[CCCĐ] Lang thang trên đất Mỹ

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
784
Động cơ
583,357 Mã lực
born free nói:
Xin cảm ơn bác cbnu đã chịu khó chụp ảnh, chịu khó post lên 4r để anh em thưởng thức hơi thở cuộc sống nước Mỹ.
Hi vọng được diện kiến bác ở....Mỹ :)))
Cám ơn bác động viên. Mời các bác đi tiếp ở New Orleans.
Nói đến New Orleans không thể không kể đến con phố Borbon, con phố của nhạc Jazz, múa cột và cafe. Những ngôi nhà ở đây có những ban công với những hoa văn đặc biệt không thể lẫn với bất cứ vùng nào khác ở US



 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
784
Động cơ
583,357 Mã lực
Chúc mừng năm mới các bác.

Em mới làm chuyến lên Washington DC ăn Tết về. Có vài kiểu ảnh muốn chia xẻ với các bác. Cá nhân em rất thích được lên thăm thành phố này. Ở đây có rất nhiều viện bảo tàng với qui mô lớn và phong phú. Đặc biệt lại mở cửa miễn phí.
Tòa bạch ốc ở Washington DC, nơi quốc hội Mỹ làm việc, một ngày đông 2007



 

Tây Độc

Xe điện
Biển số
OF-3199
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
2,358
Động cơ
581,490 Mã lực
Em sửa bác tí. Cái này là Capitol Hill, nơi quốc hội làm việc. Tòa Bạch Ốc - White house (chỗ em hay tạt qua ngủ mỗi lần đến DC chơi) là chỗ khác, không phải chỗ này ạ.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
784
Động cơ
583,357 Mã lực
Tây Độc nói:
Em sửa bác tí. Cái này là Capitol Hill, nơi quốc hội làm việc. Tòa Bạch Ốc - White house (chỗ em hay tạt qua ngủ mỗi lần đến DC chơi) là chỗ khác, không phải chỗ này ạ.
Vâng đúng là em nhầm lẫn tên tiếng Việt của Capitol Hill. Cám ơn bác đã nhắc em.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Góp vui với các bác về nước Mỹ nhé

Các câu chuyện tôi kể trong những bài viết trong mục này, theo cảm nhận riêng và qua lời kể của những người dân nơi đây. Vi vậy, chắc không tránh khỏi những sai sót và ý kiến chủ quan. Mong các bác đọc, hiểu và bổ xung nếu có thế.

Ngày đầu tiên, tôi bay từ Nhật sang New York, đến nơi khoảng 6h tối, ấn tượng đầu tiên đó là cái máy bay tôi đi, sau khi hạ cánh, một lúc lâu sau nó mới đi đến nơi "thả" hành khách. Cái hội này chắc làm sân bay không khoa học chứ làm gì mà rộng thế? Tôi tự nhủ một cách vui vẻ như vậy. Bởi ngay lúc ngồi trên máy bay, những "cô" tiếp viên nữ xinh đẹp của Hãng hàng không Mỹ AA mà tôi tưởng tượng, lại đa phần là các cô, các bác nhiều tuồi có cả người da trắng hay da đen to "đùng đoàng" cũng làm tôi bớt sự tưởng tượng đi nhiều rồi

Chúng tôi vào để làm thủ tục nhập cảnh, do xếp hàng vòng vèo, nên tôi để luôn ba lô may ảnh xuống đất, tý nữa đằng nào chẳng quay lại lấy. Không ngờ được 2-3 phút, đã có chú an ninh từ đâu chui ra hỏi chủ nhân của túi đồ. Có lẽ sau vụ 11/09 hoặc là từ trước đến nay họ coi trọng vấn đề an ninh chăng? Sau đó còn là màn lấy vân tay và chụp ảnh, nó cũng nhẹ nhàng hơn tôi tưởng rất nhiều. Bạn phải nhớ hết những gì bạn đã khai trước đó ở Đại sứ quán, vì ở đây tôi thấy họ chỉ hỏi lại để kiểm tra thông tin mà thôi.

Tôi đi theo đoàn về New Jersey, nằm sát cạnh NY. Người hướng dẫn cho tôi biết là New York là tên do người cai quản thành phố này thủa trước, là người quản quản cái xứ tên là York ở bên nước Anh. Chính vì vậy mà ông ta gọi tên vùng đất mới mình cai quản là New York. Có lẽ những địa danh trên thế giới cứ có "thằng" New vào hẳn là liên quan đến nước Anh thủa trước.

Đường xá đi quả là đẹp, rộng rãi và tiện lợi, không một tiếng còi xe. Nhưng cũng phải mất hơn 1h đồng hồ chúng tôi mới ra khỏi NY, tôi cũng không biết chính xác trên bản đồ như thế nào nhưng cảm nhận nếu đi từ đầu này sang đầu kia cua NY, có lẽ như người ngoài bác đi từ Hà Nội lên Yên Bái , hoặc từ TP HCM ra Phan Thiết cũng nên.

Thời tiếy ở đây khá lạnh, khoảng 5-7độ C gì đó, điều này chúng tôi đã được cảnh báo, và phải dùng thuốc chống nẻ hoặc kem bôi

Người ta goi NY là "Thành phố Thế giới" bởi ở đây cái gì cũng có, nếu bạn có thể tưởng tượng ra được. Tôi nằm ngủ và háo hức chờ ngày mai khám phá "thế giới" này.

...........................

Tưởng là ngủ được ngay, hóa ra cũng không ngủ được. Không biết có phải háo hức vì ngày mai không, nhưng có lẽ phần nhiều do lệch múi giờ cũng nên. Vì nếu NewYork và Hà nội lệch nhau đúng 12 tiếng.

Tôi lại lục đục đi tìm Internet, ở đây vào được bằng cách truy cập qua Tivi. Nhưng có vẻ chậm, tôi thử mượn vào một cái máy tính xách "chân", khi truy cập mạng của khách sạn, bạn chỉ việc khai số thẻ tín dụng, kèm tên và thời hạn thẻ. Soẹt một cái, thế là xong 10USD cho 24h truy cập. Nhưng cũng không dùng được nhiều vì đoàn có mỗi cái máy tính đó mang theo.

Cuối cùng thì đến khoảng 4h sáng gì đó thì cũng phải ngủ, khoảng 9h sáng chúng tôi mới xuất phát đi thăm NY.

Quay trở lại con đường cũ tối qua, nhưng ban ngày thì tuyệt hơn khi được ngắm cảnh, ấn tượng của tôi nhất chính là bãi xe với bạt ngàn xe oto. Oto với họ có lẽ là xe đạp với chúng ta mà thôi!

Địa điểm đầu tiên tôi đến là bến tàu đi thăm Nữ thần tự do, ở đây họ vẫn để cả một cái nhà ga cũ từ rất lâu rồi. Trông rất âm u. Người dân noiư đây vần "đồn" là nhiều khi "nhìn thấy" rất đông người tập nấp ở cái Ga này. Và thành phố vẫn để lại làm kỷ niệm.

Trên mặt đất những vùng nước đều đóng băng, anh hướng dẫn cho biết đang đi nghỉ ở Canada thì Công ty gọi về để dẫn đoàn. Mùa này cũng ít khách thăm quan bởi NY có tuyết và giá lạnh. Năm nay, thời tiết ở đây thay đổi vì vậy cũng dễ chịu hơn. Có lẽ do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, nếu tôi nhớ không nhầm thì nước Mỹ cũng chưa ký vào hiệp ước liên quan đến vấn đề này.

Tuy trời lạnh những nắng ở đây rất đẹp, vàng óng nhưng không gay gắt. Từ bờ sông bên nay ngắm thành phố, tôi có cảm giác như ở Hồng Kông hay đôi chút của Singapore vậy… Chỉ có điều tôi quên mang găng tay, chụp ảnh được một lúc, tay cứng đờ, đến cả việc thay ống kính cũng cảm giác khó khắn hơn. Trời bắt đầu âm u và tuyết rơi xuống như mưa, mọi người ai nấy đều thích thú… Tâm lý chung ai chả thích những điều mình chưa biết. Còn tôi lúc đó chỉ tiếc và không dám mang theo chân máy, thử để tốc độ chậm xem từng bông tuyết rơi như thế nào. Có lẽ đây là may mắn đầu tiên của tôi dù tuyết rơi chi trong vòng 5phút gì đó, rồi trời lại nắng như không có chuyện gì xảy ra. Thời tiết ở đây kể cũng lạ.

Chúng tôi lên tàu đi thăm Nữ thần tự do, trước đó màn kiểm tra an ninh cũng rất kỹ càng, thắt lưng bạn cũng phải cởi ra…

Tượng nữ thần tự do, cũng như tôi chắc ai cũng nghe nói đến, những đến tân nơi xem tôi cũng bất ngờ. Tượng nằm trong hòn đảo Bedloe (nay gọi đảo Tự Do). Thứ nhất là “Cô gái” này cao đến 46m lận, để bế cô được bạn phải nghĩ lại vì cân nặng mà cô sở hữu là 229tấn, eo của cô cũng hơn 10m dài, ngón tay trỏ đáng yêu của cô cũng dài tới 2,4m. Muốn hôn môi cô chúng ta cũng phải nghĩ đến đôi môi dài 91cm…

Hẳn có bác sẽ thắc mắc là tại sao từ năm 1884 khi người Pháp tặng bức tượng này, họ vận chuyển và lắp đặt như thế nào, trên cái bệ cao 47m đó. Hóa ra là có cả khối óc của công trình sư là cái tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp nữa, bức tượng được lắp ghep chứ không phải nguyên khối như vậy.

Tượng nữ thần tự do tượng trưng cho nước Mỹ, tay trái cầm “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ, tay phải cầm bó đuốc, phần mũ trên đầu tượng trưng cho 7 đạo hào quang sáng chói khắp 7 đại dương và 7 châu lục… Và một điểm quan trọng đó là cái dây xích ở dưới chân tượng là một đoạn xích bị cắt. Đúng là hình ảnh đặc trưng và cụ thể của Tân Thế Giới mà tôi có đọc thủa nào!
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Vài hình ảnh minh họa


Bãi để xe oto


Nước đóng băng


Nhà ga cũ ở bến thuyền


Luc tuyết rơi



Thắp lên ngọn lửa "đốt nhà" (Nhớ đến câu: Sắp thành kể phá nhà của những người đam mê Nhiếp ảnh )

Cái nhà ga ở phía trên, tôi có nghe nói đã có từ lâu lắm rồi, nhưng người ta không phá đi mà để lại làm kỷ niệm. Người dân ở đây "đồn rằng" thỉnh thoảng vẫn "nhìn thấy" rất đông người ở nhà ga này...
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
(Tiếp theo)

NY còn được biết đến như môt trung tâm tài chính của thế giới, và điểm dừng chân tiếp theo của tôi, đó chính là Phố Wall, nghe nói ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, người da đỏ ở đây. Khi xuất hiện người di cư ở các Châu lục khác tới, họ trao đổi hàng hóa để đổi lấy đất, về sau người da dỏ không đổi nữa vì nghĩ mình bị lừa, chính vì vậy mà có bức tường ngăn cách giữa đất của người da đỏ và đất của người di cư đến. Sau người Anh cai quản, phá bức tường đó đi và gọi là Phố Wall (Wall Street). Thành phố nằm trên ba đảo lớn là Manhattan, đảo Staten và phía tây đảo Long Island, nghe nói Manhattan, theo tiếng người Da đỏ là “Bị lừa rồi”. Nghe đến đây tôi hơi buồn cười một chút vì liên tưởng đến bộ phim “Chuyện tình ở Manhattan”, không biết các đôi nam nữ ở quận Manhattan có phải tỏ tình ở nơi khác không đây? . Đi trên thuyền ngắm nhìn thành phố như là ở Hồng Kông hay chút gì đó của Singapore vậy.

Phố Wall, nơi đây luôn có những sáng kiến, những cải cách và những quy luật vận hành mới đạt tới độ tốt nhất trên thế giới, chỉ cần nghe nói đến khoản tiền thưởng cho người làm việc ở Phố Wall năm 2006 vừa qua với số tiền chỉ vẻn vẹn có 24 tỷ đồng… USD, thì có lẽ sẽ hình dung rõ hơn. Sếp của tôi có làm việc với một Công ty tài chính ở đấy, đồng chí Giám đốc của Công ty này cho biết "Chỉ trong 3 tòa nhà đây thôi đã có trên 1.000 tài khỏan trên 1 tỷ đô". Mà Phố Wall thì các tòa nhà kiểu đó thì nhiều lắm..

Khái niệm tòa nhà chọc trời chính là khái niệm người Mỹ khai sinh ra, tôi nghe nói ngoài NY thì Chicago cũng là một thành phố như vậy. Bạn hãy tưởng tượng là đi trên những con đường ở đây như đi trong rừng vậy, thiếu ánh nắng mặt trời, ngẳng mặt lên chỉ thấy một khoảng trời hẹp và dài, tất cả đều chìm đắm trong những “cây cổ thụ” hay những ngọn núi sừng sững – những tòa nhà chọc trời.

Thực ra, cao ốc được xây dựng, công đầu phải kể đến là Elisha A Otis, người đã sáng chế ra thiết bị mà khi đứt cáp, thang máy cũng không bị rơi (Nhiều bộ phim hành động có cảnh bắn đứt cáp để thang máy rơi là điều không tưởng), rồi kết cấu bằng thép cho các tòa cao ốc. Và vào đầu thế kỷ 20, năm 1902 NY đã có một quần thể các cao ốc…

Tất nhiên không thể không ghé qua Cao ốc Empire State Building, nó được xây năm 1931, mất 41triệu USD, mang số 350 ở Đại lộ 5 nổi tiếng, nó cao 102 tầng, cao 381m, tính cả tháp truyền hình phía trên thì chiều cao là 449m, điều ngạc nhiên về kết cấu là nó nặng cỡ trên 33 vạn tấn, nhưng phần móng của nó chỉ sâu bằng tòa nhà 2 tầng. Các khung cửa sổ tình diện tích ra thì khoảng 2ha (Thế này thì chết mấy đồng chí lau kính rồi ). Số bậc cao tòa nhà là 1860bậc, tổng các cuộc thi chạy bộ lên lầu, đồng chí leo nhanh nhất hiện nay mất khoảng 20phút. Không biết bác nào của photo có muốn ghi danh mình vào kỷ lục leo này không?

Thang máy đưa tôi lên đỉnh tòa nhà cũng rất nhanh chóng, từ trên cao ngắm nhìn NY thật sảng khoái, nhưng mùa này thì có hơi bị lạnh… Cũng khá nhiều đồng chí nhờ tôi chụp ảnh cho họ trên đỉnh cao này. Phải nói người Mỹ cũng rất thân thiện và “lịch xoạc” qua những lần tiếp xúc khi nhường đường, xếp hàng, va chạm… câu cửa miệng là họ xin lỗi ngay, người hướng dẫn cho biết: Có lẽ một phần do tâm lý của những người di cư đến nơi mới, cần nương tựa vào nhau để sống mà nên…

Từ đây có thể ngắm 3 cây cầu nổi tiếng để đi vào NY, 3 cây cầu này lấy tên đầu tiên viết tắt lại là BMW, người ta đùa là đừng đi xe BMW ở NY vì bản thân nghĩa của nó là muốn đập kính xe của mình rồi.

Đứng ở trên tôi lại nhớ đến cảnh tượng một người nhảy khỏi Tòa Tháp đôi hôm 11/09, ở tòa nhà này vụ nhảy tự tử đầu tiên diễn ra vào năm 1933, năm 1945, trong một ngày đẹp trời đối với những Nhiếp thủ thích sương mù, một chú phi cơ đã lao vào tầng 79 của tòa nhà, 14 người chết và gây tổn thất nặng nề lúc đó!


"Ngõ nhỏ phố nhỏ " khoảng trời "con" ở đó



 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Tiếp theo)

Lại nói chút về Chứng khoán nhân dịp thị trường Chứng khoán ở nước ta đang sốt đùng đùng

Ở New York thị trường chứng khoán của thành phố là một trong những thị trường chứng khoán quan trọng bậc nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) là thị trường lớn nhất tính theo số lượng đô la lưu chuyển, trong khi NASDAQ là lớn nhất trên thế giới về số lượng các Công ty liệt kê ở đó.

Được thành lập từ năm 1792, khi một nhóm các nhà môi giới cổ phiếu tụ tập dưới một gốc cây trên phố Wall Street trong thành phố New York để xây dựng một số nguyên tắc quản lý việc mua và bán cổ phiếu, còn giờ đây từ lâu NYSE đã là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Tổng vốn của các công ty niêm yết tại đây (theo giá thị trường) trong năm 2006 đã lên đến khoảng 21 ngàn tỷ USD, gấp 5 lần thị trường lớn thứ nhì thế giới là NASDAQ.

Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ thật quá tiện lợi, mọi thủ tục tôi chỉ cần làm qua Internet, trong danh mục đầu tư của mình, họ đã có sẵn mọi mẫu báo cáo cho nhà đầu tư. Thông tin về các Công ty luôn dễ dàng tìm kiếm một cách công khai và minh bạch, ở Mỹ người ta phải tự giác khai báo, có thể họ không kiểm tra, nhưng nếu bị phát hiện sẽ bị phát rất nặng. Họ nói, cái quan trọng nhất là Tính mạng, còn cái thứ 02 đó là Uy tín, bạn đã mất uy tín một lần sẽ rất khó để xây dựng lại. Một Công ty tên tuổi ở Việt nam mà tôi biết bùng LC một lần với đối tác nước ngoài và đến bây giờ và chắc là mãi mãi khó mà mở LC được nữa. Câu chuyện về tính mạng và uy tín tôi xin kể chi tiết sau.

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi trong ngày, Đại lộ số 5, Trung tâm Rockefeller và Quảng trường Thời đại (Times Square)… Đại lộ số 5 là khu mua sắm sầm uất nhất của thành phố New York, bước vào những cửa hàng thời trang ở đây, cũng như các trung tâm thời trang nổi tiếng khác trên thế giới như ở Anh, Ý hay Pháp, tiêu tiền nghìn có lẽ là chuyện thường tình ở phố huyện, những nghĩ đến nghìn theo tiền USD mà cũng thấy run chân, mất toi mấy chú D200 như chơi ấy chứ Tôi cũng xem ngắm nghía các cửa hàng thời trang cho biết, và cũng chỉ mua được cái ô nho nhỏ để che mưa cho Máy ảnh (nếu bị mưa).

Và cũng đôi chút tĩnh lặng để ngắm nhìn Trung tâm Rockefeller, nói đúng hơn là nghĩ về Người đàn ông được mệnh danh là Vua dầu hỏa của Thế giới, người đã đưa ra định luật “Người đẹp Nguyệt Quế” hay chiếc lược “Hoa Hồng nở”, tức chiến lược kinh doanh lũng đoạn được khái quát như sau: “Hoa hồng sắp nở thì phải cắt bỏ cành lá xung quanh, thì khi nở hoa hồng sẽ đẹp hơn”. Mà bản chất của nó là Cá lớn nuốt Cá bé, còn hiện nay chúng ta phải hy vọng vào quy luật Cá nhanh “rỉa” Cá chậm


Chụp ảnh lưu niệm làm tôi lại nhớ đến "1 Đô la 1 Phô tô" ở Sapa:D


Thành phố còn đang lên dự án xây dựng tòa Tháp Tự do (Freedom Tower), ngay trên nền đất của Toà Tháp Đôi bị sụp vì vụ khủng bố ngày 11/09, vào năm 2007, sẽ hoàn tất vào năm 2009 và đưa vào hoạt động trong năm 2010. Đây sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới với 541 m tính từ chân đến đỉnh ăn ten. Đây là vị trí của tòa nhà.


Nhìn từ trên cao


Hôm đấy cũng đúng là ngày Tổng thống Mỹ gửi thêm quân tới Irắc, chính vì vậy, tôi còn chúng kiến nhiều người dân, chủ yếu là người già. Tôi đoán họ là người thân của những lính Mỹ tại Irắc, căng biểu ngữ và dùng loa để phản đối quyết định của tổng thống. Có Luật về biểu tình, mít tinh chắc điều đó cũng là quen thuộc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Xin góp thêm một số ảnh trước khi tiếp tục, Tết nhất rồi bận quá nên các bác thông cảm là viết hơi chậm.


Hòn đảo gần tượng Nữ thần Tự do


NY nhìn qua ống mắt cá



Theo thuật ngữ của thị trường chứng khoán quốc tế, nói đến “thị trường bò” (bull market) là thể hiện cho xu hướng đi lên của giá chứng khoán. Ngược lại, nếu nói “thị trường gấu” (bear market) là thể hiện xu hướng đi xuống của giá chứng khoán.

Không rõ hai thuật ngữ này đã được bắt đầu từ lúc nào, nhưng có một giải thích là bắt nguồn từ hành động chiến đấu của hai con vật. Con bò thường dùng sừng để đánh hất từ dưới lên, còn con gấu thường dùng tay để đánh chụp từ trên cao xuống.

Con bò này ở phố Wall, không hiểu làm sao mà "cái ấy" của nó cứ nhẵn bóng ra. Sờ vào đó may mắn chăng? :D

Ở NewYork có lẽ phải mất nhiều thời gian để có thể thăm những nơi mà bạn thích, từ cây cầu Brooklyn được xây dựng năm 1883, nối liền đảo Manhattan tới Brooklyn. Đây là cây cầu bằng thép đầu tiên trên thế giới, chiếc cầu này tôi cũng được ngắm qua… cửa kính ô tô. Rồi lượn qua cả China Town (Thị trấn người Hoa), người tàu có lẽ ở đâu trên thế giới cũng làm cho người ta biết đến vì sống cộng đồng với nhau, kinh doanh và làm ăn giỏi, nhưng trong China Town ở NY hơi cũ và nhìn thoáng qua có vẻ không sạch lắm. Bữa ăn tối của tối cũng ở đây, buổi trưa thì được dẫn đến một quán cơm Việt nam trong lòng NY. Tôi có hỏi người phụ vụ ở đây, tổng thu nhập một tháng khoảng bao nhiêu tiền, làm bồi bàn và dịch vụ nói chung, tiền “Bo” mới là thu nhập chính, lương chỉ là phụ, tổng thu nhập một tháng khoảng trên dưới 4.000USD. Chính vì vậy giống như ở các nước phát triển khác, không đưa tiền “Bo” khi ta sử dụng dịch vụ, có lẽ là một điều mất lịch sự ghê ghớm… Chỉ tiếc rằng xe Bus ở NY không được đỗ, nên anh tài xế trở chúng tôi cứ phải làm nhiều vòng quanh quẩn ở đây mỗi khi đoàn dừng lại tham quan.

Buổi tối trước khi về khách sạn chúng tôi còn ghé qua Quảng trường Thời đại, nhìn buổi tối và ban ngày thật khác nhau. Vì các bảng hiệu và đèn màu lắp lóa, đủ các kích cỡ, màu sắc, các kiểu trình bày… Nơi đây vẫn là nơi tổ chức đón giao thừa hàng năm ở New York.
Tạm biệt New York ngày mai tôi sẽ lên đường đến thủ đô của nước Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,165
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Laceti nói:
Xin góp thêm một số ảnh trước khi tiếp tục, Tết nhất rồi bận quá nên các bác thông cảm là viết hơi chậm.


Hòn đảo gần tượng Nữ thần Tự do
.
Đảo này là đảo Elis, trong thời gian có làn sóng nhập cư từ châu Âu sang, những người nhập cư được tập trung ở đây và phân loại trước khi chuyển đi các nơi khác.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
2snguyen nói:
Đảo này là đảo Elis, trong thời gian có làn sóng nhập cư từ châu Âu sang, những người nhập cư được tập trung ở đây và phân loại trước khi chuyển đi các nơi khác.
Bây giờ toà nhà này trở thành Bảo tàng Di dân.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
784
Động cơ
583,357 Mã lực
@ Laceti, bác chụp ảnh đẹp và viết rất hay. Em chờ xem tiếp ảnh và phóng sự mới của bác.
Bác làm tí vodka cho ấm bụng trước khi lên đường nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Vâng cám ơn các bác đã chú thích và động việnXin được tiếp tục

Sáng ra chúng tôi lên đường đi Washington DC, anh hướng dẫn trước đây cũng là tài xế, anh cho biết lái xe cho đông người và xe tải chỉ được chạy tối đa 10h trng một ngày nên hôm nay chiếc xe này sẽ phải trình bằng lái của 2 người cho chắc chắn. Không vượt quá 10h là sẽ bị phạt.

Đường nối với New York đi Washington DC là đại lộ dài và rộng. Tốc độ tối đa tôi thường thấy khoảng 55, 65 hay 75 dặm/h có nghĩa trung bình là khoảng 120km/h. Đường rất nhiều làn, đi xe không có một tiếng còi, ở đây ki bấm còi là có nghĩ như “chửi” xe chạy phía trước rồi.

Các trạm thu vé cũng lắp hệ thống “quẹt vé” từ xa. Có nghĩa là đến nơi thiết bị trên xe và ở dưới trạm soat vé nhận thấy nhau là tự động mở nên cũng rất chủ động cho lái xe khi đi qua chạm. Chắc có bác nào cũng giống tôi là vậy xe trước muốn “chửi” xe sau thì làm thế nào, à họ bảo là giơ ngón tay trỏ thì phải để lên cái gương hậu, thường sẽ chửi khi xe sau đi áp sát đít xe trước.

Tôi còn thấy có làn đường, trong khoang 6 đến 8 làn đường ở một chiều có dấu hình thoi kiểu kim cương, họ bảo đó là làn đường chỉ dành cho xe chạy có từ 3 người trở lên (lại nhớ đến xem film Mỹ thấycó cảnh cho thêm người giả trong xe để đi nhanh có lẽ vì điều này cũng nên ). Nghe nói là họ còn có cả làn đường đóng bảo hiểm cao, nên đi vào đó không tắc đường nhưng sẽ bị chát tiền rất nhiều và có câu chuyện về anh Việt nam nào đó đi vào làn đường này và bị chát hơn 52.000USD. Thực hư như thế nào tôi cũng không rõ.

Trên đường đi chúng tôi có dừng lại ở ở bang Delaware, đây là tiểu bang nhỏ thứ hai của Hoa Kỳ. Nó giáp với Pennsylvania về phía bắc, với sông Delaware . Nghe nói biên giới giữa Delaware và Pennsylvania được định rõ là một đường cung đặc biệt trong biên giới các bang của Mỹ. Nhưng điều tôi khoái nhất đó là vấn đề làm ăn, khi bạn đăng ký kinh doanh ở bang này, bạn sẽ được miễn rất nhiều các lọai thuế và một điều cũng rất đặc biệt đó là tư duy về luật doanh nghiệp, khi nói chung các Luật doanh nghiệp đều hướng về các cổ đông thì ở đây luật lại cho ban lãnh đạo và nhưng người làm việc ở Công ty có nhiều “quyền hành” hơn. Hiểu nôm na thi ở Mỹ trong 1s bạn có thể là cổ đông của Công ty và ngược lại, còn người lao động trong công ty thì mới chính là những người trực tiếp tạo ra giá trị cho Công ty đó.

Tôi có dừng lại ở một trạm xăng bên đường thuộc bang Delaware, nó rất rộng, vừa làm cho nghỉ ngơi cho các tài xế đường dài hoặc nhưng ai đã chạy đủ 10h lại vừa là chỗ ăn uống và mua quà lưu niệm “thoải sờ.. mái”. Chà chà hóa ra ý tưởng về các trạm xăng dọc quốc lộ 1A để tránh cơm tù có lẽ cùng từ đây, nói chính xác hơn là tôi đã nghe nói đến lâu rồi nay mới chứng kiến tận mắt.

Nghỉ ngơi ăn bánh và uống cà phê xong chúng tôi lại lên đường đến bang Pennsylvania nơi có Philadelphia nổi tiếng.

Đường xá đi lại







Trạm xăng và bãi đỗ xe nói chung là rộng
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,165
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Laceti nói:
Nhưng điều tôi khoái nhất đó là vấn đề làm ăn, khi bạn đăng ký kinh doanh ở bang này, bạn sẽ được miễn rất nhiều các lọai thuế và một điều cũng rất đặc biệt đó là tư duy về luật doanh nghiệp, khi nói chung các Luật doanh nghiệp đều hướng về các cổ đông thì ở đây luật lại cho ban lãnh đạo và nhưng người làm việc ở Công ty có nhiều “quyền hành” hơn.
Vì lý do như trên, phần lớn các công ty Mỹ đăng ký ở Delaware bác à, dù hoạt động chính của họ là ở nơi khác. Lý do là thuế của bang này thấp, các qui đinh rất dễ dàng, thuận tiện. tuy nhiên thời gian mới đây có nhiều công ty lớn đã chuyển ra khỏi Delaware lý do là các đối tác ngại làm ăn với các công ty đăng ký ở Delaware vì họ không phải tuân theo các qui định ngặt nghèo về kế toán, tài chính, công bố thông tin như ở nơi khác dẫn tới có thể xảy ra gian lận.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
(Tiếp theo)

Philadelphia, quê hương của chuông Liberty, sảnh Independence thuộc tiểu bang Pennsylvania là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của Hòa Kỳ, kể cả Delawar bé nhỏ cũng vậy. 13 tiểu bang đó có dấu tích trong bản tuyên ngôn của Hoa kỳ. Chiến hạm USS Pennsylvania, bị hư hỏng tại Trân Châu Cảng nổi tiếng, được đặt tên để vinh danh tiểu bang này.

Đến Philadelphia thật thanh bình, khí hậu hơi lạnh nhưng nắng đẹp, đường phố không ồn ào, người da đen khá nhiều. Ngày 3/7/2006 vừa rồi, khi tham dự chương trình hòa nhạc Việt Mỹ, tôi có chụp ảnh Đại sứ Mỹ tại Việt nam tặng chiếc chuông, và đoàn trẻ em biểu diễn hôm đó đều đến từ thành phố Philadelphia, tôi cũng không cũng nghe nói về “tiếng tăm” của thành phố này nhưng không hình dung cụ thể. Nay có lẽ tôi đã hiểu hơn về điều này. Bởi ở đây có lẽ gắn liền với sự tự do của nước Mỹ với rất nhiều sự kiện. Năm 1774 đại biểu của 13 thuộc địa họp lần đầu tiên cũng tại Philadelphiaa. Cuộc họp này gọi là Quốc Hội Lục Ðịa (Continental Congress) và do Tướng George Washington thống lãnh quân đội chống lại Anh Quốc. Có lẽ người da đen có mặt nhiều ở đây vì chính ngày xưa George Washington cũng có nhiều người da đen ủng hộ, ông còn nổi tiếng về câu chuyện tung đông xu: Đó là trong một trận chiến quân đội của ông đã yếu thế và mệt mỏi, ông có nói rằng nếu đồng xu này hiện mặt nào đó thì sẽ thắng còn nếu hiện mặt còn lại sẽ thua trước toàn thể quân lính. Họ đã chiến thắng vì đồng xu chỉ có 2 mặt thắng mà thôi. Mẹo này cũng làm tôi nhớ đến nhưng nhân vật nổi tiếng của Việt nam như Lý Thường Kiệt cho người đọc “Nam quốc sơn hà nam đế cư…” trong miếu, hay Nguyễn Trãi sai lính viết chữ bằng mỡ lên lá cây để kiến ăn… Mục đích chính là làm tăng thêm tinh thần, niềm tin của quân và dân cả. Ở đâu trên thế giới này cũng vậy, không có gì quý hơn độc lập tự do… . Đến đây tôi như cảm thấy khí thế đó mặc dù đường phố rất thanh bình, các tòa nhà cao ốc cũng không có. Khi thế hứng hực hướng về tự do đó không chỉ thể hiện khi cũng tại đây Bản tuyên ngôn độc lộc được đọc mà còn vì sự vui sướng quá, quả chuông tự do đã rơi và bị mẻ.

Ngày nay, người dân Philadelphia làm lễ trong Independence Hall, nơi những khung cảnh lịch sử đã được dựng lại và bản Tuyên ngôn Độc lập được đọc.

Không chỉ dừng lại ở điều đó mà cả cuộc đấu tranh cho sự tự do cho người đồng tính cũng diễn ra ở đây, các đạo diễn điện ảnh cũng lấy Philadelphia cho nhưng bộ film liên quan và tôi tin chắc là sẽ còn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng khác tại thành phố này.

Vài hình ảnh minh họa






Cái chuông mẻ nổi tiếng đây


Góc nhỏ Philadelphia
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Sao hôm nay trang Cavicovn nhà bác Laceti lại đòi password nhỉ, hôm qua vẫn xem được bình thường mà?
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
@Giaothong: Nó bị lỗi tý thôi bác

(Tiếp theo)

Chúng tôi ăn trưa tại Philadelphia, và tất nhiên lại Phố người Tàu, sao ở đâu họ cũng có vậy? Mà món ăn thì lại rất nhiều mỡ, mà những người gốc Trung Quốc họ ăn cũng rất khỏe, và họ cũng rất nổi tiếng về nấu ăn ngon và bổ ấy chứ, tôi tự động viên mình vậy và oánh chén, dù sao cũng phải có sức khỏe để đi thăm nhiều nơi và quan trọng là vác cái balô máy ảnh cũng khoảng 10kg này :D

Buổi chiều đoàn đến Washington D.C, thành phố cũng là quận, và là thủ đô của Thủ đô của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thành phố mang tên của vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington. Đến đây tôi mới hiểu thêm cái từ “Hợp chủng quốc”. Người ta nói đùa rằng ở Thủ đô nước Mỹ chỉ có vợ chồng tổng thống là da trắng mà thôi, còn lại là da …đen hết. Người da đen ở đây chiếm đa số (Philadelphia cũng vậy), có lẽ là 3/5 hoặc 4/5 dân số . Người da đen có một đặc điểm là rất chăm sóc kỹ càng đôi giày của họ, trông luôn mới và bóng loáng, và có một điều dễ nhận thấy là họ cũng rất thích màu đen thì phải. Trên đường vào chúng tôi đã có thể ngắm rõ đỉnh tòa nhà Quốc hội, có lẽ ngôi nhà cao chăng? Hay nó nằm trên nơi đồi cao? Người hướng dẫn cho biết ở đây không có tòa nhà nào được phép xây dựng quá đỉnh của tòa nhà Quốc hội và một cái cột kỷ niệm một vị tổng thống Mỹ nào đó… Xin sẽ kể cái cột này sau.

Đến nơi chúng tôi đã đi siêu thị theo nguyện vọng của nhiều người, dù sao đây cũng mới là lần đầu tiên thử xem “nghệ thuật rút tiền” ở nước Mỹ ra sao. Nói chung thì có lẽ là mua được đồ điện tử, còn quần áo thì khá đắt mà lại toàn sản xuất từ Trung Quốc hay các nước đang phát triển khác.
Chúng tôi ăn tôi và nghỉ tại tiểu bang lân cận, có lẽ đó là Virginia, ở đây có khá nhiều người Việt sinh sống theo khu. Nghỉ ngơi và chuẩn bị để ngày mai “khám phᔠthủ đô của nước Mỹ.


Có lẽ do quy định không xây cao quá tòa nhà Quốc hội mà ở đây không có cao ốc.


Trên đường đi tôi còn được ngắm Lầu Năm góc, Năm góc tượng trưng cho 5 binh chủng của Quân đội Mỹ (kiểu như hải quân, không quân... vậy). Đây là góc phải xây lại do vụ khủng bố ngày 11/09, nó màu sáng hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top