- Biển số
- OF-447689
- Ngày cấp bằng
- 23/8/16
- Số km
- 833
- Động cơ
- 217,077 Mã lực
- Tuổi
- 34
Sau một thời gian sử dụng, động cơ của chúng ta ít hay nhiều sẽ bị bám muội than. Đặc biệt là trên những chiếc xe cũ (những chiếc xe sử dụng chế hòa khí) thì muội than sẽ bám carbon nhiều hơn điều này khiến động cơ bị rung lắc, điều này làm ảnh hưởng đến tỉ số nén động cơ, làm tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn và ảnh hưởng đến hiệu năng động cơ. Khi bị bám muội than một số bác có cảm giác chiếc xe của mình tự nhiên chạy bốc hẳn sau đó thì tậm tịt máy rất yếu, giải thích cho điều này như sau. Khi muội than đóng quá nhiều trong không gian buồng đốt (chi tiết các bác theo dõi phần bên dưới giúp em nhé) làm cho thể tích buồng đốt bị thu hẹp, điều này làm tỷ số nén sẽ tăng lên. Nếu may mắn thì các pitton sẽ đóng muội như nhau và lúc đó chúng ta có một chiếc xe khỏe nhưng đời chẳng như là mơ. Hầu hết mỗi pitton sẽ bị đóng lớp muội khác nhau chính vì thế tỷ số nén của mỗi buồng đốt cũng khác nhau. Nó sẽ gây ra chênh lệch giữa các thanh truyền điều này lý giải tại sao chiếc xe bị yếu hẳn đi.
Vậy muội than là gì? nguyên nhân và cách khắc phục muội than bám trong động cơ? Trong phần này em muốn cùng các bác trao đổi để tìm ra một cách khắc phục và chăm sóc cho chiếc xe của mình tốt hơn.
Tại sao muội than được hình thành? Một trong những lý do chính là chất lượng xăng. Xăng có nhiều tạp chất rất dễ dàng đóng cặn, trở thành muội than.
Trong quá trình sử dụng, chúng ta thường lái xe và dừng lại liên tục trong thành phố rất rất nhiều, khi vòng tua động cơ thấp hơn 2.000 vòng/ phút, thường sẽ có một lượng xăng nhỏ không thể đi vào xy lanh sau khi phun, không đủ áp suất khí hay quá trình đốt cháy hòa khí không hoàn toàn. Khi các chất này được đặt lại với nhau lâu ngày chúng tạo thành một chất giống như bùn. Nó được đốt ở nhiệt độ cao bên trong động cơ trong một thời gian dài. Theo thời gian, nó được hình thành muội carbon. Vậy làm sao để ''thổi'' sạch muội carbon này trong động cơ? Hiện nay có rất nhiều phụ gia làm sạch, súc rửa động cơ trên thị trường, nhưng đối với những muội than cứng đầu bám trong động cơ thì việc làm sạch hoàn toàn bằng dung dịch là điều dường như không thể. Cách hiệu quả nhất là tháo động cơ để làm sạch, nhưng với động cơ chỉ một vài năm tuổi thì điều này là không cần thiết.
Muội than hình thành ở những nơi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến động cơ, chẳng hạn như ga, hệ thống nạp (intake system), vú mỡ (nipple grease) được sử dụng để bơm mỡ vào các chi tiết truyền động. Nếu bướm ga/ bướm ga điện tử (throttle) trên xe bị bám muội than một cách nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát ga của ECU động cơ. Nếu các bác cảm thấy có ga đầy đủ, nhưng vẫn cảm thấy rằng chiếc xe không mạnh. Nếu công suất bị giảm và mức tiêu thụ nhiên liệu cao, đó là dấu hiệu của sự lắng đọng carbon hay muội than.
Muội than xuất hiện ở đâu trong khoang động cơ? chúng thường được tích tụ vào các xupap, đỉnh của piston (trái), kim phun nhiên liệu, bugi đánh lửa (đối với động cơ xăng)… Việc sử dụng phụ gia làm sạch, súc rửa động cơ được pha trực tiếp vào nhiên liệu phần nào có thể vệ sinh làm sạch được buồng đốt, kim phun, xupap nạp/xả, các chi tiết bên trong động cơ, bên cạnh đó nó còn dung hòa được hơi ẩm và chống oxy hóa. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất và khi em xem những bài thảo luận từ các diễn đàn ô tô trong và ngoài nước, thì chúng ta nên vệ sinh muộn carbon định kỳ từ 8.000 - 10.000km/ 1 lần.
Có bác nào đã thường sử dụng dung dịch vệ sinh buồng đốt hay máy vệ sinh buồng đốt để vệ sinh động cơ định kỳ không? Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận, chia sẻ với nhau về đề tài này.
Vậy muội than là gì? nguyên nhân và cách khắc phục muội than bám trong động cơ? Trong phần này em muốn cùng các bác trao đổi để tìm ra một cách khắc phục và chăm sóc cho chiếc xe của mình tốt hơn.
Tại sao muội than được hình thành? Một trong những lý do chính là chất lượng xăng. Xăng có nhiều tạp chất rất dễ dàng đóng cặn, trở thành muội than.
Trong quá trình sử dụng, chúng ta thường lái xe và dừng lại liên tục trong thành phố rất rất nhiều, khi vòng tua động cơ thấp hơn 2.000 vòng/ phút, thường sẽ có một lượng xăng nhỏ không thể đi vào xy lanh sau khi phun, không đủ áp suất khí hay quá trình đốt cháy hòa khí không hoàn toàn. Khi các chất này được đặt lại với nhau lâu ngày chúng tạo thành một chất giống như bùn. Nó được đốt ở nhiệt độ cao bên trong động cơ trong một thời gian dài. Theo thời gian, nó được hình thành muội carbon. Vậy làm sao để ''thổi'' sạch muội carbon này trong động cơ? Hiện nay có rất nhiều phụ gia làm sạch, súc rửa động cơ trên thị trường, nhưng đối với những muội than cứng đầu bám trong động cơ thì việc làm sạch hoàn toàn bằng dung dịch là điều dường như không thể. Cách hiệu quả nhất là tháo động cơ để làm sạch, nhưng với động cơ chỉ một vài năm tuổi thì điều này là không cần thiết.
Muội than hình thành ở những nơi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến động cơ, chẳng hạn như ga, hệ thống nạp (intake system), vú mỡ (nipple grease) được sử dụng để bơm mỡ vào các chi tiết truyền động. Nếu bướm ga/ bướm ga điện tử (throttle) trên xe bị bám muội than một cách nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát ga của ECU động cơ. Nếu các bác cảm thấy có ga đầy đủ, nhưng vẫn cảm thấy rằng chiếc xe không mạnh. Nếu công suất bị giảm và mức tiêu thụ nhiên liệu cao, đó là dấu hiệu của sự lắng đọng carbon hay muội than.
Muội than xuất hiện ở đâu trong khoang động cơ? chúng thường được tích tụ vào các xupap, đỉnh của piston (trái), kim phun nhiên liệu, bugi đánh lửa (đối với động cơ xăng)… Việc sử dụng phụ gia làm sạch, súc rửa động cơ được pha trực tiếp vào nhiên liệu phần nào có thể vệ sinh làm sạch được buồng đốt, kim phun, xupap nạp/xả, các chi tiết bên trong động cơ, bên cạnh đó nó còn dung hòa được hơi ẩm và chống oxy hóa. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất và khi em xem những bài thảo luận từ các diễn đàn ô tô trong và ngoài nước, thì chúng ta nên vệ sinh muộn carbon định kỳ từ 8.000 - 10.000km/ 1 lần.
Có bác nào đã thường sử dụng dung dịch vệ sinh buồng đốt hay máy vệ sinh buồng đốt để vệ sinh động cơ định kỳ không? Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận, chia sẻ với nhau về đề tài này.