Em mô hình hóa như này để các cụ mợ dễ nhìn ợ
Nguyễn Văn A
A có tài sản là 150 tỷ
A có Bố A (BA), Mẹ A (MA), vợ (VA) và 2 con là A1 A2 đều đang còn sống. A1 21 tuổi, A2 16 tuổi
Khi A chết, nếu không phải trả nợ hay truy thu thuế, về cơ bản, 150 tỷ tài sản sẽ trở thành di sản
Trường hợp 1.
A không có di chúc
Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định gồm: bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ hợp pháp (không có vợ nuôi
)
Tất cả những người này phải còn sống ở thời điểm A chết (nếu A1, A2 chết trước A, thì vẫn được hưởng phần di sản từ A nhưng sẽ chuyển xuống cho con của A1, A2 - thừa kế thế vị; ta sẽ bàn về món này sau)
Hàng thừa kế thứ nhất của A theo mô tả ở trên có 5 người, họ sẽ được phần bằng nhau, mỗi người sẽ nhận: 150 tỷ/ 5 = 30 tỷ
Trường hợp 2, A để lại di chúc toàn bộ tài sản 150 tỷ cho Vũ Thị L - một nữ nhân viên trẻ tuổi yêu nghề, đang làm thư ký cho A
Vậy L có được toàn bộ 150 tỷ không? Những người thân của A nêu trên có được xu nào không?
Theo Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành, thì những người sau đây vẫn được di sản mà không phụ thuộc vào di chúc có cho họ hay không:
- Bố đẻ, mẹ đẻ
- Vợ/chồng hợp pháp
- Con đẻ dưới 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động
Mỗi người sẽ được 2/3 1 xuất chia theo luật (gọi là kỷ phần bắt buộc)
Quay lại câu chuyện A để lại toàn bộ 150 tỷ cho thư ký yêu nghề
Ở đây, BA, MA, VA và A2 (dưới 18) là đối tượng được hưởng kỷ phần bắt buộc
Mỗi người sẽ được hưởng 2/3 của 1 xuất nếu chia theo luật (trường hợp 1), cụ thể là 2/3 x 30 tỷ = 20 tỷ
A1 đã trên 18 tuổi, khỏe mạnh, nên cháu rất tốt nhưng luật rất tiêc cháu không được xu nào
BA, MA, VA và A2, mỗi người 20 tỷ
Di sản của A còn lại là 150-80 = 70 tỷ
Em thư ký yêu nghề hưởng 70 tỷ
Đại loại là như vậy, các cụ mợ tham khảo ợ