Cụ tự nhận là bảo thủ nhưng em đồ là cũng chưa hẳn là như thế. Mà quấn quýt với văn hóa Việt như vậy nên đi qua Úc định cư chắc cũng lại vì con vì cháu.
Nhưng em không hiểu lắm đoạn F1 sinh ra ở Úc và mất gốc, không nói được tiếng Việt, còn cụ mới sang định cư được vài năm. Vậy trước khi cụ sang định cư thì F1 ở lại Úc? Và giai đoạn đó (khoảng F1 dậy thì hay thành niên) là không có bố mẹ ở cùng? Hay đoạn nói F1 mất gốc chỉ là nhận định chung, còn F1 của cụ sinh ra lớn lên ở VN rồi đi du học và ở lại Úc?
Cụ xem mặt bằng giáo dục của các bạn nam Việt kiều ở Úc giờ ở mức độ như thế nào? Số có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong cộng đồng Việt? Em hỏi vậy vì con gái cụ đang học tiến sĩ. Tìm được cậu Việt kiều nào có bằng cấp gần tương đương chắc cũng khó. Lúc em ở Úc thì nam VK học cao lên rất ít. Học thì vất vả, đi làm kiếm tiền dễ mà đỡ mệt đầu hơn, welfare lại quá tốt. Mà nam VK bên đấy chắc cũng không dễ lấy vợ
. Đám thế hệ thứ 2 thì tiền không nhiều gái VK nó đeck thèm ngó, mà học lên thì không chịu học. Thế hệ thứ 3 chắc cũng chưa hơn thế hệ 2 nhiều - em mời cụ nào ở Úc bổ sung đánh giá về thế hệ thứ 3.
Một phần rất lớn trong số những VK có bằng cấp là những người đi du học rồi ở lại. Nhưng những người này thì vẫn là thế hệ thứ nhất, vẫn mang nặng ảnh hưởng của văn hóa VN và không phải lựa chọn của con gái cụ.
Như vậy cụ xem lựa chọn cho con gái cụ còn được ra sao?
Bạn em là Tiến sỹ ngôn ngữ học, giảng viên của một trường ĐH ở Sidney, vẫn tham gia các chương trình dạy tiếng Việt cho các bé có cha hoặc/và mẹ người Việt. Vẫn có những lớp học tiếng Việt và cộng đồng người Việt vẫn cho con đi học để giữ gìn tiếng Việt. Bạn em là VK thế hệ thứ 1, đi du học và ở lại. Đám con của nó, VK thế hệ thứ 2, nói tiếng Việt bình thường, chẳng mất gốc gì cả. Mất gốc hay không nhiều khi là do cách giáo dục ở gia đình.