[Funland] Làm sao để sống sót trước hệ thống phòng không tích hợp hiện đại (IADS) của địch ..

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Lang thang trên mạng thấy bài này tương đối hay của tiến sĩ Carlo Kopp viết trên trang của Úc Air Power Australia vào năm 2009 ...

http://www.ausairpower.net/APA-2009-02.html

Đang lúc nông nhàn dỗi việc nhà cháo sẽ dịch từ từ để các cụ lấy cái chém ... cụ nào rỗi thì thêm mắm muối cho nó xôm .. \:D/

I. Lời tựa




Hiện tại chỉ có một thiết kế máy bay duy nhất của Mỹ được sản xuất cho tới 2020 với khả năng thâm nhập & sống sót trước hệ thống Phòng không tích hợp (IADS) của đối phương là F-22 Raptor. Ảnh trên mô tả chiếc tiêm kích này đang thả bom dẫn đường chính xác GBU-32 JDAM


Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh Mỹ & Liên quan đã & đang dựa trên khả năng phủ đầu, vùi dập nhanh chóng các hệ thống phòng không tích hợp của địch (Integrated Air Defence System- IADS), và khả năng sử dụng vũ khí chính xác hàng loạt tấn công từ trên không, như là vũ khí để giải quyết các xung đột quốc gia.

Khả năng thực tế của các công nghệ IADS cùng với tính phổ biến toàn cầu của nó là thách thức lớn nhất với không quân Mỹ, không quân hải quân Mỹ đặc biệt với các công nghệ ngày càng hiện đại của Nga & đang tăng lên của Trung Quốc.

Khi bay đối đầu với các hệ thống IADS này, các loại máy bay thế hệ trước từ F15 cho tới F/A-18E/F đều có khả năng chịu thiệt hại lớn khi tiến hành thâm nhập, chế áp & tiêu diệt các hệ thống IADS ấy.

Hệ thống IADS đang được triển khai rộng rãi ở Trung Quốc, Iran, Venezuela và các nước khác, phần lớn trong số họ không có quan hệ tốt với các đồng minh phương Tây.

Cho đến khi Không quân Mỹ triển khai các loại máy bay ném bom thế hệ mới từ sau 2020, hiện tại thứ vũ khí duy nhất trong kho vũ khí của Mỹ có khả năng thâm nhập, chế áp & triệt hạ hệ thống IADS là B-2A Spirit và F-22 Raptor.

Hiện tại chỉ có khoảng 20 chiếc B-2A và khả năng trang bị các máy bay ném bom thế hệ mới là một cách tiếp cận rất đắt đỏ.

Vì vậy nước Mỹ chỉ có một lựa chọn chiến lược ở thời điểm này. Lựa chọn đó là sản xuất với số lượng cần thiết các tiêm kích tàng hình F-22A để cung cấp khả năng để thực hiện các chiến dịch không kích với phi đội B-2A đang có.

Giấc mơ sử dụng một phi đội nhỏ “viên đạn vàng” các máy bay tàng hình đục một lỗ hổng lớn trong hệ thống IADS của đổi phương để cho phép các máy bay thế hệ trước tiếp cận không kích không còn thực tế nữa. Các khó khăn trong việc định vị & tiêu diệt các hệ thống rada, bệ phóng SAM di động & có khả năng sinh tồn cao dễ dẫn tới kịch bản năm 1999 (chiến dịch NATO ở Nam Tư) , với hệ thống SAM di động thường xuyên phục kích đánh bất ngờ các phi đội máy bay & luôn tránh được các chiến dịch tấn công chế áp phòng không (SEAD/DEAD) của liên quân.

Vì vậy vai trò của F-22 Raptor sẽ rất nặng nề từ thâm nhập, chế áp phòng không, tiếp cận mục tiêu & tiêu diệt các mục tiêu chiến lược & chiến thuật của địch. Các phi đội B-2A có thể hỗ trợ thêm nhưng với số lượng ít ỏi của mình thì hiệu quả sẽ rất thấp, chỉ tập trung ở một số mục tiêu được lựa chọn kỹ.

Với cường độ tập kích như chiến dịch Bão táp sa mạc 1991 thì với F-22 cấu hình Block 40 sẽ cần tới 500-600 chiếc cả thẩy.

Nước Mỹ thực sự không có sự lựa chọn trong vấn đề này, nếu họ mong muốn duy trì một vị trí đứng đầu chiến lược trong phạm vi toàn cầu 2010-2020. Bất kỳ một cơ cấu lực lượng không quân khác đi sẽ dẫn tới các thiệt hại cơ bản chiến lược và có rất nhiều rủi ro cái mà Mỹ hoặc liên quân sẽ không chịu được nhiệt.

Các thắng lợi đáng kinh ngạc của các chiến dịch không kích Mỹ từ 1911 nằm ở ưu thế công nghệ & khả năng tác chiến trong việc thâm nhập & chế áp IADS của đối phương


Công nghệ phát triển không ngừng của các hệ thống IADS từ 199 cùng với thất baị của Mỹ trong việc duy trì các lợi thế của họ dẫn tới viễn cảnh hiện tại đáng buồn khi mà Mỹ không còn có thể đạt được các ưu thế tuyệt đối trong các chiến dịch không kích, không sớm thì muộn cũng dẫn tới các thiệt hại nặng nề về máy bay & phi công.

Vào thời điểm này, nước Mỹ chỉ vẻn vẹn có 183 F-22A Raptor & hai chục chiếc B-2A. Đó là loại máy bay duy nhất có thể sống sót trong môi trường khốc liệt của các hệ thống IADS ngày càng mạnh của đối phương.

Để đánh giá chính xác nhất tại sao các thay đổi chiến lược này lại diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần nghiên cứu chiến lược thâm nhập phòng thủ của Phương Tây, chiến lược công nghệ của Nga & Trung Quốc, các phát minh mới trong IADS & cách mà các chiến lược ấy được thể hiện trong thiết kế cụ thể cho các thành phần của IADS.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
II. Sự bùng nổ của các hệ thống phòng không tích hợp IADS
Chủ đề chiến lược công nghệ, các thích nghi phản công nghệ để thâm nhập IADS đã được đề cập ở các bài viết sau:
http://www.ausairpower.net/APA-2009-01.html#mozTocId927290
http://www.ausairpower.net/APA-2008-09.html#mozTocId155813
http://www.ausairpower.net/APA-Rus-Low-Band-Radars.html
http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-180109-1.html
Tuy nhiên cho tới ngày nay vẫn chưa có các phân tích toàn diện hơn về các xu hướng đang diễn ra này.

Cho tới khi có sự xuất hiện của F-117A từ giữa 1980, nhiệm vụ tấn công làm tê liệt các trung tâm chỉ huy của hệ thống IADS của đối phương, thâm nhập phòng thủ của Phương tây và chiến lược chế áp phòng không các hệ thống IADS … là những nhiệm vụ rất phức tạp nhưng chỉ là sự phát triển của các kỹ thuật phát sinh vào những năm 1940 trong các chiến dịch ném bom nước Đức.

Trong quãng thời gian ấy, Không quân Mỹ & Không quân hoàng gia Anh đã sử dụng các máy bay gây nhiễu ngoài tầm & gây nhiễu đi cùng hộ tống, song họ cũng sử dụng phương pháp thâm nhập tầm thấp dưới tầm phát hiện của rada đối phương trong các cuộc oanh tạc vị trí then chốt. Người Anh đi đầu với các rốc két chế áp/ tiêu diệt hệ thống phòng không (SEAD/DEAD) & súng máy trang bị ở tiêm kích Hawker Typhoon chống lại các ra đa trinh sát của người Đức. Cũng phải đề cấp tới là chính người Đức mới là người tiên phong trong các tên lửa phòng không SAM với các thiết kế Wasserfall và Rheintochter, rất tiếc các thiết kế này không được đưa vào sử dụng nhưng chính các thiết kế này là đòn bẩy cho các phát triển công nghệ về sau cho Mỹ, Anh & Liên Xô thời hậu chiến.

Cuộc chiến ở Việt Nam là trang sử quan trọng trong phát triển công nghệ khi Liên Xô sử dụng S-75 SAM để bảo vệ miền Bắc & người Mỹ dung các loại máy bay gây nhiễu chiến thuật EB-66, EA-6A/B và EKA-3B, các máy bay mang tên lửa chống phát xạ EF-100F, A-6B, F-105G & EF-4C để triệt hạ IADS của đối phương. Người Mỹ còn sử dụng song song máy bay F-111A với khả năng bay thấp theo địa hình để trốn tránh các trạm Rada trinh sát của đối phương.

Trong lúc có các ý kiến trái chiều đánh giá hiệu quả của tác hiến chế áp/ tiêu diệt hệ thống phòng không của người Mỹ, người ta cùng phải thừa nhận hiệu quả của việc gây nhiễu & cách tấn công gây thiệt hại lớn tới các trận địa tên lửa, trạm rada đối phương là rất hiệu quả, chí ít là nó giảm thiểu tổn thất của các máy bay ném bom tiếp cận mục tiêu. Về phương diện này thì việc gây nhiễu & tấn công trực tiếp các hệ thống phòng không đối phương là một thắng lợi, mục đích chiến lược của hệ thống IADS gây tổn thất nặng cho các máy bay ném bom đối phương không đạt được hoàn toàn. Chống lại mười ngàn phi vụ ném bom, tỷ lệ thành công của hệ thống SAM không đủ ngăn cản sự thâm nhập mục tiêu của máy bay đối phương.

Cuộc chiến Yom Kippur 1973 lại thể hiện các kết quả rất khác nhau. Khi bắt đầu cuộc chiến, các hệ thống phòng không do Liên Xô cung cấp như hê thống di động 2K12 ZRK Kub / SA-6 Gainful hệ thống cố định S-125 Neva / SA-3 Goa đã gây thiệt hại nặng cho các máy bay chiến đấu của người Israel nhưng sau đó chiến thuật bay thấp rất sáng tạo cùng với sự cơ động hợp lý của lực lượng mặt đất đã đem lại thắng lợi cuối cùng cho người Do Thái.

Người Mỹ đã đi trước trong việc phát triển công nghệ vào cuối 1970 khi cho ra đời thế hệ máy bay F-4G Wild Weasel IV và EF-111A Raven, cả hai đều đặt cái mốc quan trọng cho khả năng riêng biệt của chúng. Đồng thời tên lửa chống bức xạ thô sơ trong thời kỳ đầu AGM-45 Shrike được thay thế bằng thế hệ tên lửa xử lý kỹ thuật số tiên tiến AGM-88 HARM.

Liên Xô lập tức phản ứng với bối cảnh cuộc chiến chế áp phòng không quyết liệt tại Việt Nam, kết quả không vẹn toàn ở cuộc xung đột Yom Kippur và cuối cùng là cuộc chiến Syrian năm 1982 .. với việc phát triển thế hệ SAM, rada mới có tầm xa hơn, khả năng chống nhiễu tốt hơn & đặc biệt là cơ động linh hoạt hơn rất nhiều.

Những hệ thống này là hệ SAM bán di động S-300P / SA-10A Grumble với hệ thống rada bán di động 5N63 Flap Lid, dựa trên hệ rada MPQ-53 Patriot của người Mỹ, và hệ thống SAM di động rất linh hoạt S-300V / SA-12A/B Giant/Gladiator.

Vào đầu những năm 1980, các đơn vị Voyska PVO Xô Viết được trang bị hệ thống tự hành S-300PS / SA-10B, ngay sau đó là hệ thống kỹ thuật số S-300PM / SA-10C, hoàn toàn tương tự như hệ thống MIM-104 Patriot của người Mỹ nhưng với độ cơ động linh hoạt hơn nhiều. Hệ thống tầm trung hiện tại 2K12 / SA-6 được thay thế bằng hệ thống hiện đại hơn 9M38.

Tính năng rất dễ nhận ra của các hệ thống IADS thời hậu chiến tranh lạnh là ở khả năng cơ động của nó, toàn bộ ba hệ thống này đều có khả năng tiến hành khai hỏa ngay trong vòng 5 phút kể từ khi tới điểm tập kết & chỉ 5 phút sau có thể thu hồi khi đã bắn xong mục tiêu. Ở thời điểm đó, cả hai hệ thống S-300PS/PM và S-300V đều có hệ thống rada công xuất lớn, công nghệ mảng pha và khó có thể bị gây nhiễu hơn, khó bị tên lửa chống bức xạ tấn công hơn rất nhiều so với các hệ thống SA-2, SA-3 và SA-6 được triển khai vào những năm 1960, 1970 trước đó. Đặc biệt các hệ thống SA-10, SA-11 và SA-12 đã sử dụng công nghệ liên kết dữ liệu datalink, cho phép các trung tâm chỉ huy, các rada dẫn bắn, bệ phóng tên lửa được bố trí cực kỳ linh hoạt.

Khi Saddam xâm lược Kuwait, người Mỹ đang có trong tay khả năng chế áp/ tiêu diệt phòng không SEAD/DEAD rất mạnh trong các phi đội của họ bao gồm các máy bay trang bị tên lửa chống phát xạ HARM là F-4G Wild Weasel và F/A-18 Hornet, ngoài ra họ còn có khả năng gây nhiễu chiến thuật dựa trên các phi đội EF-111A Ravens và EA-6B Prowlers. Trên hết, người Mỹ có trong tay phi đoàn tiêm kích chiến thuật 37 với 60 chiếc tiêm kích tàng hình F-117A Nighthawk.

Khả năng chế áp hoàn toàn & tiêu diệt các IADS của Irag do Liên Xô & người Pháp cung cấp là kết quả của các cố gắng chỉ huy tập trung, tương tác hỗ trợ tích cực giữa các bộ phận cùng với các mồi bẫy giả lập trên không, phi đội SEAD/DEAD, gây nhiễu cho rada & chiến thắng toàn vẹn của F-117A với các trung tâm chỉ huy được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.

Có nhiều điểm mà ta cần bàn ở trong chiến dịch thắng lợi hoàn toàn này của liên quân.

Điều đầu tiên ta cần biết là bối cảnh bức tranh đối kháng giữa hai khối NATO và Warpac Vác-xa-va vào thời điểm đó- trong khi Liên Xô có rất nhiều các hệ thống SA-10, SA-11 và một ít SA-12 được triển khai ở các mục tiêu chiến lược trên đất Liên Xô thì phần lớn các mục tiêu chiến lược còn lại ở Trung Âu & các đồng minh trong khối Vác Xa Va lại chỉ được trang bị hỗn hợp các hệ thống SA-2, SA-3, SA-4, SA-5 và SA-6. Trong khi các hệ thống này là loại hiện đại hơn, thường xuyên được bảo quản tốt hơn, huấn luyện chiến đấu tốt hơn các hệ thống ở Irag, họ cũng phải đương đầu với toàn bộ khối NATO & Mỹ chứ không chỉ lực lượng được triển khai trong chiến dịch Lá chắn Sa mạc Desert Shield.

Điều thứ hai là hệ quả của điều trên, các hệ thống rất cơ động như SA-10, SA-11 và SA-12 không được triển khai ở Irag. Thực tế, lực lượng Irag rất ít quan tâm đến tính cơ động của hệ thống phòng không, phần lớn các tiểu đoàn SAM được bố trí ở các vị trí cố định.

Để đạt được kết quả chiến thắng mỹ mãn như vậy khi chống lại các hệ thống IADS cổ điển, người Mỹ sử dụng hàng trăm máy bay không người lái và quan trọng hơn là khoảng 2000 quả tên lửa chống phát xạ HARM đã được phóng đi cùng với số lượng ít hơn nhưng cũng rất hiệu quả tên lửa chống phát xạ ALARM của người Anh.

Chiến dịch bão táp sa mạc luôn là dấu ấn đậm trong lịch sửa, song không may mắn là người ta thật viển vông khi cho rằng thắng lợi áp đảo này sẽ giữ được mãi trong lâu dài.


Chiến dịch không kích tiếp theo là của lực lượng liên quân năm 1999 tại Serbia. Trong khi người ta có thể coi chiến dịch này là một thắng lợi nếu chỉ dựa vào tỷ lệ thiệt hại rất thấp của liên quân, tuy nhiên hiệu quả của chế áp/ tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương SEAD/DEAD là không thuyết phục. Trong khi lực lượng liên quân đã tiêu diệt được phần lớn các trận địa SA-2 và SA-3 của đối phương thì họ lại chỉ đạt được tỷ lệ có 12% tiêu diệt được có 3/25 trận địa tên lửa phòng không di động SA-6 mặc dù đã vã khá nhiều tên lửa chống bức xạ HARM. Chiến thuật bắn rồi chạy của người Serbian đã khiến lực lượng NATO gồm F-16CJs, EA-6Bs và Tornado ECRs phải rượt đuổi trong vô vọng. Đặc biệt người Serbian đã đặc biệt thành công khi phục kích & bắn hạ được tiêm kích tàng hình F-117A với hệ thống SA-3 cổ lỗ.

Các chiến dịch của lực lượng liên quân đã xảy ra hàng thập kỷ trước, kể từ đó không có chiến dịch không kích lớn nào mà hệ thống IADS được sử dụng để ngăn cản các máy bay tấn công tiếp cận mục tiêu.

Cái mà chiến dịch Sấm chớp sa mạc và chiến dịch không kích của liên quân ở Nam Tư đạt được là thu hút sự tập trung, các nỗ lực bắt buộc làm đà cho các cuộc cách mạng phát triển năng lực IADS, chiến lược công nghệ & chiến thuật hiện đại.

Kể từ khi chiến dịch của liên quân ở Nam tư, chúng ta đã thấy các hoạt động phát triển chiến lược, thương mại của công nghiệp quốc phòng Nga & Trung Quốc, phán ứng lại các bài học diễn ra ở những năm 1990, nhưng họ cũng khai thác thị trường toàn cầu ở công nghệ cao đặc biệt là công nghệ máy tính, chip vi sử lý hiệu năng cao, chip vi sóng Gallium Arsenide. Có lẽ chỉ có ánh sáng bạc trong tình hình này là mạng Internet toàn cầu cho phép các nhà quan sát Phương Tây có bức tranh rõ hơn về phát triển công nhệ của Nga, Trung Quốc so với thời chiến tranh lạnh và những năm 1990.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
III. Các xu hướng của hệ thống phòng không tích hợp IADS

Bây h chúng ta cùng nhau phân tích các xu hướng chủ đạo trong con đường tiến hóa của IADS, và cùng xác định các tính năng cơ bản của hệ thống phòng không được tổ chức chặt chẽ trong tương lai gần, những công nghệ đang được marketing bởi người Nga, TRung Quốc & các nước cộng hòa Liên Xô trước đây

Khả năng cơ động cao:

Tất cả các hệ thống SAM của người Nga được thiết kế trong thập kỷ qua đều có thể bắn rồi chạy trong vòng 5 phút, với các thành phần chính của hệ thống có khả năng tự hành vượt mọi địa hình & có tốc độ cao trên đường nhựa. Phần lớn hệ thống rada cảnh giới SAM được phát triển gần đây đều có thể tái triển khai trong vòng 15 phút. Người Trung Quốc cũng phát triển các loại rada và hệ thống SAM dựa trên nguyên tắc tương tự như trên với xu hướng thiên về tự hành.

Xu hướng hiện này đang được các nhà sản xuất chào mời là khả năng nâng cấp sang cấp độ tự hành đối với các hệ thống SAM-2, SAM-3 cổ lỗ, hiện tại chỉ có hệ thống SAM-5 duy nhất vẫn là hệ thống cố định.

Khả năng kháng nhiễu cao:

Phần lớn các hệ thống rada cảnh giới & dẫn bắn của Nga hiện nay đều dựa trên công nghệ nhẩy tần ngẫu nhiên, rất nhiều trong số đó thậm chí có cả khả năng nhẩy tần cho từng xung phát một. Xu hướng tương tự cũng thấy ở rada của Trung Quốc. Những hệ rada này có khả năng chống nhiễu hoàn toàn ngang ngửa với các công nghệ nhẩy tần của Phương tây được sử dụng trong mạng rada & mạng số.

Quan trọng hơn, công nghệ nhẩy tần đang được áp dụng để nâng cấp các hệ thống rada cổ lỗi, ít nhất một hệ thống SNR-125 Low Blow đang có khả năng này.

Công nghệ ăn-ten mảng pha:

Ngày càng có nhiều rada dẫn bắn của Nga và thậm chí cả rada cảnh giới được thiết kế theo công nghệ mảng pha, ít ra đã có hai thiết kế với các module phát xạ bán dẫn (AESA). Nó cho phép dịch chuyển linh loạt chùm tia phát xạ, vô hiệu hóa các nguồn nhiễu, che dấu nguồn phát xạ từ đó giảm thiểu khả năng định vị nguồn phát & giảm hiệu quả của các tên lửa chống phát xạ. Tất cả ba thiết kế gần đây của người Hoa đều là công nghệ mảng pha.

Một lợi thế quan trọng ở công nghệ mảng pha là nó cho phép bám góc quét chính xác cao chống nhiễu góc bởi khả năng phát xung phụ rất nhanh của nó, mô phỏng kỹ thuật xung đơn. Chúng cũng cho phét cập nhật thông tin về góc & cự ly của nhiều mục tiêu. Điều này không những chỉ tăng khả năng của rada SAM, mà nó còn làm mờ khoảng cách giữa rada dẫn bắn & rada cảnh giới. Nếu khi tên lửa SAM đã rời bệ phóng được dẫn đường quãng giữa bởi rada mảng pha cảnh giới băngVHF & tiếp cận mục tiêu bởi rada dẫn bắn bang X, cả hai đều có thể được gọi là các rada dẫn bắn.

Xu hướng tất yếu của các nhà thiết kế người Nga là hướng tới công nghệ mảng pha tích tực khi các trở ngại về linh kiện trong quá trình sản xuất được vượt qua, hiệu năng & công xuất của hệ thống sẽ đạt mức cao nhất.

Tăng tầm tên lửa & tăng công xuất phát của Rada:

Xu hướng công nghệ tên lửa của Nga là nhắm tới tăng tầm hiệu quả vì vậy phải tăng công xuất của rada. Việc cải thiện tầm bắn của tên lửa phần lớn dựa trên công nghệ nhiên liệu cứng nhưng cũng dựa trên khả năng dẫn đường sử dụng hệ thống dẫn đường kỹ thuật số. Tầm xa nhất của tên lửa Nga ác loại 48N6E2/E3 và 40N6E là 250/400Km. Chỉ cần một nâng cấp nhỏ về xử lý đạn đạo kỹ thuật số cũng có thể SA-3 tăng gấp đôi tầm hiệu quả của tên lửa.

Việc tăng công xuất phát đỉnh của rada là đòi hỏi để hỗ trợ tăng tầm bắn hiệu quả với các mục tiêu tàng hình, rất hiệu quả để tiêu diệt các vật thể bay có thiết kế tàng hình ở tầm 20 dBSM.

Giảm dải tần làm việc của Rada:

Các thiết kế thời cuối chiến tranh lạnh với các hệ ăng ten nhỏ hoạt động ở dải S đã được thay thế bới các thiết kế làm việc ở dải L & dải VHF. Trong 6 thiết kế rada cảnh giới gần đây, chỉ 1 là làm việc ở dải S còn lại là làm việc ở dải L & VHF.

Người ta rất thích dải tần thấp hơn nhờ tính năng có thể đánh bại các thiết kế có hình khối tàng hình & các lớp vật liệu hấp thụ tín hiệu rada thiết kế tối ưu cho dải S & dải X, ngoài ra dải tần thấp còn có khả năng thoát khỏi các cuộc chiến gây nhiễu điện tử bởi phần lớn các thiết bị gây nhiễu không hoạt động được ở dài tần S trở xuống do hạn chế kích thước của ăng-ten.

Sử dụng các hệ thống xử lý kỹ thuật số thương mại có sẵn:

Thị trường toàn cầu phần cứng máy tính là nguồn cung cấp lớn cho các hệ thống rada & tên lửa của người Nga, được thiết kế dựa trên các phần cứng máy tính thương mại có sẵn ở thị trường, đặc biệt là các hệ điều hành mã nguồn mở như Linus & ngông ngữ lập trình C/C++.

Xu hướng này nằm ở quá trình xử lý tín hiệu, dữ liệu tìm mục tiêu, xử lý giao diện đồ họa, mạng & xử lý ở trung tâm chỉ huy …

Sự sẵn có của các phần cứng máy tính thương mại rất mạnh thích hợp cho các ứng dụng quân sự đã làm mất đi lợi thế công nghệ lớn nhất của Phương tây đối với Liên xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Áp dụng xử lý dữ liệu & tín hiệu kỹ thuật số tiên tiến:

Sự sẵn có của các phần cứng máy tính thương mại với phần mềm mã nguồn mở là yếu tố chính để xây dựng các kỹ thuật, thuật toán xử lý tiên tiến mà cho đến gần đây chỉ có trong thiết kế của Phương tây.

Kỹ thuật nhận dạng mục tiêu không tương tác (NCTR) dựa trên cấu trúc tín hiệu dội trở lại của mục tiêu đã thấy xuất hiện ở trong các thiết kế của người Nga.

Kỹ thuật xử lý tín hiệu thích ứng thời gian, dùng để loại bỏ các nhiễu chaff & tín hiệu nhiễu dội lại của các bề mặt, bây h cũng thấy ở thiết kế rada của người Nga.

Các thuật toán dò tìm đa cảm biến, đang là xương sống của hệ thống CEC của hải quân Mỹ, h cũng được tìm thấp trong ít nhất một thiết kế của người Nga, Salyut Poima E.

Mồi nhiễu và các biện pháp tự bảo vệ:

Các thiết bị phát xạ tần số vô tuyến dùng làm mồi bẫy để nhử các tên lửa chống phát xạ bây h đang phổ biến trong phần lớn các Rada của người Nga, rất nhiều trong số đó thậm chí còn có thể bao gồm tích năng tích hợp để đồng bộ hóa tín hiệu của rada với tín hiệu mồi bẫy.

Các mồi bẫy có hình thù giống hệt như thật, bơm bằng không khí được dùng để bảo vệ các phần tử của hệ thống phòng không bao gồm cả hệ thống S-300PMU/S-400.

Ít nhất một trong những rada của người Nga đã được trang bị hệ thống phòng bị toàn diện, nó bao gồm máy phát khói để làm mù các đầu dò laser, hình ảnh TV, phóng các Flare để đánh lừa các vũ khí thông minh dẫn đường hồng ngoại & ảnh nhiệt, ngoài ra còn có cả máy phóng Chaff để loại bỏ các vũ khí dẫn dường bằng sóng dải tần rada.

Thiết bị gây nhiễu GPS đang rất phổ biến trên thì trường ít nhất cả thập kỷ này.

Chủ động chặn đánh các vũ khí thông minh:

Một xu hướng manh nha từ những năm 90s đang được đang phát triển rất mạnh cho những thiết kế hiện hành như Tor M2E / SA-15 và Pantsir S / SA-22 SAM là sử dụng các tên lửa tầm ngắn để phòng thủ điểm hoặc kết hợp tên lửa / pháo để bắn hạ các mục tiêu thông minh đang tiếp cận để tiêu diệt các trận địa SAM và rada cảnh giới, dẫn đường. Các hệ thống này dùng để bắn hạ tên lửa chống bức xạ, tên lửa hành trình hoặc bất kỳ vũ khí nào đang được sử dụng bởi máy bay SEAD/DEAD để chống lại các trận địa tên lửa.

Không chỉ dừng lại ở những lời marketing, cả hai thệ thống SA-15 và SA-22 đều được tái trang bị với các rada dẫn bắn mảng pha được thiết kế để theo dõi & dẫn bắn nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Nhiều loại đầu dò tên lửa:

Các tên lửa SAM tầm xa & tầm trung kỷ nguyên chiến tranh lạnh của Liên Xô xử dụng chủ yếu dẫn đường từ mặt đất & tự dẫn rada bán chủ động, phương thức sau được sử dụng giống hệt hệ tên lửa của người Mỹ MIM-104 Patriot. Các nhà thiết kế tên lửa SAM hình như chưa học được nhiều từ những nhà thiết kế tên lửa không đối không, họ sẽ trang bị cho cùng một dòng tên lửa các loại đầu dò dẫn đường khác nhau như tự dẫn rada, hồng ngoại và gần đây thậm chí cả tự dẫn dải tần X.

Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, chúng ta đã thấy người Serbi và người Irag có kinh nghiệm trong việc trang bị đầu dò hông ngoại cho các loại tên lửa SAM của Liên Xô. Agat ở Nga đã phát triển loại đầu dò tự dẫn rada chủ động dùng cho tên lửa không đối không được sử dụng ở các tên lửa SA-6/8/11/17. Người Hoa cũng phát triển đầu dò chống bức xạ sử dụng cho tên lửa FT-2000, được biết đến như là một biến thể của HQ-9.

Thực tế cho thấy khi các quả tên lửa SAM được trang bị chỉ một loại đầu dò sẽ bị chịu áp lực lớn để thay đầu dò khác nhau nhằm đối phó với các biện pháp chống nhiễu.


Sử dụng rộng rãi mạng dữ liệu:

Từ thời Liên Xô người ta đã từng sử dụng mạng dữ liệu kỹ thuật số rất phổ biến và người Nga đã phát triển các thiết kế này cho hệ thống SAM và các phần tử khác trong IADS, các chip xử lý Gallium Arsenide đã làm giảm chi phí phát triển & sản xuất, cùng với các công cụ phần mềm thiết kế làm tăng tốc thời gian phát triển lên rất nhiều.

Rất nhiều thiết kế đương đại được sử dụng xung quanh mạng có liên kết không dây giữa các phần tử tự hành & mạng thiết bị thương mại để cung cấp kết nối giữa các thiết bị với nhau.

Không giống như Phương tây hay sử dụng các kết nối đa năng, các nhà thiết kế người Nga tỏ ra tuân thủ kỷ luật rất chặt chẽ & có xu hướng sử dụng mạng không dây cho các tính năng cụ thể

Kỹ thuật khó phát hiện (Low Probability of Intercept – LPI)

Kỹ thuật LPI này bao gồm việc sử dụng việc nhẩy tần cực kỳ linh hoạt, dạng sóng rất giống nhiễu nền, mẫu sung phát được kiểm soát … để khiến cho việc phát hiện rada hoặc đường truyền dữ liệu trở nên đặc biệt khó khăn.

Cho tới ngày nay, chưa có một tài liệu mở nào đề cập tới kỹ thuật này trong các hệ thống rada cũng như liên kết dữ liệu của người Nga.

Tuy nhiên phần lớn các công nghệ cấu thành lên kỹ thuật LPI đã được ngành công nghiệp Nga làm chủ. Giả thuyết cho rằng người Nga sẽ không sử dụng kỹ thuật này trong các phần tử của hệ thống IADS rất không đáng thuyết phục thậm chí trong thời gian tới đây.

Tích hợp các hệ thống định vị nguồn phát với các trận địa SAM:

Tính năng đã được mong đợi từ lâu như là một phần của hệ thống SAM S-400/SA-21 là khả năng kết nối dữ liệu của trận địa để nhận các tín hiệu cảnh giới từ các hệ thống định vị thụ động 85V6 và 1L222.

Các hệ thống định vị thụ động được đánh giá là rất hiệu quả khi phát hiện các máy bay sử dụng phát xạ tín hiệu của JTIDS/Link-16, IFF, hoặc TACAN. Đặc biệt các máy bay có hệ thống ISR rất dễ bị phát hiện bởi các hệ thống định vị thụ động này.

Khi sử dụng cùng với các Rada dẫn bắn của hệ thống SAM, khi các rada sẽ thu hút phát xạ từ các máy phát nhiễu trên máy bay để chống lại nó, cùng lúc hệ thống định vị thụ động sẽ làm nhiệm vụ của nó & vô hiệu hóa các thiết bị gây nhiễu.

Phần lớn các thiết kế rada của Nga gần đây đều có khả năng phát hiện các hệ thống gây nhiễu của máy bay địch.

Tích hợp các hệ thống SAM:

Tich hợp các hệ thống SAM, khi các tên lửa & bệ phóng cổ lỗ được bổ sung hỗ trợ bằng các rada dẫn bắn công nghệ mới hơn, đã có từ thời Sô Viếtnhưng tập trung chủ yếu ở khả năng tương thích ngược với các dòng vũ khí . Có hai ví dụ điển hình là dòng hệ thống SA-6 và SA-11 khi các họ vũ khí cổ hơn có thể sử dụng với rada dẫn bắn hình cầu TELARs, và hệ thống SA-10/20 khi dòng rada hiện đại hơn 30N6 Tomb Stone có thể dẫn bắn các tên lửa SA-10 5V55.

Các xu hướng gần đây là việc tích hợp các hệ thống hoàn toàn khác nhau, khi các rada dẫn bắn công nghệ mảng pha được sử dụng để dẫn bắn các tên lửa của thế hệ khác hẳn. Ví dụ điển hình là họ SA-20/21 có khả năng điều khiển rada SA-5, và có các bằng chứng cho thấy người Hoa tích hợp các tên lửa cổ điển SA-2/HQ-2 với rada dẫn bắn mảng pha H-200 được thiết kế cho hệ SAM thế hệ mới HQ-12/KS-1A.

Tích hợp là cần thiết bởi hai nguyên nhân. Đầu tiên là tất cả các kỹ thuật & thiết bị cổ lỗ được phát triển để chống lại các rada cổ lỗ- và rất khó để xác định vị trí ưu tiên của nó. Điều thừ hai là các rada phảng pha mới sẽ phát huy khả năng hủy diệt của hệ thống mà không có được ở các rada cổ lỗ.

Rất rõ ràng là gần đến cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, khoảng hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô, ngành công nghiệp quốc phòng trước đây đã rất quen thuộc với công nghệ dựa trên vi sóng & kỹ thuật số.

Với các công nghệ chủ chốt như khó bị phát hiện, thiết kế mật độ chip cao, các module của thệ thống rada mảng pha tích cực bang tần X, công nghiệp Nga đã làm thu hẹp khoảng cách ở hầu hết các lĩnh vực chính trong công nghệ liên quan tới IADS.

Điều này không gây ngạc nhiên hoặc không mong đợi, nhưng nó đưa lại một thông điệp lặp đi lặp lại, các quyết định liên quan tới chính trị, bởi một số quan chức quốc phòng Phương tây cao cấp trong thời gian gần đây, hiển nhiên rằng thực tế mới hoặc không hiểu được hoặc có khác biệt để tồn tại.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
IV. Hiệu quả các công nghệ hiện tại khí đối đầu với IADS

Để đánh giá ảnh hưởng cụ thể của các công nghệ áp dụng IADS, rất đáng để thử nghiệm các công cụ cơ bản của Phương tây để có thể đánh bại IADS.

Trong những thập kỷ gần đây, người Mỹ và đồng minh đã dựa trên một số lượng nhỏ các công nghệ & kỹ thuật để đánh bại IADS để có thể tiếp cận không vực của đối phương.

Những kỹ thuật đó bao gồm hệ thống định vị phát xạ sóng chính xác, các tên lửa chống phát xạ, bom thông minh, tên lửa hành trình và các thiết bị gây nhiễu tự bảo vệ chiến tranh điện tử trang bị trên các máy bay thâm nhập hệ thống phòng không đối phương, máy bay hỗ trợ gây nhiễu cường độ cao và quan trọng nhất, công nghệ tàng hình giảm thiểu độ bộc lộ rada của máy bay. Ở chừng mực nào đó, không ít thì nhiều, các công nghệ này đang bị thách thức nghiêm trọng.

Hệ thống định vị phát xạ chính xác:

Kịch bản tác chiến hiện đại của người Nga là tấn trông trực tiếp các phần tử thám sát (ISR: Intelligence, surveillance and reconnaissance) bằng các tên lửa SAM tầm xa.

Trong khi hệ thống thám sát không bị đe dọa, nó sẽ phải đối mặt với các ăng ten công nghệ sóng phụ thấp, mẫu xung phát thông minh & linh loạt, các thiết bị này đang hướng tới các thiết kế mảng pha. Các thách thức nghiêm trọng hơn sẽ có từ việc sử dụng một cách hiệu quả, đã được chứng minh trong thực tế việc kiếm soát mức phát xạ, sử dụng các đầu dò thụ động & việc tận dụng tính cơ động rất cao của các phần tử IADS hiện đại.

Kết luận là các phần tử IADS tương lai sẽ rất khó bị theo dõi & định vị. Vì vậy việc thâm nhập hệ thống IADS với các máy bay có tính năng tàng hình tốt sẽ là một ưu tiên.

Tên lửa chống bức xạ:

Người Nga đã tập trung nhiều trí lực trong việc đánh bại tên lửa chống phát xạ & họ đã đạt được các thành tựu khả quan.

Các tên lửa chống phát xạ sẽ phải vượt qua các mồi nhiễu phát xạ thông minh, đồng bộ hóa được sử dụng công nghệ bộ nhớ vô tuyến kỹ thuật số và vì vậy rất khó phân biệt nó bởi nguồn phát xạ thật. Thêm vào đó, các rada với khả năng lái tia điện tử linh hoạt & dạng sóng mang cạnh thấp rất dễ dàng thoát khỏi việc truy tìm. Việc sử dụng các rada tự dẫn đã có hiệu quả rất cao trong chiến dịch oanh kích của liên quân vào năm 1999.

Nếu các tên lửa chống phát xạ vượt qua được các điều đề cập ở trên, nó phải cố gắng sống sót trước các vũ khí tầm gần được thiết kế chuyên diệt tên lửa chống phát xạ.
Trừ khi các tên lửa chống phát xạ này có tốc độ cực cao ở tầm hyper sonic hoặc có thiết kế tàng hình cực hay, hoặc có cả hai tính năng ấy thì nó mới thoát khỏi là nạn nhân xấu số của các biện phát đánh chặn tầm gần.

Trong khi các cái tiến về động cơ ramjet - cải thiện đáng kể độ cơ động của tên lửa, và các đầu dò đa nhiệm để tấn công các mục tiêu không phát xạ, sẽ tăng hiệu quả của tên lửa chống mại các mục tiêu có tính cơ động cao, bản thân tên lửa không được sử dụng các biện pháp tự bảo vệ trước các đầu dò tên lửa đánh chặn.

Sử dụng tên lửa hành trình & bom thông minh:

Bom thông minh đã được sử dụng ngày càng nhiều để tiêu diệt hệ thống phòng không của địch. Giống như tên lửa chống bức xạ, nó sẽ phải đương đầu với các biện pháp mồi bầy & tự vệ, gây nhiễu tín hiệu GPS. Nó cũng phải sống sót qua lưới lửa các súng, pháo, tên lửa phòng không tầm ngắn.

Hãy xem xét thời gian tiếp cận mục tiêu của các loại vũ khí như JSOW, JDAM và SDB cũng như là tên lửa hành trình, ta sẽ thấy khi các vũ khí này tới được điểm cần đến thì phần lớn các phần tử IADS tự hành rất cơ động đều có thể không còn ở chỗ đó nữa.

Thời gian bay là vần đề chính với các loại tấn công ngoài tầm như tên lửa hành trình Tomahawk, CALCM và JASSM, chu kỳ hoạt động cơ bản, thông thường của các trận địa phòng không cơ động có thể đã đủ để đánh bại chúng. Trong khi công nghệ truyền dữ liệu để có thể thay đổi mục tiêu khi bay của các tên lửa này và có thể làm tăng tính sát thương của nó, thì nó lại dễ bị gây nhiễu bởi đối phương và khả năng thám sát thâm nhập để hỗ trợ việc dẫn bắn thay đổi mục tiêu này vẫn tỏ ra rất hạn chế.

Các tên lửa hành trình có tính tàng hình như JASSM/JASSM-ER là các vũ khí tốt nhất có thể sống sót khi tiếp cận mục tiêu, nhưng khả năng sinh tồn của nó ở tầm ba dặm cuối cùng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ trước sự phát triển như vũ bão của các vũ khí phòng thủ điểm chống tên lửa. Tám quả bom nhỏ SDBs nhắm cùng một mục tiêu sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn so với một hoặc hai tên lửa hành trình đơn giản bởi sự bão hòa của các trận địa bảo vệ tên lửa được sử dụng.

Các vũ khí với khả năng tự tìm mục tiêu sẽ phải vượt qua các biện pháp đối phó của mục tiêu ấy, nếu vũ khí này có thể tiếp cận được mục tiêu trước khi nó được tái triển khai và quan trọng hơn nó phải sống sót khi tiếp cận tới gần mục tiêu.

(còn tiếp)

V. Ảnh hưởng chiến lược của các lợi thế IADS
 
Chỉnh sửa cuối:

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Em vào xem cụ Mèo gạch đầu dòng!:))
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
433
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Mục này hay đấy,triển khai luôn đi lão. Bổ sung thêm các hệ thống IADS trên thế giới nữa cho nó dễ hình dung :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Lời tựa đã có ... chút bùi ngùi thảm cảnh hiện tại của Không Quân Mỹ & Liên Quân khi dây tới hệ thống IADS hiện đại của Ngố & các nước khác ... từ đó le lói yêu cầu sản xuất F22 cho đủ số lượng ..
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Sự bùng nổ của các hệ thống phòng không tích hợp .. IADS ... giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình phát triển của phòng không & chế áp phòng không từ chiến tranh thế giới thứ hai .. tại sao anh Saddam lại đứt nhanh đến thế trong khi người Serbi khiến cho liên quân thất điên bát đảo ..
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
Sự bùng nổ của các hệ thống phòng không tích hợp .. IADS ... giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình phát triển của phòng không & chế áp phòng không từ chiến tranh thế giới thứ hai .. tại sao anh Saddam lại đứt nhanh đến thế trong khi người Serbi khiến cho liên quân thất điên bát đảo ..
Anh Sadam phải đối mặt với cả cuộc chiến trên không lẫn trên bộ. Serbi và VN thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần lo phóng tránh và đánh trả
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Anh Sadam phải đối mặt với cả cuộc chiến trên không lẫn trên bộ. Serbi và VN thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần lo phóng tránh và đánh trả
Anh Saddam chỉ chém gió, không có sự chuẩn bị khi chiến nhau với mẽo .. hệ thống PK thời 6x, 7x ... toàn cố định bị nó vô hiệu hóa & thịt ngay từ những ngày đầu + lục quân dàn hàng ngang oánh phát rồi chạy ... thua nhanh là dễ hiểu thôi .. chứ thực ra với thực lực của mình anh Saddam không thể thua dễ ntn được ..
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
17,454
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Khi vũ khí hiện đại quá sẽ không khắc chế được vũ khí thô sơ, việc này sẽ nảy sinh một số QG quay lại sử dụng đao - kiếm - cung tên?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cập nhập các xu hướng của IADS .. tăng khả năng cơ động, khả năng kháng nhiễu, công nghệ mảng pha, tăng tầm tên lửa ..
 

nguyenphuong

Xe máy
Biển số
OF-22476
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
98
Động cơ
495,960 Mã lực
cách tốt nhất là tĩnh lặng và đứng im 1 chỗ!
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
14,466
Động cơ
473,842 Mã lực
Anh Saddam chỉ chém gió, không có sự chuẩn bị khi chiến nhau với mẽo .. hệ thống PK thời 6x, 7x ... toàn cố định bị nó vô hiệu hóa & thịt ngay từ những ngày đầu + lục quân dàn hàng ngang oánh phát rồi chạy ... thua nhanh là dễ hiểu thôi .. chứ thực ra với thực lực của mình anh Saddam không thể thua dễ ntn được ..
Anh ấy định học kiểu "Hero", oánh nhau kiểu "dàn hàng ngang" nên tèo nhanh là phải. Nhà ta đến Cụ "anh Cả" cũng bảo: nếu dàn hàng ngang thì "nhà ta " không chịu nổi 3 ngày oánh nhau với Mẽo đấy thôi!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,024
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Anh Saddam chỉ chém gió, không có sự chuẩn bị khi chiến nhau với mẽo .. hệ thống PK thời 6x, 7x ... toàn cố định bị nó vô hiệu hóa & thịt ngay từ những ngày đầu + lục quân dàn hàng ngang oánh phát rồi chạy ... thua nhanh là dễ hiểu thôi .. chứ thực ra với thực lực của mình anh Saddam không thể thua dễ ntn được ..
Cuộc chiến Namtư quy mô nhỏ hơn nhiều lần so với Iraq. Tiềm lực quân sự Nam tư hạn chế do đó Mỹ và Nato chủ yếu ngăn chặn từ trên không nhằm ngăn ngừa nội chiến dưới đất. Các đơn vị rada của Serbia chỉ bị nhắm bắn khi phát sóng. Nếu nằm im hay chạy trốn thì thôi.
Tướng Mỹ chỉ huy NATO gọi điện cho chỉ huy Serbia thông báo rõ điều này.
Công bằng thì quần đội Nam tư với trang bị lạc hậu nhưng kỷ luật tốt và kỹ năng cũng vượt trội so với dân Arap.
 

viethungvdt

Xe hơi
Biển số
OF-358367
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
127
Động cơ
262,050 Mã lực
Thông tin hay quá cụ. Hóng tiếp chuyện của cụ!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cập nhập nốt phần các Xu hướng của IADS
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
14,466
Động cơ
473,842 Mã lực
Trong hệ thống IADS, theo quan điểm của em thì có 2 điểm yếu dễ đánh vào nhất là phần nhận thông tin đầu vào và truyền thông tin đã xử lý đến các đối tượng chấp hành. Còn phần xử lý thông tin mang tính chất cục bộ nên ít bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài hơn.
- Thông tin đầu vào: phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống cảm biến (rada, quang điện....). Các HT cảm biến này mà kém thì ông xử lý có siêu mấy cũng tèo. Và các biện pháp gây nhiễu cũng chủ yếu là đánh lừa các cảm biến này. Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào các công nghệ chế tạo (nôm na là phần cứng :D), tuy nhiên cái này có thể sao chép được, tất nhiên không thể hoàn hảo như bản gốc roài :))
- Truyền thông tin đã xử lý đến các đối tượng chấp hành: phải đảm bảo thông tin được truyền đi đầy đủ, chính xác....phần này phụ thuộc vào các giải pháp mềm nhiều hơn: các loại mã truyền tin, các thuật toán kiểm tra, sửa lỗi...trong quá trình truyền tin. Và phần này là phần khó "ăn cắp nhất" :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top