[Funland] Làm thế nào để bơm nước tự động tự ngắt khi bể ngầm bị cạn

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Trời ơi, liên hệ và ủng hộ cửa hàng điện nước Emart đi Bác. mấy cái này là chuyện nhỏ nhá, kg cần phải đục tường khoét vách đâu.
Nếu Bác cần Email cho Em nhé: tiendat.emart@gmail.com
Mong ủng hộ từ các Bác.
Cái xanh đỏ này là chuẩn đấy ạ. Bao tiền một bộ
 

Mr.Dat

Xe đạp
Biển số
OF-386368
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
16
Động cơ
240,080 Mã lực
Cái xanh đỏ này là chuẩn đấy ạ. Bao tiền một bộ
Dạ, chuẩn men mừ, Chính em phải khùng với việc mất nước, máy cháy của nhà Sếp và khu vực gần đường ray phú nhuận.
Tổng thể là thay máy, chế biến Tự động hóa, cảm biến nhiệt, timer, van , co , te cút thì mất nước nó vẫn kg cháy máy thì hư đường ống, điều khiển vận hành quá phúc tạp. Do đó khỏi chế mất thời gian.
Chính vì vậy Em, Xanh, đỏ mát lòng này đáp ứng tuyệt vời, theo chuẩn công nghiệp luôn.
Giá Em gởi qua Bác rùi
 

Vanh dai 3

Xe hơi
Biển số
OF-365235
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
192
Động cơ
257,250 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI
Cụ ra cửa hàng chuyên bán máy bơm dân dụng hỏi mua phao tự ngắt khi máy bơm bị hết nước, khu Trường Chinh nhiều lắm hình như hơn 250k một cái
 

Hangd

Xe hơi
Biển số
OF-354694
Ngày cấp bằng
15/2/15
Số km
185
Động cơ
264,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

TrongAn

Xe hơi
Biển số
OF-388587
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
114
Động cơ
239,680 Mã lực
Tuổi
44
Cụ chắc tay bàn giấy ít để ý mấy cái lặt vặt .
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ dùng cái rơ-le áp suất thì sẽ không chính xác đâu cụ. Thường rơ le áp suất làm việc ở áp suất tương đối cao (>2kg/cm2), nếu đường nước yếu (tức là vẫn có nước) thì khó đạt được áp suất này => máy sẽ nghỉ chạy suốt :D. Trừ trường hợp dùng cảm biến điện tử => lại phải có bộ điều khiển điện tử, phức tạp. Còn nữa, chẳng may trước đấy hết nước => máy bơm phải chạy một lúc nước mới lên được, như thế cảm biến áp suất ngắt mất máy rồi thì làm thế nào?
Về mặt nguyên lý thì nên dùng cảm biến lưu lượng và 2 rơ le thời gian thì mới được. Cảm biến lưu lượng lắp vào đường nước (vào, ra máy bơm đều được), cảm biến này sẽ đóng (hoặc mở) khi có nước chảy trong đường ống.
Nguyên lý chung: khi có lệnh mở máy bơm (do van phao trên cao tác động), đồng thời rơ le thời gian 1 tính giờ (mấy phút, giây tùy cụ đặt), nếu có nước chảy trong ống => cảm biến lưu lượng tác động rơ le thời gian => dừng đếm giờ. Nếu không có nước thì sau thời gian nào đó sẽ ngắt máy....Nói chung đấy là về giải pháp, còn thực hiện thực tế loằng ngoằng lắm cụ ạ :D không khả thi đâu.

Phương án phao như nhiều cụ tư vấn là ổn, tuy nhiên vấn đề an toàn lại khó :D. Để thực hiện phương pháp này an toàn thì cụ nên dùng qua rơ le trung gian + 1 bộ nguồn 12Vdc. Cái phao của cụ chỉ dùng điện 12V, điểu khiển qua rơ le trung gian (rơ le này có cuộn hút dùng 12V). Dùng rơ le trung gian này đóng cắt 220V cho máy bơm. Như thế là an toàn \m/
Em hoàn toàn đồng ý với cụ về giải pháp Phao + Nguồn điều khiển áp thấp (lúc trước nhà em cũng dùng thế). Mấy cái món cụ với em chém chỉ dùng trong công nghiệp thôi. :D

ps: Dùng điện áp thấp đơn giản lắm các cụ. Các cụ ra mua cái adaptor 220V/24V (hoặc 12V) có vài chục thôi. Dùng 1 con rơ le chừng 10A (100K) để đóng mở bơm.
Cứ theo 2 thánh này là chuẩn rồi, có điều để các cụ tự lọ mọ được thì còn xơi :)
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Cụ cứ làm 2 cái phao, cái bể trên và cái bể ngầm

Chỉ khi nào bể trên hết nước, phao đóng và bể dưới còn nước, phao mở bơm mới được chạy

Nhà em làm hệt thế luôn

Còn đường nước vào bể chìm, lắp 1 phao cơ khí bong bóng, đầy nó đóng thì không bị tràn.

Về vấn đề phao ẩm, dò điện: dùng nguồn điện 24 v hoặc đấu mát mủng gì đấy. Phao nhà em thường xuyên bị ngập nhưng o thấy giật, thấy chú thợ điện bảo đấu như thế, an toàn

Vấn đề áp chống giật: áp chống giật vẫn phải có đường tiếp địa, nếu không hiệu quả không cao

Ngoài ra, nếu đường điện cũ, thường xuyên bị dò dòng nhỏ thì áp cũng thường xuyên nhảy, nên thành vô tác dụng... Tuy nhiên là bể nước em nghĩ chạy đường dây ngoài cho yên tâm. Vấn đề chống giật thì em nghe chú thợ nói thế chứ em không biết
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,449 Mã lực
Trời ơi, liên hệ và ủng hộ cửa hàng điện nước Emart đi Bác. mấy cái này là chuyện nhỏ nhá, kg cần phải đục tường khoét vách đâu.
Nếu Bác cần Email cho Em nhé: tiendat.emart@gmail.com
Mong ủng hộ từ các Bác.
Em inbox cụ để hỏi về aptomat nhé.

Từ dạo sông Đà mất nước, em lắp một bơm đặt trực tiếp ở đường ống nhà máy vào bể ngầm. Cái máy tàu con lợn lắp ở Lạng Sơn mà khỏe phết, vắt cổ chày cũng sẽ ra nước. Mấy hôm bị vỡ đường ống, con lợn này hút ngon, thế nên em cũng chả phải lắp con xanh đỏ trên làm gì.
 

Mr.Dat

Xe đạp
Biển số
OF-386368
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
16
Động cơ
240,080 Mã lực
Vâng
Em inbox cụ để hỏi về aptomat nhé.

Từ dạo sông Đà mất nước, em lắp một bơm đặt trực tiếp ở đường ống nhà máy vào bể ngầm. Cái máy tàu con lợn lắp ở Lạng Sơn mà khỏe phết, vắt cổ chày cũng sẽ ra nước. Mấy hôm bị vỡ đường ống, con lợn này hút ngon, thế nên em cũng chả phải lắp con xanh đỏ trên làm gì.
Vâng, nếu Bác thấy cần thì ung hộ bên Emart. Nhà nào không có bể ngầm, bồn chứa nước cấp mà phải hút trực tiếp từ đường ống, giếng vvv.. thì mới dùng thôi, Dùng thì yên tâm hơn, đỡ phải khi cần mới chạy máy, không cần thì tắt. Mấy việc robo cơm đấy thì giao cho bộ này xử lý cho gia đình yên tâm. Em cũng khoái chế lắm, chế mãi toàn tự mình sử dụng. đi ra ngoài thì ở nhà lại có hàng xóm qua sữa. Thôi thì ...như thế cho yên tâm.
P/S: Em kg thấy Bác hỏi Aptomat, có liên quan gì đến chủ đề mất nước khó ở trong topic này kg?
 

present

Xe điện
Biển số
OF-57015
Ngày cấp bằng
16/2/10
Số km
4,961
Động cơ
496,029 Mã lực
Nơi ở
ngắm cụ Rùa
Nhà em làm quả phao ngắt 02 mực trong bể ngầm là OK mà.
 

Rickyman

Xe container
Biển số
OF-66139
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
5,545
Động cơ
480,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ dùng cái rơ-le áp suất thì sẽ không chính xác đâu cụ. Thường rơ le áp suất làm việc ở áp suất tương đối cao (>2kg/cm2), nếu đường nước yếu (tức là vẫn có nước) thì khó đạt được áp suất này => máy sẽ nghỉ chạy suốt :D. Trừ trường hợp dùng cảm biến điện tử => lại phải có bộ điều khiển điện tử, phức tạp. Còn nữa, chẳng may trước đấy hết nước => máy bơm phải chạy một lúc nước mới lên được, như thế cảm biến áp suất ngắt mất máy rồi thì làm thế nào?
Về mặt nguyên lý thì nên dùng cảm biến lưu lượng và 2 rơ le thời gian thì mới được. Cảm biến lưu lượng lắp vào đường nước (vào, ra máy bơm đều được), cảm biến này sẽ đóng (hoặc mở) khi có nước chảy trong đường ống.
Nguyên lý chung: khi có lệnh mở máy bơm (do van phao trên cao tác động), đồng thời rơ le thời gian 1 tính giờ (mấy phút, giây tùy cụ đặt), nếu có nước chảy trong ống => cảm biến lưu lượng tác động rơ le thời gian => dừng đếm giờ. Nếu không có nước thì sau thời gian nào đó sẽ ngắt máy....Nói chung đấy là về giải pháp, còn thực hiện thực tế loằng ngoằng lắm cụ ạ :D không khả thi đâu.

Phương án phao như nhiều cụ tư vấn là ổn, tuy nhiên vấn đề an toàn lại khó :D. Để thực hiện phương pháp này an toàn thì cụ nên dùng qua rơ le trung gian + 1 bộ nguồn 12Vdc. Cái phao của cụ chỉ dùng điện 12V, điểu khiển qua rơ le trung gian (rơ le này có cuộn hút dùng 12V). Dùng rơ le trung gian này đóng cắt 220V cho máy bơm. Như thế là an toàn \m/
Không dám qua mặt các lão làng, e chia sẻ cách mà em làm với hệ thống bơm nước nhà em. Mục đích là "chống giật" và "chống cháy bơm" khi mất nước.
Phao điện cách ly dùng nguồn 24V đảm bảo yêu cầu không sợ giật :D, cảm biến nước tự chế ngon bổ rẻ, tiền vật liệu khoảng 120K (tý em sẽ liệt kê chi tiết sau). Với các cụ dùng bể ngầm thì cảm biến nước ko có ý nghĩa lắm, chỉ cần kết hợp 2 bộ phao điện là hoàn hảo, với những nhà ko có bể ngầm, phải hút trực tiếp từ đường ống nước sạch thì cái cảm biến này nó hữu ích lắm, nguyên lý của cảm biến rất đơn giản, dùng chính nước làm vật thể dẫn điện (điện trở nước ở khoảng cách 20cm em đo được khoảng 15K. Ở đường cấp em dùng 2 cút chữ T ren đồng (đoạn ống lắp trước bơm bắt buộc phải ống nhựa hoặc ống ko dẫn điện) lắp cách nhau 20cm như hình:



Khi có nước trong đường ống thì dòng điều khiển để đóng role trung gian sẽ chạy qua 2 cực để cho phép bơm chạy, kết hợp với tín hiệu điều khiển van phao trên bể (mắc nối tiếp). Mạch điều khiển rất đơn giản, mua linh kiện và lắp nhanh trong vòng 1 note nhạc, với các cụ ko có mỏ hàn thì xoắn chân thiết bị như tụ, trở với nhau rồi cho vào cầu đấu cũng được:



Em giải thích sơ đồ: Khi có (nước ở đường cấp + điều kiện bể trên cao cạn, van phao đóng), nguồn 24V cấp nguồn (quan tiếp điểm phao, qua 2 cực "cảm biến nước") mở Transitor, rơ le trung gian đóng, cấp điện cho bơm, Tụ C (chọn từ 500-100uF) các tác dụng chống nhiễu đường cấp, phòng khi nước đầu vào chập chờn, bơm vẫn làm việc liên tục.
Sản phẩm e đã cho ra lò 3 bộ, nhạc phụ 1 bộ, ông chú 1 bộ và cho em đang dùng, toàn bộ thiết bị nhét vào trong hộp chưa 2 át Sino gọn gàng, chạy rất ổn định, đặc biệt khi mất nước, khỏi lo bơm cháy :D



Cái món này nó phải mày mò nó mới khoái, tiêu chí NGON BỔ RẺ và quan trọng cái cảm biến nước tìm mỏi mắt ko có trên thị trường. Chúc các cụ thành công!
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,449 Mã lực
Về vụ này em đã có hướng dẫn hết sức cụ thể tại đây.

Theo link cụ chỉ thì phao điện 2 quả nặng được mắc nối tiếp trong mạch như là công tắc cơ học, không phải chạy với nguồn 12 VDC. Với hình này này thì lại chạy với một mạch riêng để làm rơ le đóng ngắt bơm.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,449 Mã lực
Không dám qua mặt các lão làng, e chia sẻ cách mà em làm với hệ thống bơm nước nhà em. Mục đích là "chống giật" và "chống cháy bơm" khi mất nước.
Phao điện cách ly dùng nguồn 24V đảm bảo yêu cầu không sợ giật :D, cảm biến nước tự chế ngon bổ rẻ, tiền vật liệu khoảng 120K (tý em sẽ liệt kê chi tiết sau). Với các cụ dùng bể ngầm thì cảm biến nước ko có ý nghĩa lắm, chỉ cần kết hợp 2 bộ phao điện là hoàn hảo, với những nhà ko có bể ngầm, phải hút trực tiếp từ đường ống nước sạch thì cái cảm biến này nó hữu ích lắm, nguyên lý của cảm biến rất đơn giản, dùng chính nước làm vật thể dẫn điện (điện trở nước ở khoảng cách 20cm em đo được khoảng 15K. Ở đường cấp em dùng 2 cút chữ T ren đồng (đoạn ống lắp trước bơm bắt buộc phải ống nhựa hoặc ống ko dẫn điện) lắp cách nhau 20cm như hình:



Khi có nước trong đường ống thì dòng điều khiển để đóng role trung gian sẽ chạy qua 2 cực để cho phép bơm chạy, kết hợp với tín hiệu điều khiển van phao trên bể (mắc nối tiếp). Mạch điều khiển rất đơn giản, mua linh kiện và lắp nhanh trong vòng 1 note nhạc, với các cụ ko có mỏ hàn thì xoắn chân thiết bị như tụ, trở với nhau rồi cho vào cầu đấu cũng được:



Em giải thích sơ đồ: Khi có (nước ở đường cấp + điều kiện bể trên cao cạn, van phao đóng), nguồn 24V cấp nguồn (quan tiếp điểm phao, qua 2 cực "cảm biến nước") mở Transitor, rơ le trung gian đóng, cấp điện cho bơm, Tụ C (chọn từ 500-100uF) các tác dụng chống nhiễu đường cấp, phòng khi nước đầu vào chập chờn, bơm vẫn làm việc liên tục.
Sản phẩm e đã cho ra lò 3 bộ, nhạc phụ 1 bộ, ông chú 1 bộ và cho em đang dùng, toàn bộ thiết bị nhét vào trong hộp chưa 2 át Sino gọn gàng, chạy rất ổn định, đặc biệt khi mất nước, khỏi lo bơm cháy :D



Cái món này nó phải mày mò nó mới khoái, tiêu chí NGON BỔ RẺ và quan trọng cái cảm biến nước tìm mỏi mắt ko có trên thị trường. Chúc các cụ thành công!
Cụ tưởng đơn giản chứ với người chưa biết con transistor, tụ điện là gì thì hơi khoai. Em đảm bảo 90% GV Vật lí dạy ở các trường phổ thông không lắp được mạch này vì em biết có nhiều người luyện thi ĐH rất kinh (kể cả trường chuyên) nhưng chưa bao giờ nhìn thấy điện trở hay tụ điện.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,974
Động cơ
736,774 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Theo link cụ chỉ thì phao điện 2 quả nặng được mắc nối tiếp trong mạch như là công tắc cơ học, không phải chạy với nguồn 12 VDC. Với hình này này thì lại chạy với một mạch riêng để làm rơ le đóng ngắt bơm.
Em khuyến cáo làm mạch 12V với mục tiêu an toàn cụ ạ. Các cụ hoàn toàn có thể bỏ mạch 12V, chơi trực tiếp điện 220V nhưng như thế thì không an toàn tí nào. Vào 1 ngày xấu giời, vì 1 lý do nào đó mà van phao điện rò điện ra ngoài vỏ vồn nước thì hậu quả khá lớn....
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
13,996
Động cơ
597,506 Mã lực
Em khuyến cáo làm mạch 12V với mục tiêu an toàn cụ ạ. Các cụ hoàn toàn có thể bỏ mạch 12V, chơi trực tiếp điện 220V nhưng như thế thì không an toàn tí nào. Vào 1 ngày xấu giời, vì 1 lý do nào đó mà van phao điện rò điện ra ngoài vỏ vồn nước thì hậu quả khá lớn....
Cái này nếu mắc công tắc phao vào dây mát thì có sao không lão
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Cụ làm 2 phao, một phao chìm dùng tiếp điểm thường đóng, phai trên bể dùng tiếp đểm thường mở. Nghĩa là bể ngầm đầy bể trên hết thì bơm mới đóng chứ bể trên hết, bể dưới cũng hết thì nó không đóng. Cụ có cần em up hình không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top