[Funland] Lật lại chủ đề cống hóa sông Tô Lịch; Kim Ngưu

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,043
Động cơ
383,751 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Có nhiều dạng nhà máy mà cụ, to có, nhỡ có, bé chỉ đủ cho một khu đô thị cũng có. Công nghệ xử lý kín, hở... đủ kiểu.
Ngoài cái Hồ tây, Yên sở đã xây dựng, Yên xá đang dự kiến xây dựng. Hà nội nên dành tiền mỗi nhiệm kỳ làm thêm 1 cái cỡ nhà máy nước thải hồ tây nữa là ổn
Quanh đấy toàn đất tiền tấn nên đặt cái nhà máy cũng khó cụ ợ
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,091
Động cơ
81,703 Mã lực
Quanh đấy toàn đất tiền tấn nên đặt cái nhà máy cũng khó cụ ợ
Với công nghệ xây dựng hiện nay, tại sao ko nghĩ đến việc đặt luôn lên lòng sông hả cụ, sông Tô là sông cụt, Yên xá giúp giải quyết 2/3 nước thải ở cuối nguồn. có thể đặt 1 nhà máy nữa ở đầu dòng sông (dạng cao tầng)
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,043
Động cơ
383,751 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Với công nghệ xây dựng hiện nay, tại sao ko nghĩ đến việc đặt luôn lên lòng sông hả cụ, sông Tô là sông cụt, Yên xá giúp giải quyết 2/3 nước thải ở cuối nguồn. có thể đặt 1 nhà máy nữa ở đầu dòng sông (dạng cao tầng)
:D Nhà cháu ko biết gì về xử lý nước toàn thấy mấy nhà máy lọc to to thôi nên cũng ko rõ lắm
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,951
Động cơ
531,680 Mã lực
Em mới nghĩ đc thế này:
Nhược:
1. Bê tông hóa dẫn đến hiện tượng om nhiệt làm tăng nhiệt độ không khí -> cái nắng nóng mùa hè dã man hơn
2. Việc thoát nước bị hạn chế gây nên hiện tượng ngập lụt khia mưa bão
3. Ít bốc mùi hôi thối hơn tuy nhiên trong lòng cái cống đó là sự ô nhiễm kinh khủng: Hôi thối, chuột bọ, rác thải,...
4. Chi phí đầu tư rất tốn kém, lãng phí ngân sách
5. Duy tuy, bảo dưỡng, khơi thông cống rãnh cũng là vấn đề khó khăn.
6........

Lợi:
1. Thêm mặt bằng, đường xá rộng rãi (Tha hồ bãi trông giữ xe :)) )
2. Các anh lại thêm đc một mớ trong tài khoản
3. .....
Mời các bác tiếp.


https://vnexpress.net/thoi-su/bi-thu-quan-o-ha-noi-de-xuat-cong-hoa-song-to-lich-3949420.html?fbclid=IwAR3v6Ew9Lcb8nCQDNlkr3xe78jAJCu7mPTlfcWhT3Elu3f3IXJR9Zo9d6xk
Chuẩn quá ạ!!!
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
cống hóa mới bảo kê đc quán ăn nhậu, bãi trông xe chứ :D

bảo sao nhật nó chửi quan annam mít sẵn lòng đốt giang sơn chỉ vì đc tập nó cho vài ngàn tệ :))

thuận theo dòng ls mất nước :))

- e ủng hộ cống hóa cả hồ tây, hồ gươm, sông hồng cmnl đi :))

OF đã có chủ đề cải tạo, chủ đề làm sạch sông Tô Lịch. Chủ đề cống hóa cũng có một vài người đưa ra ý kiến, nhưng bây giờ chủ đề này được đề cập bởi một bí thơ quận.
Nguồn: https://vnexpress.net/thoi-su/bi-thu-quan-o-ha-noi-de-xuat-cong-hoa-song-to-lich-3949420.html
Bí thư quận ở Hà Nội đề xuất cống hoá sông Tô Lịch
Ông Dương Đức Tuấn cho rằng cống hoá một số con sông trên địa bàn sẽ giảm xả thải và tăng thêm không gian công cộng.

Hà Nội bắt đầu thí điểm làm sạch sông Tô Lịch
Sáng 8/7, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của HĐND TP Hà Nội, Bí thư quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn đề nghị thành phố "xem xét cống hoá đối với một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước, ngay cả như Tô Lịch, Kim Ngưu".

Theo ông Tuấn, việc cống hoá các con sông, kênh mương sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải, đồng thời làm tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông.

Bí thư quận Hoàn Kiếm nói, vừa qua thành phố đã có chủ trương các giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm sông, hồ và đây là những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông cho rằng ô nhiễm sông, hồ tại thành phố là một tồn tại của quá trình phát triển đòi hỏi nhiều nguồn lực và những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn.

Phản biện đề xuất nêu trên, đại biểu đến từ quận Thanh Xuân, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng "không nên đặt vấn đề bê tông hoá sông Tô Lịch vì đây còn là câu chuyện của địa lý, phong thuỷ, tâm linh nữa".

Ông Đức cho hay, lâu nay phương án bổ cập nước để dòng sông luôn chảy đã được tính đến để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch; khi có nước chảy thì sẽ giảm được ô nhiễm trước mắt cũng như lâu dài.

"Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ E nghé thuyền đỗ sát thuyền anh", ông Đức đọc hai câu thơ để nhấn mạnh Tô Lịch từng là con sông trong xanh, hiền hoà, đồng thời đề nghị thành phố áp dụng giải pháp bổ cập nước để làm sống lại dòng sông này.
Trước đó tháng 12/2018, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư một số dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; bao gồm 2 dự án giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm là mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, cống hóa mương kín Nguyễn Cơ Thạch và tuyến mương Đồng Bông để phục vụ xây dựng đường đua xe F1. Dự kiến tổng mức đầu tư hai dự án cống hoá này khoảng trên 640 tỷ đồng, hoàn thành vào tháng 4/2020.

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường. Ngày nay, sông Tô Lịch dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cống xả nước thải.

Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều kế hoạch khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch đã được thành phố đưa ra từ hơn 10 năm qua nhưng đều không hiệu quả.

Hiện TP đang thí điểm hai giải pháp làm sạch sông bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản và chế phẩm Redoxy3C của Đức.

Mời các cụ vào chém tiếp xem ý kiến quần chúng có đồng nhất với ý tưởng của lãnh đạo không.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,091
Động cơ
81,703 Mã lực
E xin Giới thiệu bài viết trên báo người đô thị của chuyẻn gia quy hoạch:

Nghịch lý xử lý nước thải Hà Nội: bao nhiêu năm rồi còn mãi loay hoay...
15:02 | Thứ năm, 23/05/2019 0


Tháng 5.2019, tại Hà Nội thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản chính thức khởi động. Dự án hứa hẹn giải quyết dứt điểm được mùi hôi thối với tốc độ xử lý "siêu thanh".

Trước đó (tháng 3.2019) các doanh nghiệp Đức cũng giới thiệu giới thiệu giải pháp xử lý nước thải (gọi tắt là XLNT) cho Hà Nội, để nước thải không còn gây hại mà thực sự là nguồn tài nguyên. Tháng 4.2019, Công ty thoát nước Hà Nội đã đề xuất lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô và hòa loãng nước bẩn Hồ Tây.

Thực ra, từ năm 2017, thành phố đã dùng Redoxy-3C làm sạch nước tại 127 hồ nước. Sau hơn một năm thực hiện (2017-2018) ông Mai Trọng Thái, Cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội), cho biết hiệu quả rất rõ ràng, nhất là trong việc xử lý mầu, mùi và chất hữu cơ, môi trường được cải thiện rõ rệt… Nhưng thực tế sông hồ Hà Nội vẫn hôi thối, cá chết khối lượng lớn? Phải chăng “Redoxy-3C” đã hết “phép màu” và cần có thêm giải pháp mới “siêu mầu nhiệm” hơn mới hơn?

Vẫn còn nhiều tồn nghi, nhưng các “phép màu” này vẫn do nhà cung cấp tự bỏ tiền làm mẫu, can thiệp này vẫn ở phạm vi nhỏ lẻ, xử lý tình thế… Câu hỏi đặt ra là có gì bất ổn trong quy hoạch thoát nước và XLNT Hà Nội đã thực hiện 20 năm qua?

Cần đầu tư bao nhiêu cho XLNT?

Dự án thoát nước Hà Nội khởi động từ 1998, vay ODA Nhật Bản và đối ứng của Việt Nam, cho đến năm 2018 cơ bản hoàn thành. Tổng kinh phí thực hiện 550 triệu USD. Mục tiêu của dự án bao gồm: chống úng ngập trên địa bàn thành phố.



Dự án thoát nước giai đoạn 1 tập trung giải quyết thoát nước 4 quận nội thành cũ . Trộn lẫn thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt vào chung cống ngầm . Biến sông Tô và các sông thành kênh thoát nước thải xuống trạm bơm Yên Sở để bơm ra sông Hồng . Bố trí các trạm XLNT bên cạnh các hồ (có thêm chức năng điều hòa trữ nước khi mưa lớn )để trộn nước thải với nước mưa?Kết quả : nước ngập khi mưa và hầu hết sông hồ Hà Nội ô nhiễm nặng.



Dự án thoát nước giai đoạn 2 mở rộng phạm vi thoát nước mở rộng từ sông Tô đến sông Nhuệ - Thêm một sông nữa thành kênh thoát nước thải không qua xử lý . Mặc dù có các nhà máy XLNT , nhưng các cống nước thải đổ trực tiếp vào các hồ ( ảnh Hồ Tây )Kết quả : Hồ Tây cảnh quan đẹp nhất Hà Nội nay là hồ chứa nước thải , nước ô nhiễm làm 200 tấn cá chết (2016)và cá tiếp tục chết những năm sau.

Dự án XLNT Hà Nội do tư vấn nước ngoài đề xuất. Hiện đã có 8 nhà máy XLNT (tổng đầu tư khoảng 355 triệu USD) đang vận hành. Nếu kể thêm nhà máy XLNT Yên Xá (Thanh Trì), trị giá 700 triệu USD (khởi công từ 2016 hiện đang đắp chiếu), tổng đầu tư Dự án thoát nước và XLNT Hà Nội là 1,6 tỷ USD, chi phí vận hành gần 10 triệu USD/năm. Đầu tư lớn như vậy, nhưng hầu hết sông hồ Hà Nội vẫn ô nhiễm; Nhiều nơi vẫn úng ngập mỗi khi mưa to.

Ông Ngô Trung Hải, nguyên lãnh đạo cơ quan lập Quy hoạch Hà Nội mở rộng, cho rằng cần 100 tỷ USD Hà Nội ta mới hết ngập, trong khi ta chưa có đủ 1/10 (thực tế là 1%). Không lẽ giải quyết ngập và ô nhiễm nước thải Hà Nội cần 100 năm nữa?

XLNT từ nguồn hay cuối nguồn, tập trung hay phân tán?

Sơ đồ của Dự án thoát nước XLNT Hà Nội cho thấy toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất nội thành Hà Nội được các tổ chức cá nhân đổ ra ngoài nhà, thành phố làm hệ thống thu gom vào sông Tô và chảy về Yên Sở (vài chỗ rẽ vào các trạm XLNT ven hồ sau đó đổ vào sông Tô). Cuối cùng thu hết vào Nhà máy XLNT Yên Sở, sau khi xử lý, nước sạch thì bơm vào sông Hồng. Toàn bộ nước thải Hà Nội chảy qua qua hàng chục cây số xuyên qua Thành phố, bốc mùi hôi thối và phát tán ô nhiễm cho hàng triệu người dân. Cuối nguồn xử lý để cá sông Hồng được bơi trong nước sạch.

Trước năm 1954, Hà Nội quy định: toàn bộ nước thải từ trong nhà ra phố phải đảm bảo không mùi, không mầu, không vị. Phòng Quản lý vệ sinh đô thị trực thuộc Tòa Đốc lý Hà nội (*) chịu trách nhiệm kiểm duyệt chất lượng. Nước từ nhà tắm, nhà vệ sinh từng nhà đều qua bể tự hoại. Trước khi đổ vào cống thành phố còn có ngăn lọc bằng gạch vỡ, than hoa, cát vàng. Những nhà không đạt tiêu chuẩn nước thải thì chỉ có cách lấp bể, làm nhà vệ sinh theo lối cũ – gọi là xí thùng: đi vệ sinh vào thùng, đổ tro bếp lên trên, hàng ngày có nhân viên của thành phố đi thu gom chuyển ra ngoài, các gia đình phải trả phí vệ sinh.

Hầu như toàn bộ nhà ở trong khu phố cổ làm “xí thùng”, còn thoát nước thì chảy ngược vào trong, đổ vào hố đào, bên dưới xếp gạch vỡ để nước thấm dần vào đất, gọi là “cống thấm”. Không có tí nước thải nào đổ ra phố nên phố xá khô ráo sạch sẽ.



Năm 1889, Hà Nội lập bản đồ thoát nước, trong đó phân ra thành hai khu vực: khu phố cổ - vốn tập trung người Việt sinh sống, và khu phố Pháp (mới) bao gồm cả khu Hồ Hoàn Kiếm - dành cho người Pháp. Toàn thành phố có một hệ thống thoát nước chung đổ ra sông hồ, nhưng việc thoát nước từ trong nhà đổ vào hệ thống chung này theo quy định nghiêm ngặt . Khu phố cổ không có cống ngầm thoát nước thải sinh hoạt.

Thập kỷ 1980-2000, thành phố thay dần “xí thùng” bằng “nhà vệ sinh bán tự hoại”. Mỗi nhà lắp vài cái ống bê tông đúc sẵn chứa phân, đổ nước vào hóa lỏng để nước thải chảy ra cống ngoài phố. Phố cổ không có cống ngầm, nước tràn ra lòng đường xanh lè, hôi hám. Trong 10 năm ông Hoàng Văn Nghiên làm Chủ tịch thành phố (1994-2004) nội thành Hà Nội xóa bỏ hoàn toàn “xí thùng”. Dự án thoát nước (khởi công 1998) đã nâng cấp mạng cống thoát nước: toàn bộ nước thải đổ thẳng vào các sông hồ: bắt đầu kỷ nguyên “ô nhiễm hóa “ sông hồ Hà Nội.

Từ nguyên lý XLNT tại nguồn, từng hộ gia đình tự xử lý , giờ đây đổ tất vào một hệ thống tập trung, Thành phố đảm trách XLNT toàn bộ – nhiệm vụ này nhận thì dễ nhưng làm mới khó: hơn 20 năm qua, thành phố vật vã đủ cách mà nước thải ô nhiễm ngày một gia tăng, giờ đây có phần hụt hơi nên đánh cược vào “ phép mầu” nhập khẩu.

***

Tại các quốc gia giàu mạnh hàng đầu thế giới như Đức, họ đã ban hành “Đạo luật về thu phí nước thải” trong đó khẳng định “Bất cứ ai xả nước thải (chất thải) phải chịu trách nhiệm trả phí nước thải thanh toán phí” (Điều 9 Chương 3). Tại Nhật Bản cũng tương tự, chính phủ còn hỗ trợ một phần tài chính, nhằm khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt thiết bị XLNT tại nguồn ( gọi tắt là Johkasou ).

Việt Nam đã thu phí XLNT bằng 10% phí nước sạch – mức thu này không bao giờ đủ trang trải việc thu gom và XLNT; kèm theo mô hình quản lý còn bất cập, kỹ thuật công nghệ còn kém... ô nhiễm còn lan tràn.

Ngành xây dựng là tác giả của những nhà máy XLNT vô dụng; Hệ thống thoát nước và thu gom nước thải đô thị lại vô lý - họ đang thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi: càng làm càng tốn tiền vô ích. “Góp sức” làm môi trường ô nhiễm cần kể tới ngành Tài nguyên môi trường - họ đang thực thi nhiệm vụ một cách lửng lơ: không rõ là cơ quan quản lý hay nghiên cứu khoa học, ban hành chính sách; Cấp phép xả thải một cách vu vơ mà không kiểm soát được hoạt động xả thải (vô số ví dụ tại Hà Nội và các tỉnh thành). Ngành này cũng chưa đưa ra mô hình thu gom và XLNT nào thuyết phục, không có khuyến cáo nào về các giải pháp XLNT nào phù hợp cho Việt Nam.



Nếu như có một mô hình mới, trong đó cam kết rõ ràng trách nhiệm người xả thải và người chịu trách nhiệm XLNT, kèm theo các điều kiện tài chính tường minh thì XLNT sẽ là ngành kinh tế rất có triển vọng, phát triển nhanh và mạnh. Nó sẽ gạt bỏ những thiết chế trung gian, lửng lơ vô trách nhiệm ra ngoài rìa để đón nhận vô số mô hình thông minh, giải pháp kỹ thuật sáng tạo trong hoạt động thu gom và XLNT hiệu quả. Nếu được vậy, rất có thể Việt Nam sẽ có bước tiến dài, chiếm lĩnh vị trí cao trong các quốc gia thực thi công tác bảo vệ môi trường hiệu quả, phát triển bền vững.

Trần Huy Ánh (Ủy viên thường trực BCH Hội Kiến trúc sư Hà Nội; Thành viên Hội đồng Khoa học TCKTVN – Viện Kiến trúc Quốc gia, bộ Xây dựng)

_____________
 

Acient.cutkit

Xe tăng
Biển số
OF-604680
Ngày cấp bằng
24/12/18
Số km
1,528
Động cơ
137,870 Mã lực
Đông Hải cuồn cuộn sóng
Nguy hiểm bỏ bu da
Lấp má nó luôn quá
Tiền về tài khoản ta :))
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
915
Động cơ
157,528 Mã lực
Chỉ cần nước thải sinh hoạt trước khi đổ xuống sông tô lịch được lọc bởi các hố cát sỏi như bể lọc là xong. Mỗi cống đổ thải ra sông chỉ cần có một cái bể lọc dạng cát sỏi. Trên cùng lớp cát có tấm lọc bằng inox có thể vệ sinh và gom rác được là ok. Hàng tuần (hoặc hàng ngày) các bác chức năng môi trường như các chị lao công trứ danh đi thu gom rác và rửa cái tấm inox trên cùng là xong.
 

bjboyn00b

Xe điện
Biển số
OF-23594
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,818
Động cơ
520,133 Mã lực
Em thấy có chữ Kim Ngưu nào đâu nhỉ? Em lại muốn cống hóa KN 1 đoạn thôi :))
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
915
Động cơ
157,528 Mã lực
Còn dọc sông cứ khoảng cách 500 m đặt cái vòi phun vừa tạo cảnh đẹp vừa sử dụng để lọc tuần hoàn. Lọc tuần hoàn bể lọc cũng chỉ cần cát sỏi, hút nước sông phun lên nước rơi xuống đi qua ụ bể lọc (đặt cạnh sông hoặc giữa sông) và tự thẩm thấu qua lớp cát và lại chảy ra sông là xong. Chi phí em nghĩ không đến 1000 tỏi như dự kiến!
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
915
Động cơ
157,528 Mã lực
Khi dòng sông đã sạch đẹp như sông gì ở Pháp nhợn thì khai thác đi làm bằng thuyền để giảm ùn tắc và tạo sự thơ mộng như thơ của Tử Mặc Hàn!
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,037
Động cơ
510,506 Mã lực
Tăng thêm không gian công cộng? Nói thì hay chứ làm xong chúng chia năm xẻ bẩy làm tỷ thứ như BOT thảm lại mặt dc thu ciền ấy.
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
915
Động cơ
157,528 Mã lực
Bơm tuần hoàn chỉ loại tiêu tốn bằng cái bơm nước sinh hoạt của các hộ dân ở quê em khoảng 0,75kW thôi. Cát sỏi thì VN là vô địch rồi. Cứ thử như vậy trước khi dùng đến hóa chất và công nghệ lọc này nọ của bọn tư bản dãy chết. Ka kà!
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,685
Động cơ
490,577 Mã lực
Chỉ cần nước thải sinh hoạt trước khi đổ xuống sông tô lịch được lọc bởi các hố cát sỏi như bể lọc là xong. Mỗi cống đổ thải ra sông chỉ cần có một cái bể lọc dạng cát sỏi. Trên cùng lớp cát có tấm lọc bằng inox có thể vệ sinh và gom rác được là ok. Hàng tuần (hoặc hàng ngày) các bác chức năng môi trường như các chị lao công trứ danh đi thu gom rác và rửa cái tấm inox trên cùng là xong.
Còn dọc sông cứ khoảng cách 500 m đặt cái vòi phun vừa tạo cảnh đẹp vừa sử dụng để lọc tuần hoàn. Lọc tuần hoàn bể lọc cũng chỉ cần cát sỏi, hút nước sông phun lên nước rơi xuống đi qua ụ bể lọc (đặt cạnh sông hoặc giữa sông) và tự thẩm thấu qua lớp cát và lại chảy ra sông là xong. Chi phí em nghĩ không đến 1000 tỏi như dự kiến!
Khi dòng sông đã sạch đẹp như sông gì ở Pháp nhợn thì khai thác đi làm bằng thuyền để giảm ùn tắc và tạo sự thơ mộng như thơ của Tử Mặc Hàn!
Cảm ơn về ý tưởng của cụ, nhưng cụ đang nhầm lẫn giữa công nghệ lọc nước ngầm (theo nguyên lý thô sơ) với công nghệ xử lý nước thải ạ. Về chi tiết công nghệ xử lý nước thải cụ có thể google để rõ nhưng về tổng thể theo phương pháp của cụ thì chắc 1 tuần phải thay cát và lọc 1 lần thì may ra mới hiệu quả 50%. Nước thải ngoài rác, bùn, vi sinh còn có những chất độc hại sử dụng hàng ngày, các chất này có thể xử lý bằng lắng chờ tự tan, sục trung hòa, hay hòa hóa chất để cân bằng, bước chắn rác chỉ là bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải. Em không biết nhiều về vấn đề này, chẳng qua được biết vì có tham gia xây dựng và hỏi han hội kỹ thuật xử lý nước thải trong quá trình xây dựng.
 

Beliti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-159924
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
2,961
Động cơ
371,720 Mã lực

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
915
Động cơ
157,528 Mã lực
Đó là ý tưởng của em đó cụ. Em cũng không rành về nước thải nhưng em thấy đất mẹ là một bể lọc tự nhiên ban cho. Cát sỏi cũng sẽ ngăn được phần rất lớn vì một số vùng quê mặc dù nước rất bẩn nhưng dùng bể lọc cát sỏi nhìn thấy hiệu quả.
Không liên quan nhưng em nghĩ ở Hồ quắm đặt vòi phun để lọc nước ngay chỗ tháp rùa là hợp lý. Xung quanh hồ cũng vậy, đảm bảo nước trong veo!
Cảm ơn về ý tưởng của cụ, nhưng cụ đang nhầm lẫn giữa công nghệ lọc nước ngầm (theo nguyên lý thô sơ) với công nghệ xử lý nước thải ạ. Về chi tiết công nghệ xử lý nước thải cụ có thể google để rõ nhưng về tổng thể theo phương pháp của cụ thì chắc 1 tuần phải thay cát và lọc 1 lần thì may ra mới hiệu quả 50%. Nước thải ngoài rác, bùn, vi sinh còn có những chất độc hại sử dụng hàng ngày, các chất này có thể xử lý bằng lắng chờ tự tan, sục trung hòa, hay hòa hóa chất để cân bằng, bước chắn rác chỉ là bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải. Em không biết nhiều về vấn đề này, chẳng qua được biết vì có tham gia xây dựng và hỏi han hội kỹ thuật xử lý nước thải trong quá trình xây dựng.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
6,366
Động cơ
255,250 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Phủ Khai Thông

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Trước đây cống hóa xong con mương ở đường Nguyễn Khánh Toàn cũng tưởng là có thêm không gian công cộng, nhưng rốt cục lại có thêm 1 dãy nhà hàng.
Tin bọn này có mà bán thóc giống để ăn.
Cái này có người chụi trách nhiệm hôn cụ êi ?
 

kientructayho

Xe hơi
Biển số
OF-634922
Ngày cấp bằng
17/4/19
Số km
144
Động cơ
112,866 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Website
kientructayho.vn
Cống hóa đi rôi làm thêm cái đường đua F1 trên đó :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top