Tâm Minh Nguyễn
[URL='https://www.otofun.net/permalink.php?story_fbid=1720905818189789&id=100008111627906']5 giờ ·
LIỆU ÔNG BOB KERRY CÓ THẬT SỰ HỐI CẢI ?
Có một chi tiết đáng chú ý là vụ thảm sát Thạnh Phong được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá hủy hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 chứ không phải do Bob Kerrey "tự thú". Chỉ đến khi tờ New York Times đăng lên loạt bài điều tra với những "bằng chứng cấm cãi", Bob Kerrey mới thừa nhận tội ác của mình. Như vậy, Bob Kerrey không thực sự tự hối cải. Vậy, liệu người ta có thể tin lời Bob Kerrey nói rằng ông ta "luôn bị ám ảnh trong 32 năm qua" và "hối hận về cái ác khi không còn đủ sức" hay không ? Rất khó tin ! Bởi người ta đặt giấu hỏi: Tại sao Bob Kerry phải che giấu điều đó suốt 32 trong khi không có điều gì đe dọa ông ta ? Còn nếu có sự đe dọa thì ai, cái gì đe dọa ông ta nếu những bí mật ấy bị tiết lộ ?
Trong bộ ba cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam sau này đều trở thành quan chức Mỹ: John Kerry, John McCain và Bob Kerrey mà nhiều tờ báo đưa tin là đã góp nhiều công sức vào việc hàn gắn vế thương chiến tranh cũng như hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt,. vai trò và hoạt động của Bob Kerrey quá mờ nhạt. Ngay cả những người Mỹ có lương trị cũng không chấp nhận việc ông ta được chọn làm người điều hành Quỹ Fulbright.
Vấn đề không phải là tha thứ hay không tha thứ. Với lòng độ lượng cao cả của mình nhân dân Việt Nam đã tha thứ cho các ông John Kerry, John McCain và Bob Kerrey cùng nhiều lính Mỹ khác đã gây ra những tội ác có thể nói là trời không dung, đất không tha ở Việt Nam. Nếu không, họ đừng hòng đặt một bước chân lên sải đất hình chữ S này một lần nữa.
Nhưng tha thứ là một chuyện, còn có hợp tác và sử dụng hay không thì lại là chuyện khác. Đừng nên nhầm lẫn. Một người phạm tội ác, bị xử tù, sau khi mãn hạn tù, người ấy còn có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ, vị trí làm việc, bị cấm làm một số việc có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Ông Bob Kerrey cũng không phải là ngoại lệ. Vì thế, đừng nên nhầm lẫn giữa sự tha thứ và sự hợp tác làm việc. Người Việt Nam sắn lòng tha thứ cho Bob Kerrey, nhưng chưa chấp nhận hợp tác làm việc với ông ta, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực "trăm năm trồng người" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Trong chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người ta đã phát hiện thấy ông ta có nhiều điểm không hẳn đã thật lòng với người Việt Nam. Khi họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Obama vẫn nhắc lại những luận điệu cũ về dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do biểu tình ở Việt Nam mà không hề nhắc đến trách nhiệm của Mỹ phải dẹp bỏ những tổ chức chống đối nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động trên đất Mỹ, được các Quỹ NED và USAID của nước Mỹ tài trợ. Đến người đứng đầu nhà nước Mỹ còn không thật lòng với Việt Nam thì việc ông Bob Kerrey chưa thật sự hối cải cũng chẳng có gì lạ.
Và cũng không còn là chuyện khó hiểu khi Tổng thống Mỹ chẳng qua chỉ là người đứng đầu Nhà Trắng, biểu tượng quyền lực hành pháp của nước Mỹ. Còn quyền lực thực sự của nước Mỹ thì lại nắm trong tay các nhà tài phiệt và công nghiệp chiến tranh của Mỹ ở phố Wall, những "ông chủ" thực sự của nước Mỹ. Và ông Bob Kerrey cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy, những người có lương tri, bất kể là người Mỹ hay người Việt hay người nước khác có thể chấp nhận ông Bob Kerrey làm Chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright Việt Nam không ? Liệu ong ta có đủ tin tưởng để người Việt Nam trao cho ông ta một phần trong sự nghiệp "trăm năm trồng người" ở Việt Nam không ? Với những lý lẽ trên thì câu rả lời chắc chắn là KHÔNG ! Ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Bởi đó là một sự ngây thơ về chính trị chứ không phải chỉ là những suy nghĩ cảm tính đơn thuần, lại càng không phải là sự bảo thủ, nhớ dai thù lâu như nhiều người vẫn nhận xét.
Với việc nhiều người dân Việt Nam thực sự lo ngại khi "sự nghiệp trăm năm trồng người" của dân tộc khi có mặt ông Bob Kerrey trong số những người tham gia vào sự nghiệp đó, thiết nghĩ: Khi lòng dân chưa thấu, ý dân chưa thuận thì Đảng và Nhà nước ta không nên để ông Bob Kerrey đảm nhiệm cương vị đó trong nền giáo dục Việt Nam. Ông ta có nhiều cơ hội để làm những việc khác để hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam, để hàn gắn và phát triển quan hệ - Mỹ - Việt. Nhưng để ông ta làm việc trong lĩnh vực "trăm năm trồng người" ở Việt Nam thì "JAMAIS" (Không bao giờ) !
Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy, từ việc che giấu tội ác của Bob Kerrey cùng đội SEALs của ông ta, đến việc tiết lộ nó và đến việc bổ nhiệm ông ta làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam hoàn toàn không phải là những chuyện không có sự sắp đặt từ trước.[/URL]