[Thảo luận] Lấn làn và sai làn

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhưng thế nào là sai làn ạ? Nếu nói đầy đủ cụ phải nói là lưu thông/đi sai làn. Mà để hội tụ đủ yếu tố lưu thông sai làn thì cụ phải lưu thông hẳn 1 đoạn trên cái làn cụ không được phép lưu thông thôi. Chứ cụ chỉ lỡ đè vạch mà quy luôn sai làn thế nào được. Đó là chỗ em nói cụ nói chưa đủ căn cứ.
Thế nào là một đoạn? Thế nào là đi vào? Sai làn là đi vào làn đường không được đi. Nếu mới thò 1-2 bánh vào làn không được đi là không phải đi vào thì không sai làn, ngược lại thì sai làn.
 
Chỉnh sửa cuối:

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Thế nào là một đoạn. Sai làn là đi vào làn đường không được đi. Nếu mới thò 1-2 bánh vào làn không được đi không phải đi vào thì không sai làn, ngược lại thì sai làn.
Cái đoạn thò bánh vào làn không được đi không phải đi vào thì không sai làn của cụ hiểm quá, e đang say bia, cứ lơ mơ k hiểu đc
 

namthieunam

Xe tăng
Biển số
OF-11528
Ngày cấp bằng
10/11/07
Số km
1,746
Động cơ
546,480 Mã lực
Em nghĩ lấn làn là từ địa phương hay dùng thôi ạ! cũng có thể hiểu nôm na là : lấn làn là đi quá 3/4 của xe 4B , còn sai làn thì đi sang hẳn làn của xe khác, trong luật thì e chưa thấy lỗi phạt lấn làn ở đâu cả? mà chỉ có nhắc nhở may ra thì có, em chém chỗ nào sai? các cụ chỉ giáo dùm em ạ! :D
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Thế nào là một đoạn? Thế nào là đi vào? Sai làn là đi vào làn đường không được đi. Nếu mới thò 1-2 bánh vào làn không được đi là không phải đi vào thì không sai làn, ngược lại thì sai làn.
Cái "1 đoạn" ấy cũng là thực tế em đã trải nghiệm hơn chục năm trước ở SG đó ạ. Hồi đó em vào trong đó chơi và mượn 2b đi chơi. Do hồi đó chưa hiểu nhiều luật và cứ đi theo kiểu ngoài này nên bị xxx cạp nong ạ. Sau đó xxx có giải thích cho em là trong đó có kẻ cái vạch liền và xe máy phải đi phía trong vạch liền đó. Nhưng em lại cứ ngoài vạch liền chơi. xxx giải thích nếu em chỉ ra 1 đoạn rồi lại đi vào phía trong thì họ chả phạt làm gì nhưng vì em đi hẳn phía ngoài nên họ phải phạt. Hồi đó Luật GTĐB có khác bây giờ nên em cũng chả biết lúc đó có sai không (nếu luật bây giờ thì cãi được ạ vì không có biển 412 mà chỉ có vạch kẻ, nhưng khả năng không sai là cao vì lúc đó chỉ có biển làn đường dành riêng cho xe khách) nhưng thấy có vẻ hợp lý nên vui vẻ nộp phạt tại chỗ ạ. Được cái xxx hồi đó cũng dễ tính, biết em ở ngoải vào không mang giấy tờ gì nhưng cũng chẳng hạch sách gì :">.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Lấn làn thực chất là đè vạch rời.
Vạch rời là vạch mà người tham gia giao thông có thể đè lên (đi qua) khi cần thiết, thế nhưng xxx SG lại cấm người tham gia giao thông đè lên (đi qua) nên đã phải bịa ra khái niệm "lấn làn" hoàn toàn không có trong bất kỳ văn bản luật về GTĐB nào.
Đáng tiếc là dân SG (vẫn được tiếng là văn minh hơn dân HN) lại chấp nhận được cái sự bố láo này
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lấn làn thực chất là đè vạch rời.
Vạch rời là vạch mà người tham gia giao thông có thể đè lên (đi qua) khi cần thiết, thế nhưng xxx SG lại cấm người tham gia giao thông đè lên (đi qua) nên đã phải bịa ra khái niệm "lấn làn" hoàn toàn không có trong bất kỳ văn bản luật về GTĐB nào.
Đáng tiếc là dân SG (vẫn được tiếng là văn minh hơn dân HN) lại chấp nhận được cái sự bố láo này
Đè vạch rời đúng không có lỗi. Nhưng lỗi lấn làn - theo cách nói của mấy anh SG -thì không chỉ là đè vạch rời đâu, đó là đi sai hẳn làn đó cụ. Nếu cụ vào tp HCM và hỏi chuyện mấy tay tài xế thì họ giảng giải kỹ hơn. Đây là vấn đề từ ngữ.
Về GT, phải nói là người SG văn minh hơn HN. Ít ra một người lần đầu tiên vào trong đó có thể nhận thấy 1 số điểm:
- Không có người (hoặc rất ít) không đội mũ BH khi chạy xe máy.
- Khi chuyển làn trên các tuyến đường nhiều làn trong phố, các xe đa số đều xi nhan. Ở HN hiếm lắm. Thậm chí đi trên cao tốc, người Thủ đô cũng ngại xi nhan khi chuyển làn.
- Ít trường hợp xe ô tô dàn hàng ngang cùng tiến. Đường GP có khi em đếm lúc đông người là hàng 5 ! Con phố nhỏ nhỏ như Quang trung cũng nhiều khi thấy ô tô dàn hàng 4 cùng tiến.
- Tỷ lệ vượt đèn đỏ ngoài HN thì vô địch, mà ngày càng trầm trọng.
-..

Nói thực là em cũng mong cụ chinhatm một lần nào đó vào SG công tác (hoặc du lịch...), tranh thủ thử nghiệm đi sai làn theo cách hiểu của các anh xxx và đúng làn theo cách hiểu của cụ và nghe cụ cãi thắng để em học tập. Thử dễ lắm, cụ chỉ cần đi 2b sát làn trái trên đường Trường Sơn hoặc đi ô tô ở làn dành cho 2b là các anh xxx xuất hiện ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Đè vạch rời đúng không có lỗi. Nhưng lỗi lấn làn - theo cách nói của mấy anh SG -thì không chỉ là đè vạch rời đâu, đó là đi sai hẳn làn đó cụ. Nếu cụ vào tp HCM và hỏi chuyện mấy tay tài xế thì họ giảng giải kỹ hơn. Đây là vấn đề từ ngữ.
Về GT, phải nói là người SG văn minh hơn HN. Ít ra một người lần đầu tiên vào trong đó có thể nhận thấy 1 số điểm:
- Không có người (hoặc rất ít) không đội mũ BH khi chạy xe máy.
- Khi chuyển làn trên các tuyến đường nhiều làn trong phố, các xe đa số đều xi nhan. Ở HN hiếm lắm. Thậm chí đi trên cao tốc, người Thủ đô cũng ngại xi nhan khi chuyển làn.
- Ít trường hợp xe ô tô dàn hàng ngang cùng tiến. Đường GP có khi em đếm lúc đông người là hàng 5 ! Con phố nhỏ nhỏ như Quang trung cũng nhiều khi thấy ô tô dàn hàng 4 cùng tiến.
- Tỷ lệ vượt đèn đỏ ngoài HN thì vô địch, mà ngày càng trầm trọng.
-..

Nói thực là em cũng mong cụ chinhatm một lần nào đó vào SG công tác (hoặc du lịch...), tranh thủ thử nghiệm đi sai làn theo cách hiểu của các anh xxx và đúng làn theo cách hiểu của cụ và nghe cụ cãi thắng để em học tập. Thử dễ lắm, cụ chỉ cần đi 2b sát làn trái trên đường Trường Sơn hoặc đi ô tô ở làn dành cho 2b là các anh xxx xuất hiện ngay.
Nếu "lấn làn" = "sai làn" thì tại sao xxx SG lại phải dùng từ "lấn làn" không có trong luật, trong khi đó nghị định 171 có điều khoản xử phạt lỗi sai làn thì lại không dùng?
Về chuyện SG với HN đâu văn minh hơn tôi chẳng quan tâm, vì cũng như thằng mù thằng chột cả thôi, nhưng về khía cạnh hiểu biết pháp luật thì tôi cho rằng dân SG không bằng dân HN. Ngay như bác cũng không hiểu rõ luật GTĐB: Việc ô tô đi vào tất cả các làn trên 1 đoạn đường không có biển cấm ô tô là hoàn toàn đúng luật, miễn là ô tô đừng có dạng chân trên cả 2 làn thôi.
Một điều nữa, tôi khác bác là tôi không bao giờ lấy mấy chú xxx đứng đường làm chuẩn mực. Mấy chú xxx đứng đường thường chỉ học hết THPT rồi thêm một khóa sơ cấp, viết còn sai chính tả, có khi còn chẳng biết gì về luật, lãnh đạo bảo làm gì thì làm nấy. Với tôi không bao giờ có chuyện thử nghiệm chuyện đi đường với xxx, đúng sai là căn cứ vào PHÁP LUẬT (các văn bản luật được Quốc hội, Chính phủ, các bộ... ban hành) chứ không căn cứ vào trình độ nhận thức cuả mấy chú xxx đứng đường
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Lấn làn thực chất là đè vạch rời.
Vạch rời là vạch mà người tham gia giao thông có thể đè lên (đi qua) khi cần thiết, thế nhưng xxx SG lại cấm người tham gia giao thông đè lên (đi qua) nên đã phải bịa ra khái niệm "lấn làn" hoàn toàn không có trong bất kỳ văn bản luật về GTĐB nào.
Đáng tiếc là dân SG (vẫn được tiếng là văn minh hơn dân HN) lại chấp nhận được cái sự bố láo này
"...không được lấn làn (đè lên vạch)" đây là câu trích nguyên văn trong QC41 (khoản f, mục G1, phụ lục G) khi từ "lấn làn" lần đầu tiên được sử dụng.

Do đó khái niệm lấn làn có trong luật và có nghĩa là đè lên vạch, cả liền cả rời cụ nhé.

Không phải lúc nào đè vạch rời đều không có lỗi.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
"...không được lấn làn (đè lên vạch)" đây là câu trích nguyên văn trong QC41 (khoản f, mục G1, phụ lục G) khi từ "lấn làn" lần đầu tiên được sử dụng.

Do đó khái niệm lấn làn có trong luật và có nghĩa là đè lên vạch, cả liền cả rời cụ nhé.

Không phải lúc nào đè vạch rời đều không có lỗi.
Cái sự luộm thuộm, bừa bãi của quy chuẩn 41, điển hình ở cái biển 412 và một số nội dung khác ta đã biết rồi. Ở đây, việc sử dụng từ "lấn làn" không có nghĩa là nó được định nghĩa khái niệm "lấn làn"="đè vạch". Hơn nữa, trong nội dung mà bác dẫn, từ "lấn làn" này nó gắn liền với việc đè vạch liền mầu vàng, chứ không phải vạch rời mầu trắng. Quan trọng hơn, trong nghị định 171 là căn cứ để CSGT xử phạt người vi phạm không có lỗi "lấn làn". Nếu người tham gia giao thông đè vạch liền (vàng hoặc trắng) có thể phạt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường"; nếu đi sai làn có thể phạt lỗi "đi sai phần đường, làn đường quy định" có quy định mức phạt cụ thể, còn lỗi "lấn làn" không có trong nghị định 171 biết phạt bao nhiêu?
Về vạch trắng rời, ở đây ta đang nói tới vạch trắng rời có chiều rộng 10-15cm dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều, và tôi khẳng định là xe cộ được phép đè vạch hoặc đi ngang qua không hề phạm luật.
Nhân tiện, trong quy chuẩn 41 có một số chỗ quy định sai về mầu sắc của vạch đấy bác ạ
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cái sự luộm thuộm, bừa bãi của quy chuẩn 41, điển hình ở cái biển 412 và một số nội dung khác ta đã biết rồi. Ở đây, việc sử dụng từ "lấn làn" không có nghĩa là nó được định nghĩa khái niệm "lấn làn"="đè vạch". Hơn nữa, trong nội dung mà bác dẫn, từ "lấn làn" này nó gắn liền với việc đè vạch liền mầu vàng, chứ không phải vạch rời mầu trắng. Quan trọng hơn, trong nghị định 171 là căn cứ để CSGT xử phạt người vi phạm không có lỗi "lấn làn". Nếu người tham gia giao thông đè vạch liền (vàng hoặc trắng) có thể phạt lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường"; nếu đi sai làn có thể phạt lỗi "đi sai phần đường, làn đường quy định" có quy định mức phạt cụ thể, còn lỗi "lấn làn" không có trong nghị định 171 biết phạt bao nhiêu?
Về vạch trắng rời, ở đây ta đang nói tới vạch trắng rời có chiều rộng 10-15cm dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều, và tôi khẳng định là xe cộ được phép đè vạch hoặc đi ngang qua không hề phạm luật.
Nhân tiện, trong quy chuẩn 41 có một số chỗ quy định sai về mầu sắc của vạch đấy bác ạ
Trong một văn bản những khái niệm không có trong mục "giải thích từ ngữ" thì người muốn hiểu thế nào thì tùy theo trình độ của từng người, nhưng quan trong là có hiểu đúng hay không. Trong văn bản đã có cụm từ "lấn làn (đè lên vạch)" thì có nghĩa là "lấn làn" = "đè lên vạch" và từ đó trong văn bản này từ "đè lên vạch" có thể dùng thay cho từ "lấn làn".

Kể cả "vạch trắng rời, ở đây ta đang nói tới vạch trắng rời có chiều rộng 10-15cm dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều" nếu cụ đè không đúng quy định vẫn có thể bị phạt. Vi dụ cụ đè hai bánh bên trái qua vạch rồi cứ thế dạng háng đi thì vẫn vi phạm. Còn nếu vạch dời đó phân hai làn đường ngược chiều thì khi nào đè vạch không vi phạm, khi nào đè vi phạm chắc cụ biết. Nên không nói đơn giản đè vạch vạch dời không vi phạm mà phải nói rõ đè vạch rời để làm gì, đè như thế nào.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Trong một văn bản những khái niệm không có trong mục "giải thích từ ngữ" thì người muốn hiểu thế nào thì tùy theo trình độ của từng người, nhưng quan trong là có hiểu đúng hay không. Trong văn bản đã có cụm từ "lấn làn (đè lên vạch)" thì có nghĩa là "lấn làn" = "đè lên vạch" và từ đó trong văn bản này từ "đè lên vạch" có thể dùng thay cho từ "lấn làn".

Kể cả "vạch trắng rời, ở đây ta đang nói tới vạch trắng rời có chiều rộng 10-15cm dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều" nếu cụ đè không đúng quy định vẫn có thể bị phạt. Vi dụ cụ đè hai bánh bên trái qua vạch rồi cứ thế dạng háng đi thì vẫn vi phạm. Còn nếu vạch dời đó phân hai làn đường ngược chiều thì khi nào đè vạch không vi phạm, khi nào đè vi phạm chắc cụ biết. Nên không nói đơn giản đè vạch vạch dời không vi phạm mà phải nói rõ đè vạch rời để làm gì, đè như thế nào.
Tôi cho rằng đây là một sự bừa bãi, cẩu thả, không nhất quán của Quy chuẩn 41. Nếu "lấn làn"="đè vạch" thì tại sao phải sinh ra thêm một khái niệm nữa, trong khi "đè vạch" là từ vẫn được dùng phổ biến trong quy chuẩn và trong cả thực tế.
Hơn nữa "lấn làn"="đè vạch" là không chính xác. Vạch sơn trên đường không chỉ có vạch phân làn, mà còn rất nhiều loại vạch khác nữa (vạch mũi tên, vạch cấm đỗ, vạch dành cho người đi bộ...), trong đó có những vạch được/phải đè, có vạch không được đè. Ví dụ đè lên vạch liền 20cm dùng để ngăn cách phần đường xe chạy với lề đường có phải "lấn làn" không? Luật cho phép đè vạch này khi cần thiết, nên "lấn làn" có trường hợp phạm luật, có trường hợp không phạm luật chăng?
Về việc bác cho rằng đè vạch rời vẫn có thể phạm luật, có thể bác chưa nghĩ kỹ chăng? Việc xe ô tô dạng háng ở cả 2 làn đường không phải là hành vi đè vạch, mà là hành vi vi phạm điều 13 của Luật GTĐB "...người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép..."
Đối với vạch rời phân chia 2 làn đường ngược chiều nhau (vạch này là vạch mầu vàng bác nhé, Quy chuẩn 41 đang nhầm lẫn đấy), phương tiện giao thông có thể đè vạch, thậm chí đi hẳn sang phần đường bên trái trong trường hợp vượt là bình thường, không phạm luật. Có thể bác muốn nói đến trường hợp đi hẳn ở bên kia vạch rời? Trường hợp đó cũng không phải hành vi đè vạch, mà là hành vi "không đi về bên phải chiều đi của mình"
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi cho rằng đây là một sự bừa bãi, cẩu thả, không nhất quán của Quy chuẩn 41. Nếu "lấn làn"="đè vạch" thì tại sao phải sinh ra thêm một khái niệm nữa, trong khi "đè vạch" là từ vẫn được dùng phổ biến trong quy chuẩn và trong cả thực tế.
Hơn nữa "lấn làn"="đè vạch" là không chính xác. Vạch sơn trên đường không chỉ có vạch phân làn, mà còn rất nhiều loại vạch khác nữa (vạch mũi tên, vạch cấm đỗ, vạch dành cho người đi bộ...), trong đó có những vạch được/phải đè, có vạch không được đè. Ví dụ đè lên vạch liền 20cm dùng để ngăn cách phần đường xe chạy với lề đường có phải "lấn làn" không? Luật cho phép đè vạch này khi cần thiết, nên "lấn làn" có trường hợp phạm luật, có trường hợp không phạm luật chăng?
Về việc bác cho rằng đè vạch rời vẫn có thể phạm luật, có thể bác chưa nghĩ kỹ chăng? Việc xe ô tô dạng háng ở cả 2 làn đường không phải là hành vi đè vạch, mà là hành vi vi phạm điều 13 của Luật GTĐB "...người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép..."
Đối với vạch rời phân chia 2 làn đường ngược chiều nhau (vạch này là vạch mầu vàng bác nhé, Quy chuẩn 41 đang nhầm lẫn đấy), phương tiện giao thông có thể đè vạch, thậm chí đi hẳn sang phần đường bên trái trong trường hợp vượt là bình thường, không phạm luật. Có thể bác muốn nói đến trường hợp đi hẳn ở bên kia vạch rời? Trường hợp đó cũng không phải hành vi đè vạch, mà là hành vi "không đi về bên phải chiều đi của mình"
- Ngôn ngữ nào mà không có từ đồng nghĩa hả cụ? cụ thích từ đè vạch nhưng có người lại thích lấn làn. Và sau cụm từ "lấn làn (đè lên vạch)" thì khái niệm đã được đồng nhất còn gì.

- Cụ co rằng "lấn làn"="đè vạch" không chính xác vì cụ nghĩ "lấn làn hay đè vạch" là hành vi vi phạm luật. Nhưng "lấn làn hay đè vạch" chỉ vi phạm khi có thêm một số điều kiện khác. Chắc định nghĩa này đúng hơn: "lấn làn" = "đè lên vạch phân làn".

- Không có hành vi đè vạch nào bị phạt mà chỉ có hành vi phạm lỗi do đè vạch gây lên. Cách nói lỗi đè vạch là cách nói tắt.

- Chắc cụ muốn đổi màu vạch 1.5 ở phu lục H?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
- Ngôn ngữ nào mà không có từ đồng nghĩa hả cụ? cụ thích từ đè vạch nhưng có người lại thích lấn làn. Và sau cụm từ "lấn làn (đè lên vạch)" thì khái niệm đã được đồng nhất còn gì.

- Cụ co rằng "lấn làn"="đè vạch" không chính xác vì cụ nghĩ "lấn làn hay đè vạch" là hành vi vi phạm luật. Nhưng "lấn làn hay đè vạch" chỉ vi phạm khi có thêm một số điều kiện khác. Chắc định nghĩa này đúng hơn: "lấn làn" = "đè lên vạch phân làn".

- Không có hành vi đè vạch nào bị phạt mà chỉ có hành vi phạm lỗi do đè vạch gây lên. Cách nói lỗi đè vạch là cách nói tắt.

- Chắc cụ muốn đổi màu vạch 1.5 ở phu lục H?
- Ngoài đời có thể dùng từ đồng nghĩa thoải mái bác ạ, nhưng đã là văn bản luật thì phải nhất quán, một khái niệm chỉ dùng một từ. Trước đây đã có chuyện tranh cãi um xùm chỉ vì dùng 2 từ cho 1 hành vi: Đỗ xe và để xe.
- Cái ta đang bàn ở đây là vì có rất nhiều người bị xxx xử phạt lỗi "lấn làn". Nếu theo cách đồng nhất của bác thì có thể gọi là lỗi "đè vạch" sao? Còn nếu định nghĩa "lấn làn"="đè vạch phân làn" thì "lấn làn" hoàn toàn không phạm luật, vậy tại sao rất nhiều người dân SG lại bị phạt lỗi "lấn làn"?
- Đúng là không có lỗi đè vạch, mà hành vi đè vạch (một số loại vạch nhất định) vi phạm một số quy định về GTĐB và sẽ bị xử phạt theo nghị định 171, đại khái là không tuân thủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường gì đó
- Tôi không định đổi mầu vạch nào cả, mà là sử dụng vạch kẻ đường phải đúng mầu quy định: Mầu vàng ngăn cách 2 làn xe ngược chiều; mầu trắng ngăn cách 2 làn xe cùng chiều
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Nói chung, luật còn nhiều vấn đề không rõ ràng, nên theo e tranh luận cũng mệt. Cần phải chỉnh lại luật đã.

Chú nào viết lên bộ luật giao thông này k có đủ trình độ của một luật sư, nên ngôn từ không chuẩn chỉnh và chính xác. Luật chủ yếu là hiểu theo nghĩa nôm na, hoặc vẫn còn nhiều lệ trong đó.

Đơn cử vụ lấn làn: theo em lấn làn nghĩa là phải lần sang làn khác, mà đã lấn sang làn khác thì phải đè qua cả vạch chử k chỉ là đè lên vạch. Lấn làn thì phải nói rõ là 1 phần xe hay cả thân xe. Cũng cần phải được rõ ràng ngữ nghĩa.

Hoặc là ngay như biển có thể kết hợp được với biển khác, thì kết hợp như nào ? cũng phải rõ ràng. Hoặc như để xe với đỗ xe.
Hay như dừng xe, đỗ xe thì bánh gần nhất cách vỉa hẻ k quá 25cm, nghĩa là chỉ cần bánh gần nhất thôi. mà nếu chính xác hơn thì phải viết là hàng bánh gần nhất.

Hehe, nên em nghĩ chúng ta tranh luận cả ngày.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
- Ngoài đời có thể dùng từ đồng nghĩa thoải mái bác ạ, nhưng đã là văn bản luật thì phải nhất quán, một khái niệm chỉ dùng một từ. Trước đây đã có chuyện tranh cãi um xùm chỉ vì dùng 2 từ cho 1 hành vi: Đỗ xe và để xe.
- Cái ta đang bàn ở đây là vì có rất nhiều người bị xxx xử phạt lỗi "lấn làn". Nếu theo cách đồng nhất của bác thì có thể gọi là lỗi "đè vạch" sao? Còn nếu định nghĩa "lấn làn"="đè vạch phân làn" thì "lấn làn" hoàn toàn không phạm luật, vậy tại sao rất nhiều người dân SG lại bị phạt lỗi "lấn làn"?
- Đúng là không có lỗi đè vạch, mà hành vi đè vạch (một số loại vạch nhất định) vi phạm một số quy định về GTĐB và sẽ bị xử phạt theo nghị định 171, đại khái là không tuân thủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường gì đó
- Tôi không định đổi mầu vạch nào cả, mà là sử dụng vạch kẻ đường phải đúng mầu quy định: Mầu vàng ngăn cách 2 làn xe ngược chiều; mầu trắng ngăn cách 2 làn xe cùng chiều
- Cụ thử chỉ ra một Luật của quốc gia nào mà "chuẩn, chỉnh" không phải bổ sung sửa đổi không? Có luật nào mà đáp ứng được tất cả các đối tượng không, tức là bất cứ ai đọc cũng hiểu như nhau không? Nên không yêu cầu cái mà không có.
- Cụ thử tìm trong ND 171 xem có hành vi "lấn làn" hay "đè vạch" bị xử phạt không. Lỗi "lấn làn" hay "đè vạch" chỉ là cách nói tắt. Chỉ xxx ngu mới ghi vào trong bb lỗi "lấn làn" hay "đè vạch". Vì ghi như thế không thể biết phạt như thế nào.
- Việc sử dung khác màu của vạch đứt để cụ có thể phân biệt được loại đường cụ đang đi.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
- Cụ thử chỉ ra một Luật của quốc gia nào mà "chuẩn, chỉnh" không phải bổ sung sửa đổi không? Có luật nào mà đáp ứng được tất cả các đối tượng không, tức là bất cứ ai đọc cũng hiểu như nhau không? Nên không yêu cầu cái mà không có.
- Cụ thử tìm trong ND 171 xem có hành vi "lấn làn" hay "đè vạch" bị xử phạt không. Lỗi "lấn làn" hay "đè vạch" chỉ là cách nói tắt. Chỉ xxx ngu mới ghi vào trong bb lỗi "lấn làn" hay "đè vạch". Vì ghi như thế không thể biết phạt như thế nào.
- Việc sử dung khác màu của vạch đứt để cụ có thể phân biệt được loại đường cụ đang đi.
Có vẻ bác và tôi ngày càng đi xa chủ đề của thớt này, đôi chỗ có cùng quan điểm nhưng vẫn cứ tranh luận mất thời gian.
Tôi xin đưa câu chuyện quay trở lại: Lý do tại sao mà xxx trong SG khi báo lỗi người vi phạm lại sử dụng từ "lấn làn", còn ghi vào BB lại ghi đúng Nghị định 171 (không tuân thủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường...- theo như bác vừa nói bên trên)? Tôi cho rằng không có lỗi "lấn làn" và thực tế những người bị phạt đều chỉ đè qua vạch rời (bác có thể kiểm chứng) là hành vi không phạm luật. Nếu xxx báo ngay lỗi "không tuân thủ ..." thì sẽ không được chấp nhận, vì họ chỉ đè vạch rời. Vì vậy, việc bịa ra lỗi "lấn làn" là cách làm mập mờ, đánh lừa người dân thiếu hiểu biết về pháp luật.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Có vẻ bác và tôi ngày càng đi xa chủ đề của thớt này, đôi chỗ có cùng quan điểm nhưng vẫn cứ tranh luận mất thời gian.
Tôi xin đưa câu chuyện quay trở lại: Lý do tại sao mà xxx trong SG khi báo lỗi người vi phạm lại sử dụng từ "lấn làn", còn ghi vào BB lại ghi đúng Nghị định 171 (không tuân thủ biển báo hiệu, vạch kẻ đường...- theo như bác vừa nói bên trên)? Tôi cho rằng không có lỗi "lấn làn" và thực tế những người bị phạt đều chỉ đè qua vạch rời (bác có thể kiểm chứng) là hành vi không phạm luật. Nếu xxx báo ngay lỗi "không tuân thủ ..." thì sẽ không được chấp nhận, vì họ chỉ đè vạch rời. Vì vậy, việc bịa ra lỗi "lấn làn" là cách làm mập mờ, đánh lừa người dân thiếu hiểu biết về pháp luật.
Có thể vấn đề tranh luận không chùng nhau. Căn cứ chủ đề của thớt "lấn làn và sai làn" như đã nói ở trên, theo Luật thì lấn làn không phải sai làn"lấn làn chỉ là đè lên vạch".
Còn vấn đề thổ ngữ thì khó nói vì mỗi nơi khác nhau. Lỗi "đi không đúng làn đường quy định" ở SG thì gọi là "lấn làn" hay "lấn tuyến". Còn HN lại gọi là "sai làn".

Hành vi đè lên vạch không chắc chắn là chỉ bị lỗi "không chấp hành vạch kẻ đường" mà nó tuy thuộc vào làn được bên trái vạch đó là làn đường gì. Nên đó là làn đường xe không được đi thì đó là lỗi "sai làn".
Theo em một cách hiểu đơn giản lỗi sai làn đó là hành vi "đi vào làn đường không được đi trong trường hợp không được phép". Cụ thò một chân sang cũng là đi vào rồi chứ không phải đủ cả 4 chân đâu.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tôi không quan tâm thế nào là "lấn làn", mà quan tâm đến hành vi bị phạt lỗi "lấn làn", chắc chắn không phải do đè vạch mà bị phạt.
Có vẻ cách hiểu sau của bác phù hợp với thực tế nhiều người bị phạt. Vấn đề là không có gì chứng tỏ cái làn họ đi vào là làn không được đi (theo quy định của luật) nên xxx mới tìm cách đánh lừa người vi phạm bằng cách tung ra một khái niệm mập mờ: "lấn làn"
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Tôi không quan tâm thế nào là "lấn làn", mà quan tâm đến hành vi bị phạt lỗi "lấn làn", chắc chắn không phải do đè vạch mà bị phạt.
Có vẻ cách hiểu sau của bác phù hợp với thực tế nhiều người bị phạt. Vấn đề là không có gì chứng tỏ cái làn họ đi vào là làn không được đi (theo quy định của luật) nên xxx mới tìm cách đánh lừa người vi phạm bằng cách tung ra một khái niệm mập mờ: "lấn làn"
Em nghĩ là trong sg, đường phân thành làn cho các loại xe khác nhau, làn ô tô mà xe máy đi vào thì là bị lỗi lấn làn, hiểu đúng bản chất của tiếng việt, nghĩa là lấn sang đường của làn khác (còn trong luật lấn làn là đè vach vì rõ là phải đè vạch phân làn thì mới sang đc làn bên cạnh) mà không đươc phép dịch chuyển sang. Đấy là cách nói dân dã thôi, đủ để cho ng vi phạm và CSGT giao tiếp với nhau. Còn khi ghi biên bản e tin là CSGT sẽ ghi vào là sai phần đường, làn đường.

Rõ ràng từ sai phần đường, làn đường nó dài, lắng nhằng và k trực quan, gợi hình ảnh bằng từ lấn làn.

Mà chắc gì xxx tung ra khái niệm lấn làn, nhỡ xxx nói: anh sai phần đường làn đường, thì dân bảo, em lấn làn phải không anh ? sau rồi từ đó nó tiện dụng hơn thì cả 2 đều dùng khi giao tiếp. Hehe
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi không quan tâm thế nào là "lấn làn", mà quan tâm đến hành vi bị phạt lỗi "lấn làn", chắc chắn không phải do đè vạch mà bị phạt.
Có vẻ cách hiểu sau của bác phù hợp với thực tế nhiều người bị phạt. Vấn đề là không có gì chứng tỏ cái làn họ đi vào là làn không được đi (theo quy định của luật) nên xxx mới tìm cách đánh lừa người vi phạm bằng cách tung ra một khái niệm mập mờ: "lấn làn"
.

Không quan tâm thế nào là lấn làn thì làm sao biết được thế nào là hành vi bị phạt lỗi lấn làn? Luật đã chỉ rõ trên một làn đường khi nào được đi vào khi nào không.
Chắc cụ biết làn đường ngược chiều hay làn đường dành cho phương tiện khác khi nào được đi vào khi nào không. Khi đã không được đi vào mà đi vào là "sai làn".
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top