Thấy bác có vẻ thích suy nghĩ bằng cách ngược dòng nên vào đây trao đổi cho vui. Em từng học lập trình và làm lập trình một thời gian nhưng thấy mình không có năng khiếu và công việc đãi ngộ cũng không như kỳ vọng nên bỏ từ sớm. Em tiếp xúc với máy tính từ khá sớm, từ những cái máy tính trang bị riêng cho An ninh, đến năm 92-93 gì đấy được mua hẳn 1 cái máy tính 386 trị giá khá lớn. Lứa của em lúc đấy tò mò, được tiếp xúc với máy tính và internet sớm nhất so với xã hội nên rất ham. Tuy nhiên đa phần cũng chỉ làng nhàng như em sau này, còn những người thành công được với nghề lập trình thì khá ít. Ngay cả khảivq ở VNG, thời đấy là thuộc loại đầu óc quái kiệt rồi nhưng nếu VNG không thành công nhờ game VLTK chắc gì đã như bây giờ.
Tuy nhiên phải nhìn nhận là xã hội giờ càng ngày càng lệ thuộc máy tính, tương lai robot và AI sẽ sớm tràn ngập, nếu không biết lập trình thì cũng tương tự như cả xã hội nói tiếng Anh mà mình thì cứ chỉ biết chữ Hán. Thế nên trẻ con dù sao cũng nên biết lập trình. Để học lập trình giờ rất dễ, kể từ khi MIT thành công dự án scratch thì lập trình đơn giản và miễn phí. Trẻ con nào cũng có thể tự lập trình sau 1, 2 buổi chỉ dẫn. Đứa nào thích sẽ tìm hiểu thêm lên. Đứa nào thực sự có tài và say mê thì biết đâu sau này chỉ với 1 sản phẩm như Facebook hay Instagram là thành tỉ phú.
Con trai em cũng tò mò và say mê công nghệ nhưng hướng tiếp cận của nó hoàn toàn khác, nó cũng học lập trình game, scratch nhưng nó tìm hiểu hướng về Stem hơn. Ví dụ như nó tham gia 1 dự án thiết kế nhà chống động đất, nó sẽ phải tìm hiểu các khái niệm về vỏ trái đất, mảng lục địa, sự trôi dạt lục địa, các thiết kế chóng động đất từ xưa đến nay, các tòa nhà nổi tiếng, từ đó thiết kế mô hình thử nghiệm, thử nghiệm...