[CCCĐ] Lang thang ở Đông Bắc Trung Quốc

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Tới ga Nam Xóa
IMG_20170928_191744.jpg


Lại tiếp tục mua vé đi Phủ Viễn luôn lúc 22h đêm. Từ Di Xuân qua Nam Xóa tới Phủ Viễn tụi em ngồi tàu quãng đường dài tổng cộng khoảng 636km.
7bdc29596c3c9a62c32d.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
DAY 16 (29/09/2017): PHỦ VIỄN 抚远 – GIAI MỘC TƯ 佳木斯 – CÁP NHĨ TÂN 哈尔滨

Nếu hình dung hình dáng tỉnh Hắc Long Giang giống con thiên nga thì đỉnh cực Đông Trung Quốc (Phủ Viễn) là ở chóp đuôi của của nó và đỉnh cực Bắc (thôn Bắc Hồng) là phần đỉnh đầu con thiên nga này.
abc.jpg



Vị trí điểm cực Bắc (thôn Bắc Hồng) và vị trí điểm cực Đông (Phủ Viễn) trên bản đồ Trung Quốc.
ff35aca7fec4089a51d5.jpg


6h24 sáng 29/9 ba chị em đến ga Phủ Viễn của tỉnh Hắc Long Giang.

Sau 8 tiếng rưỡi ngồi vạ vật trên tàu, nguyên một đêm ngủ chập chờn và mở mắt ra em thấy bình minh ló rạng qua cửa sổ tàu từ lúc nào.

Phủ Viễn là huyện cực Đông của Trung Quốc, là nơi xa nhất về phía Đông của đất nước này.
IMG_20170929_062647.jpg
IMG_20170929_063033.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Mợ Z mà kêu gọi 1 chuyến đi chung em nghĩ sẽ có nhiều người tham gia đấy. Có 1 người bạn đồng hành như mợ thì thật tốt vì giai đoạn lập kế hoạch, chọn các điểm đến, cách đi chuyển, ăn ở... đều phải cân chỉnh kỹ lưỡng mà em thấy mợ rất quen với việc đó. Hi vọng có cơ hội bám càng mợ được 1 chuyến.
Cuối tháng 10/2019 em có dẫn 1 đoàn 16 người bạn đi Vân Nam. Bài tới em sẽ viết về chuyến đi này hầu chuyện các bác để các bác hình dung khi em đi một mình và khi em đi "đông mình" thì nó khác nhau như thế nào ạ :D :D :D . Sau chuyến đi đó mọi người muốn đi tiếp Nội Mông mà vướng covid nên chưa thực hiện được 😭.
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Ra khỏi ga tàu sẽ có xe bus đón đưa du khách ra bến xe, giá vé 5 tệ/người.
IMG_20170929_075432.jpg


Vào bến xe mua vé đi thăm quan thị trấn Ô Tô (乌苏镇), vé khứ hồi 50 tệ/người. Tụi em không mua vé thăm quan đảo (nếu em nhớ không nhầm hình như khoảng 150 tệ) vì nghe nói trên đảo có công viên, đầm lầy, khu nuôi gấu, ... gì đó (nói thật lúc này tụi em cũng chán xem rừng rồi).
IMG_20170929_080633.jpg


Thay vào đó tụi em mua vé tàu (50 tệ/người). Đi tàu chạy một vòng thì có vẫn có thể ngắm một phần đảo, khỏi cần trèo lên.
IMG_20170929_084246.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Bến tàu
IMG_20170929_084317.jpg


Gió thổi cực mạnh. Có lẽ đây mới thực sự gọi là gió Đông Bắc. Đứng ở trên tàu mà em cảm giác như mình có thể bị thổi bay xuống sông bất cứ lúc nào.
IMG_20170929_084526.jpg

IMG_20170929_085102.jpg

IMG_20170929_085124.jpg


Ảnh chụp khá nhòe vì gió thổi mạnh quá, không tài nào giữ yên điện thoại để chụp được.
IMG_20170929_085134.jpg
IMG_20170929_085255.jpg


Tấm bia khắc chữ Đảo Heixiazi trên đảo.
IMG_20170929_090723.jpg


Làng Chumka trên phần đảo của Nga
IMG_20170929_085745.jpg
IMG_20170929_085926.jpg
IMG_20170929_090024.jpg
IMG_20170929_090054.jpg

IMG_20170929_090347.jpg


Đảo Heixiazi nằm tại ngã ba sông Hắc Long Giang và sông Ô Tô Lý, ở điểm cực đông của bản đồ Trung Quốc, địa phương còn được gọi là "Cực Đông" và thuộc quyền quản lý của thành phố Phủ Viễn, tỉnh Hắc Long Giang.

Heixiazi theo cách lý giải của người Đông Bắc nghĩa là Đảo Gấu Đen. Nó gồm 93 hòn đảo và bãi cát trong ba hệ thống đảo là Đảo Ngân Long (đảo Talabarov thuộc Nga), Đảo Heixiazi (đảo Ussuri lớn của Nga) và Đảo Minh Nguyệt với tổng diện tích 335km2 (bằng 1/3 Hongkong).

Bờ đông của hòn đảo là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng Viễn Đông Nga.

Vạch màu đỏ là biên giới trên đảo giữa Nga và Trung Quốc. Đây là hòn đảo duy nhất trên thế giới thuộc về cả hai quốc gia. Phần đảo thuộc phía Trung Quốc thuộc quyền quản lý của quân đội, trở thành một địa điểm tham quan du lịch và không có người ở.

Lịch sử quyền sở hữu hòn đảo này có thể tóm tắt ngắn gọn lại thế này:

1. Năm 1854, triều đình nhà Thanh thiết lập tiền đồn cửa sông Ô Tô Lý ở góc Đông Bắc của đảo.

2. Năm 1929, sau sự kiện Đường sắt Trung Đông, Đảo Heixiazi bị Liên Xô chiếm đóng.

3. Ngày 14/10/2004, tranh chấp biên giới giữa hai bên đã giải quyết. Trung Quốc và Nga đã đạt được thỏa thuận về đảo Heixiazi. Nga hoàn trả Trung Quốc toàn bộ Đảo Ngân Long, một phần lãnh thổ của Đảo Heixiazi và phần lớn lãnh thổ của Abagatu trên sông Ergun gần Mãn Châu Lý ở Nội Mông. Nga giữ lại nửa phía đông của Đảo Heixiazi. Tuy nhiên, hai bên thống nhất nội dung thỏa thuận sẽ không được công bố rộng rãi nên tuyên bố trên vẫn chưa được xác nhận chính thức.

4. Tháng 4/2005, chính phủ Nga đã phê duyệt thỏa thuận bổ sung này. 14/10/2008, chính phủ Trung Quốc và Nga đã tổ chức "Lễ công bố phần phía đông của ranh giới Trung-Nga" trên Đảo Heixiazi. Khoảng 171 km vuông đất ở phía tây của Đảo Heixiazi và vùng biển của nó chính thức thuộc về Trung Quốc.
dao heixiazi.jpg


Hàng rào lưới sắt màu xanh dài 40km phân chia ranh giới Nga - Trung trên đảo.
IMG_20170929_090337.jpg


Cầu từ đất liền ra đảo.
IMG_20170929_085111.jpg

IMG_20170929_090101.jpg


Nhà thờ Chính thống giáo cao 28m do Nga xây dựng vào tháng 10/1999, gần đó còn có một sân bay trực thăng nhỏ. Nga cũng xây dựng trên đảo hai đường dây điện cao thế.
IMG_20170929_090323.jpg


Một chiếc tàu tuần tiễu của Nga đi vè vè cạnh tàu tụi em (thấy có cờ Nga bên hông tàu nên em đoán thế)
IMG_20170929_085659.jpg


Biểu tượng Cực Đông của Trung Quốc trên đất liền nhìn từ trên tàu.
IMG_20170929_085422.jpg
IMG_20170929_085726.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Đồn biên phòng số 1 ở Cực Đông của Trung Quốc. Dòng chữ trên tấm biển là: "Khu vực quản lý quân sự".
IMG_20170929_093526.jpg
IMG_20170929_093544.jpg
IMG_20170929_093552.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Gần đó là bức tường với dòng chữ “Nghênh đón mặt trời vào Tổ quốc”.
IMG_20170929_093705.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Quảng trường Cực Đông (hay còn gọi là Quảng trường Mặt trời) là điểm cực đông trên đất liền, từ đây có thể nhìn qua sông sẽ thấy Nhà thờ chính thống giáo của Nga trên Đảo Heixiazi. Một bên quảng trường là sông Ô Tô Lý và một bên là ngã ba sông Hắc Long Giang.
IMG_20170929_095250.jpg


Quảng trường thiết kế với biểu tượng là chữ “Đông” được tạo bằng chữ phồn thể (東) cao 39,5m một cách có chủ ý để người xem bất kể nhìn từ hướng nào đều có thể thấy được chữ “Đông” hoàn chỉnh. Nếu được tạo bằng chữ “Đông” giản thể (东) thì sẽ không đạt được hiệu quả như thế. Phía trên đỉnh của nó là quả cầu màu vàng tượng trưng cho mặt trời.
IMG_20170929_095345.jpg


Quảng trường này là nơi mỗi ngày đều đón tia nắng bình minh đầu tiên chiếu vào Trung Quốc.
IMG_20170929_095521.jpg


Bên dưới biểu tượng “chữ Đông” là bản đồ Trung Quốc.
IMG_20170929_095407.jpg


Thị trấn Ô Tô được coi là thị trấn nhỏ nhất thế giới, chỉ cách thành phố biên giới Viễn Đông của nước Nga vỏn vẹn 3km. Ở đây chỉ có một con đường và một gia đình có 3 người ở (nghe nói gia đình này đã dọn đi). Hiện nay thị trấn này chỉ là tồn tại trên danh nghĩa, tuy có tên trên bản đồ nhưng không có cư dân mà chỉ là điểm tham quan du lịch.

Ô Tô cũng được coi là “thị trấn đi ngủ sớm nhất Trung Quốc” hay “thị trấn 2h sáng dậy 3h chiều ngủ” vì ở đây 2h là trời đã sáng và 15h là trời đã tối.

Tấm bia đá khắc dòng chữ “Ô Tô Trấn 1999” ở thị trấn Ô Tô.
IMG_20170929_093232.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Sau khi thăm quan xong thị trấn Ô Tô, tụi em quay lại bến xe Phủ Viễn.
IMG_20170929_105705.jpg


Em và Trương tỷ mua vé xe đi Giai Mộc Tư (80 tệ) xuất phát lúc 12h30. Tiểu Tống chia tay với tụi em ở đây để đi tiếp sang Nga.
1c.jpg


Giai Mộc Tư cách Phủ Viễn 433km. Xe chạy hơn 8 tiếng mới tới. Thành phố này hóa ra lại khá nhộn nhịp. Ga tàu hiện đại, đẹp và sạch sẽ.
IMG_20170929_195842.jpg
IMG_20170929_200036.jpg
IMG_20170929_200801.jpg


Đến đây tới lượt Trương tỷ chia tay em. Đoạn đường còn lại em lại độc hành. Em lấy luôn 2 vé tàu cao tốc từ Giai Mộc Tư xuất phát đi Cáp Nhĩ Tân lúc 23h20 (129 tệ) và vé tàu Cáp Nhĩ Tân đi Trường Xuân lúc 7h20 sáng ngày hôm sau (40,5 tệ).
1a.jpg
1b.jpg
.
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
DAY 17 (30/09/2017): CÁP NHĨ TÂN 哈尔滨 – TRƯỜNG XUÂN 长春

7h kém 15 sáng tàu tới ga Cáp Nhĩ Tân, em chuyển sang đi tiếp luôn chuyến Cáp Nhĩ Tân – Trường Xuân lúc 7h20. Quãng đường từ Cáp Nhĩ Tân đi Trường Xuân 507km, ngồi tàu mất thêm gần 8 tiếng đồng hồ nữa.
1d.jpg


Cuối cùng thì 10h37 sáng em và ... tàu đã đến được ga Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm.
IMG_20170930_104005.jpg


Khung cảnh bên ngoài ga Trường Xuân. Thành phố này được mệnh danh là “Bắc quốc xuân thành” (北国春城) nghĩa là Thành phố mùa xuân vì ở đây mùa đông không khô hanh, mùa hè không oi bức.
IMG_20170930_104948.jpg


Vị trí thành phố Trường Xuân trong tỉnh Cát Lâm. Trường Xuân nằm ở trung tâm khu vực Đông Bắc của Trung Quốc và là một cơ sở công nghiệp quan trọng.
1a.jpg


Em hỏi trước chị chủ homestay và biết là taxi từ ga về khách sạn chỉ khoảng 5~6 tệ. Vì vậy khi người lái taxi nói với em giá 5 tệ, em ok luôn. Nhưng đến nơi, khi em rút 5 tệ ra trả người lái xe trở mặt và bảo là do em nghe nhầm, 50 tệ chứ không phải 5 tệ (chắc thằng cha này đoán em không phải người ở đây nên định bịp bợm).

Sau gần 24 tiếng di chuyển bằng xe ô tô từ Phục Viễn về Giai Mộc Tư, rồi ngồi tàu hỏa xuyên đêm từ Giai Mộc Tư về Cáp Nhĩ Tân sau đó chuyển tàu đi tiếp đến Trường Xuân, em mệt khủng khiếp, chỉ muốn được tắm rửa nghỉ ngơi nên khi người lái taxi bảo em nghe nhầm em nổi đóa văng tục luôn: “ĐM, ông bảo gì, ông tưởng tôi mới đến Trung Quốc lần đầu chắc. Ông có nhận tiền không hay muốn tôi báo cảnh sát”. Thế mà thằng cha này cũng sợ, giật vội lấy tờ 5 tệ trên tay em rồi trèo lên xe phóng thẳng luôn.

Em rất ghét cảm giác vừa chân ướt chân ráo đến một nơi đã bị lừa đảo, vì thế mà em luôn hạn chế đi taxi trong ngày đầu tiên đặt chân đến một nơi xa lạ. Lúc đó mải cáu em còn không để ý, hôm sau khi từ homestay ra ga để đi Bắc Kinh em mới biết quãng đường ấy không tới 2km, đi bộ còn được, đừng nói là taxi.

Ở Việt Nam bị bắt nạt thì em còn ... nhịn, chứ sang Trung Quốc thì đừng hòngx-(.

Homestay của em ở Trường Xuân

IMG_20171001_081148.jpg
IMG_20171001_081155.jpg
IMG_20171001_081204.jpg
IMG_20171001_081228.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

medela

Xe điện
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
4,992
Động cơ
551,574 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
Đi du lịch nước ngoài: Rất nhiều người thích đi...Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là Ngoại ngữ. Nên đa số họ đi theo các Tour du lịch. Những người thông thạo ngoại ngữ như mợ ZHZ thì tự đi khám phá có nhiều cái hay hơn và phù hợp với sở thích của mình, thế là nhất rùi.
Tôi xem các bài viết của mợ ZHZ rất hấp dẫn...Tuy nhiên, có thắc mắc là mợ hầu như chỉ đi một mình vào các nơi xa lạ (Iran, Lào, Tân Cương, Nội Mông...). Sao mợ ko rủ thêm 1 vài người có cùng sở thích, đam mê cho có bạn đồng hành ?
Như thế xã hội mới đa dạng chứ cụ, ai cũng như ai thì chán chết
 
  • Vodka
Reactions: ZHZ

dislike

Xe hơi
Biển số
OF-780692
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
104
Động cơ
19,263 Mã lực
“ĐM, ông bảo gì, ông tưởng tôi mới đến Trung Quốc lần đầu chắc. Ông có nhận tiền không hay muốn tôi báo cảnh sát”. Thế mà thằng cha này cũng sợ, giật vội lấy tờ 5 tệ trên tay em rồi trèo lên xe phóng thẳng luôn.

Ở Việt Nam bị bắt nạt thì em còn ... nhịn, chứ sang Trung Quốc thì đừng hòngx-(.
Định đùa với chụy à :)) :)) :))
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Buổi chiều chị chủ nhà bảo em phòng bên cạnh có một bạn gái cũng đi một mình, hỏi em có muốn đi cùng nhau cho vui không. Bạn này tên Tiểu Dĩnh, là người Thành Đô, kém em 3 tuổi, nhưng trông rất trẻ. Lúc đầu em còn tưởng là sinh viên chưa ra trường.

Em thấy mắt cá chân của bạn ấy sưng vù cỡ nắm tay, bạn ấy bảo ngay hôm đầu tiên rời nhà đi du lịch thì bị trẹo chân, đến hôm nay cũng đã 3 hôm rồi. Em cũng không hiểu chân cẳng thế mà bạn ấy vẫn cứ tiếp tục đi lại không sợ hậu quả, em chỉ nhìn thôi cũng đã thấy có vẻ rất đau rồi.

Khuyên bạn ấy ở lại phòng và dán cao giảm đau nhưng bạn ấy kiên quyết bảo không sao nên tụi em cùng nhau ra phố.

Thật ra Trường Xuân là địa điểm không nằm trong kế hoạch ban đầu của em mà em thêm vào sau khi đã khởi hành, thế nên em cũng không có nghiên cứu kỹ ăn gì, chơi gì ở đây. Vì vậy có thêm Tiểu Dĩnh cũng vui.

Ở Trường Xuân có một di tích lịch sử nên đi xem đó là Bảo tàng Hoàng Cung Mãn Châu Quốc (giá vé vào cửa 80 tệ). (Thật ra Tiểu Dĩnh thích tìm hiểu lịch sử thì em chiều bạn ấy thôi chứ em không khoái xem mấy cái chỗ kiểu kết hợp đông tây kim cổ thế này lắm).
IMG_20170930_144935.jpg


Cung điện là nơi ở chính thức do Quân đội Hoàng gia Nhật Bản tạo ra cho hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi sống trong vai trò là Hoàng đế của quốc gia bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản.
IMG_20170930_163243.jpg
IMG_20170930_164645.jpg


Sau sự kiện ngày 18/9/1931, Nhật Bản ủng hộ hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thành lập Mãn Châu Quốc để kiểm soát vùng đông bắc Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Trung Hoa Dân Quốc chưa công nhận Mãn Châu Quốc, vì vậy nó được gọi là “Mãn Châu Quốc bù nhìn”.

Vào ngày 9/3/1932 Phổ Nghi lên nắm quyền tại Mãn Châu với sự hỗ trợ của quân xâm lược Nhật Bản.

Ngày 3/4/1932, Phổ Nghi chuyển đến đây và nơi này trở thành “Chính phủ cầm quyền Mãn Châu Quốc”.

Ngày 1/3/1934, Phổ Nghi tự xưng là hoàng đế và cơ quan quản lý chính phủ được đổi thành Phủ Nội Cung. Vì cung điện của Thiên Hoàng Nhật Bản gọi là Hoàng cung nên cung điện này của Phổ Nghi chỉ có thể gọi là “Đế cung”.

Cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8/1945, Phủ Nội Cung Mãn Châu đã được sử dụng làm văn phòng và nơi ở của Phổ Nghi. Khu vực cung điện được chia thành hai phần, kết hợp phong cách kiến trúc của cả đông và tây: tòa bên ngoài dành cho các công việc của chính phủ và tòa bên trong dành cho đời sống của hoàng gia.
IMG_20170930_150014.jpg
IMG_20170930_150038.jpg

IMG_20170930_150711.jpg
IMG_20170930_150755.jpg
IMG_20170930_150814.jpg
IMG_20170930_150847.jpg
IMG_20170930_150936.jpg
IMG_20170930_150953.jpg

IMG_20170930_151313.jpg
IMG_20170930_151344.jpg
IMG_20170930_151423.jpg
IMG_20170930_151648.jpg
IMG_20170930_152017.jpg
IMG_20170930_152026.jpg
IMG_20170930_152042.jpg
IMG_20170930_152125.jpg
IMG_20170930_152156.jpg
IMG_20170930_151829.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
IMG_20170930_152207.jpg
IMG_20170930_153147.jpg
IMG_20170930_153218.jpg
IMG_20170930_153644.jpg
IMG_20170930_153657.jpg
IMG_20170930_153914.jpg
IMG_20170930_154713.jpg
IMG_20170930_155148.jpg
IMG_20170930_155338.jpg
IMG_20170930_155347.jpg
IMG_20170930_155449.jpg
IMG_20170930_155457.jpg
IMG_20170930_160037.jpg
IMG_20170930_160301.jpg
IMG_20170930_160307.jpg
IMG_20170930_160352.jpg

IMG_20170930_162847.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Xem xong nơi ở của Phổ Nghi ra ngoài trời đã bắt đầu tối.
IMG_20170930_163914.jpg

IMG_20170930_163704.jpg


Tiểu Dĩnh bảo đi ăn để kỷ niệm ngày tao và mày quen nhau. Rồi rụt rè hỏi em có biết uống bia không, kiểu ngại ngại nhỡ chẳng may em không biết uống ấy. Ôi giời, gặp đúng "bợm nhậu" rồi :D
IMG_20170930_181959.jpg
IMG_20170930_183542.jpg
IMG_20170930_183600.jpg


Mỗi đứa làm một chai bia cho "máu"
IMG_20170930_183218.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Từ chỗ ăn về homestay cũng khá xa, hai đứa quyết định đi bộ, vừa tranh thủ ngắm đường phố vừa tranh thủ buôn chuyện. Đi với nhau suốt cả buổi chiều, tới tận lúc này Tiểu Dĩnh mới biết em không phải là người Trung Quốc. (Ai bảo bây giờ mới hỏi thì bây giờ em mới khai :)):)) ) .

Gần tới Rằm Trung Thu rồi, ngoài đường phố đã bắt đầu bày bán bánh trên vỉa hè như ở Việt Nam.

Nhiều người nói Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, nhưng em thấy chỉ là bề nổi thôi. Người Trung Quốc họ coi trọng Tết Trung Thu ngang hàng với Tết Nguyên Đán luôn ấy. Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên của người Trung Quốc chứ không phải là tết dành cho trẻ em như người Việt Nam mình vẫn quan niệm đâu nhé. Họ ăn Tết Trung Thu rất to luôn.
IMG_20170930_195020_1.jpg
IMG_20170930_195029.jpg
IMG_20170930_195234.jpg
IMG_20170930_195242.jpg
IMG_20170930_195248.jpg
IMG_20170930_195916.jpg
IMG_20170930_195924.jpg
IMG_20170930_195934.jpg
IMG_20170930_195944.jpg
IMG_20170930_200329.jpg
IMG_20170930_200422.jpg
IMG_20170930_200546.jpg
IMG_20170930_201003.jpg
IMG_20170930_201009.jpg
IMG_20170930_201018.jpg
IMG_20170930_201125.jpg
IMG_20170930_201209.jpg
IMG_20170930_201219.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
DAY 18: (01/10/2017): TRƯỜNG XUÂN 长春

Buổi sáng tụi em đi Công viên Tịnh Nguyệt Đàm chơi. Sau một đêm bàn chân của cô bạn không thấy đỡ hơn tẹo nào nhưng cô bạn vẫn không chịu nghỉ ngơi, "ham chơi" quên đau như cô bạn này thì em cũng ... bó tay.

Tụi em đi bằng tàu điện (subway). Homestay của em ở cạnh ga tàu điện, chỉ cần đi bộ khoảng 200m.
IMG_20171001_093245.jpg


Trường Xuân khi ấy mới chỉ có một line tàu điện ngầm (metro) khai thông trước đó mấy tháng và 2 line tàu điện (subway). Còn hiện tại thì đã có 2 line metro và 3 line subway nối thông với nhau rồi.

IMG_20171001_082523.jpg


Vé tàu điện một lượt chỉ 4 tệ.
1a.jpg


Ngồi tàu chừng một tiếng là tới trạm Công viên Tịnh Nguyệt Đàm, xuống tàu ở đây.
IMG_20171001_093721.jpg


Cô bạn nói tiếng Trung ... giỏi hơn em nên để cô bạn vào mua vé.
IMG_20171001_094753.jpg
IMG_20171001_094808.jpg


Vé vào cửa 30 tệ
IMG_20171001_095021.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,257 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Công viên Tịnh Nguyệt Đàm là một tronng 8 thắng cảnh lớn của Cát Lâm, cây xanh che phủ đến hơn 96%. Tuy là rừng nhân tạo nhưng hệ sinh thái ở đây rất hoàn chỉnh, chủng loại cây xanh nhiều, được coi như một lá phổi xanh của thành phố.

Dạo chơi ở đây cũng phải mất nửa ngày hoặc nguyên ngày mới đủ.

IMG_20171001_094201.jpg


Quảng trường Nữ Thần
IMG_20171001_100406.jpg

IMG_20171001_102751.jpg
IMG_20171001_103014.jpg

IMG_20171001_103125.jpg

IMG_20171001_103629_1.jpg

IMG_20171001_103309.jpg
IMG_20171001_104336.jpg

IMG_20171001_103327.jpg

IMG_20171001_105213.jpg


Mất 5 tệ để trèo lên Tháp chuông Thái Bình và Tháp Bích Tùng Nguyệt Đàm.
IMG_20171001_105948.jpg
IMG_20171001_110429.jpg
IMG_20171001_110952.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top