- Biển số
- OF-326532
- Ngày cấp bằng
- 9/7/14
- Số km
- 1,865
- Động cơ
- 284,778 Mã lực
LS Bao Anh Thai: "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu chuẩn mực về lý và đầy tôn trọng về tình đối với phía Hoa Kỳ và ban lãnh đạo đại học Fulbright: "chúng tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo đại học Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho nhân dân hai nước."
Tuy nhiên, việc phải phủ quyết một quyết định bổ nhiệm do chính mình đã đưa ra với ông Bob Kerrey là khó khăn về thể diện của chính họ. Hoa Kỳ và đại học Fulbright đang đứng trong thế buộc phải xem xét một cách thấu đáo quyết định của mình không chỉ trên phương diện tiền bạc (gọi vốn đầu tư), hay sự chuộc lỗi của cá nhân ông Kerrey có phải là biểu tượng cho sự hàn gắn giữa hai quốc gia hay không; mà họ còn phải xem xét các khía cạnh khác mà trước đó họ có thể chưa nghĩ tới.
Thứ nhất, đó là sự chia rẽ của người Việt Nam vì quyết định của họ. Việc chia rẽ trong quan điểm của người Việt Nam là rõ ràng và việc đó đã được cộng đồng quốc tế biết tới qua phản ảnh của các báo Financial Times, New York Times và các báo khác. Sẽ thật khó khăn cho một trường đại học Fulbright Việt Nam khi tuyên bố báo chí đầu tiên của họ là nhằm để giải thích về quan điểm của trường đối với sự chia rẽ trong tâm trí người Việt đối với ông chủ tịch hội đồng tín thác thay vì một thông điệp về sự đồng tâm tiến tới giữa hai quốc gia.
Thứ hai, nếu như họ cho rằng vai trò gọi quỹ của ông Bob Kerrey là quan trọng hơn sự chia rẽ trong tâm trí cũng như việc gợi mở vết thương trong tâm hồn của nhiều người Việt thì sớm hay muộn sẽ có người đặt câu hỏi “vậy thông điệp ‘súp có cá’ của ông Bob Kerrey có thực sự khác gì với thông điệp ‘cá hay thép’ của ông Phàm người Đài Loan? Liệu sự khác nhau là ở chỗ vì ông Bob Kerrey là một nhà chính trị chuyên nghiệp nên thông điệp của ông không trực tiếp như ông Phàm mà được đặt dưới hình thức chuộc lỗi?”
Thứ ba, nếu như trường Fulbright Việt Nam cho rằng việc ông Bob Kerrey đảm nhiệm chức vụ đó là một biểu tượng cho sự hàn gắn thì họ sẽ phải giải thích với chính hàng chục ngàn cựu chiến binh Mỹ (những người không dính dáng đến một vụ thảm sát nào) đang quay lại Việt Nam để chia sẻ - ít thì là sự tiếc nuối, nhiều thì là bằng tiền bạc của chính họ hoặc bằng công sức của mình tham gia vào việc rà phá, tháo dỡ bom mìn ở Việt Nam. Một người cựu chiến binh cùng chung sức với các đồng nghiệp Việt Nam, đối mặt với hiểm nguy trong việc gỡ bom mìn liệu có phải là một biểu tượng tốt đẹp hơn rất nhiều trường hợp của Bob Kerrey để đại diện cho sự hàn gắn giữa hai quốc gia? Chỉ mới vài ngày đây thôi, tin về một chuyên gia gỡ bom mìn Việt Nam hy sinh khi làm nhiệm vụ ở miền Trung chìm nghỉm giữa các tin khác. Sự chia sẻ tình cảm của các cựu chiến binh Mỹ, những người đã cùng làm cái công việc nguy hiểm trong nhiều năm trước đó với người đồng nghiệp đã hy sinh của mình cũng chìm nghỉm mà không ai biết tới. Vậy, người cựu binh Hoa Kỳ nào mới là biểu tượng cho sự hoà giải giữa hai quốc gia?
Những vấn đề trên có thể không xảy ra nếu chính ông Bob Kerrey nhận thấy chỉ cần một hành động đơn giản của ông thôi là có thể tháo gỡ - ông tự từ chức. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng phải mất 32 năm, phải đến khi đối diện với lời cáo buộc của 2 đồng đội mình và một nạn nhân còn sống sót, ông mới có thể đưa ra quyết định thừa nhận việc có thảm sát. Và từ đó tới nay đã thêm 15 năm nữa, ông vẫn chưa thừa nhận là mình trực tiếp tham gia sát hại các nạn nhân và đơn vị của ông không hề bị bắn, và chính ông là người ra lệnh dồn phụ nữ, trẻ em ra giữa làng và xả súng sát hại. Có thể ông đã có tuổi tác nên mỗi quyết định của ông đều cần phải có năm, có tháng."
Tuy nhiên, việc phải phủ quyết một quyết định bổ nhiệm do chính mình đã đưa ra với ông Bob Kerrey là khó khăn về thể diện của chính họ. Hoa Kỳ và đại học Fulbright đang đứng trong thế buộc phải xem xét một cách thấu đáo quyết định của mình không chỉ trên phương diện tiền bạc (gọi vốn đầu tư), hay sự chuộc lỗi của cá nhân ông Kerrey có phải là biểu tượng cho sự hàn gắn giữa hai quốc gia hay không; mà họ còn phải xem xét các khía cạnh khác mà trước đó họ có thể chưa nghĩ tới.
Thứ nhất, đó là sự chia rẽ của người Việt Nam vì quyết định của họ. Việc chia rẽ trong quan điểm của người Việt Nam là rõ ràng và việc đó đã được cộng đồng quốc tế biết tới qua phản ảnh của các báo Financial Times, New York Times và các báo khác. Sẽ thật khó khăn cho một trường đại học Fulbright Việt Nam khi tuyên bố báo chí đầu tiên của họ là nhằm để giải thích về quan điểm của trường đối với sự chia rẽ trong tâm trí người Việt đối với ông chủ tịch hội đồng tín thác thay vì một thông điệp về sự đồng tâm tiến tới giữa hai quốc gia.
Thứ hai, nếu như họ cho rằng vai trò gọi quỹ của ông Bob Kerrey là quan trọng hơn sự chia rẽ trong tâm trí cũng như việc gợi mở vết thương trong tâm hồn của nhiều người Việt thì sớm hay muộn sẽ có người đặt câu hỏi “vậy thông điệp ‘súp có cá’ của ông Bob Kerrey có thực sự khác gì với thông điệp ‘cá hay thép’ của ông Phàm người Đài Loan? Liệu sự khác nhau là ở chỗ vì ông Bob Kerrey là một nhà chính trị chuyên nghiệp nên thông điệp của ông không trực tiếp như ông Phàm mà được đặt dưới hình thức chuộc lỗi?”
Thứ ba, nếu như trường Fulbright Việt Nam cho rằng việc ông Bob Kerrey đảm nhiệm chức vụ đó là một biểu tượng cho sự hàn gắn thì họ sẽ phải giải thích với chính hàng chục ngàn cựu chiến binh Mỹ (những người không dính dáng đến một vụ thảm sát nào) đang quay lại Việt Nam để chia sẻ - ít thì là sự tiếc nuối, nhiều thì là bằng tiền bạc của chính họ hoặc bằng công sức của mình tham gia vào việc rà phá, tháo dỡ bom mìn ở Việt Nam. Một người cựu chiến binh cùng chung sức với các đồng nghiệp Việt Nam, đối mặt với hiểm nguy trong việc gỡ bom mìn liệu có phải là một biểu tượng tốt đẹp hơn rất nhiều trường hợp của Bob Kerrey để đại diện cho sự hàn gắn giữa hai quốc gia? Chỉ mới vài ngày đây thôi, tin về một chuyên gia gỡ bom mìn Việt Nam hy sinh khi làm nhiệm vụ ở miền Trung chìm nghỉm giữa các tin khác. Sự chia sẻ tình cảm của các cựu chiến binh Mỹ, những người đã cùng làm cái công việc nguy hiểm trong nhiều năm trước đó với người đồng nghiệp đã hy sinh của mình cũng chìm nghỉm mà không ai biết tới. Vậy, người cựu binh Hoa Kỳ nào mới là biểu tượng cho sự hoà giải giữa hai quốc gia?
Những vấn đề trên có thể không xảy ra nếu chính ông Bob Kerrey nhận thấy chỉ cần một hành động đơn giản của ông thôi là có thể tháo gỡ - ông tự từ chức. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng phải mất 32 năm, phải đến khi đối diện với lời cáo buộc của 2 đồng đội mình và một nạn nhân còn sống sót, ông mới có thể đưa ra quyết định thừa nhận việc có thảm sát. Và từ đó tới nay đã thêm 15 năm nữa, ông vẫn chưa thừa nhận là mình trực tiếp tham gia sát hại các nạn nhân và đơn vị của ông không hề bị bắn, và chính ông là người ra lệnh dồn phụ nữ, trẻ em ra giữa làng và xả súng sát hại. Có thể ông đã có tuổi tác nên mỗi quyết định của ông đều cần phải có năm, có tháng."