm bọn bốn anh em Phí Bảo. Theo ước hẹn từ trước, bẩy người bàn bạc,rồi góp chung tài sản, đóng một chiếc thuyền rời cảng Thái Thương, vượt biển ra sinh sống ở ngoại quốc. Về sau Lý Tuấn làm bá chủ một phương hải tần, rồi trở thành quốc vương nước Xiêm La. Bọn Đồng Uy, Phí Bảo cũng được bổ làm quan, sống cuộc đời sung sướng”.
Thủy Hử hay Thủy Hử truyện – dịch nghĩa đen là “Câu chuyện nơi bến nước”. Lương Sơn Bạc, căn cứ của của 108 vị anh hùng nằm trong một vùng đầm hồ bao quanh núi Lương, thuộc tỉnh Sơn Đông, theo Thi Nại Am mô tả, rộng tới hơn 800 dặm. “Sông”, “Nước” có ý nghĩa mang tính hàm dụ rất quan trọng trong danh tác này.

Và biệt danh của Lý Tuấn – Hỗn Giang Long, tức “Rồng khuấy sông”, phần nào đặc tả hành trình cuộc đời của chàng hảo hán này. “Long” là thần vật đệ nhất, là vua vùng sông nước, “Long” cũng luôn được gắn với Vương – Vua, Thi Nại Am có lẽ đã để lại những ám hiệu ngầm chỉ Lý Tuấn là “số 1” của Lương Sơn Bạc, mới đích xác là người “chở” triết lý sâu sắc của Thủy Hử.


Lý Tuấn không về triều nhậm chức, sau trở thành vua nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay).

Nhưng “Long” không chỉ là vua vùng sông nước mà còn là bá chủ bầu trời. Và hãy chú ý, tại sao Thi Nại Am “sắp đặt” Lý Tuấn thành Vua nước Xiêm La. Chữ “Xiêm” có nhiều nghĩa, những nghĩa đẹp nhất đều liên quan đến Mặt trời, chỉ bóng mặt trời, ánh mặt trời lên, ánh sáng mặt trời chiếu tới... Và “Hỗn Giang Long” Lý Tuấn, con Rồng sau khi khuấy đảo vùng sông nước ấy, quả thực đã “bay lên Trời”, tức thành Vua nước Xiêm La vậy. Đây có lẽ là “mật ngữ” mà Thi Nại Am che giấu sâu nhất trong tầng tầng lớp lớp các câu chuyện của Thủy Hử.

Nhờ một chữ “Hoạt”, Nguyễn Tiểu Thất bảo toàn được tính mạng

Chuyện Lý Tuấn đã rõ, giờ chúng ta hãy đến với 5 đầu lĩnh thủy quân còn lại của Lương Sơn. 4 người tử trận gồm anh em Trương Hoành, Trương Thuận, bộ đôi Nguyễn Tiểu Nhị - Nguyễn Tiểu Ngũ. Người sống sót duy nhất ngoài Lý Tuấn, là cậu em út Nguyễn thị Tam hùng – Nguyễn Tiểu Thất. Hãy chú ý tới ngoại hiệu của Nguyễn Tiểu Thất, Hoạt Diêm La, tức Diêm La/Diêm vương sống”.

Trong ngoại hiệu của Tiểu Thất, có chữ “Hoạt”. Hoạt vừa là linh động, linh hoạt, hoạt bát, khôi hài còn mang nghĩa sống, sự sống. Tính cách tếu táo của Tiểu Thất ứng với chữ “Hoạt” trong biệt danh của chàng. Trong khi hai anh tử trận thì nhờ chữ “Hoạt – Sống” trong ngoại hiệu mà Tiểu Thất bảo toàn tính mạng sau đại chiến Phương Lạp.


Nguyễn Tiểu Thất, sống cuộc đời khoái hoạt bên sông nước, thọ 60 tuổi.

Và kết cục của hảo hán này là sau khi nhậm chức Đô thống chế ở quận Cái Thiên là: “Hai tên tướng Vương Lẫm, Triệu Đàm chưa quên mối thù dạo trước bị Tiểu Thất mắng cho bẽ mặt ở động Bàng Nguyên, trước mặt khu mật Đồng Quán bọn chúng nhiều lần bới tội, nói Tiểu Thất dám tự tiện mặc hoàng bào, đeo đai ngọc của Phương Lạp… chứng tỏ vẫn nuôi ý nghĩ bất lương. Đồng Quán trình với Sái Kinh để tâu lên thiên tử. Vì thế chỉ mấy tháng sau có lệnh của triều đình đưa xuống truy đoạt quan bằng của Nguyễn Tiểu Thất, bắt trở về làm thứ dân”.

Với Hoạt Diêm La, đấy thực sự là sự giải thoát cho chàng, để Tiểu Thất có thể sống một cuộc đời khoái hoạt mà chàng vốn đã từng trước khi gia nhập nghĩa quân Lương Sơn: “Tiểu Thất lấy làm mừng, đưa mẹ già trở về thôn Thạch Kê ở Lương Sơn Bạc, lại làm nghề đánh cá để sinh sống, phụng dưỡng mẹ già, rồi qua đời, hưởng thọ sáu mươi tuổi”.

Ngoại hiệu – ám chỉ kết cục của 4 đầu lĩnh thủy quân tử trận

Anh cả nhà họ Nguyễn – Nguyễn Tiểu Nhị có ngoại hiệu là gì? Lập Địa Thái tuế, tức “Thái tuế mở đất”. Thái Tuế - đầy đủ là Thái tuế tinh quân, chỉ sao Mộc tinh trên trời. “Mộc” vốn khắc “Thủy”, bản thân biệt danh của Nguyễn Tiểu Nhị cũng đã báo hiếm một kết cục không tốt cho hảo hán này khi chàng theo nghề sông nước rồi. Kết cục của Nguyễn Tiểu Nhị, trong lần tiến quân đánh thủy trại Phương Lạp ở Ô Long, dính phải kế hỏa công (Mộc lại gặp Hỏa), vội nhảy xuống nước thì bị quân địch dùng câu liêm móc chặt (Mộc lại gặp Kim), bèn dùng dao nhọn đâm vào cổ tự sát.


Hai người anh của Nguyễn thị Tam Hùng đều thiệt mạng ở cuộc chiến với Phương Lạp.

Nhân vật thứ hai nhà họ Nguyễn, Đoản Mệnh Nhị Lang Nguyễn Tiểu Ngũ, nghe danh thôi cũng khó mà có hậu vận tốt đẹp. “Đoản mệnh” thì làm sao “chàng hai” có thể sống thọ? Hậu Thủy Hử hồi 118- chương 48 viết: “Nguyễn Tiểu Ngũ đến trá hàng ở huyện Thanh Khê, sau bị Lâu thừa tướng và Đỗ Vi hạ thủ”.

Tại hồi 114, trong chiến dịch bình Phương Lạp, ở trận đánh Hàng Châu, Trương Thuận đề nghị dùng mưu lặn qua hồ nổi lửa làm hiệu. Với kế này, khi đã vào thành, Trương Thuận sẽ bắn pháo hiệu báo tin, khi ấy, Lý Tuấn và các đội quân Lương Sơn sẽ từ ngoài đánh ngay chiếm cửa sông và đánh vào thành diệt trừ quân Phương Lạp.

Ngay đêm ấy, Trương Thuận đã lẻn một mình lặn đến trước cửa cổng Dũng Kim, một trong bốn cổng thành Hàng Châu. Khi Trương Thuận vượt thành ở cửa Dũng Kim, chàng bị lính canh quân Phương Lạp bắn chết rơi xuống hồ rồi vớt đầu cắm vào đầu sào bêu trên mặt thành. Lãng Lý Bạch Điều - “Dải lụa trắng trên sóng” làm sao có thể nổi mãi được trên sông nước?


Cặp huynh đệ Trương Hoàng – Trương Thuật, người ốm chết kẻ tử trận đầy bi tráng.

Tại hồi 115, khi thành Hàng Châu vỡ dưới sự tấn công của hỏa pháo và binh lực từ phía quân Lương Sơn, địch tướng Phương Thiên Định phi ngựa trốn khỏi thành nhưng chạm trán với Trương Hoành. Phương Thiên Định bị Trương Hoành chém chết tại chân núi Ngũ Vân, nhờ đó quân Tống chiếm được Hàng Châu. Khi Tống Giang vào thành và hỏi Trương Hoành thì ngạc nhiên khi thấy Trương Hoành nói mình là Trương Thuận, đã nhập vào anh trai để giết Phương Thiên Định.

Sau đó, hồn Trương Thuận tan khỏi thân xác Trương Hoành. Khi tỉnh lại, quá đau buồn vì cái chết của em trai, Trương Hoành ngất xỉu và mất vì bệnh sau đó không lâu. Ngoại hiệu của Trương Hoành? “Thuyền hỏa nhi” - Lửa đầu thuyền sớm muộn cũng sẽ “đốt cháy” chính cuộc đời chàng hảo hán này vậy!
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,858 Mã lực
Tuổi
46
Thủy hử: Tứ đại mỹ nhân trong Thủy hử truyện gồm những ai?

Ngoài những anh hùng hảo hán Thủy hử còn miêu tả khá nhiều về những mỹ nhân xinh đẹp, vì sắc đẹp của mình đã gây nên không ít sóng gió.

Thủy hử hay Thủy hử truyện là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử là Thi Nại Am. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Tứ đại mỹ nhân Thủy hử.


Tiểu thuyết Thủy hử không chỉ là thế giới của đấng mày râu, bên trong thật ra cũng đã miêu tả khá nhiều người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp. Dưới đây là “tứ đại mỹ nhân” trong số các nàng ấy.

Lý Sư Sư




Có biệt hiệu là “Đệ nhất danh kỹ trong thành Đông Kinh”, Lý Sư Sư, đương nhiên là hoa khôi đứng đầu trong bảng danh sách thiên hạ đệ nhất mỹ nhân. Nàng không chỉ khiến cho hoàng đế Tống Huy Tông khuynh đảo, mà còn khiến cho đại tài tử Chu Bang Ngạn mê đắm; khiến cho Yến Thanh – chàng trai anh tuấn bậc nhất của Lương Sơn gọi nàng tiếng “tỉ tỉ” ngọt ngào thắm thiết; còn khiến cho người thủ lĩnh của bọn thảo khấu thiên hạ cũng bị vẻ đẹp của nàng khuất phục, viết bài thơ để ca tụng nàng, nhờ nàng nói những lời tốt đẹp về mình trước mặt hoàng đế. Lý Sư Sư nếu đã có biệt hiệu là “Hoàng kỹ” (kỹ nữ của Hoàng đế), thế thì đương nhiên là phải sở hữu sắc đẹp chim sa cá lặn, hào hoa quý phái.

Ngoài Lý Sư Sư ra, đại mỹ nhân thứ hai trong Thủy hử truyện nên thuộc về ai đây? Có người cho rằng là Phan Kim Liên hoặc là nương tử của Lâm Xung, còn có người cho rằng là Diêm Bà Tích hay Phan Xảo Nhi. Thật ra không phải, nên là Hỗ Tam Nương mới đúng.

Hỗ Tam Nương

Hỗ Tam Nương, là một tuyệt thế mỹ nhân trong Thủy hử truyện, được bình chọn là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân. Nàng người Vân Châu, Sơn Đông (huyện Vân Thành, Sơn Đông ngày nay), con gái của trang chủ Hỗ gia trang, em gái của “phi thiên hổ” Hỗ Thành. Nàng dùng một đôi nhật nguyệt song đao, cung mã thành thục, tuy là phận nữ nhân nhưng không hề thua kém đám mày râu, có tuyệt kỹ dùng dây thừng bắt người trước trận tiền, có biệt hiệu là “Nhất Trượng Thanh” (mái tóc vừa dài vừa đen).

Khi Tống Giang công đánh Chúc gia trang, bởi có hôn ước với Chúc Bưu, vậy nên Hỗ gia trang sai binh cứu viện Chúc gia trang. Tuyệt kỹ dây thừng của Hỗ Tam Nương, liên tiếp bắt được danh tướng Vương Anh và Tần Minh của Lương Sơn, làm chấn động hảo hán Lương Sơn. Nhất thời không ai dám nghênh chiến, Tống Giang đau đầu không thôi, sau đó đã cử Lâm Xung cao thủ cấp giáo đầu võ nghệ siêu quần ra trận nghênh chiến.

Hỗ Tam Nương bị Lâm Xung bắt sống và sau đã trở thành một nữ tướng Lương Sơn. Về sau nàng đã kết nghĩa huynh muội với Tống Giang, được Tống Giang làm mai mối gả cho Vương Anh, hai vợ chồng cai quản nội vụ tam quân. Đến khi chinh phạt Phương Lạp, trong một trận chiến ở núi Ô Long, hai vợ chồng cùng lúc bị Trịnh Bưu – tướng lĩnh của Phương Lạp (người này là Trịnh Ma Quân biết dùng yêu pháp) giết chết.

Phan Kim Liên



Theo Thủy hử truyện của Thi Nại Am và của Tiếu Tiếu Sinh, Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia. Kim Liên có nhan sắc hơn người nhưng do không chịu làm thiếp cho chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người vừa lùn vừa xấu xí, làm nghề bán bánh bao. Em trai Võ Đại Lang là Võ Tòng nhưng lại khác hẳn người anh trai. Võ Tòng là anh hùng tuấn tú, nổi tiếng khắp thiên hạ. Sau khi gặp Võ Tòng, chị dâu Phan Kim Liên đã thật sự bị "hớp hồn". Vốn tính lẳng lơ nên Phan Thị Kim Liên ra sức quyến rũ nhưng bị Võ Tòng cự tuyệt. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên đã gian dâm với Tây Môn Khánh, một tên công tử khét tiếng ăn chơi trong vùng.Cũng theo Thủy hử, vì muốn dan díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà đã bỏ thạch tín vào bát canh và giết chết Võ Đại Lang. Võ Tòng trở về biết chuyện đã chém chết ả ngay tại chỗ rồi đi giết Tây Môn Khánh...

Mặc dù trong suy nghĩ của rất nhiều người Phan Kim Liên là biểu tượng cho hình ảnh một người phụ nữ lẳng lơ giết chồng theo trai nhưng vẫn có nhiều tài liệu lịch sử đi ngược lại với quan niệm này.

Theo một số tài liệu gần đây vừa công bố thì Phan Kim Liên đã phải chịu oan khuất tột độ hàng trăm năm nay. Trái ngược với hình ảnh Phan Kim Liên lẳng lơ, dâm đãng trong Thủy hử truyện, Phan Kim Liên của lịch sử lại là một người vợ hiền dâu thảo, đẹp người tốt nết. Còn Võ Đại Lang lại là một người đàn ông thành đạt, cao lớn mạnh khỏe chứ không phải là một ông chồng yếu đuối, nhu nhược, xấu xí như miêu tả.

Lâm Xung nương tử

Mỹ nhân thứ tư chính là Trương Trinh Nương (cũng gọi là Lâm nương tử) phu nhân của hảo hán Lâm Xung. Vẻ đẹp của nàng khiến cho Cao Nha Nội – con trai của Thái úy Cao Cầu thần hồn điên đảo, nghĩ đủ mọi cách nhằm có được nàng.

Trong Thủy hử truyện tuy không miêu tả vẻ đẹp của Lâm nương tử một cách chính diện, nhưng nàng có thể khiến cho Cao Nha Nội – một tay ăn chơi phóng đãng chuyên môn thích cưỡng đoạt vợ con nhà người ta phải tương tư sầu khổ, bất chấp tất cả để có được. Vậy thì dung mạo của nàng tuyệt đối không thể thua kém bất cứ danh kỹ nào trong kinh thành được; nếu không phải là hoa khôi đệ nhất, thì cũng phải vào hàng chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn.

Ngoài ra, vẻ đẹp của Lâm nương tử không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ở bên ngoài, vẻ đẹp của nàng nằm ở sự lương thiện trong tâm. Lâm nương tử đối với chồng hết mực thương yêu, gắng sức che chở; dẫu cho bản thân đã phải chịu sự tủi nhục to lớn, nhưng trước sau vẫn không hề khóc lóc kể khổ hay oán trách trước mặt chồng.
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,646
Động cơ
6,496 Mã lực
Anh giai Công Tôn Thắng mới là chuẩn, khôn lòi trong mọi tình huống ;)
 

chick2811

Xe máy
Biển số
OF-628956
Ngày cấp bằng
3/4/19
Số km
65
Động cơ
113,450 Mã lực
Tuổi
37
E chưa đọc truyện chỉ xem film, nghe cụ tả e lại đi đọc truyện
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,144
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Truyện này có mấy tay họ Nguyễn, có phải từ VN ko nhể
 

LovelyDevil

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-612473
Ngày cấp bằng
28/1/19
Số km
378
Động cơ
123,150 Mã lực
Tuổi
43
Truyện này giống Phong Thần ở chỗ: cứ bắt dc ai đó là giam lại, đợi bắt hết lượt rồi giải về kinh. Xong bị cướp tù.
Chứ cứ bắt được là chém ngay thì chắc được vài hồi là hết truyện.
 

Atlas12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-691667
Ngày cấp bằng
23/7/19
Số km
212
Động cơ
103,834 Mã lực
Tuổi
41
Truyện này giống Phong Thần ở chỗ: cứ bắt dc ai đó là giam lại, đợi bắt hết lượt rồi giải về kinh. Xong bị cướp tù.
Chứ cứ bắt được là chém ngay thì chắc được vài hồi là hết truyện.
Yêu quái bắt được anh tăng họ đường mà chén ngay chả phải đợi thì tây du chỉ vài hồi là xong
 

seadogs

Xe tăng
Biển số
OF-109162
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
1,333
Động cơ
403,288 Mã lực
Anh giai Công Tôn Thắng mới là chuẩn, khôn lòi trong mọi tình huống ;)
Ông Công tôn Thắng này kiểu làm part time cho Lương Sơn Bạc. Có việc thì chạy lên 1 tí còn đâu trốn về nhà cày phép. Được cái là hàng độc nên sếp không mắng được:))
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,996
Động cơ
1,873,824 Mã lực
Cụ Hưng nhà mình hồi đó là đánh kiểu có phường săn mang theo đồ nghề giáo mác các kiểu mà cụ, chứ cỡ con Béc - Giê to mình cũng không có cửa ăn được nó huống chi con hổ, phỏng cụ?
Cụ chắc chưa đọc thầy bói xem voi nên phán cho vui.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,687
Động cơ
434,848 Mã lực
Đầu lĩnh thủy quân Lương Sơn: Kẻ làm vua, người tử trận

Trong 6 vị đầu lĩnh thủy quân của Lương Sơn, Lý Tuấn – chuyên gia đánh thủy có thứ hạng cao nhất Lương Sơn Bạc (ghế 26) và là 1 trong 2 người bảo toàn tính mạng sau cuộc chiến với Phương Lạp. Thậm chí, Lý Tuấn còn có hậu vận tốt nhất, vượt xa tất cả các huynh đệ còn sống sót khác...

Tại sao Thi Nại Am “để” Lý Tuấn làm vua Xiêm La

Hậu Thủy Hử (hồi 119- chương 49) viết: “Bấy giờ Hỗn giang long Lý Tuấn vờ bị trúng gió nằm ốm liệt giường, sai thuộc hạ đến báo với Tống tiên phong. Tống Giang liền dẫn thầy thuốc đến tận nơi chạy chữa. Lý Tuấn nói:… Huynh trưởng có lòng thương Lý Tuấn tôi, xin cho bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh ở lại giúp thuốc men chăm sóc, khi nào khỏi bệnh sẽ theo về kinh triều cận xin huynh trưởng cứ yên lòng đem quân về kinh”.


Số phận của 6 đầu lĩnh Thủy quân Lương Sơn, mỗi người mỗi khác.



Sau khi Lý Tuấn triển mưu giả bệnh thành công và lưu lại được 2 huynh đệ họ Đồng,Thi Nại Am viết tiếp “bọn Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng mãnh trở lại Du Liễu trang tìm bọn bốn anh em Phí Bảo. Theo ước hẹn từ trước, bẩy người bàn bạc,rồi góp chung tài sản, đóng một chiếc thuyền rời cảng Thái Thương, vượt biển ra sinh sống ở ngoại quốc. Về sau Lý Tuấn làm bá chủ một phương hải tần, rồi trở thành quốc vương nước Xiêm La. Bọn Đồng Uy, Phí Bảo cũng được bổ làm quan, sống cuộc đời sung sướng”.
Thủy Hử hay Thủy Hử truyện – dịch nghĩa đen là “Câu chuyện nơi bến nước”. Lương Sơn Bạc, căn cứ của của 108 vị anh hùng nằm trong một vùng đầm hồ bao quanh núi Lương, thuộc tỉnh Sơn Đông, theo Thi Nại Am mô tả, rộng tới hơn 800 dặm. “Sông”, “Nước” có ý nghĩa mang tính hàm dụ rất quan trọng trong danh tác này.

Và biệt danh của Lý Tuấn – Hỗn Giang Long, tức “Rồng khuấy sông”, phần nào đặc tả hành trình cuộc đời của chàng hảo hán này. “Long” là thần vật đệ nhất, là vua vùng sông nước, “Long” cũng luôn được gắn với Vương – Vua, Thi Nại Am có lẽ đã để lại những ám hiệu ngầm chỉ Lý Tuấn là “số 1” của Lương Sơn Bạc, mới đích xác là người “chở” triết lý sâu sắc của Thủy Hử.


Lý Tuấn không về triều nhậm chức, sau trở thành vua nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay).

Nhưng “Long” không chỉ là vua vùng sông nước mà còn là bá chủ bầu trời. Và hãy chú ý, tại sao Thi Nại Am “sắp đặt” Lý Tuấn thành Vua nước Xiêm La. Chữ “Xiêm” có nhiều nghĩa, những nghĩa đẹp nhất đều liên quan đến Mặt trời, chỉ bóng mặt trời, ánh mặt trời lên, ánh sáng mặt trời chiếu tới... Và “Hỗn Giang Long” Lý Tuấn, con Rồng sau khi khuấy đảo vùng sông nước ấy, quả thực đã “bay lên Trời”, tức thành Vua nước Xiêm La vậy. Đây có lẽ là “mật ngữ” mà Thi Nại Am che giấu sâu nhất trong tầng tầng lớp lớp các câu chuyện của Thủy Hử.

.......
Luận liều theo kiểu tác giả vây:
Thuỷ Hử hay Shủi hủ, nguyên nghĩa thì biết rồi, như chữ Hủ này gần với âm “hủ” là thối nát, ý muốn nói là truyện về sự thối nát của “thuỷ”, thuỷ đây là dân vậy (Nguyễn Trãi nói: chở thuyền, lật thuyền cũng là dân-là muốn ví dan như nước).
Hỗn Giang Long là là con rồng làm hỗn loạn Giang, tức là rồng dữ phá [ông Tống] Giang. Trong chính sử, Tống Giang thua do bị phục đánh lúc ở thuyền vì bị mật báo, có khi là do ông Lý Tuấn này.
Vua nước Xiêm La: nuwóc này âm chính là Siam, gần như Si ám tức là những việc ám muội si ngốc theo tiếng Hán-Việt (tức âm đời Đường). Như vậy Lý Tuấn chả đi sang Thái lan đâu cả mà làm trùm trộm cướp vặt nhưng được cấp phép ở một vùng hẳn hoi, như anh five Orange độ nào.
 

Cu Chó

Xe đạp
Biển số
OF-706181
Ngày cấp bằng
31/10/19
Số km
11
Động cơ
91,858 Mã lực
Tuổi
46
Ông Công tôn Thắng này kiểu làm part time cho Lương Sơn Bạc. Có việc thì chạy lên 1 tí còn đâu trốn về nhà cày phép. Được cái là hàng độc nên sếp không mắng được:))

Hé lộ cao thủ bá đạo nhất Thủy Hử, có thể "cân" cả 108 vị anh hùng

Đa số các độc giả Thủy Hử đều tin rằng, Nhập Vân Long Công Tôn Thắng chính là cao thủ đệ nhất của Lương Sơn Bạc. Nhưng trong danh tác của Thi Nại Am, vẫn còn đó một nhân vật mà bản lĩnh, tài phép xuất quỷ nhập thần, vượt rất xa đạo sĩ họ Công.

Công Tôn thắng: đệ nhất cao thủ Lương Sơn Bạc

Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, Nhập Vân Long Công Tôn Thắng, đầu lĩnh ngồi ghế thứ 4, là một nhân vật có bản lĩnh siêu hạng. Về mặt võ nghệ, Công Tôn Thắng không thua Thanh Diện Thú Dương Chí, cao thủ đại nội nhà Tống. Nhưng biệt tài của Nhập Vân Long, vốn xuất thân đạo sĩ, là ở tài phép và năng lực dụng binh, thi triển trận pháp của chàng.


Công Tôn Thắng từng dùng trận Bát Quái, kết hợp phép thuật hô mưa gọi gió, đánh bại và thu phục nhóm Phàn Thụy, Lý Cổn, Hạng Sung. Rồi ở hồi 53, chính nhờ bản lĩnh của Công Tôn Thắng mà nghĩa quân Lương Sơn chỉ một trận đánh tan quân Cao Liêm, hạ Cao Đường Châu, cứu được Sài Tiến.

Tài phép xuất thần nhập quỷ của Công Tôn Thắng giúp quân Lương Sơn, sau khi nhận chiêu an được triều đình cử đi đánh giặc Liêu, Điển Hổ, Vương Khánh, thu được toàn thắng. Trước khi đánh Phương Lạp, Công Tôn Thắng giã biệt huynh đệ để tập trung vào con đường tu luyện. Không có Nhập Vân Long, nghĩa quân Lương Sơn dù vẫn giành thắng lợi chung cuộc nhưng lại chịu tổn thất vô cùng nặng nề ở trận chiến với Phương Lạp, 59 đầu lĩnh tử trận, 10 người ốm chết trong chiến dịch.

Có thể nói, Công Tôn Thắng dù không gắn bó với Lương Sơn Bạc đến tận cuối cùng, dù là một nhân vật đầy bí ẩn, nhưng chắc chắn là cao thủ đệ nhất trong số 108 đầu lĩnh của Bến nước. Nhưng Thủy Hử vẫn còn một cái tên khác, xét trên tất cả các phương diện, sở hữu bản lĩnh vượt xa Công Tôn Thắng. Đó chính là sư phụ của chàng: La Chân Nhân.


Công Tôn Thắng, võ không kém Dương Chí, tài phép và binh pháp thì thuộc hàng đệ nhất Lương Sơn.



La Chân Nhân, chỉ được Thi Nai Am nhắc tới ở hồi 52-53 Thủy Hử, nhân chuyện Đới Tung và Lý Quỳ, theo lệnh Tống Giang tới Kế Châu tìm Công Tôn Thắng, mời chàng ta về giúp nghĩa quân Lương Sơn phá trận Cao Liêm, đánh phủ Đường Châu, cứu Sài Tiến. Sau khi gặp được Công Tôn Thắng, Đới Tung vật nài xin giúp thì Nhập Vân Long, trước thì lấy cớ mẹ già không ai chăm sóc, sau lại nói thế này: “Để tôi bẩm với Sư phụ Chân Nhân, nếu người có bằng lòng, thì sẽ đi một thể”.

Hình ảnh đầu tiên của La Chân Nhân hiện ra ở Thủy Hử hồi 52 như sau: “Công Tôn Thắng dẫn hai người đến một ngõ nhỏ, thấy có cái biển son đề ba chữ "Chân Nhân quán" rất to. Ba người vào đến đình sửa áo, liền cùng nhau chỉnh đốn áo khăn, rồi đi qua một lũy hành lang đến hiên Tùng Hạc… Chân Nhân nghe báo, truyền chỉ cho Công Tôn Thắng vào, Công Tôn Thắng dẫn Đới Tung, Lý Quỳ vào đến trong hiên Tùng Hạc, thấy La Chân Nhân đương ngồi ngay ngắn ở trên sập Vàng”.

La Chân Nhân lúc đầu tỏ ý không cho phép Công Tôn Thắng hạ sơn giúp Lương Sơn Bạc: “Nhất Thanh (đạo hiệu của Công Tôn Thắng) đã thoát nơi Lò Lửa, yên tâm theo luyện phép trường sinh, sao còn mơ hồ đến cảnh đó… Hai người chưa rõ, những việc ấy không phải là đám xuất gia tôi bận đến, vậy xin các ngài hãy về thương nghị xem sao”.


Nhưng so với sư phụ La Chân Nhân, Công Tôn Thắng chỉ là hạng… “tép riu”.

Sau Lý Quỳ biết được chuyện này thì mới nảy ra ý định: “Bất nhược giết phăng lão già kia (tức La Chân Nhân), cho nó hết hỏi là tất nhiên phải đi với mình hẳn...”. Nghĩ tới đó, Lý Quỳ hành động ngay: “Chàng đi đến trước hiên, nghe trong cửa có tiếng người tụng kinh, bèn nhảy lên chỗ khe cửa để xem thì thấy La Chân Nhân ngồi ở chỗ lúc chiều, trên án trước mặt có lò lửa hương khói bốc lên nghi ngút, và hai cây nến thắp sáng choang… rồi lần đến bên cửa sẽ lấy tay đẩy tung cánh cửa ra, đoạn rồi lấy búa sấn vào, nhè giữa óc La Chân Nhân choang cho một búa; ngã gục xuống giường…”.

Tưởng chừng một búa giết được La Chân Nhân, Lý Quỳ hí hửng về ngủ sáng hôm sau ung dung tới Chân Nhân quán, chắc mẩm rằng sư phụ Công Tôn Thắng đã chết, chuyện đưa Nhập Vân Long về giúp Tống Giang coi như xong. Nhưng tới nơi, Lý Quỳ mới biết kẻ như gã… tuổi gì mà so đọ được với bậc thần tiên đã tu hành đắc đạo như La Chân Nhân.

La Chân Nhân: Một cái phẩy tay, Lý Quỳ khiếp đảm

“Lý Quỳ nghe nói cả kinh, lè lưỡi ra đến nửa ngày không co vào được. Bấy giờ ba người cùng mở rèm đi vào, quả nhiên thấy La Chân Nhân đương ngồi trên Vân Sàng ở giữa nhà”. Tới lúc này, bản lĩnh siêu hạng của La Chân Nhân mới được hé lộ. Đầu tiên, La Chân Nhân nói: “Ta làm phép cho ba người đến ngay Đường Châu bây giờ... Đới Tung vâng lời tạ ơn, rồi tự nghĩ rằng: "La Chân Nhân lại có phép đi nhanh hơn phép thần hành của ta hẳn".


Lý Quỳ vì nóng lòng đưa Công Tôn Thắng xuống núi giúp nghĩa quân Lương Sơn, mà đắc tội với La Chân Nhân.

Cần biết, phép thần hành giáp mã của Đới Tung, ngày có thể đi tới 800 dặm nhưng từ Đường Châu tới Kế Chân, chàng cùng Lý Quỳ cũng phải mất tới 3 hôm. Trong khi, quãng đường hơn 2000 dặm này, với La Chân Nhân chỉ là chuyện “bé như hạt gạo”.

“Chân Nhân gọi đạo đồng, lấy ba cái khăn tay đến…Chân Nhân lấy tay áo phẩy một cái mà quát lên rằng: - Lên... Bỗng dưng cái khăn hóa ra một vầng mây đỏ, đem Công Tôn Thắng lên cao ước chừng hai mươi trượng, Chân Nhân lại quát lên "Im" thì thấy dám mây đứng im lại mà không đi nữa. Chân Nhân lại lấy khăn tay xanh, bảo Đới Tung trèo lên, rồi quát một tiếng "Lên" thì khăn tay xanh hóa ra đám mây xanh, mà đưa Đới Tung lên cao bằng chỗ Công Tôn Thắng, mà đang lơ lửng ở đó… Bấy giờ Chân Nhân lại bảo lấy khăn tay trắng, bảo Lý Quỳ đứng lên. Chân Nhân quát lên một tiếng "Lên" rồi khăn tay trắng hóa thành đám mây trắng đem quân bay lên. Chân Nhân vẫy tay một cái, hai đám mây xanh, đỏ đều là là bay xuống…”.

Trong lúc Lý Quỳ kêu la hoảng hốt, thì La Chân Nhân đứng dưới hỏi lên rằng: - Chúng ta là kẻ tu hành có can phạm gì đến ngươi? Sao đêm hôm qua ngươi dám cào tường vào, giơ búa chém ta? Nếu ta không phải là người có đạo đức, thì còn sống làm sao được nữa? - Thôi, cũng chỉ chém hai cái túm cỏ của ta đó thôi. Nhưng bụng ngươi đã bất thiện, thì ta phải cho một mẻ mà sửa đổi đi mới được. Nói đoạn giơ tay vẫy, quát lên một tiếng "Đi" rồi thấy một trận ác phong đưa đến thổi bạt Lý Quỳ đi lên tít trên mây. Bấy giờ Lý Quỳ chỉ nghe thấy hai bên tai vù vù như gió táp mưa sa, trông xuống bên dưới cỏ cây cửa nhà đều ầm ầm bay chuyển. Dưới chân mình cũng chẳng khác nào gió giục mây vần, càng ngày càng đổi giạt mãi đi, không biết trời đất là đâu nữa”.


La Chân Nhân là bậc thiên tiên đệ nhất có thể sai khiến cả Hoàng Cân Lực sĩ.

Sau Lý Quỳ, phải phép của La Chân Nhân mà “rơi ngay xuống nóc công đường phủ Kế Châu”, bị bắt trói, rồi bị “đánh lấy đánh để, chỉ còn thiếu nước chết”, đeo gông nặng, giam vào nhà lao tử tù. Nhưng hóa ra Lý Quỳ cũng là tay khôn ranh, đã mượn tiếng La Chân Nhân mà dọa nạt bọn cai ngục, nên cũng không đến nỗi bị xử tệ tại nhà lao.

“Ta là người thân của La Chân Nhân, nên đem ta đến bỏ chốn này, đầy ải vài hôm, rồi thế nào cũng đón ta về... Nếu các anh không đem rượu thịt cho ta ăn uống tử tế, thì ta cho toàn gia các anh chết cả đó... Bọn kia nghe nói, anh nào cũng sợ hãi, phải mua rượu thịt đến cho ăn uống. Lý Quỳ thấy chúng sợ hãi lại càng làm già... Bọn lính ngục thấy vậy, càng kính sợ, đem nước nóng cho Lý Quỳ tắm gội, rồi lấy quần áo sạch sẽ cho thay. Anh nào anh nấy, phục dịch bằng ông thần sống vậy”.

Bậc thiên tiên đệ nhất, sai khiến được cả Hoàng Cân Lực sĩ

Sau Thi Nại Am tả tiếp đến cái tuệ nhãn của La Chân Nhân qua đoạn Đới Tung xin ông tha cho Lý Quỳ: “La Chân Nhân cười rằng: - Tôi vẫn biết Lý Quỳ là một vị Sát Tinh ở trên trời, vì hạ giới hiện nay tội ác đã nhiều, nên trời đày anh ta xuống để giết bớt những giống loài vô ích, tôi đây có khi nào lại trái lòng trời, mà giết hắn đi cho được, đó chẳng qua là rèn bớt tính khí cho hắn, rồi tôi lại cho về đây ngay, có ngại gì”.

Chưa hết, La Chân Nhân còn có thể sai khiến được cả Hoàng Cân Lực Sĩ: “Nói đoạn gọi lên rằng: - Nào lực sĩ đâu? Nói vừa dứt lời, thì trước hiên Tùng Hạc có một ngọn gió bay qua rồi có một lực sĩ khăn Vàng chạy vào, cúi lạy La Chân Nhân mà vâng pháp chỉ. Chân Nhân truyền rằng: - Hôm nọ ta sai ngươi đem đày tên ấy sang Kế Châu, nay đã hết tội lỗi rồi, vậy ngươi đến đó bắt về đây cho ta. Lực sĩ vâng lời quay ra. Được một lát bỗng thấy Lý Quỳ ở trên trời rơi xuống ở giữa sân”.

“Đới Tung lại hỏi thăm chuyện trong mấy hôm đó. Lý Quỳ liền thuật lại chuyện vào ngục Kế Châu, đến khi có Hoàng Cân Lực Sĩ cứu về, cho Đới Tung nghe... Bấy giờ Công Tôn Thắng nói với hai người rằng: - Ở đây có hơn một ngàn Hoàng Cân Lực Sĩ đó đều là đầy tớ La Chân Nhân cả... Lý Quỳ nghe nói kêu lên rằng: - Ối Phật Tổ ôi! Thế mà không bảo cho tôi biết trước, để tôi khỏi xằng như thế? Nói đoạn lạy lấy lạy để không thôi...”.

Tới đây, chúng ta cần tìm hiểu một chút về Hoàng Cân Lực Sĩ: “Hoàng Cân Lực Sĩ có hình dạng Cự Nhân, cao to hàng chục thước, có cơ bắp rắn chắc, toàn thân tỏa sắc hoàng kim của ánh sáng từ khối khí Thái Cực, Thái Hư đã tạo nên thân ảnh của họ. Vì họ là hóa thân của ánh sáng vi diệu nhiệm màu, cho nên vô nhiễm với vạn pháp. Tất thảy các pháp hữu vi lẫn vô vi đều không tác động được đến họ. Từ điểm này, việc họ thi hành chấp pháp Thiên Điều là tuyệt đối, chẳng ai có thể làm sai trái luật Công Bình Nhân Quả mà thoát khỏi sự thi hành pháp của họ để giữ sự cân bằng của Tam Giới”.

Không ai biết La Chân Nhận thực sự là ai, nhưng rõ ràng tài phép của ông vượt rất xa Công Tôn Thắng. Không chỉ bất tử, hô mây gọi gió, đoán định được chuyện quá khứ tương lai, mà ông còn sai khiến được cả ngàn Hoàng Cân Lực Sĩ, vốn là những vị thần Hộ pháp làm nhiệm vụ giữ cân bằng Tam Giới. Theo thuyết Đạo giáo, chỉ một số ít Thiên tiên, có ấn lệnh từ Nguyên Thủy Thiên Tôn mới có thể yêu cầu Hoàng Cân Lực sĩ thi hành chấp pháp mà thôi. Tức tầm vóc và đẳng cấp của La Chân Nhân ở Đạo Giáo là rất cao.

So với một bậc Thiên tiên như La Chân Nhân, những tay hảo háo người trần mắt thịt ở Lương Sơn, dĩ nhiên, kém cả một trời bản lĩnh vậy!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top